11. GẶP ĐƯỢC CÂU TUYỆT DIỆU
Thi nhân đời nhà Đường là Châu Lâm làm thơ, ở nơi cánh đồng bát ngát đang mệt nhọc vì tìm cấu trúc từ, đột nhiên gặp một tiều phu, họ Châu vội vàng nắm chặt và níu kéo, nói:
- “Tôi được rồi !”
Người tiều phu ấy rất kinh hoàng, giựt tay ra và bỏ chạy, nhưng Châu Lâm lại thong thả nói:
- “Thơ tuyệt, thơ tuyệt !”
Té ra là anh ta đang muốn làm bài “thơ cổ mộ”, nhưng đang lúng túng vì hai câu kết thúc thì ngẫu nhiên gặp tiều phu, như có linh cảm thì la lên:
- “Con cháu chỗ nào rỗi làm khách, tùng bá được người kiếm làm củi.”
(Tiếu Tiếu lục)
Suy tư 11:
Thơ, trước hết được xuất phát từ một trái tim yêu thương, và được hình thành qua hoàn cảnh cụ thể của cuộc sống, cho nên có những bài thơ được viết trên giấy người ta gọi là thi nhân, và có những bài thơ được viết bằng đời sống chứng nhân hy sinh người ta gọi đó là gương anh hùng.
Có nhiều người Ki-tô hữu dùng thơ văn để ca tụng tình yêu của Thiên Chúa, và cũng có rất nhiều Ki-tô hữu lấy đời sống bác ái hy sinh của mình, để làm những bài thơ sống động, cụ thể ca ngợi và quảng bá tình yêu của Thiên Chúa giữa lòng xã hội: bài thơ của họ được viết bằng máu tử đạo, được viết bằng sự hiểu lầm của người khác, được viết bằng những bất công của xã hội dành cho họ, được viết bằng khiêm tốn và nổi bật nhất là viết bằng sự tha thứ trong yêu thương…
Bởi vì Đức Chúa Giê-su đã làm như thế bằng chính cuộc sống của mình, và khi bị đóng đinh vào thập giá, Ngài đã để lại cho nhân loại một bài thơ tuyệt tác, đó là hy sinh mạng sống mình cho người mình yêu.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thi nhân đời nhà Đường là Châu Lâm làm thơ, ở nơi cánh đồng bát ngát đang mệt nhọc vì tìm cấu trúc từ, đột nhiên gặp một tiều phu, họ Châu vội vàng nắm chặt và níu kéo, nói:
- “Tôi được rồi !”
Người tiều phu ấy rất kinh hoàng, giựt tay ra và bỏ chạy, nhưng Châu Lâm lại thong thả nói:
- “Thơ tuyệt, thơ tuyệt !”
Té ra là anh ta đang muốn làm bài “thơ cổ mộ”, nhưng đang lúng túng vì hai câu kết thúc thì ngẫu nhiên gặp tiều phu, như có linh cảm thì la lên:
- “Con cháu chỗ nào rỗi làm khách, tùng bá được người kiếm làm củi.”
(Tiếu Tiếu lục)
Suy tư 11:
Thơ, trước hết được xuất phát từ một trái tim yêu thương, và được hình thành qua hoàn cảnh cụ thể của cuộc sống, cho nên có những bài thơ được viết trên giấy người ta gọi là thi nhân, và có những bài thơ được viết bằng đời sống chứng nhân hy sinh người ta gọi đó là gương anh hùng.
Có nhiều người Ki-tô hữu dùng thơ văn để ca tụng tình yêu của Thiên Chúa, và cũng có rất nhiều Ki-tô hữu lấy đời sống bác ái hy sinh của mình, để làm những bài thơ sống động, cụ thể ca ngợi và quảng bá tình yêu của Thiên Chúa giữa lòng xã hội: bài thơ của họ được viết bằng máu tử đạo, được viết bằng sự hiểu lầm của người khác, được viết bằng những bất công của xã hội dành cho họ, được viết bằng khiêm tốn và nổi bật nhất là viết bằng sự tha thứ trong yêu thương…
Bởi vì Đức Chúa Giê-su đã làm như thế bằng chính cuộc sống của mình, và khi bị đóng đinh vào thập giá, Ngài đã để lại cho nhân loại một bài thơ tuyệt tác, đó là hy sinh mạng sống mình cho người mình yêu.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info