Vatican: Vào chiều ngày thứ Hai 2/4/2007, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã chủ sự lễ giỗ giáp 2 năm Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Đức Biển Đức XVI đã ca ngợi sứ vụ mục vụ cật lực của Đức Gioan Phaolô II, “nhưng còn hơn thế nữa, sự thương khó trên đồi Calvariô và sự ra đi bình thản của Đức Giáo Hoàng thân yêu của chúng ta, cho tất cả mọi người trong thời đại chúng ta biết rằng tất cả mọi sự nơi ngài chính là Đức Giêsu Kitô”.
Đức Thánh Cha đã nói vị tiền nhiệm của ngài thật xứng hợp theo sự diễn tả trong Kinh Thánh về “người tôi tớ Chúa,” đó là con đường giáo hội chính thức nhắc đến ngài trong khi “tiến trình phong chân phước được diễn tiến một cách mau chóng”.
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI là người đã bải bỏ thủ tục thông thường phải chờ đợi sau 5 năm mới được mở hồ sơ phong thánh, đã nói với cả chục ngàn người tham dự Thánh Lễ tại Quảng Trường Thánh Phêrô rằng, giai đoạn khởi đầu cấp điều tra cấp giáo phận trong hồ sơ của Đức Gioan Phaolô đã được kết thúc vào sáng nay.
Mặc dầu Giáo Hội chưa chính thức công bố Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là một vị thánh trên thiên quốc, Đức Biển Đức XVI nói rằng chắc chắn “Đức Gioan Phaolô II thân yêu của chúng ta” đang tiếp tục đồng hành với giáo hội qua lời cầu nguyện của ngài.
Đồng thời, Đức Thánh Cha đã dâng lời cầu nguyện rằng Đức Gioan Phaolô II, “người cha, người anh em và người bạn của chúng ta” được hưởng sự an nghỉ đời đời và an bình cùng với Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha đã ca ngợi khả năng của vị tiền nhiệm để chia sẻ với thế giới đến đức tin, niềm hy vọng và lòng bác ái của ngài, ngay cả khi căn bệnh Parkinson dần dần chiếm cứ làm cho ngài không còn đi được và cuối cùng không nói được.
Đức Giáo Hoàng Biển Đức nói tiếp “nhất là với sự đau yếu từ từ của ngài, nhưng phát ra một cách tàn nhẫn, dần dần tước đi mọi sự nơi ngài, ngài dâng chính mình làm một sự dâng hiến cho Đức Kitô, là một sự công bố sống động đến sự thương khó của Chúa, trong một niềm hy vọng tràn đầy đức tin trong sự sống lại”.
“Giống như Thầy của mình là Thiên Chúa, ngài đã sống sự thương khó của mình trong lời kinh nguyện. Ngài đã chết trong khi cầu nguyện. Thật sự ngài đã đi vào giấc ngủ trong Thiên Chúa”.
Ngồi gần hàng ghế đầu giữa đám đông tín hữu tham dự là Nữ Tu Marie-Simon-Pierre, vị nữ tu người Pháp 46 tuổi là người tin đã được chữa khỏi bệnh Parkinson qua lời chuyển cầu của cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Vào buổi sáng trong ngày, một nghi lễ phụng vụ bằng những lời cầu nguyện, hát thánh ca và những lời thề chính thức bằng tiếng la tinh, giáo phận Roma đã chính thức kết thúc giai đoạn điều tra cấp giáo phận mở hồ sơ phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô II.
Đức Hồng Y Calillo Ruini, đại diện Giáo Hoàng tại Roma cho biết tiến trình điều tra bao gồm những cuộc phỏng vấn với hơn 120 người đã biết Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô và một cuộc nghiên cứu về thừa tác vụ của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, con đường mà ngài đã xử lý đến sự đau khổ và ngài đã đối đầu trước cái chết.
Trong buổi lễ cầu nguyện tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Latêranô, Đức Hồng Y Ruini nói “trong niềm chắc chắn được Thiên Chúa thương yêu và trong niềm vui đáp trả lại tình thương yêu đó,” vị cố Giáo Hoàng “đã tìm thấy được ý nghĩa, sự kết hiệp và mục đích cho đời ngài”.
Các văn kiện từ các cuộc điều tra chứa đựng trong 5 cái rương, được khóa lại và thắt bằng khăn dây đỏ, rồi được niêm lại bằng sáp ong màu đỏ. Tất cả 5 cái rương này sẽ được giao cho Bộ Phong Thánh để điều tra và cứu xét tiếp.
Đức Hồng Y Ruini cũng thêm rằng “Đức Giáo Hoàng đã chịu đau đớn trong thể xác và chịu đau khổ trong tinh thần, khi thấy rằng chính ngài càng lúc càng bị bắt buộc giảm đi sự cam kết của ngài. Đôi lúc “những dấu hiệu mất kiên nhẫn” của ngài không phải là kết cục của sự đau đớn, nhưng là sự khủng hoảng không thể tiếp tục thừa tác vụ mà ngài cảm thấy được kêu gọi.
Đức Hồng Y Ruini diễn tả Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là một người liên tục, mãnh liệt trong lời cầu nguyện, “sự khó nghèo cụ thể và tận căn”, và sự tự do cả thể, khiến cho phép ngài đứng lên đối với chính quyền cộng sản Ba Lan.
Đức Hồng Y nói tiếp rằng tình yêu của ngài đối với Thiên Chúa được sống như tình yêu đối với con người, đã đưa Đức Giáo Hoàng là một tiếng nói cho hòa bình và cho sự bảo vệ sự sống con người, từ lục thụ thai cho đến lúc chết tự nhiên.
Nữ Tu Marie-Simon-Pierre, là một nữ tu thuộc dòng Tiểu Muội Mẫu Tâm Công Giáo, cũng đã có mặt trong buổi lễ cầu nguyện, cũng như có sự hiện diện của Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz tại TGP Krakow, là vị thư ký riêng của Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong suốt dòng thời gian gần 40 năm, và Tổng Thống Ba Lan là ông Lech Kaczynski.
Vào sáng sớm trong ngày tại hầm mộ của Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Hồng Y Dziwisz đã chủ sự Thánh Lễ, Thánh Lễ này cũng đã được chiếu truyền hình trực tiếp. Đức Hồng Y Dziwisz đã nói Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là một “chứng nhân lạ thường” của Đức Kitô.
“Đức Gioan Phaolô II là một người trong những người bạn của Chúa Giêsu, đó là một nhóm các Thánh. Thành viên trong nhóm này đó là những gì đã cho ngài ý nghĩa và hướng đi trong đời ngài, cho tất cả những gì ngài đã làm và đã nói”.
“Dân Chúa rõ ràng nhận thức đến sự thánh thiện của ngài”.
Đức Hồng Y Dziwisz và những vị khác cũng đã thố lộ rằng Đức Giáo Hoàng Biển Đức có thể phong chân phước và ngày cả phong thánh ngay lập tức cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, mà không phải đợi Bộ Phong Thánh kết thúc hồ sơ của ngài.
Đức Hồng Y người Bồ Đào Nha Jose Saraiva Martins, bộ trưởng Bộ Phong Thánh đã nói rằng trừ khi hoặc cho tới khi được sự chỉ thị của Đức Giáo Hoàng, còn không thì Bộ Phong Thánh vẫn tiếp hành thủ tục theo như giáo luật: trước tiên, nghiên cứu các văn kiện được Giáo Phận Roma thâu thập, và gìúp soạn văn kiện “position”, vạch ra Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô đã sống anh hùng trong nhân đức Kitô giáo thế nào.
Đức Hồng Y Martins cho biết 15 vị Hồng Y và 15 vị giám mục thành viên của Bộ Phong Thánh sẽ nghiên cứu bản “position” và trình ý kiến của họ lên Đức Giáo Hoàng.
Đồng thời, Đức Martins cũng cho biết “một ủy ban đặc nhiệm gồm những chuyên gia về khoa học và bác sĩ thuộc tín ngưỡng khác nhau, ngay cả người không có đạo, sẽ được triệu tập để nghiên cứu các bản tường trình và các lời chứng được thu thập về trường hợp của Nữ Tu Marie-Simon-Pierre.
Đức Hồng Y Martins cho biết “tùy họ cứu xét đó có phải là một sự chữa lành mà khoa học không thể giải thích được hay không. Rồi theo ánh sáng về sự công bố có tính cách khoa học, sau đó một ủy ban gồm các hồng y sẽ tuyên bố đó có phải là một phép lạ nhờ sự chuyển cầu của Đức Gioan Phaolô II hay không”.
Những cần thiết thông thường trước khi đi đến tấn phong lên hàng Chân Phước, là phải được tuyên bo6’ nhân đức anh hùng và chứng nhận một phép lạ. Theo thủ tục thông thường, án phong Thánh đòi hỏi thêm một phép lạ nữa nhờ sự chuyển cầu của vị Chân Phước đó.
Đức Thánh Cha đã nói vị tiền nhiệm của ngài thật xứng hợp theo sự diễn tả trong Kinh Thánh về “người tôi tớ Chúa,” đó là con đường giáo hội chính thức nhắc đến ngài trong khi “tiến trình phong chân phước được diễn tiến một cách mau chóng”.
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI là người đã bải bỏ thủ tục thông thường phải chờ đợi sau 5 năm mới được mở hồ sơ phong thánh, đã nói với cả chục ngàn người tham dự Thánh Lễ tại Quảng Trường Thánh Phêrô rằng, giai đoạn khởi đầu cấp điều tra cấp giáo phận trong hồ sơ của Đức Gioan Phaolô đã được kết thúc vào sáng nay.
Mặc dầu Giáo Hội chưa chính thức công bố Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là một vị thánh trên thiên quốc, Đức Biển Đức XVI nói rằng chắc chắn “Đức Gioan Phaolô II thân yêu của chúng ta” đang tiếp tục đồng hành với giáo hội qua lời cầu nguyện của ngài.
Đồng thời, Đức Thánh Cha đã dâng lời cầu nguyện rằng Đức Gioan Phaolô II, “người cha, người anh em và người bạn của chúng ta” được hưởng sự an nghỉ đời đời và an bình cùng với Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha đã ca ngợi khả năng của vị tiền nhiệm để chia sẻ với thế giới đến đức tin, niềm hy vọng và lòng bác ái của ngài, ngay cả khi căn bệnh Parkinson dần dần chiếm cứ làm cho ngài không còn đi được và cuối cùng không nói được.
Đức Giáo Hoàng Biển Đức nói tiếp “nhất là với sự đau yếu từ từ của ngài, nhưng phát ra một cách tàn nhẫn, dần dần tước đi mọi sự nơi ngài, ngài dâng chính mình làm một sự dâng hiến cho Đức Kitô, là một sự công bố sống động đến sự thương khó của Chúa, trong một niềm hy vọng tràn đầy đức tin trong sự sống lại”.
“Giống như Thầy của mình là Thiên Chúa, ngài đã sống sự thương khó của mình trong lời kinh nguyện. Ngài đã chết trong khi cầu nguyện. Thật sự ngài đã đi vào giấc ngủ trong Thiên Chúa”.
Ngồi gần hàng ghế đầu giữa đám đông tín hữu tham dự là Nữ Tu Marie-Simon-Pierre, vị nữ tu người Pháp 46 tuổi là người tin đã được chữa khỏi bệnh Parkinson qua lời chuyển cầu của cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Vào buổi sáng trong ngày, một nghi lễ phụng vụ bằng những lời cầu nguyện, hát thánh ca và những lời thề chính thức bằng tiếng la tinh, giáo phận Roma đã chính thức kết thúc giai đoạn điều tra cấp giáo phận mở hồ sơ phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô II.
Đức Hồng Y Calillo Ruini, đại diện Giáo Hoàng tại Roma cho biết tiến trình điều tra bao gồm những cuộc phỏng vấn với hơn 120 người đã biết Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô và một cuộc nghiên cứu về thừa tác vụ của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, con đường mà ngài đã xử lý đến sự đau khổ và ngài đã đối đầu trước cái chết.
Trong buổi lễ cầu nguyện tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Latêranô, Đức Hồng Y Ruini nói “trong niềm chắc chắn được Thiên Chúa thương yêu và trong niềm vui đáp trả lại tình thương yêu đó,” vị cố Giáo Hoàng “đã tìm thấy được ý nghĩa, sự kết hiệp và mục đích cho đời ngài”.
Các văn kiện từ các cuộc điều tra chứa đựng trong 5 cái rương, được khóa lại và thắt bằng khăn dây đỏ, rồi được niêm lại bằng sáp ong màu đỏ. Tất cả 5 cái rương này sẽ được giao cho Bộ Phong Thánh để điều tra và cứu xét tiếp.
Đức Hồng Y Ruini cũng thêm rằng “Đức Giáo Hoàng đã chịu đau đớn trong thể xác và chịu đau khổ trong tinh thần, khi thấy rằng chính ngài càng lúc càng bị bắt buộc giảm đi sự cam kết của ngài. Đôi lúc “những dấu hiệu mất kiên nhẫn” của ngài không phải là kết cục của sự đau đớn, nhưng là sự khủng hoảng không thể tiếp tục thừa tác vụ mà ngài cảm thấy được kêu gọi.
Đức Hồng Y Ruini diễn tả Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là một người liên tục, mãnh liệt trong lời cầu nguyện, “sự khó nghèo cụ thể và tận căn”, và sự tự do cả thể, khiến cho phép ngài đứng lên đối với chính quyền cộng sản Ba Lan.
Đức Hồng Y nói tiếp rằng tình yêu của ngài đối với Thiên Chúa được sống như tình yêu đối với con người, đã đưa Đức Giáo Hoàng là một tiếng nói cho hòa bình và cho sự bảo vệ sự sống con người, từ lục thụ thai cho đến lúc chết tự nhiên.
Nữ Tu Marie-Simon-Pierre, là một nữ tu thuộc dòng Tiểu Muội Mẫu Tâm Công Giáo, cũng đã có mặt trong buổi lễ cầu nguyện, cũng như có sự hiện diện của Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz tại TGP Krakow, là vị thư ký riêng của Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong suốt dòng thời gian gần 40 năm, và Tổng Thống Ba Lan là ông Lech Kaczynski.
Vào sáng sớm trong ngày tại hầm mộ của Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Hồng Y Dziwisz đã chủ sự Thánh Lễ, Thánh Lễ này cũng đã được chiếu truyền hình trực tiếp. Đức Hồng Y Dziwisz đã nói Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là một “chứng nhân lạ thường” của Đức Kitô.
“Đức Gioan Phaolô II là một người trong những người bạn của Chúa Giêsu, đó là một nhóm các Thánh. Thành viên trong nhóm này đó là những gì đã cho ngài ý nghĩa và hướng đi trong đời ngài, cho tất cả những gì ngài đã làm và đã nói”.
“Dân Chúa rõ ràng nhận thức đến sự thánh thiện của ngài”.
Đức Hồng Y Dziwisz và những vị khác cũng đã thố lộ rằng Đức Giáo Hoàng Biển Đức có thể phong chân phước và ngày cả phong thánh ngay lập tức cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, mà không phải đợi Bộ Phong Thánh kết thúc hồ sơ của ngài.
Đức Hồng Y người Bồ Đào Nha Jose Saraiva Martins, bộ trưởng Bộ Phong Thánh đã nói rằng trừ khi hoặc cho tới khi được sự chỉ thị của Đức Giáo Hoàng, còn không thì Bộ Phong Thánh vẫn tiếp hành thủ tục theo như giáo luật: trước tiên, nghiên cứu các văn kiện được Giáo Phận Roma thâu thập, và gìúp soạn văn kiện “position”, vạch ra Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô đã sống anh hùng trong nhân đức Kitô giáo thế nào.
Đức Hồng Y Martins cho biết 15 vị Hồng Y và 15 vị giám mục thành viên của Bộ Phong Thánh sẽ nghiên cứu bản “position” và trình ý kiến của họ lên Đức Giáo Hoàng.
Đồng thời, Đức Martins cũng cho biết “một ủy ban đặc nhiệm gồm những chuyên gia về khoa học và bác sĩ thuộc tín ngưỡng khác nhau, ngay cả người không có đạo, sẽ được triệu tập để nghiên cứu các bản tường trình và các lời chứng được thu thập về trường hợp của Nữ Tu Marie-Simon-Pierre.
Đức Hồng Y Martins cho biết “tùy họ cứu xét đó có phải là một sự chữa lành mà khoa học không thể giải thích được hay không. Rồi theo ánh sáng về sự công bố có tính cách khoa học, sau đó một ủy ban gồm các hồng y sẽ tuyên bố đó có phải là một phép lạ nhờ sự chuyển cầu của Đức Gioan Phaolô II hay không”.
Những cần thiết thông thường trước khi đi đến tấn phong lên hàng Chân Phước, là phải được tuyên bo6’ nhân đức anh hùng và chứng nhận một phép lạ. Theo thủ tục thông thường, án phong Thánh đòi hỏi thêm một phép lạ nữa nhờ sự chuyển cầu của vị Chân Phước đó.