ĐỒNG THÁP -- Những ngày cuối tháng 8 năm 2007, nhóm công tác xã hội Bông Hồng Xanh đã đến một trường trung học cơ sở tại Đồng Tháp để trao học bổng cho một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn và nhóm còn ghé thăm giáo xứ Fatima và những nhà thờ khác trên Cù lao Tây, một hòn đảo có nhiều giáo dân của giáo phận Mỹ Tho.
Khi nhận được số tiền của vị linh mục quảng đại ở Cali (cha L. Nguyễn) và vị linh mục thầm lặng, cũng ở Cali (cha H), nhóm chúng tôi phân vân giữa hai địa điểm: Đồng Tháp và Trà Vinh. Cả hai nơi đều có những đặc điểm làm cho lòng chúng tôi ao ước trở lại sau một lần ghé thăm.
Cách đây sáu năm, trên một con sông dài, chúng tôi đi trên một chiếc ghe lớn, mang theo nhiều sách Giáo Khoa và đồ dùng học tập, ghé vào ba trường học ở trên cùng một quãng sông đó. Lần chia sẻ và gặp gỡ ấy để lại trong lòng tôi một sự yêu mến Đồng Tháp khá kỳ lạ, không phải vì món canh chua nấu cá, mà có lẽ vì khung cảnh ở nơi đó, nghèo mà thật nên thơ.
Lần này, chúng tôi tìm cách trở lại nơi đó, nhưng không tìm ra được con sông ấy. Một “hoa tiêu” đã giới thiệu trường cấp 2 Tân Phú thuộc huyện Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp kèm theo một lời hứa hẹn là sẽ dẫn chúng tôi đến một cù lao mà ở trên đó có sáu nhà thờ và một nhà nguyện. Thế là chúng tôi khăn gói háo hức ra đi.
Mỗi lần đi công tác, nếu nhóm thuê hẳn một cái xe hơi thì chị trưởng nhóm đúng là “mẹ bề trên” thật! Chúng tôi được ngồi thoải mái, còn chị thì yêu cầu tài xế đi chậm khoảng 60 km /giờ; nhưng nếu chị ngủ gật thì các bạn trẻ nháy bác tài đi đến 100 km/giờ cho “Nước Cha” mau đến!
Người dân miền Tây sao mà hiếu khách đến thế! Nhà trường tiếp đón chúng tôi niềm nở, trịnh trọng; chúng tôi khúc khích cười vì khi nói chuyện, các thầy cô cứ một hai điều “Thưa bà Vũ Loan trưởng đoàn từ thiện…”. Mở đầu chương trình là bữa cơm trưa do chính quyền địa phương thiết đãi. Món canh chua nấu cá rất dễ ăn, bông điên điển như hạt cốm dẹp màu vàng, đài hoa be bé có màu xanh ngọc trông rất vui mắt; còn cá rô kho tộ thì đậm đà và ngon làm chúng tôi ăn rất nhiệt tình. Chị trưởng nhóm vốn khó ăn khó uống nên khi được các thầy cô gắp nhiều thức ăn vào chén thì xem ra có vẻ khổ sở mà vẫn cười cười nói nói, chỉ có chúng tôi là hiểu điều đó.
Qua câu chuyện, chúng tôi hiểu được xã Tân Phú này là một trong bốn xã nghèo của huyện Thanh Bình. Đa số dân chúng làm ruộng, làm mướn. Một căn nhà nhà tình thương chỉ có năm triệu đồng (300 usd) thế mà bên xã quyên lên góp xuống mới được một căn. Cứ khi nào đủ tiền thì lại làm một căn nữa.
Sau đó, giữa trời trưa nắng cháy, chúng tôi đến thăm một số gia đình học sinh mà hai giờ chiều cùng ngày sẽ được nhận học bổng. Nhà người dân vùng này thường được dựng trên những chiếc cọc, như dạng nhà sàn, để tháng 8, tháng 9 khi nước ngập trắng đồng thì hiên ngang sống chung với lũ. Nhà nhỏ khoảng 15 cọc nhà lớn thì mấy chục cọc. Có người nói đây là vùng đất lòng chảo nên đất trũng như thế. Vào mùa nước nổi, học sinh đi học bằng ghe, người lớn đi giăng câu. Trước khi nước lên, người ta vội vàng cắt lúa; học sinh đi cắt lúa mướn, có khi chúng nghỉ học cả hai tuần lễ là chuyện thường.
Nhìn căn nhà gia đình các em đang ở, chúng tôi e ngại rằng: làm sao từ hoàn cảnh như thế này mà nảy sinh ra các bác sĩ, kỹ sư, chuyên viên…những tài năng ẩn dấu trong các cháu nhỏ kia thôi thì trong nhờ đục chịu; có khi học để biết sống làm người lương thiện là tốt lắm rồi!
Việc phát học bổng diễn ra đơn sơ trong một cái phòng học; có hoa tươi và cả những lời giới thiệu từng ban ngành, rồi lời phát biểu. Dường như cái tên nhóm là Bông Hồng Xanh làm cho người ta ít e ngại. Chúng tôi còn ủng hộ quĩ “xóa nhà lá” một số tiền và một phong bì để ủng hộ cơ sở vật chất cho văn phòng nhà trường, vì là trường cấp 2 mà quá thiếu tiện nghi.
Chúng tôi còn phát thêm cho các em khác hơn một trăm chiếc mũ trắng khi sinh hoạt tập thể với các em.Vì năm học chưa chính thức bắt đầu nên các em đến trường chưa đủ.
Một cháu bé đại diện học sinh đọc lời cảm ơn, có đoạn: “Chúng em sinh ra, sống và lớn lên trong một xã vùng sâu, cùng học chung một ngôi trường nhỏ, cùng có chung hoàn cảnh gia đình khó khăn…”. Chúng tôi xúc động. Vâng, các em có nhiều điểm chung đó nhưng sẽ có những điểm khác nhau khi bước vào đời, mà em nàoluôn giữ được cái CỐT CÁCH LÀM NGƯỜI thì xã hội vẫn còn đó một công dân tốt.
Nhà trường tặng chúng tôi một bó hoa hồng có nhiều màu. Tự nhiên chúng tôi muốn trao tặng ngay những bông hồng tươi thắm đó cho những quí vị ân nhân đã chung sức trong chương trình học bổng mang tên Bông Hồng Xanh này. Rời ngôi trường có nhiều thiếu thốn đó, chúng tôi còn nghe văng vẳng tiếng thầy dạy Toán nói với chị trưởng: “Cô nhớ vận động xin cho trường chúng em vài triệu đồng để làm cái mái nhà cho học sinh để xe đạp.”
Cha Giám đốc VietCatholic và ba của chị trưởng khuyên rằng nên giúp cho học sinh ở những nơi gần gần thôi; nhưng chúng tôi nghĩ rằng: “không ra nơi chập chùng, không tan trong biển rộng, không hiểu được mênh mông” (bài hát Tôi Theo Một Người ) vả lại; chúng tôi muốn dừng chân ở những nơi KHÔNG CÓ linh mục, tu sĩ; vì nơi nào có quí cha, quí sơ thì ít nhiều nơi ấy cũng có phần ấm cúng rồi.
Năm học này, cộng tác viên ở Tây Ninh và Long An đã đến tận nhà chị trưởng nhóm để nhận tiền do anh Quang Trường( một vị ân nhân rất hay vun quén cho ơn gọi tu trì ) trợ giúp; còn ở Tân Bình thì chị trưởng nhóm đóng tiền học dần dần cho những em được chọn (tức làhẹn với nhà trường có tiền lúc nào đóng lúc ấy!)
Xe lăn bánh để hướng ra bến phà sang Cù lao Tây. Nhìn màu xanh hai bên đường trôi tuột qua mắt, chúng tôi bỗng yêu mến đất Việt, yêu những con người Việt giỏi chịu đựng khi sống trong hoàn cảnh khó khăn.
Khi nhận được số tiền của vị linh mục quảng đại ở Cali (cha L. Nguyễn) và vị linh mục thầm lặng, cũng ở Cali (cha H), nhóm chúng tôi phân vân giữa hai địa điểm: Đồng Tháp và Trà Vinh. Cả hai nơi đều có những đặc điểm làm cho lòng chúng tôi ao ước trở lại sau một lần ghé thăm.
Cách đây sáu năm, trên một con sông dài, chúng tôi đi trên một chiếc ghe lớn, mang theo nhiều sách Giáo Khoa và đồ dùng học tập, ghé vào ba trường học ở trên cùng một quãng sông đó. Lần chia sẻ và gặp gỡ ấy để lại trong lòng tôi một sự yêu mến Đồng Tháp khá kỳ lạ, không phải vì món canh chua nấu cá, mà có lẽ vì khung cảnh ở nơi đó, nghèo mà thật nên thơ.
Lần này, chúng tôi tìm cách trở lại nơi đó, nhưng không tìm ra được con sông ấy. Một “hoa tiêu” đã giới thiệu trường cấp 2 Tân Phú thuộc huyện Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp kèm theo một lời hứa hẹn là sẽ dẫn chúng tôi đến một cù lao mà ở trên đó có sáu nhà thờ và một nhà nguyện. Thế là chúng tôi khăn gói háo hức ra đi.
Mỗi lần đi công tác, nếu nhóm thuê hẳn một cái xe hơi thì chị trưởng nhóm đúng là “mẹ bề trên” thật! Chúng tôi được ngồi thoải mái, còn chị thì yêu cầu tài xế đi chậm khoảng 60 km /giờ; nhưng nếu chị ngủ gật thì các bạn trẻ nháy bác tài đi đến 100 km/giờ cho “Nước Cha” mau đến!
Người dân miền Tây sao mà hiếu khách đến thế! Nhà trường tiếp đón chúng tôi niềm nở, trịnh trọng; chúng tôi khúc khích cười vì khi nói chuyện, các thầy cô cứ một hai điều “Thưa bà Vũ Loan trưởng đoàn từ thiện…”. Mở đầu chương trình là bữa cơm trưa do chính quyền địa phương thiết đãi. Món canh chua nấu cá rất dễ ăn, bông điên điển như hạt cốm dẹp màu vàng, đài hoa be bé có màu xanh ngọc trông rất vui mắt; còn cá rô kho tộ thì đậm đà và ngon làm chúng tôi ăn rất nhiệt tình. Chị trưởng nhóm vốn khó ăn khó uống nên khi được các thầy cô gắp nhiều thức ăn vào chén thì xem ra có vẻ khổ sở mà vẫn cười cười nói nói, chỉ có chúng tôi là hiểu điều đó.
Qua câu chuyện, chúng tôi hiểu được xã Tân Phú này là một trong bốn xã nghèo của huyện Thanh Bình. Đa số dân chúng làm ruộng, làm mướn. Một căn nhà nhà tình thương chỉ có năm triệu đồng (300 usd) thế mà bên xã quyên lên góp xuống mới được một căn. Cứ khi nào đủ tiền thì lại làm một căn nữa.
Sau đó, giữa trời trưa nắng cháy, chúng tôi đến thăm một số gia đình học sinh mà hai giờ chiều cùng ngày sẽ được nhận học bổng. Nhà người dân vùng này thường được dựng trên những chiếc cọc, như dạng nhà sàn, để tháng 8, tháng 9 khi nước ngập trắng đồng thì hiên ngang sống chung với lũ. Nhà nhỏ khoảng 15 cọc nhà lớn thì mấy chục cọc. Có người nói đây là vùng đất lòng chảo nên đất trũng như thế. Vào mùa nước nổi, học sinh đi học bằng ghe, người lớn đi giăng câu. Trước khi nước lên, người ta vội vàng cắt lúa; học sinh đi cắt lúa mướn, có khi chúng nghỉ học cả hai tuần lễ là chuyện thường.
Nhìn căn nhà gia đình các em đang ở, chúng tôi e ngại rằng: làm sao từ hoàn cảnh như thế này mà nảy sinh ra các bác sĩ, kỹ sư, chuyên viên…những tài năng ẩn dấu trong các cháu nhỏ kia thôi thì trong nhờ đục chịu; có khi học để biết sống làm người lương thiện là tốt lắm rồi!
Việc phát học bổng diễn ra đơn sơ trong một cái phòng học; có hoa tươi và cả những lời giới thiệu từng ban ngành, rồi lời phát biểu. Dường như cái tên nhóm là Bông Hồng Xanh làm cho người ta ít e ngại. Chúng tôi còn ủng hộ quĩ “xóa nhà lá” một số tiền và một phong bì để ủng hộ cơ sở vật chất cho văn phòng nhà trường, vì là trường cấp 2 mà quá thiếu tiện nghi.
Chúng tôi còn phát thêm cho các em khác hơn một trăm chiếc mũ trắng khi sinh hoạt tập thể với các em.Vì năm học chưa chính thức bắt đầu nên các em đến trường chưa đủ.
Một cháu bé đại diện học sinh đọc lời cảm ơn, có đoạn: “Chúng em sinh ra, sống và lớn lên trong một xã vùng sâu, cùng học chung một ngôi trường nhỏ, cùng có chung hoàn cảnh gia đình khó khăn…”. Chúng tôi xúc động. Vâng, các em có nhiều điểm chung đó nhưng sẽ có những điểm khác nhau khi bước vào đời, mà em nàoluôn giữ được cái CỐT CÁCH LÀM NGƯỜI thì xã hội vẫn còn đó một công dân tốt.
Nhà trường tặng chúng tôi một bó hoa hồng có nhiều màu. Tự nhiên chúng tôi muốn trao tặng ngay những bông hồng tươi thắm đó cho những quí vị ân nhân đã chung sức trong chương trình học bổng mang tên Bông Hồng Xanh này. Rời ngôi trường có nhiều thiếu thốn đó, chúng tôi còn nghe văng vẳng tiếng thầy dạy Toán nói với chị trưởng: “Cô nhớ vận động xin cho trường chúng em vài triệu đồng để làm cái mái nhà cho học sinh để xe đạp.”
Cha Giám đốc VietCatholic và ba của chị trưởng khuyên rằng nên giúp cho học sinh ở những nơi gần gần thôi; nhưng chúng tôi nghĩ rằng: “không ra nơi chập chùng, không tan trong biển rộng, không hiểu được mênh mông” (bài hát Tôi Theo Một Người ) vả lại; chúng tôi muốn dừng chân ở những nơi KHÔNG CÓ linh mục, tu sĩ; vì nơi nào có quí cha, quí sơ thì ít nhiều nơi ấy cũng có phần ấm cúng rồi.
Năm học này, cộng tác viên ở Tây Ninh và Long An đã đến tận nhà chị trưởng nhóm để nhận tiền do anh Quang Trường( một vị ân nhân rất hay vun quén cho ơn gọi tu trì ) trợ giúp; còn ở Tân Bình thì chị trưởng nhóm đóng tiền học dần dần cho những em được chọn (tức làhẹn với nhà trường có tiền lúc nào đóng lúc ấy!)
Xe lăn bánh để hướng ra bến phà sang Cù lao Tây. Nhìn màu xanh hai bên đường trôi tuột qua mắt, chúng tôi bỗng yêu mến đất Việt, yêu những con người Việt giỏi chịu đựng khi sống trong hoàn cảnh khó khăn.