Phỏng vấn một nhà Xã hội học -Thần học.

BARCELONA- Spain 18/11/2002 (Zenit. org). - Sự tục hoá mở ra một bầu khí, nơi dân chúng sẵn sàng tin bất cứ cái gì, một nhà xã hội học-thần học nói.

José Maria Mardones, nhà nghiên cứu thuộc Học viện Triết-học của Hội đồng Cao cấp Nghiên cứu Khoa học Madrid, sẽ đọc bài phát biểu tại một cuộc hội thảo ở đây tuần này. Trong cuộc hội hảo với chủ đề "Kitô giáo trong một Xã hội Đa nguyên, " Mardones sẽ tập trung về sự quá độ từ một xã hội đồng nhất tới một xã hội đa nguyên.

Là một tác giả, Mardones có bằng tiến sĩ thần học và xã hội học. Ông nói với ZENIT về sự giảm sút thực hành tôn giáo tại phương Tây và sự khao khát cùng xảy ra đối với giá trị thiêng liêng.

Có những gãy đổ nào phát sinh trong sự quá độ từ một xã hội đồng nhất tới xã hội đa nguyên ?


Mardones: Sống trong một thế giới đa nguyên, hậu quả xáo trộn do sự tuôn đến của nền kinh tế thị trường, của nền dân chủ chính trị, của các phương tiện truyền thông, và của nền văn hóa thành thị, cọng thêm ngành du lịch và sự di dân không ngăn ngừa được, tạo ra một xã hội và văn hóa rất khác với xã hội truiyền thống và đồng nhất lâu nay.

Trong xã hội đa nguyên này, cá nhân bị bắt buộc lựa chọn--lựa chọn giữa nhiều sãn phẩm thị trường, lựa chọn giữa những ý thức hệ, lựa chọn giữa những kiểu sống khác biệt, những giá trị, cách ứng xử, cả đức tin và tôn giáo.

Chủ thuyết đa nguyên bẻ gãy quan niệm đồng nhất về vũ trụ, ăn rễ trong tôn giáo, và thay thế quan niệm đó bằng trạng thái nhiều quan niệm, từ những quan niệm về các ý thức hệ và khoa học, cho tới quảng cáo.

Chủ nghĩa đa nguyên đặt chúng ta trong một nền văn hóa tương đối. Đó là lý do tại sao những vấn đề về ý nghĩa sự sống, hướng đi, căn tính, xuất hiện như những áy náy và có khi như những bệnh hoạn của thời đại chúng ta.

Nếu có hiện tượng này, làm sao có thể không để mất căn tính tôn giáo của mình? Có cần phònbg ngừa trước xã hội đa nguyên?

Mardones: Không có gì sẽ giữ mãi như vậy. Người tín hữu cảm thấy mình bị thách đố phải tin cách khác. Họ bị bỏ mặc. Họ cần sự cá nhân hóa lớn hơn của đức tin mình, của kinh nghiệm nội tại, của sự nâng đỡ từ các bạn bè để chia sẻ và nuôi dưỡng với họ đức tin của mình.

Sự cám dỗ về phía Giáo hội là muốn duy trì một hình thức tin đã có ít tương lai. Điều này giúp hiểu những sự phòng thủ và những khu biệt lập cơ chế, nhưng chúng bị kết án sống tạm bợ.

Thay vào đó, nên có một cố gắng mục vụ làm tăng cường sư sống đức tin của các tín hữu, cố gắng đào tạo vững chắc và có phê phán để biết phân biệt điều thuộc tin mừng với điều nghịch tin mừng trong xã hội và văn hóa này, và cố gắng đào tạo những nhóm đức tin để giúp và nâng đỡ người tín hữu trong hoàn cảnh lạnh lùng và hóc búa này.

Người ta có cảm tưởng rằng xã hội tục hóa đang bị vượt qua. Chúng ta có chạm trán với một sự mê hoặc mới về thế giới?

Mardones: Chúng ta chạm trán với một sự mê hoặc mới về thế giới. Nó không trái ngược với thế giới trước. Ngược lại, nó củng cố thế giới trước.

Một nền văn hóa thực dụng mà khao khát những cảm giác, thì làm khô héo cảm giác và để lại một thứ đất nứt nẻ khao khát về ý nghĩa và mầu nhiệm. Chúng ta đương ở trong giai đoạn của tính cả tin.

Ngày nay có môt sự trở lại những khuynh hương khao khát mầu nhiệm. Xung quanh những người nghiên cứu về cỏ, những phòng thể thao, v. v. người ta giảng về sự hài hòa nội tại, về sự cân đối, về sự mở ra cho "nghị lực"- những hình thức linh đạo mới, những hình thức đó là những pha trộn nhiều việc rất khác nhau và sự mê tín. Đồng thời, những hình thức đó diễn tả sự khao khát của con người thời đại chúng ta .

Điếu đó bắt chúng ta phải suy nghĩ rằng những sự tìm kiếm này xảy ra ngoài Giáo hội, chứng tỏ chúng ta không có khả năng trình bày mầu nhiệm của Thiên Chúa.

Từ quan điểm này, thời kỳ của chúng ta là hậu-tục hóa hay chưa khỏi tục hoá, đồng thời, hạt nhân cứng nhắt của việc tục hóa vẫn còn, ít nhất tại châu Âu.