THẠCH BÍCH – NGÀY CHIA TAY CHA XỨ
Dưới sự chăm lo, dẫn dắt của Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám Mục Giáo Phận Hà Nội, người ta dễ dàng nhận thấy Giáo Phận Hà Nội có nhiều thay đổi về mọi phương diện như: chăm lo đào tạo chủng sinh, xây dựng Đại chủng viện, thuyên chuyển các linh mục, đến việc tổ chức các đoàn thể: giáo lý viên, giới trẻ, thiếu nhi… mà trước đây không thể làm được do thời cuộc và do những lý do khách quan khác. Một trong những sự kiện nổi bật của Giáo Phận Hà Nội trong năm 2007 này là việc thuyên chuyển các linh mục.
Không khí hào hứng của những ngày Tết Đinh Hợi dường như vẫn còn đây đó, thế mà từ ngày mồng 02 đến mồng 9 tết Đinh Hợi người viết được chứng kiến rất nhiều trận “mưa” ở hầu hết các giáo xứ có cha ở, nay chuyển đi coi xứ khác. Một sự kiện lớn của Giáo Phận Hà Nội: Ngày 25 tháng 02 năm 2007 (tức ngày 9 tết Đinh Hợi) các linh mục được thuyên chuyển sẽ tập trung về Toà Giám Mục nhận bài sai.
Thạch Bích, một xứ đạo có lòng đạo đức truyền thống, nằm ở xã Bích Hoà, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, với trên 7.000 giáo dân, do cha Vicente Nguyễn Đăng Xuyên làm chính xứ, cũng nằm trong số những giáo xứ tiễn cha xứ đi làm mục vụ nơi khác và đón cha xứ mới về. Người ta nói: “Đi là chết trong lòng một ít”. (“Partir c’est mourir un peu”). Có lẽ việc cha Nguyễn Đăng Xuyên, cha xứ lâu năm của Thạch Bích, người con sinh trưởng tại nơi đây, nay ra đi làm mục vụ nơi khác càng làm cho người dân trong xứ nhớ thương nhiều hơn,”chết trong lòng” nhiều hơn bao giờ hết.
Từ năm 1977 đến nay, tròn 30 năm linh mục của ngài cũng là tròn 30 năm ngài coi sóc giáo xứ Thạch Bích. Có thể nói, ngài biết từng người, từng nhà trong giáo xứ. Ngài chu đáo nhưng thẳng thắn với giáo dân như một người cha, mực thước như một người thầy, thân ái như một người bạn. Hơn thế nữa, qua việc mục vụ, qua các bí tích, cha đã gắn bó với họ, với cuộc đời của họ, của con cháu họ, cùng chia vui sẻ buồn với họ trong những thăng trầm của cuộc sống. Cha đã có biết bao kỷ niệm vui buồn với giáo xứ Thạch Bích trong những năm cấm cách, khó khăn mọi mặt về kinh tế, chính trị…. Chính vì thế mà việc ngài được Bề Trên Giáo Phận thuyên chuyển đi nơi khác là một sự kiện lớn đối với giáo dân trong giáo xứ.
Vẫn biết rằng việc các cha thuyên chuyển là chương trình của Bề Trên Giáo Phận, là vì lợi ích của Dân Chúa, nhưng sự xa cách của cha đã làm bà con giáo dân không cầm được nước mắt, khiến người viết cũng không khỏi ngậm ngùi khó tả. Ra khỏi nhà thờ, người viết thấy ai cũng khóc đỏ mắt. Không khí của giáo xứ ngày thường sôi động là vậy, thế mà nay bỗng trở nên u sầu, buồn bã. Không ai nói với ai, tất cả chỉ nói với nhau bằng đôi mắt, ngơ ngác nhìn nhau, rồi lại nhìn bâng quơ, có người phải che mặt không muốn để lộ những giọt nước mắt đang lăn trên gò má. Đúng là con người không chỉ sống, chỉ đối xử với nhau bằng khối óc mà còn bằng cả trái tim. Trái tim con người không phải là gỗ đá mà bằng thịt vì con người biết yêu thương, biết trân trọng những kỷ niệm, biết hồi niệm vì chỉ có con người mới có khái niệm về thời gian.
Sau thánh lễ sáng Chúa nhật, ông Chánh Giuse Nguyễn Văn Ký, đại diện bà con giáo dân, trong bài diễn từ, đã nói lên công lao to lớn của Cha xứ trong 30 năm: “Nhìn lại 30 năm qua chúng con nhận thấy nơi cha một vị mục tử nhân lành luôn tận tình yêu thương chăm sóc đoàn chiên Chúa đã trao phó, một người cha nhân đức sống gần gũi và giản dị, một người thầy mẫu mực trong lời nói cũng như việc làm”. Nói đến đây ông Chánh nghẹn ngào không nói nên lời, làm cho bà con giáo dân không cầm được nước mắt.
Sau bài cám ơn của bà con giáo dân, Cha xứ, người con của Thạch Bích, có lời chào tạm biệt bà con để lên đường nhận nhiệm sở mới. Cha xứ nói lên tinh thần phục vụ trong yêu thương theo gương Thầy Chí Thánh luôn hy sinh vì đoàn chiên. Ngài nói lên tầm quan trọng về đức vâng phục của các linh mục, biết đặt lợi ích của Giáo Hội lên trên tình cảm riêng tư. Cha cũng cảm ơn ban hành giáo xứ cùng bà con giáo dân đã cộng tác với Cha để xây dựng giáo xứ trong suốt 30 năm qua. Mọi người cảm động khi Cha khiêm nhường xin mọi người lượng thứ cho ngài vì những thiếu sót trong việc mục vụ. Cha xin cộng đồng tiếp tục cầu nguyện cho Cha và kêu mời mọi người sống Lời Chúa, giữ vững đức tin, luôn biết cộng tác với các đấng trong mọi nơi mọi lúc để xây dựng Giáo Hội, đem Tin Mừng của Chúa đến với muôn dân.
Sau thánh lễ 9 giờ sáng dành cho các cháu thiếu nhi, các cháu cũng nói lên lòng biết ơn của các cháu đối với Cha. Ra khỏi nhà thờ các cháu thiếu nhi hô to: “chúng cháu chào ông, chúc ông lên đường mạnh khỏe”. Các cháu gọi ngài là “ông” nói lên mối quan hệ chủ chiên và đoàn chiên đã trở nên như mối quan hê gia đình ruột thịt.
Theo chương trình của Cha xứ, 14 giờ 30 phút là giờ cha lên đường, nhưng mới chỉ 12 giờ trưa bà con giáo dân đã đến rất đông tập trung ở sân nhà xứ để tiễn cha. Mọi người đến tạm biệt cha đông đến nỗi làm cho cha không thể đi lại được. Ðến 13 giờ 30 trong phòng khách mọi người ngồi kín hết không còn chỗ trống nào. Thấy tình hình như vậy, nên những người giúp việc trình cha ra xe để lên đường, nếu không thì có nguy cơ Cha không thể ra đi đúng giờ vì giáo dân đến mỗi lúc một đông. Lúc cha ra đi phải có khoảng gần 10 người dẹp đường để cha ra xe vì giáo dân chạy theo khóc lóc níu kéo cha ở lại. Lúc đó người viết đã chuẩn bị sẵn máy quay phim, chụp hình nhưng vì quá đông nên không chụp được tấm hình nào. Phải khó khăn lắm người viết mới vào được trong xe cùng với cha. Vào được trong xe rồi nhưng vì mọi người quây kín xe nên phải mất khoảng 10 phút xe mới ra khỏi khu vực nhà thờ. Bà con giáo dân người thì đi ôtô, người thì đi bằng môtô tiễn cha về đến Toà Giám Mục.
Khoảng 17 giờ hôm đó tất cả các linh mục được thuyên chuyển đã tập trung đầy đủ ở Toà Giám Mục Hà Nội. Vào lúc18 giờ cùng ngày tại Nhà Thờ Lớn Hà Nội có thánh lễ do Đức Cha chủ tế. Trong bài giảng, Đức Cha đặc biệt nhấn mạnh đến việc theo gương Chúa Giêsu, luôn cầu nguyện để chiến thắng những cám dỗ của ma quỷ, thế gian và xác thịt, như Chúa Giêsu đã nhiều lần chiến thắng ma quỷ cám dỗ. Sau bài giảng là nghi thức sai đi, các linh mục chuyển xứ được xướng danh tiến đến trước mặt Đức Giám mục nhận bài sai và hứa trung thành phục vụ giáo xứ mà Ðức Giám Mục trao phó cho mình. Sau thánh lễ giáo dân còn lưu luyến tiến vào phòng các cha để chào ra về, có người chào đến hai, ba lần mới về được. Người viế phải giục họ về để các cha đi ăn tối. Họ lên xe về mà lòng không khỏi ngậm ngùi. Có những đoàn tôi thấy lên xe rồi còn khóc rất to, vì phải xa cách cha xứ.
Giáo dân Việt Nam nổi tiếng sống đạo bằng lòng đạo đức bình dân, bằng tình cảm hết sức đơn thành. Đối với các đấng bậc trong Giáo Hội cũng thế, họ hết lòng kính phục vì trong niềm tin họ coi các ngài là những người mà Chúa sai đến để yêu thương, dạy dỗ và phục vụ họ. Cho nên thật dễ hiểu những tình cảm họ dành cho các ngài xuất phát từ niềm tin, từ lòng đạo đức đáng trân trọng. Đối với họ, các cha là chỗ dựa tinh thần, nhưng nhiều khi họ quên rằng các ngài cũng chỉ là con người với những khiếm khuyết, những bất toàn. Họ cũng nên biết rằng nhiều khi những việc các cha làm có thể không được hài lòng giáo dân, nhưng các cha làm theo Luật Chúa, Luật Giáo Hội chỉ vì phần rỗi các linh hồn.
Mùa xuân đã đến trên quê hương Việt Nam. Mà Xuân của Giáo Phận Hà Nội nói chung và của giáo xứ Thạch Bích nói riêng còn đẹp hơn bằng những cuộc ra đi gieo mầm tin yêu, gieo hạt giống Lời Chúa hứa hẹn một tương lai sáng lạn, một mùa gặt bội thu trên cánh đồng truyền giáo trong sức mạnh của Chúa Thánh Thần.
Dưới sự chăm lo, dẫn dắt của Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám Mục Giáo Phận Hà Nội, người ta dễ dàng nhận thấy Giáo Phận Hà Nội có nhiều thay đổi về mọi phương diện như: chăm lo đào tạo chủng sinh, xây dựng Đại chủng viện, thuyên chuyển các linh mục, đến việc tổ chức các đoàn thể: giáo lý viên, giới trẻ, thiếu nhi… mà trước đây không thể làm được do thời cuộc và do những lý do khách quan khác. Một trong những sự kiện nổi bật của Giáo Phận Hà Nội trong năm 2007 này là việc thuyên chuyển các linh mục.
Không khí hào hứng của những ngày Tết Đinh Hợi dường như vẫn còn đây đó, thế mà từ ngày mồng 02 đến mồng 9 tết Đinh Hợi người viết được chứng kiến rất nhiều trận “mưa” ở hầu hết các giáo xứ có cha ở, nay chuyển đi coi xứ khác. Một sự kiện lớn của Giáo Phận Hà Nội: Ngày 25 tháng 02 năm 2007 (tức ngày 9 tết Đinh Hợi) các linh mục được thuyên chuyển sẽ tập trung về Toà Giám Mục nhận bài sai.
Thạch Bích, một xứ đạo có lòng đạo đức truyền thống, nằm ở xã Bích Hoà, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, với trên 7.000 giáo dân, do cha Vicente Nguyễn Đăng Xuyên làm chính xứ, cũng nằm trong số những giáo xứ tiễn cha xứ đi làm mục vụ nơi khác và đón cha xứ mới về. Người ta nói: “Đi là chết trong lòng một ít”. (“Partir c’est mourir un peu”). Có lẽ việc cha Nguyễn Đăng Xuyên, cha xứ lâu năm của Thạch Bích, người con sinh trưởng tại nơi đây, nay ra đi làm mục vụ nơi khác càng làm cho người dân trong xứ nhớ thương nhiều hơn,”chết trong lòng” nhiều hơn bao giờ hết.
Từ năm 1977 đến nay, tròn 30 năm linh mục của ngài cũng là tròn 30 năm ngài coi sóc giáo xứ Thạch Bích. Có thể nói, ngài biết từng người, từng nhà trong giáo xứ. Ngài chu đáo nhưng thẳng thắn với giáo dân như một người cha, mực thước như một người thầy, thân ái như một người bạn. Hơn thế nữa, qua việc mục vụ, qua các bí tích, cha đã gắn bó với họ, với cuộc đời của họ, của con cháu họ, cùng chia vui sẻ buồn với họ trong những thăng trầm của cuộc sống. Cha đã có biết bao kỷ niệm vui buồn với giáo xứ Thạch Bích trong những năm cấm cách, khó khăn mọi mặt về kinh tế, chính trị…. Chính vì thế mà việc ngài được Bề Trên Giáo Phận thuyên chuyển đi nơi khác là một sự kiện lớn đối với giáo dân trong giáo xứ.
Vẫn biết rằng việc các cha thuyên chuyển là chương trình của Bề Trên Giáo Phận, là vì lợi ích của Dân Chúa, nhưng sự xa cách của cha đã làm bà con giáo dân không cầm được nước mắt, khiến người viết cũng không khỏi ngậm ngùi khó tả. Ra khỏi nhà thờ, người viết thấy ai cũng khóc đỏ mắt. Không khí của giáo xứ ngày thường sôi động là vậy, thế mà nay bỗng trở nên u sầu, buồn bã. Không ai nói với ai, tất cả chỉ nói với nhau bằng đôi mắt, ngơ ngác nhìn nhau, rồi lại nhìn bâng quơ, có người phải che mặt không muốn để lộ những giọt nước mắt đang lăn trên gò má. Đúng là con người không chỉ sống, chỉ đối xử với nhau bằng khối óc mà còn bằng cả trái tim. Trái tim con người không phải là gỗ đá mà bằng thịt vì con người biết yêu thương, biết trân trọng những kỷ niệm, biết hồi niệm vì chỉ có con người mới có khái niệm về thời gian.
Sau thánh lễ sáng Chúa nhật, ông Chánh Giuse Nguyễn Văn Ký, đại diện bà con giáo dân, trong bài diễn từ, đã nói lên công lao to lớn của Cha xứ trong 30 năm: “Nhìn lại 30 năm qua chúng con nhận thấy nơi cha một vị mục tử nhân lành luôn tận tình yêu thương chăm sóc đoàn chiên Chúa đã trao phó, một người cha nhân đức sống gần gũi và giản dị, một người thầy mẫu mực trong lời nói cũng như việc làm”. Nói đến đây ông Chánh nghẹn ngào không nói nên lời, làm cho bà con giáo dân không cầm được nước mắt.
Sau bài cám ơn của bà con giáo dân, Cha xứ, người con của Thạch Bích, có lời chào tạm biệt bà con để lên đường nhận nhiệm sở mới. Cha xứ nói lên tinh thần phục vụ trong yêu thương theo gương Thầy Chí Thánh luôn hy sinh vì đoàn chiên. Ngài nói lên tầm quan trọng về đức vâng phục của các linh mục, biết đặt lợi ích của Giáo Hội lên trên tình cảm riêng tư. Cha cũng cảm ơn ban hành giáo xứ cùng bà con giáo dân đã cộng tác với Cha để xây dựng giáo xứ trong suốt 30 năm qua. Mọi người cảm động khi Cha khiêm nhường xin mọi người lượng thứ cho ngài vì những thiếu sót trong việc mục vụ. Cha xin cộng đồng tiếp tục cầu nguyện cho Cha và kêu mời mọi người sống Lời Chúa, giữ vững đức tin, luôn biết cộng tác với các đấng trong mọi nơi mọi lúc để xây dựng Giáo Hội, đem Tin Mừng của Chúa đến với muôn dân.
Sau thánh lễ 9 giờ sáng dành cho các cháu thiếu nhi, các cháu cũng nói lên lòng biết ơn của các cháu đối với Cha. Ra khỏi nhà thờ các cháu thiếu nhi hô to: “chúng cháu chào ông, chúc ông lên đường mạnh khỏe”. Các cháu gọi ngài là “ông” nói lên mối quan hệ chủ chiên và đoàn chiên đã trở nên như mối quan hê gia đình ruột thịt.
Theo chương trình của Cha xứ, 14 giờ 30 phút là giờ cha lên đường, nhưng mới chỉ 12 giờ trưa bà con giáo dân đã đến rất đông tập trung ở sân nhà xứ để tiễn cha. Mọi người đến tạm biệt cha đông đến nỗi làm cho cha không thể đi lại được. Ðến 13 giờ 30 trong phòng khách mọi người ngồi kín hết không còn chỗ trống nào. Thấy tình hình như vậy, nên những người giúp việc trình cha ra xe để lên đường, nếu không thì có nguy cơ Cha không thể ra đi đúng giờ vì giáo dân đến mỗi lúc một đông. Lúc cha ra đi phải có khoảng gần 10 người dẹp đường để cha ra xe vì giáo dân chạy theo khóc lóc níu kéo cha ở lại. Lúc đó người viết đã chuẩn bị sẵn máy quay phim, chụp hình nhưng vì quá đông nên không chụp được tấm hình nào. Phải khó khăn lắm người viết mới vào được trong xe cùng với cha. Vào được trong xe rồi nhưng vì mọi người quây kín xe nên phải mất khoảng 10 phút xe mới ra khỏi khu vực nhà thờ. Bà con giáo dân người thì đi ôtô, người thì đi bằng môtô tiễn cha về đến Toà Giám Mục.
Khoảng 17 giờ hôm đó tất cả các linh mục được thuyên chuyển đã tập trung đầy đủ ở Toà Giám Mục Hà Nội. Vào lúc18 giờ cùng ngày tại Nhà Thờ Lớn Hà Nội có thánh lễ do Đức Cha chủ tế. Trong bài giảng, Đức Cha đặc biệt nhấn mạnh đến việc theo gương Chúa Giêsu, luôn cầu nguyện để chiến thắng những cám dỗ của ma quỷ, thế gian và xác thịt, như Chúa Giêsu đã nhiều lần chiến thắng ma quỷ cám dỗ. Sau bài giảng là nghi thức sai đi, các linh mục chuyển xứ được xướng danh tiến đến trước mặt Đức Giám mục nhận bài sai và hứa trung thành phục vụ giáo xứ mà Ðức Giám Mục trao phó cho mình. Sau thánh lễ giáo dân còn lưu luyến tiến vào phòng các cha để chào ra về, có người chào đến hai, ba lần mới về được. Người viế phải giục họ về để các cha đi ăn tối. Họ lên xe về mà lòng không khỏi ngậm ngùi. Có những đoàn tôi thấy lên xe rồi còn khóc rất to, vì phải xa cách cha xứ.
Giáo dân Việt Nam nổi tiếng sống đạo bằng lòng đạo đức bình dân, bằng tình cảm hết sức đơn thành. Đối với các đấng bậc trong Giáo Hội cũng thế, họ hết lòng kính phục vì trong niềm tin họ coi các ngài là những người mà Chúa sai đến để yêu thương, dạy dỗ và phục vụ họ. Cho nên thật dễ hiểu những tình cảm họ dành cho các ngài xuất phát từ niềm tin, từ lòng đạo đức đáng trân trọng. Đối với họ, các cha là chỗ dựa tinh thần, nhưng nhiều khi họ quên rằng các ngài cũng chỉ là con người với những khiếm khuyết, những bất toàn. Họ cũng nên biết rằng nhiều khi những việc các cha làm có thể không được hài lòng giáo dân, nhưng các cha làm theo Luật Chúa, Luật Giáo Hội chỉ vì phần rỗi các linh hồn.
Mùa xuân đã đến trên quê hương Việt Nam. Mà Xuân của Giáo Phận Hà Nội nói chung và của giáo xứ Thạch Bích nói riêng còn đẹp hơn bằng những cuộc ra đi gieo mầm tin yêu, gieo hạt giống Lời Chúa hứa hẹn một tương lai sáng lạn, một mùa gặt bội thu trên cánh đồng truyền giáo trong sức mạnh của Chúa Thánh Thần.