Vatican:
Đại Tá Elmar Th Maeder sinh ra trong một gia đình Công Giáo đạo đức tại Zuwil, St Gallen Thụy Sĩ vào năm 1963. Sau khi theo học toán và khoa học tại trường trung học địa phương, ông Maeder đã theo đuổi ngày Luật tại Đại Học Friburg, Thụy sĩ và đã tốt nghiệp vào năm 1990.
Trong khi được nuôi dưỡng để cống hiến cuộc đời ông cho giáo hội, công việc đầu tiên của ông là thư ký đặc biệt cho Tòa Án Sơ Thẩm ỏWil, St Gallen, và sau đó là trợ lý tài chánh và trưởng kế toán thuết vụ cho nhiều công ty khác nhau.
Sau khi được tiếp kiến riêng với Đức Giáo Hoàng Phaolô II, ông Maeder đã nhận thức thấy ước muốn của ông có thể hoàn thành công việc phục vụ cho giáo hội trong Lực Lượng Vệ Binh Thụy Sĩ là một lực lượng cổ xưa và là một binh đội danh dự có trách nhiệm bảo vệ an ninh cho giáo hoàng trong nội thành Vatican.
Năm 1998, ông được bổ nhiệm làm Chỉ Huy Phó Lực Lượng vệ binh, và được thăng chức lên giữ chức vụ Chỉ Huy Trưởng từ năm 2002.
Cũng vào năm 1998 này lực lượng Vệ Binh Thụy Sĩ đã mất tinh thần trong vụ ám sát viên chỉ huy trưởng là Đại Tá Alois Estermann và phu nhân do chính tay thuộc cấp là Vệ Binh Cedric Tornay bắn chết. Sau khi thi hành thủ đoạn hạ sát thượng cấp của mình, vệ binh Tornay đãy quay súng vào đầu tự sát. Đức Giáo Hoàng đã bổ nhiệm Đại Tá Pius Segmuller lên làm chỉ huy trưởng Vệ Binh Thụy Sĩ vào năm 1998.
Cố Đại Tá Alois Estermann là người đã phục vụ làm cận vệ cho Đức Thánh Cha suốt thời gian 18 năm trường. Vào ngày 13/5/1981, khi tên Thổ Ali Agca bắn vào Đức Thánh Cha, trong tích tắc ông Estermann với bộ thường phục đã vội nhảy lên ngày xe jeep ôm choàng lấy Đức Thánh Cha làm bia đỡ đạn. Đã hơn 5 tháng Tòa Thánh chưa tìm ra được ai sẽ là chỉ huy trưởng Vệ Binh Thụy Sĩ sau khi Roland Buchs xin về hưu. Qua vụ ám sát, Tòa Thánh đã tuyển chọn Alois Estermann lên làm chỉ huy trưởng, nhưng tiếc thay chỉ 10 tiếng đồng hồ sau khi lên làm chỉ huy trưởng, Estermann và phu nhân bị Tornay hạ sát. Đây là biến cố đen tối trong lịch sử Lực Lượng Vệ Binh Thụy Sĩ thành Vatican.
Trong khi viếng 3 quan tài (Estermann và Phu Nhân, Tornay) đặt tại đền thờ Thánh Phêrô, Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ngậm ngùi nói: "Suốt 18 năm phục vụ trung thành và quý báu, riêng cá nhân tôi, tôi đặc biệt nhớ tới ông".
Trở lại vị chỉ huy trưởng đương thời, Đại Tá Maeder có gia đình, phu nhân là bà Theresia và người con Stephan, Benedikt và Maria. Sở thích riêng của Đại Tá Maeder là đọc sách, đi dạo và tranh luận.
Nhân kỷ niệm mừng 500 năm thành lập Lực Lượng Vệ Binh Thụy Sĩ, để tìm hiểu thêm về Lực Lượng Vệ Binh, Vietcatholic xin cống hiến cùng bạn đọc toàn văn cuộc phỏng vấn của Đại Tá Elmar Maeder đã dành cho Linh Mục Mario Conte, Dòng Phan Sinh.
Thưa Đại Tá, Đại Tá có thể tóm tắt vắn gọn đến lịch sử của Lực Lượng Giáo Hoàng Vệ Binh Thụy Sĩ được không?
Đại Tá Maeder: Vâng, Vệ Binh Thụy Sĩ được thành lập trong thời kỳ Phục Hưng vào năm 1506 do Đức Giáo Hoàng Julius II. Binh lính Thụy Sĩ được đánh giá cao là những người lính thuê trên khắp Âu Châu và cũng tại những quốc gia quan trọng như Pháp hay Áo đã mướn họ. Đức Julius II đã muốn có một lực lượng vệ binh 200 người, nhưng bắt đầu thì Ngài chỉ có được 150 người thôi.
Thế rồi đến năm 1527 trong cuộc đánh cướp Roma một cách bỉ ổi đã xảy ra, lúc đó 147 Vệ Binh đã bị giết trong trận hôi của dã man và xúc phạm vật thánh rùng rợn kéo dài 8 ngày. Lúc đó đội quân của Hoàng Đế Đức (từ dùng là landsknecht một loại lính đánh thuê của Đức hoàn toàn khác với lính đánh thuê Thụy Sĩ, ban đầu xuất phát từ những người nô lệ được mua để bảo vệ lãnh thổ đất đai cho dòng họ quý tộc) cùng với quân lính Tây Ban Nha đã tàn phá Roma, 42 Vệ Binh bảo vệ Giáo Hoàng Clemnt VII đã mở đường máu rút lui an toàn trong Lâu Đài Thiên Thần (Castel Sant'Angelo). Tất cả số Vệ Binh khác đã anh dũng hy sinh, Đức Giáo Hoàng Clement và những người làm việc của Ngài đã trốn được qua lối Passetto, một hành lang bí mật được vị giáo hoàng tiền nhiệm, Alexander VI cho xây nằm dọc trên đỉnh tường thành nối liên Vatican và Lâu Đài Thiên Thần.
Sau khi đánh cướp Roma, một thời sau Lực Lượng Vệ Binh Thụy Sĩ đã bị giải tán, nhưng vào năm 1548 lại được thành lập lần nữa. Trong những dịp khác lại bị giải tán. Sau khi ký hiệp định Lateran Pact giữa Vatican và Vương Quốc Ý vào năm 1929, ngoài những việc khác, nhiệm vụ của chúng con là canh gác các lối ra vào thành Vatican.
Năm 1970 là một dịp quan trọng đối với chúng con bởi vì các lực lượng khác có liên quan đến Tòa Thánh, như Vệ Binh Quý Tộc, Vệ Binh Danh Dự Sứ Quân và Hiến Binh Giáo Hoàng bị giải thể hay giảm thiểu con số, thì chúng con được tái xác định đến vị thế của chúng con.
Những đòi hỏi nào phải có để được chọn trở thành Vệ Binh Thụy Sĩ, thưa Đại Tá.?
Đại Tá Maeder: Những người tòng quân phải có quốc tịch Thụy Sĩ từ lúc mới sanh, độc thân, dước 30 tuổi, có chiều cao ít nhất là 1 thước 75, có đức tính tốt, là người Công Giáo, hoàn thành khóa huấn luyện sơ đẳng trong quân đội Thụy Sì, và phải ký hợp đồng phục vụ 2 năm. Nếu họ đáp ứng được với những đòi hỏi này, họ sẽ bắt đầu là những người xử dụch kích (binh khí thời cổ, cán dài mũi nhọn có ngạnh dùng để đâm) và họ sẽ trải qua một thời gian huấn luyện.
Như vậy thì họ phục vụ bao lâu?
Đại Tá Maeder: Thời gian phục vụ là từ 2 cho đến 25 năm. Mặc dầu phần đông trở về lại thụy Sĩ sau thời gian phục vụ 2 năm, thế nhưng trừ khi được thăng cấp, khoảng 15% những vệ binh xử dụng kích còn ở lại thêm một vài năm nữa.
Đại Tá có thể cho biết những nhiệm vụ chính của Vệ Binh Thụy Sĩ là gì?
Đại Tá Maeder: Trước tiên chúng con phải canh gác tất cả 4 lối ra vào Vatican. Rồi chúng con kiểm soát các lối ra vào Dinh Tông Toà, nơi Đức Giáo Hoàng sống và cư ngụ, và nơi các văn phòng quan trọng và các khuôn viên sinh sống như văn phòng Quốc Vụ Khanh chẳng hạn. Nhiệm vụ thứ 3 của chúng con là bảo vệ an ninh cho Đức Giáo Hoàng. Nhiệm vụ này thì dễ dàng đối với chúng con hơn chứ không như những nhân viên an ninh khác, bởi vì chúng con chịu trách nhiệm an ninh cho ngài chỉ trong nội thành Vatican, chứ không chịu trách nhiệm an ninh trong những chuyến hành trình của ngài. Trong những chuyến hành trình, thì quốc gia tổ chức luôn luôn chịu trách nhiệm giống như chịu trách nhiệm đối với bất kỳ các vị nguyên thủ quốc gia hay chính quyền nào khác. Chúng con cũng giữ trật tự khi Đức Giáo Hoàng xuất hiện trước công chúng hay khi Ngài cho phép các buổi triều yết chung. Cuối cùng, chúng con như là những vệ binh danh dự dàn chào bất cứ khi nào một vị đại sứ hay vị nguyên thủ quốc gia hay chính quyền được Đức Thánh Cha tiếp kiến.
Xin Đại Tá có thể diễn tả sinh hoạt trong một ngày của một Vệ Binh Thụy Sĩ được không?
Đại Tá Maeder: Chúng con có ca cho 3 ngày: 2 ngày phục vụ tại nhiều nơi khác nhau chung quanh Vatican, và đến ngày thứ ba mà chúng con gọi là một ngày "tự do". Mặc dầu nói vậy nhưng không phải thế, thời gian "tự do" là ngoài những công việc khác, một vệ binh phải học tiếng Ý.
Phần lớn trong chúng con bắt đầu làm việc từ 8 giờ sáng và làm việc từ 8 đến 10 tiếng cho một ngày. Chúng con làm việc đến 2 giờ chiều rồi đi ăn trưa, và từ 5 giờ chiều chúng con lại bắt đầu làm việc thêm 3 tiếng nữa. Nhưng còn có những loại ca khác nữa. Thí dụ, một số vệ binh làm việc buổi sáng, được nghỉ buổi chiều và rồi bắt đầu làm việc vào ban đêm. Lực Lượng Vệ Binh làm việc 24 giờ trong một ngày, 7 ngày trong tuần và trọn 365 ngày trong một năm. Tính ra chúng con làm việc khoảng từ 180 đến 200 tiếng trong một tháng. Nó là một công việc rất đòi hỏi. Chúng con phải luôn luôn sẵn sàng trong các trường hợp khẩn cấp và chúng con thực sự không bao giờ chắc chắn là có một ngày nghỉ. Một số ngày được gọi là những ngày "tự do" để cống hiến các công việc phụ trội, như chịu trách nhiệm các buổi triều yết chung, các buổi triệu tập v.v..
Như vậy những người trẻ này làm gì trong giờ rảnh của họ?
Đại Tá Maeder: Phần đông họ đi ra ngoài và thưởng ngoạn, nhưng một số ít thích ở lại đây tại Vatican. Chủ nghĩa cá nhân cũng hoành hành giữa chúng con nữa. Thật sự đó là một trong những vấn đề hoàn vũ trong thời đại chúng ta. Đặc biệt trong thời gian đầu 2 năm phục vụ, những người trẻ muốn đi ra ngoài và xem thành Roma với những kho tàng nghệ thuật của nó. Đối với những người phục vụ lâu hơn, họ đi tới những nơi xa hơn như Naples, Florence, Venice... nhưng vào mùa Hè, Cha cũng có thể tìm thấy một số vệ binh trẻ lang thang tại các bải biễn!
Bộ quân phục được nói là do Michelangelo vẽ kiểu, điều này có đúng không thưa Đại Tá?
Đại Tá Maeder: Không đúng như vậy đâu, thưa Cha. Mặc dầu trong nhiều cuốn sách khác nhau đã viết lên điều này, thế nhưng không có bằng chứng nào là Michelangelo thực sự vẽ kiểu áo. Tuy nhiên, chúng con được thành lập vào cùng thời với người họa sĩ vĩ đại này đang vẽ trên trần của Nguyện Đường Sistine.
Màu sắc bộ quân phục chúng con thường thay đổi bất cứ khi nào có một vị tân giáo hoàng được tuyển chọn. Cuối cùng thì vào năm 1914, nó được quyết định trở lại đến màu sắc nguyên thủy của nó một lần nữa, màu sắc của dòng tộc Medici là màu xanh da trời, màu đỏ và màu vàng. (Dòng tộc Medici là một dòng họ quý tộc tại Florence, cai quản thành phố này từ năm 1434 cho đến năm 1737; Lorenzo de' the Magnificent Medici cai trị Florence từ năm 1469 là một chính trị gia, một thi sĩ và cũng là một người rộng rãi bảo trợ cho nghệ thuật)
(Còn tiếp).
Đại Tá Elmar Th Maeder sinh ra trong một gia đình Công Giáo đạo đức tại Zuwil, St Gallen Thụy Sĩ vào năm 1963. Sau khi theo học toán và khoa học tại trường trung học địa phương, ông Maeder đã theo đuổi ngày Luật tại Đại Học Friburg, Thụy sĩ và đã tốt nghiệp vào năm 1990.
Trong khi được nuôi dưỡng để cống hiến cuộc đời ông cho giáo hội, công việc đầu tiên của ông là thư ký đặc biệt cho Tòa Án Sơ Thẩm ỏWil, St Gallen, và sau đó là trợ lý tài chánh và trưởng kế toán thuết vụ cho nhiều công ty khác nhau.
Sau khi được tiếp kiến riêng với Đức Giáo Hoàng Phaolô II, ông Maeder đã nhận thức thấy ước muốn của ông có thể hoàn thành công việc phục vụ cho giáo hội trong Lực Lượng Vệ Binh Thụy Sĩ là một lực lượng cổ xưa và là một binh đội danh dự có trách nhiệm bảo vệ an ninh cho giáo hoàng trong nội thành Vatican.
Năm 1998, ông được bổ nhiệm làm Chỉ Huy Phó Lực Lượng vệ binh, và được thăng chức lên giữ chức vụ Chỉ Huy Trưởng từ năm 2002.
Cũng vào năm 1998 này lực lượng Vệ Binh Thụy Sĩ đã mất tinh thần trong vụ ám sát viên chỉ huy trưởng là Đại Tá Alois Estermann và phu nhân do chính tay thuộc cấp là Vệ Binh Cedric Tornay bắn chết. Sau khi thi hành thủ đoạn hạ sát thượng cấp của mình, vệ binh Tornay đãy quay súng vào đầu tự sát. Đức Giáo Hoàng đã bổ nhiệm Đại Tá Pius Segmuller lên làm chỉ huy trưởng Vệ Binh Thụy Sĩ vào năm 1998.
Cố Đại Tá Alois Estermann là người đã phục vụ làm cận vệ cho Đức Thánh Cha suốt thời gian 18 năm trường. Vào ngày 13/5/1981, khi tên Thổ Ali Agca bắn vào Đức Thánh Cha, trong tích tắc ông Estermann với bộ thường phục đã vội nhảy lên ngày xe jeep ôm choàng lấy Đức Thánh Cha làm bia đỡ đạn. Đã hơn 5 tháng Tòa Thánh chưa tìm ra được ai sẽ là chỉ huy trưởng Vệ Binh Thụy Sĩ sau khi Roland Buchs xin về hưu. Qua vụ ám sát, Tòa Thánh đã tuyển chọn Alois Estermann lên làm chỉ huy trưởng, nhưng tiếc thay chỉ 10 tiếng đồng hồ sau khi lên làm chỉ huy trưởng, Estermann và phu nhân bị Tornay hạ sát. Đây là biến cố đen tối trong lịch sử Lực Lượng Vệ Binh Thụy Sĩ thành Vatican.
Trong khi viếng 3 quan tài (Estermann và Phu Nhân, Tornay) đặt tại đền thờ Thánh Phêrô, Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ngậm ngùi nói: "Suốt 18 năm phục vụ trung thành và quý báu, riêng cá nhân tôi, tôi đặc biệt nhớ tới ông".
Trở lại vị chỉ huy trưởng đương thời, Đại Tá Maeder có gia đình, phu nhân là bà Theresia và người con Stephan, Benedikt và Maria. Sở thích riêng của Đại Tá Maeder là đọc sách, đi dạo và tranh luận.
Nhân kỷ niệm mừng 500 năm thành lập Lực Lượng Vệ Binh Thụy Sĩ, để tìm hiểu thêm về Lực Lượng Vệ Binh, Vietcatholic xin cống hiến cùng bạn đọc toàn văn cuộc phỏng vấn của Đại Tá Elmar Maeder đã dành cho Linh Mục Mario Conte, Dòng Phan Sinh.
Thưa Đại Tá, Đại Tá có thể tóm tắt vắn gọn đến lịch sử của Lực Lượng Giáo Hoàng Vệ Binh Thụy Sĩ được không?
Đại Tá Maeder: Vâng, Vệ Binh Thụy Sĩ được thành lập trong thời kỳ Phục Hưng vào năm 1506 do Đức Giáo Hoàng Julius II. Binh lính Thụy Sĩ được đánh giá cao là những người lính thuê trên khắp Âu Châu và cũng tại những quốc gia quan trọng như Pháp hay Áo đã mướn họ. Đức Julius II đã muốn có một lực lượng vệ binh 200 người, nhưng bắt đầu thì Ngài chỉ có được 150 người thôi.
Thế rồi đến năm 1527 trong cuộc đánh cướp Roma một cách bỉ ổi đã xảy ra, lúc đó 147 Vệ Binh đã bị giết trong trận hôi của dã man và xúc phạm vật thánh rùng rợn kéo dài 8 ngày. Lúc đó đội quân của Hoàng Đế Đức (từ dùng là landsknecht một loại lính đánh thuê của Đức hoàn toàn khác với lính đánh thuê Thụy Sĩ, ban đầu xuất phát từ những người nô lệ được mua để bảo vệ lãnh thổ đất đai cho dòng họ quý tộc) cùng với quân lính Tây Ban Nha đã tàn phá Roma, 42 Vệ Binh bảo vệ Giáo Hoàng Clemnt VII đã mở đường máu rút lui an toàn trong Lâu Đài Thiên Thần (Castel Sant'Angelo). Tất cả số Vệ Binh khác đã anh dũng hy sinh, Đức Giáo Hoàng Clement và những người làm việc của Ngài đã trốn được qua lối Passetto, một hành lang bí mật được vị giáo hoàng tiền nhiệm, Alexander VI cho xây nằm dọc trên đỉnh tường thành nối liên Vatican và Lâu Đài Thiên Thần.
Sau khi đánh cướp Roma, một thời sau Lực Lượng Vệ Binh Thụy Sĩ đã bị giải tán, nhưng vào năm 1548 lại được thành lập lần nữa. Trong những dịp khác lại bị giải tán. Sau khi ký hiệp định Lateran Pact giữa Vatican và Vương Quốc Ý vào năm 1929, ngoài những việc khác, nhiệm vụ của chúng con là canh gác các lối ra vào thành Vatican.
Năm 1970 là một dịp quan trọng đối với chúng con bởi vì các lực lượng khác có liên quan đến Tòa Thánh, như Vệ Binh Quý Tộc, Vệ Binh Danh Dự Sứ Quân và Hiến Binh Giáo Hoàng bị giải thể hay giảm thiểu con số, thì chúng con được tái xác định đến vị thế của chúng con.
Những đòi hỏi nào phải có để được chọn trở thành Vệ Binh Thụy Sĩ, thưa Đại Tá.?
Đại Tá Maeder: Những người tòng quân phải có quốc tịch Thụy Sĩ từ lúc mới sanh, độc thân, dước 30 tuổi, có chiều cao ít nhất là 1 thước 75, có đức tính tốt, là người Công Giáo, hoàn thành khóa huấn luyện sơ đẳng trong quân đội Thụy Sì, và phải ký hợp đồng phục vụ 2 năm. Nếu họ đáp ứng được với những đòi hỏi này, họ sẽ bắt đầu là những người xử dụch kích (binh khí thời cổ, cán dài mũi nhọn có ngạnh dùng để đâm) và họ sẽ trải qua một thời gian huấn luyện.
Như vậy thì họ phục vụ bao lâu?
Đại Tá Maeder: Thời gian phục vụ là từ 2 cho đến 25 năm. Mặc dầu phần đông trở về lại thụy Sĩ sau thời gian phục vụ 2 năm, thế nhưng trừ khi được thăng cấp, khoảng 15% những vệ binh xử dụng kích còn ở lại thêm một vài năm nữa.
Đại Tá có thể cho biết những nhiệm vụ chính của Vệ Binh Thụy Sĩ là gì?
Đại Tá Maeder: Trước tiên chúng con phải canh gác tất cả 4 lối ra vào Vatican. Rồi chúng con kiểm soát các lối ra vào Dinh Tông Toà, nơi Đức Giáo Hoàng sống và cư ngụ, và nơi các văn phòng quan trọng và các khuôn viên sinh sống như văn phòng Quốc Vụ Khanh chẳng hạn. Nhiệm vụ thứ 3 của chúng con là bảo vệ an ninh cho Đức Giáo Hoàng. Nhiệm vụ này thì dễ dàng đối với chúng con hơn chứ không như những nhân viên an ninh khác, bởi vì chúng con chịu trách nhiệm an ninh cho ngài chỉ trong nội thành Vatican, chứ không chịu trách nhiệm an ninh trong những chuyến hành trình của ngài. Trong những chuyến hành trình, thì quốc gia tổ chức luôn luôn chịu trách nhiệm giống như chịu trách nhiệm đối với bất kỳ các vị nguyên thủ quốc gia hay chính quyền nào khác. Chúng con cũng giữ trật tự khi Đức Giáo Hoàng xuất hiện trước công chúng hay khi Ngài cho phép các buổi triều yết chung. Cuối cùng, chúng con như là những vệ binh danh dự dàn chào bất cứ khi nào một vị đại sứ hay vị nguyên thủ quốc gia hay chính quyền được Đức Thánh Cha tiếp kiến.
Xin Đại Tá có thể diễn tả sinh hoạt trong một ngày của một Vệ Binh Thụy Sĩ được không?
Đại Tá Maeder: Chúng con có ca cho 3 ngày: 2 ngày phục vụ tại nhiều nơi khác nhau chung quanh Vatican, và đến ngày thứ ba mà chúng con gọi là một ngày "tự do". Mặc dầu nói vậy nhưng không phải thế, thời gian "tự do" là ngoài những công việc khác, một vệ binh phải học tiếng Ý.
Phần lớn trong chúng con bắt đầu làm việc từ 8 giờ sáng và làm việc từ 8 đến 10 tiếng cho một ngày. Chúng con làm việc đến 2 giờ chiều rồi đi ăn trưa, và từ 5 giờ chiều chúng con lại bắt đầu làm việc thêm 3 tiếng nữa. Nhưng còn có những loại ca khác nữa. Thí dụ, một số vệ binh làm việc buổi sáng, được nghỉ buổi chiều và rồi bắt đầu làm việc vào ban đêm. Lực Lượng Vệ Binh làm việc 24 giờ trong một ngày, 7 ngày trong tuần và trọn 365 ngày trong một năm. Tính ra chúng con làm việc khoảng từ 180 đến 200 tiếng trong một tháng. Nó là một công việc rất đòi hỏi. Chúng con phải luôn luôn sẵn sàng trong các trường hợp khẩn cấp và chúng con thực sự không bao giờ chắc chắn là có một ngày nghỉ. Một số ngày được gọi là những ngày "tự do" để cống hiến các công việc phụ trội, như chịu trách nhiệm các buổi triều yết chung, các buổi triệu tập v.v..
Như vậy những người trẻ này làm gì trong giờ rảnh của họ?
Đại Tá Maeder: Phần đông họ đi ra ngoài và thưởng ngoạn, nhưng một số ít thích ở lại đây tại Vatican. Chủ nghĩa cá nhân cũng hoành hành giữa chúng con nữa. Thật sự đó là một trong những vấn đề hoàn vũ trong thời đại chúng ta. Đặc biệt trong thời gian đầu 2 năm phục vụ, những người trẻ muốn đi ra ngoài và xem thành Roma với những kho tàng nghệ thuật của nó. Đối với những người phục vụ lâu hơn, họ đi tới những nơi xa hơn như Naples, Florence, Venice... nhưng vào mùa Hè, Cha cũng có thể tìm thấy một số vệ binh trẻ lang thang tại các bải biễn!
Bộ quân phục được nói là do Michelangelo vẽ kiểu, điều này có đúng không thưa Đại Tá?
Đại Tá Maeder: Không đúng như vậy đâu, thưa Cha. Mặc dầu trong nhiều cuốn sách khác nhau đã viết lên điều này, thế nhưng không có bằng chứng nào là Michelangelo thực sự vẽ kiểu áo. Tuy nhiên, chúng con được thành lập vào cùng thời với người họa sĩ vĩ đại này đang vẽ trên trần của Nguyện Đường Sistine.
Màu sắc bộ quân phục chúng con thường thay đổi bất cứ khi nào có một vị tân giáo hoàng được tuyển chọn. Cuối cùng thì vào năm 1914, nó được quyết định trở lại đến màu sắc nguyên thủy của nó một lần nữa, màu sắc của dòng tộc Medici là màu xanh da trời, màu đỏ và màu vàng. (Dòng tộc Medici là một dòng họ quý tộc tại Florence, cai quản thành phố này từ năm 1434 cho đến năm 1737; Lorenzo de' the Magnificent Medici cai trị Florence từ năm 1469 là một chính trị gia, một thi sĩ và cũng là một người rộng rãi bảo trợ cho nghệ thuật)
(Còn tiếp).