Thuyết Thiên Chúa tạo dựng mọi sự, Thuyết tiến hóa và Thuyết thiết kế uyên bác? Người Công giáo phải hiểu ra sao?

VATICAN CITY -- Cuộc tranh luận về sự thiết kế thông minh đã diển ra tại Vaticăn vào tháng Mười Một này, tạo ra những nguồn tít hàng đầu trên các tờ báo và quan điểm thần học sắc bén của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI.

Sau khi một vị Hồng Y lên tiếng chỉ trích về đường lối tiếp cận nền tảng của việc tạo dựng, Đức Thánh Cha đã can thiệp vào, bằng cách nói rằng thế giới được tạo ra phải được hiểu như là một "dự án uyên bác - intelligent design." Đối với một số người, thì câu nói trên đề cập trở lại điều được gọi là "sự thiết kế thông minh," thế nhưng đối với những người khác, nó ám chỉ đến một điều gì đó khác hẳn.

Việc Tòa Thánh Vaticăn đưa ra những lời bình luận trên đúng vào lúc này mang một ý nghĩa quan trọng.

Cuộc tranh luận đã trở nên sôi nổi tại Hoa Kỳ về điều được gọi là “sự thiết kế thông minh”, vốn cho rằng những phức tạp của một thế giới được tạo dựng nên không thể nào là sản phẩm giản đơn của sự “tiến hóa ngẩu nhiên - random evolution” được, mà nó là do một Đấng Thiêng Liêng thiết kế ra. Một số nhóm muốn sự thiết kế thông minh này được giảng dạy trong các trường học cùng với sự tiến hóa, một vấn đề nổi trội lên cho các ban điều hành học đường địa phương qua cuộc bầu cử vào ngày 8 tháng 11 vừa qua.

Cũng trùng vào thời điểm đó thì Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách về Văn Hóa của Tòa Thánh Vaticăn cũng đang tổ chức một cuộc hội thảo về khoa học lẫn thần học từ ngày 9 đến ngày 11 tháng 11. Phát biểu với các nhà báo, Đức Hồng Y người Pháp Paul Poupard, chủ tịch của Hội Đồng, nói nguồn gốc của thế giới chỉ là một khía cạnh mà các nhà khoa học và những người có niềm tin tôn giáo phải biết nhận ra những giới hạn hiểu biết riêng biệt chuyên môn ngành của mình.

Đức Hồng Y ủng hộ cho thuyết “thuyết sáng tạo” như là một sự giải thích duy nhất có thể chấp nhận được về mọi nguồn gốc của thế giới vì lẽ, "lấy một điều gì đó chưa bao giờ có thể giải thích được về mặt khoa học, rồi lại gọi đó chính là khoa học."

Đức Ông Gianfranco Basti, người tổ chức ra cuộc hội thảo tại Vaticăn, nói tiếp bằng cách trích dẫn lại lời phát biểu nổi tiếng của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị vào năm 1966 rằng thuyết tiến hóa "còn sâu xa hơn chứ không phải chỉ là một giả thuyết mà thôi"và đã được chấp nhận rộng rãi bởi các khoa học gia.

Những lời bình luận trên đã trở thành những hàng tít lớn trên các tờ báo như "Tòa Thánh Vaticăn Ủng Hộ Thuyết Tiến Hóa," và "Tòa Thánh Vaticăn Từ Chối Sự Thiết Kế Thông Minh." Nếu Đức Thánh Cha đọc các tờ báo trên, chắc có lẽ là Ngài sẽ chau mày trước sự bối rối của giới truyền thông.

Vào cuối buổi tiếp kiến chung vào ngày 9 tháng 11 vừa qua, Đức Thánh Cha không đọc lên bản văn được chuẩn bị sẳn của Ngài và mạnh mẽ nói đến sự khôn ngoan của sự nhận biết ra "những dấu chỉ về tình yêu của Thiên Chúa" qua những kỳ công tạo dựng của Ngài. Ngài không có đưa ra một lời biện minh về khoa học nào cả, nhưng nói rằng sẽ là phản khoa học khi nghĩ rằng "mọi thứ được tạo dựng ra là không theo phương hướng hay trật tự nào cả."

Ngài nói: "Đằng sau thế giới tự nhiên chính là lý do của việc sáng tạo, chính vì lý do đó mà mọi vật được tạo dựng nên, và cũng lý do đó đã tạo dựng nên dự án uyên bác này."

Đức Thánh Cha nói về khía cạnh của đức tin và Ngài trích dẫn một vị Thánh, không phải là một nhà khoa học, để hổ trợ cho luận điểm mà Ngài vừa mới trình bày. Thánh Basil Cả, như Ngài nói, vị Thánh mà được mọi người biết đến từ thế kỷ thứ 4, đã nói rằng: "con người có thể bị thuyết vô thần làm cho ngu muội đi" khi nghĩ rằng thế giới được tạo dựng hay phát triển nên là do sự may mắn mà thôi.

Liệu những ngôn từ của Đức Thánh Cha ám chỉ đến một sự quay hướng về sự thiết kế thông minh không?

Cha George Coyne, một linh mục Dòng Tên Hoa Kỳ, giám đốc Đài Thiên Văn của Tòa Thánh Vaticăn, một người theo dõi sát nút những cuộc tranh luận về sự tiến hóa nói: "Đức Thánh Cha chẳng có nói bóng gió gì cả về bất kỳ sự thiết kế thông minh nào như nó được hiểu tại Hoa Kỳ. Đức Thánh Cha nói về tình yêu của Thiên Chúa qua việc tạo dựng của Ngài. Thiên Chúa yêu thương con người trong việc tạo dựng của Người, Ngài đeo đuổi và dưỡng nuôi tình yêu đó với nhân loại. Nhưng điều đó không có nghĩa là biến Thiên Chúa thành một 'người thiết kế,' vì đó chính là cách xem thường đến Thiên Chúa và biến Ngài thành một kẻ tầm thường nhỏ mọn."

Robert J. Russell, sáng lập viên và cũng là giám đốc của Trung Tâm Thần Học và Khoa Học Tự Nhiên ở thành phố Berkeley, thuộc bang California nói: "Nếu Đức Thánh Cha muôn dùng đến cụm từ 'dự án uyên bác' thì điều đó là tốt. Nhưng tôi nghĩ nó có một chút rủi ro chính là nó đã được thiển cận đồng hóa với phong trào thiết kế thông minh."

Russell, một tham dự viên của hội thảo được Tòa Thánh tài trợ, nói Đức Thánh Cha chỉ đơn giản diển giãi về quan điểm thần học của việc tạo dựng, một điều mà mà những người lãnh đạo Kitô Giáo cần phải làm. Ông nói: "Với tư cách là một người Kitô Giáo, bạn có thể nói Thiên Chúa chính là Đấng đã dựng nên trời và đất. Thì đó là một lời tuyên ngôn về mặt thần học. Còn về sự tiến hóa chính là cách thức mà Thiên Chúa tạo dựng nên, thì đó chính là một lời tuyên bố về khoa học."

Theo quan điểm của Russell, phong trào thiết kế thông minh đã chủ tâm muốn đưa vấn đề đó vượt qua giới hạn giữa khoa học và đức tin với nổ lực là đưa Thiên Chúa vào các lớp học tại Hoa Kỳ.

Gennaro Auletta, giáo sư giảng dạy khoa học và triết học tại trường Đại Học Gregorian tại Rôma, nói sự thiết kế thông minh có khuynh hướng quy về cho Thiên Chúa quá nhiều mà không quy hướng gì nhiều trong sự tự do tạo dựng của Thiên Chúa. Ông nói: "Thiên Chúa hiện hữu nơi thế giới được tạo dựng nên, chứ Ngài không phải là người giữ vai trò chính trong mọi chi tiết tạo dựng, điều này chẳng khác nào biến Thiên Chúa thành một con rối vĩ đại."

Một trong số những lời bình luận sâu sắc nhất của Giáo Hội về chủ đề này chính là trong văn kiên về tạo dựng được xuất bản vào năm ngoái của Ủy Ban Thần Học Quốc Tế, vốn lúc đó được hướng dẫn bởi Đức Hồng Y Josephn Ratzinger, tức Đức đương kim Giáo Hoàng. Văn kiện đề cập đến những điểm quan trọng chính. Văn kiện chấp nhận hầu hết những nguyên lý đương thời của khoa học về sự tiến hóa. Điểm quan trọng chính là, văn kiện không biện luận gì cả đến một "sự thiết kế thiêng liêng" trong tất cả các chi tiết của thuyết tiến hóa. Văn kiện nhìn nhận rằng một số chuyên gia nhìn thấy rõ được một sự thiết kế của Đấng quan phòng trong mọi cấu trúc sinh học, nhưng những phát triển như vậy cũng có thể là do ngẫu nhiên, hay tùy thuộc vào cơ hội mà thôi. Tuy nhiên, theo văn kiện, thì sự ngẫu nhiên này không quá là khe khắt khi cố loại bỏ đi lý do về sự can thiệp của Đấng Quan Phòng.

Theo một nghĩa rông, Ủy Ban Thần Học đề ra những giới hạn về mặt tôn giáo có liên quan đến ý nghĩa và mục đích của việc tạo dựng và bỏ ngỏ cho việc khoa học muốn diển giải theo cách nào đi nữa. Đó cũng là quan điểm được trình bày ra bởi Đức Hồng Y Poupard tại cuộc hội thảo ở Rôma. Ngài nói, người có niềm tin, theo lẽ tự nhiên, xem vũ trụ như là cách diễn đạt về "kế hoạch tình yêu của Thiên Chúa," và khoa học đôi lúc giúp cho người có niềm tin biết đọc được kế hoạch này. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là tôn giáo nên tìm ra những bằng chứng khoa học cho những tín ngưỡng của tôn giáo.

Đức Hồng Y nói: "Đức tin không có bảo khoa học làm thế nào để thực hiện những cuộc điều tra như vậy. Đức tin không phải là một cẩm nang về sinh học hay vũ trụ học, và mọi nổ lực hòng cố biến đức tin thành một cuốn sách giáo khoa về khoa học, chỉ là một cách xuyên tạc về bản chất thật sự của đức tin mà thôi."

Vào đầu năm nay, Đức Hồng Y Christoph Schoenborn của Áo Quốc đã gây ra sự huyên náo khi Ngài viết trong một bài báo, không sử dụng đến cụm từ "sự thiết kế thông mình”, thế nhưng xwm ra có vẻ là Ngài bảo vệ cho những nguyên lý này. Ngài nói sự thông minh của con người có thể dễ dàng và rõ ràng phân biệt được mục đích và sự thiết kế trong thế giới tự nhiên, bao gồm cả thế giới của những vạn vật sống động. Ngài nói tiếp: "Bất kỳ dòng tư tưởng nào chối từ hay tìm cách giải thích về bằng chứng hiển nhiên của sự thiết kế về mặt sinh học thì đó là ý thức hệ tư tưởng chứ không phải là khoa học."

Khi Đức Thánh Cha đưa ra những lời bình luận vừa mới đây của Ngài về việc tạo dựng như là "một dự án uyên bác," Đức Hồng Schoenborn đang ngồi gần hàng nghế phía trước với nhóm hành hương. Sau khi chào đón Đức Thánh Cha, Đức Hồng Y nở rộ một nụ cười lớn trên gương mặt của Ngài.