Vài kỷ niệm sống động về hồng y Thuận;
Tổng giám mục Ph.X.Nguyễn Văn Thuận muốn dùng lời của Đức thánh cha Gioan Phaolô II như lời gởi gắm riêng cho người trẻ Việt Nam "Thành công lớn nhất của một cuộc đời là nên thánh".
Trong bài này, tôi mong ghi lại một vài ký ức về linh mục Phanxico Xavie Nguyễn Văn Thuận, luôn linh động trong cuộc sống hàng ngày của tôi, thực sự chi phối những bước đi của đời tôi.
Tôi vào Tiểu chủng viện Phú Xuân khóa 1959, còn linh mục Thuận đổi đến đây thay cho linh mục Nghĩa vào đầu niên khóa 1960-61, và tôi là một trong những chủng sinh chọn ngài làm cha linh hướng.
Ngài xuất hiện ra trước mắt tôi lúc đó nhưng một hình ảnh gầy, cao, thẳng, đi nhanh, luôn luôn ăn mặc chỉnh tề, sạch sẽ và hay cười.
Ngay khi đi nghỉ hè thoải mái chung với chúng tôi, ngài vẫn nghiêm túc trong cách ăn mặc, thường nhắc lại "mình ăn mặc chỉnh tề là biểu lộ đức bác ái của Chúa, là tỏ lòng kính trọng người khác, hãy nghĩ rằng nếu người ta chớp bóng quay phim lại cách ăn mặc của mình, nếu mình không xấu hổ gì là tốt".
Trước đây, sau khi có việc 'hô điểm" cuối mỗi kỳ họp các cha, và sau khi vào gặp cha bề trên để nghe "tin dữ", chú nào bị "đuổi" ra khỏi chủng viện thì thấy đời mình như "cùi hủi" rồi, một sự thất bại ê chề trong cuộc đời, cha mẹ sẽ buồn, bạn bè e ngại đứng xa xa mà nhìn, làm như phút chốc mình trở thành kẻ "tội lỗi".
Từ ngày cha Thuận làm bề trên, cựu chủng sinh như được cha thương riêng, có lúc làm cho kẻ ở lại phải nêu thành câu hỏi, ngài hay nói câu tiếng Pháp vào dịp này, đi tu "c'est une chance" mà ra đời "c'est une autre chance".
Bề trên Nguyễn Văn Thuận đã đồng hành với giáo huấn Vaticanô II để đưa kitô giáo vào trong cuộc sống con người, theo lối giáo dục mới, mời gọi những linh mục tương lai nên thực thi mục vụ trong tinh thần dấn thân phục vụ làm đầy tớ, ưu tiên cho những người nghèo.
Năm 1966, một năm trước khi nhận chức giám mục, có lần ngài nói với lớp chúng tôi "Cha có dự án xây rộng thêm bên ngoài nhà khách các chú để mở một xưởng nghề, các chú mình tương lai phải học một nghề nghiệp để sinh sống, vì xã hội đang biến đổi, giáo hội cần linh mục có lối sống khác hơn phong cách sống xưa nay".
Quan trọng hơn cả, đức cha là con người cầu nguyện, nếu tôi nói với bạn là trong suốt sáu năm tôi được ở dưới sự hướng dẫn của ngài, nhưng chưa một lần tôi thấy có một cử chỉ nhỏ nào sơ suất khi ngài dâng thánh lễ hay trong lúc đọc kinh, nguyện gẫm... chắc bạn thấy thường thôi, nhưng qua kinh nghiệm riêng của tôi về cuộc sống tôn giáo, đây là dấu chỉ đích thực của một cuộc sống nội tâm sâu dày và kiên trì hiếm có.
Tất cả thư từ ngài gửi cho tôi khi tôi còn tu hay đã xuất tu, ngài luôn nói câu cuối cùng nhắn nhủ "Chúng ta phó thác mọi sự cho Mẹ Maria của chúng ta", ngài tha thiết sùng kính Mẹ, và đặt ngay tượng Mẹ ở giữa trung tâm các tòa nhà chủng viện.
Có lúc tôi hỏi về ý nghĩa kiến trúc chủng viện Hoan Thiện và đặc biệt về nhà nguyện tròn và có hồ nước chung quanh, ngài giải thích rằng nhà thờ là nơi gặp gỡ Chúa, và gặp gỡ người anh em, nhưng không phải gặp gỡ ào ào theo kiểu thế gian, những lối xây cất chùa chiền trong văn hóa của dân tộc mình nhắc mình nhớ là phải "bước qua bên kia bờ" để có thể cầu nguyện.
Hè năm 1967, tôi dự định xuất tu, ngài kêu riêng và nhắn nhủ "tu cũng tốt mà về cũng là một ơn gọi riêng, nhưng con nhớ điều này trong đời mình: điều tệ hại trong cuộc đời không phải phạm tội, nhưng là mất đi ý thức tội lỗi".
Năm 1975, tôi bị "cải tạo", vợ tôi ở nhà một mình với cháu nhỏ mới sinh được mấy tháng, ngày đang gặp khó khăn trăm bề khi mới nhậm chức phó tổng giám mục ở Sài Gòn, nhưng đã nhớ đến tôi như đã nhớ đến trăm ngàn đứa học trò khác của ngài, và nhờ người đem đến cho vợ con tôi 30.000 đồng để mua gạo.
Năm 1998 khi ghé Quốc hội Âu châu dự lễ gắn huy chương cho bà Chiara Lubich, khi ra sân bay Entzheim, ngài chỉ chiếc nhẫn giám mục thật lớn có vẻ quí giá mang ở ngón tay, và hỏi Sr Nguyễn Thị Hường, cha Lê Phú Hải, cô Lâm Phương Mai và vợ chồng chúng tôi "đoán xem cha mua bao nhiêu".
Không ai trả lời liền, nhưng nghĩ bụng chắc cũng trên nghìn mỹ kim.
Ngài nói: "mới đây cha có dịp đi Israel, thấy người ta bán ngoài lề đường, cha mua nó một mỹ kim, rồi nhờ người khắc trong nhẫn chữ nada, ngó cũng được và là kỷ niệm quí".
Nada nghĩa là hư không, lời của thánh Têrêsa Avila, hư vô trở về hư vô với bao chức vụ có tơ vương màu sắc trần thế.
Nhưng nếu nhớ đến linh mục Ph.X. Nguyễn Văn Thuận để giúp nhau nên thánh, thì trên Thiên đàng hẳn người anh Phanxico Xavie ấy cũng đồng ý và mỉm cười với anh chị em còn lại của chúng ta.
Tổng giám mục Ph.X.Nguyễn Văn Thuận muốn dùng lời của Đức thánh cha Gioan Phaolô II như lời gởi gắm riêng cho người trẻ Việt Nam "Thành công lớn nhất của một cuộc đời là nên thánh".
Trong bài này, tôi mong ghi lại một vài ký ức về linh mục Phanxico Xavie Nguyễn Văn Thuận, luôn linh động trong cuộc sống hàng ngày của tôi, thực sự chi phối những bước đi của đời tôi.
Tôi vào Tiểu chủng viện Phú Xuân khóa 1959, còn linh mục Thuận đổi đến đây thay cho linh mục Nghĩa vào đầu niên khóa 1960-61, và tôi là một trong những chủng sinh chọn ngài làm cha linh hướng.
Ngài xuất hiện ra trước mắt tôi lúc đó nhưng một hình ảnh gầy, cao, thẳng, đi nhanh, luôn luôn ăn mặc chỉnh tề, sạch sẽ và hay cười.
Ngay khi đi nghỉ hè thoải mái chung với chúng tôi, ngài vẫn nghiêm túc trong cách ăn mặc, thường nhắc lại "mình ăn mặc chỉnh tề là biểu lộ đức bác ái của Chúa, là tỏ lòng kính trọng người khác, hãy nghĩ rằng nếu người ta chớp bóng quay phim lại cách ăn mặc của mình, nếu mình không xấu hổ gì là tốt".
Trước đây, sau khi có việc 'hô điểm" cuối mỗi kỳ họp các cha, và sau khi vào gặp cha bề trên để nghe "tin dữ", chú nào bị "đuổi" ra khỏi chủng viện thì thấy đời mình như "cùi hủi" rồi, một sự thất bại ê chề trong cuộc đời, cha mẹ sẽ buồn, bạn bè e ngại đứng xa xa mà nhìn, làm như phút chốc mình trở thành kẻ "tội lỗi".
Từ ngày cha Thuận làm bề trên, cựu chủng sinh như được cha thương riêng, có lúc làm cho kẻ ở lại phải nêu thành câu hỏi, ngài hay nói câu tiếng Pháp vào dịp này, đi tu "c'est une chance" mà ra đời "c'est une autre chance".
Bề trên Nguyễn Văn Thuận đã đồng hành với giáo huấn Vaticanô II để đưa kitô giáo vào trong cuộc sống con người, theo lối giáo dục mới, mời gọi những linh mục tương lai nên thực thi mục vụ trong tinh thần dấn thân phục vụ làm đầy tớ, ưu tiên cho những người nghèo.
Năm 1966, một năm trước khi nhận chức giám mục, có lần ngài nói với lớp chúng tôi "Cha có dự án xây rộng thêm bên ngoài nhà khách các chú để mở một xưởng nghề, các chú mình tương lai phải học một nghề nghiệp để sinh sống, vì xã hội đang biến đổi, giáo hội cần linh mục có lối sống khác hơn phong cách sống xưa nay".
Quan trọng hơn cả, đức cha là con người cầu nguyện, nếu tôi nói với bạn là trong suốt sáu năm tôi được ở dưới sự hướng dẫn của ngài, nhưng chưa một lần tôi thấy có một cử chỉ nhỏ nào sơ suất khi ngài dâng thánh lễ hay trong lúc đọc kinh, nguyện gẫm... chắc bạn thấy thường thôi, nhưng qua kinh nghiệm riêng của tôi về cuộc sống tôn giáo, đây là dấu chỉ đích thực của một cuộc sống nội tâm sâu dày và kiên trì hiếm có.
Tất cả thư từ ngài gửi cho tôi khi tôi còn tu hay đã xuất tu, ngài luôn nói câu cuối cùng nhắn nhủ "Chúng ta phó thác mọi sự cho Mẹ Maria của chúng ta", ngài tha thiết sùng kính Mẹ, và đặt ngay tượng Mẹ ở giữa trung tâm các tòa nhà chủng viện.
Có lúc tôi hỏi về ý nghĩa kiến trúc chủng viện Hoan Thiện và đặc biệt về nhà nguyện tròn và có hồ nước chung quanh, ngài giải thích rằng nhà thờ là nơi gặp gỡ Chúa, và gặp gỡ người anh em, nhưng không phải gặp gỡ ào ào theo kiểu thế gian, những lối xây cất chùa chiền trong văn hóa của dân tộc mình nhắc mình nhớ là phải "bước qua bên kia bờ" để có thể cầu nguyện.
Hè năm 1967, tôi dự định xuất tu, ngài kêu riêng và nhắn nhủ "tu cũng tốt mà về cũng là một ơn gọi riêng, nhưng con nhớ điều này trong đời mình: điều tệ hại trong cuộc đời không phải phạm tội, nhưng là mất đi ý thức tội lỗi".
Năm 1975, tôi bị "cải tạo", vợ tôi ở nhà một mình với cháu nhỏ mới sinh được mấy tháng, ngày đang gặp khó khăn trăm bề khi mới nhậm chức phó tổng giám mục ở Sài Gòn, nhưng đã nhớ đến tôi như đã nhớ đến trăm ngàn đứa học trò khác của ngài, và nhờ người đem đến cho vợ con tôi 30.000 đồng để mua gạo.
Năm 1998 khi ghé Quốc hội Âu châu dự lễ gắn huy chương cho bà Chiara Lubich, khi ra sân bay Entzheim, ngài chỉ chiếc nhẫn giám mục thật lớn có vẻ quí giá mang ở ngón tay, và hỏi Sr Nguyễn Thị Hường, cha Lê Phú Hải, cô Lâm Phương Mai và vợ chồng chúng tôi "đoán xem cha mua bao nhiêu".
Không ai trả lời liền, nhưng nghĩ bụng chắc cũng trên nghìn mỹ kim.
Ngài nói: "mới đây cha có dịp đi Israel, thấy người ta bán ngoài lề đường, cha mua nó một mỹ kim, rồi nhờ người khắc trong nhẫn chữ nada, ngó cũng được và là kỷ niệm quí".
Nada nghĩa là hư không, lời của thánh Têrêsa Avila, hư vô trở về hư vô với bao chức vụ có tơ vương màu sắc trần thế.
Nhưng nếu nhớ đến linh mục Ph.X. Nguyễn Văn Thuận để giúp nhau nên thánh, thì trên Thiên đàng hẳn người anh Phanxico Xavie ấy cũng đồng ý và mỉm cười với anh chị em còn lại của chúng ta.