1. Cha Chánh văn phòng Tổng Giáo Phận Đài bắc.
Theo bài phỏng vấn của đài phát thanh Veritas ban Hoa ngữ vào tối ngày 30-6-2007 : Cha Phanxicô Kim Dục Vĩ (Francis King), Chánh văn phòng Tổng Giáo Phận Đài Bắc cho biết : Văn kiện Toà Thánh Vatican phát biểu rất thận trọng trong việc chọn lựa thời gian và địa điểm, lần này cũng không ngoại lệ. Đức Giáo Hoàng chọn ngày 27-5, ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống để hoàn thành thư này, hàm ý can đảm đối diện với thách đố dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần; Ngài cho dự báo sẽ công bố thư này vào ngày 29-6, lễ Thánh Phêrô và Thánh Phaolô tông đồ, ám chỉ Ngài là Đấng kế vị của Thánh Phêrô, người lãnh đạo Hội Thánh. Cha Chánh văn phòng cho rằng chúng ta không thể giải thích nội dung thư của Đức Giáo Hoàng dưới góc độ chính trị. Từ năm 1951, Toà Thánh Vatican không ngừng tỏ thiện chí đối với Trung Quốc trong trường hợp chính thức cũng như không chính thức, người ta lại ngộ nhận là sắp thiết lập ban giao giữa Toà Thánh và Trung Quốc. nhưng trong thực tế, điều Đức Giáo Hoàng quan tâm nhất là : tính hợp pháp của Giáo Hội tại Trung Quốc; cộng đồng dân Chúa có thể hiểu được giáo huấn của Chúa Giêsu Kitô không; sự phát triển của Giáo Hội và sự tự do của người dân.
2. Những nhận định của các giáo sư đại học.
Đài phát thanh Veritas ban Hoa ngữ cũng phỏng vấn ông Cổ Vĩ Doanh, giáo sư môn sử của trường đại học Đài Loan và ông Hứa Diệu Văn, giáo sự môn truyền thông của trường đại học Phụ Nhân Đài Loan :
Giáo sư Cổ Vĩ Doanh nói : Đức Giáo Hoàng đưa ra cái nhìn từ nhiều góc độ khác nhau : lịch sử Giáo Hội, văn kiện Vatican II, Thánh Kinh và suy tư cá nhân. Trong đó, Ngài thể hiển rất rõ lập trường của Giáo Hội, vạch rõ chức vị, quyền giảng huấn của các giám mục tại Trung Quốc trong qui chế hàng giáo phẩm của Hội Thánh, để giúp cho việc quản trị Giáo Hội cách dễ dàng hơn, đồng thời phân chia rõ ranh giới với chính trị.
Giáo sư Hứa Diệu Văn thì cho rằng thư này là lời kêu mời đầy tình thương của Đức Giáo Hoàng đối với các giám mục, linh mục, giáo dân tại Đại Lục, mong họ trở về với đại gia đình Công Giáo. Đức Giáo Hoàng cổ vũ mọi người phải yêu thương nhau, để thể hiện tính đặc thù của Kitô hữu, cho dù hoàn cảnh trước mắt vẫn bị hạn chế.
3. Phản ứng của giáo dân.
Thư của đức Giáo Hoàng gởi cho Giáo Hội tại Trung Quốc đã gây chú ý khấp nơi, đặc biệt là người Hoa hai bên eo biển, đài phát thanh Veritas ban Hoa ngữ đã đặc biệt phỏng vấn giáo dân họ Trương của Đài Loan và giáo dân Tiểu Nhan của Đông Bắc Trung Quốc.
Ông Trương Đài Loan nói, Đức Giáo Hoàng từ góc độ niềm tin thì thư này xây dựng mối quan hệ hợp tác với Đại Lục Trung Quốc, không giống như người ta đồn rằng quan hệ Trung Quốc-Vatican sẽ đánh đòn mạnh vào Đài Loan. Ngoài ra, ông còn cảm thấy, bề ngoài, giáo dân tại Trung Quốc không được tự do, nội tâm lại là tự do. Ngược lại, Giáo Hội Công Giáo tại khu đất Đài Loan tự do, bề ngoài là tự do, nội tâm lại không tự do.
Chị Tiểu Nhan của Đông Bắc Đại Lục thì nói, Đức Giáo Hoàng hiểu biết con cái Giáo Hội tại Trung Quốc với tâm tình Cha hiền, là một cổ vũ và an ủi rất lớn đối với họ. Giáo Hội hầm trú và công khai của Đại Lục và vấn đề bổ nhiệm giám mục, hy vọng nhờ vào sức mạnh của cầu nguyện thúc đẩy giáo Hội sớm được hợp nhất.
Theo bài phỏng vấn của đài phát thanh Veritas ban Hoa ngữ vào tối ngày 30-6-2007 : Cha Phanxicô Kim Dục Vĩ (Francis King), Chánh văn phòng Tổng Giáo Phận Đài Bắc cho biết : Văn kiện Toà Thánh Vatican phát biểu rất thận trọng trong việc chọn lựa thời gian và địa điểm, lần này cũng không ngoại lệ. Đức Giáo Hoàng chọn ngày 27-5, ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống để hoàn thành thư này, hàm ý can đảm đối diện với thách đố dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần; Ngài cho dự báo sẽ công bố thư này vào ngày 29-6, lễ Thánh Phêrô và Thánh Phaolô tông đồ, ám chỉ Ngài là Đấng kế vị của Thánh Phêrô, người lãnh đạo Hội Thánh. Cha Chánh văn phòng cho rằng chúng ta không thể giải thích nội dung thư của Đức Giáo Hoàng dưới góc độ chính trị. Từ năm 1951, Toà Thánh Vatican không ngừng tỏ thiện chí đối với Trung Quốc trong trường hợp chính thức cũng như không chính thức, người ta lại ngộ nhận là sắp thiết lập ban giao giữa Toà Thánh và Trung Quốc. nhưng trong thực tế, điều Đức Giáo Hoàng quan tâm nhất là : tính hợp pháp của Giáo Hội tại Trung Quốc; cộng đồng dân Chúa có thể hiểu được giáo huấn của Chúa Giêsu Kitô không; sự phát triển của Giáo Hội và sự tự do của người dân.
2. Những nhận định của các giáo sư đại học.
Đài phát thanh Veritas ban Hoa ngữ cũng phỏng vấn ông Cổ Vĩ Doanh, giáo sư môn sử của trường đại học Đài Loan và ông Hứa Diệu Văn, giáo sự môn truyền thông của trường đại học Phụ Nhân Đài Loan :
Giáo sư Cổ Vĩ Doanh nói : Đức Giáo Hoàng đưa ra cái nhìn từ nhiều góc độ khác nhau : lịch sử Giáo Hội, văn kiện Vatican II, Thánh Kinh và suy tư cá nhân. Trong đó, Ngài thể hiển rất rõ lập trường của Giáo Hội, vạch rõ chức vị, quyền giảng huấn của các giám mục tại Trung Quốc trong qui chế hàng giáo phẩm của Hội Thánh, để giúp cho việc quản trị Giáo Hội cách dễ dàng hơn, đồng thời phân chia rõ ranh giới với chính trị.
Giáo sư Hứa Diệu Văn thì cho rằng thư này là lời kêu mời đầy tình thương của Đức Giáo Hoàng đối với các giám mục, linh mục, giáo dân tại Đại Lục, mong họ trở về với đại gia đình Công Giáo. Đức Giáo Hoàng cổ vũ mọi người phải yêu thương nhau, để thể hiện tính đặc thù của Kitô hữu, cho dù hoàn cảnh trước mắt vẫn bị hạn chế.
3. Phản ứng của giáo dân.
Thư của đức Giáo Hoàng gởi cho Giáo Hội tại Trung Quốc đã gây chú ý khấp nơi, đặc biệt là người Hoa hai bên eo biển, đài phát thanh Veritas ban Hoa ngữ đã đặc biệt phỏng vấn giáo dân họ Trương của Đài Loan và giáo dân Tiểu Nhan của Đông Bắc Trung Quốc.
Ông Trương Đài Loan nói, Đức Giáo Hoàng từ góc độ niềm tin thì thư này xây dựng mối quan hệ hợp tác với Đại Lục Trung Quốc, không giống như người ta đồn rằng quan hệ Trung Quốc-Vatican sẽ đánh đòn mạnh vào Đài Loan. Ngoài ra, ông còn cảm thấy, bề ngoài, giáo dân tại Trung Quốc không được tự do, nội tâm lại là tự do. Ngược lại, Giáo Hội Công Giáo tại khu đất Đài Loan tự do, bề ngoài là tự do, nội tâm lại không tự do.
Chị Tiểu Nhan của Đông Bắc Đại Lục thì nói, Đức Giáo Hoàng hiểu biết con cái Giáo Hội tại Trung Quốc với tâm tình Cha hiền, là một cổ vũ và an ủi rất lớn đối với họ. Giáo Hội hầm trú và công khai của Đại Lục và vấn đề bổ nhiệm giám mục, hy vọng nhờ vào sức mạnh của cầu nguyện thúc đẩy giáo Hội sớm được hợp nhất.