TẠ ƠN CHÚA là một công việc rất quan trọng và vô cùng cần thiết. Người ta đã dùng rất nhiều cách và rất nhiều kiểu khác nhau để TẠ ƠN THIÊN CHÚA.
• Khi tiến dâng hy lễ tạ ơn, thì cùng với hy lễ tạ ơn, người Do Thái đã tiến dâng bánh ngọt không men nhào với dầu, bánh tráng không men phết dầu và tinh bột trộn kỹ làm thành bánh nhào với dầu. Cùng với bánh ngọt đó, [họ] dâng bánh có men làm lễ tiến, kèm theo lễ kỳ an. [Họ]tiến dâng một phần lấy từ mọi lễ tiến làm phần trích dâng ĐỨC CHÚA (Lv 7:12-14)..
• Khi lên Đền Thánh Giê-ru-sa-lem để hiến dâng con trẻ, khi tạ ơn Thiên Chúa, thánh Giuse, và Mẹ Maria cũng đã dâng cúng đôi chim gáy theo như luật Mô-sê quy định (Lv 12:6-8).
• Bà góa nghèo khổ, trong ngày lên Đền Thờ để tạ ơn Thiên Chúa, bà cũng đã tỏ lòng biết ơn chân thành của bà đối với Chúa bằng cách dâng cúng hai đồng xu nhỏ (Lc 21: 1-4).
Thế nhưng, trong những mẫu gương TẠ ƠN của các nhân vật trong Kinh Thánh, tôi thấy có ba phương cách TẠ ƠN này rất đáng lưu ý:
• Thứ nhất, khi được Chúa Giê-su ghé nhà của ông dùng cơm, ông Gia-kêu đã tạ ơn Thiên Chúa bằng cách đem phân nửa tài sản [của ông] … cho người nghèo; và [dám tuyên bố sẽ] đền gấp bốn cho [những người ông] đã chiếm đoạt (Lc 19:8).
• Thứ hai, khi được khỏi bệnh phong cùi, quan Na-a-man đã tạ ơn Thiên Chúa bằng cách mang về một số đất vừa sức hai con lừa chở được, [và] không còn dâng lễ toàn thiêu và hy lễ cho thần nào khác ngoài ĐỨC CHÚA (2 V 5:17).
• Thứ ba, khi được khỏi bịnh phong cùi, người Sa-ma-ri đã tạ ơn Thiên Chúa bằng cách lớn tiếng tôn vinh … [và] sấp mình dưới chân Đức Giê-su (Lc 17:15-16).
Bạn có thấy nét độc đáo trong lời tạ ơn của ông Gia-kêu, ông Na-a-man và người Sa-ma-ri không? Nét độc đáo ấy là: Họ đã biểu lộ lòng biết ơn qua những HÀNH ĐỘNG RẤT CỤ THỂ và rất THIẾT THỰC.
• Ông Gia-kêu đã tình nguyện và vui vẻ đem gia tài của ông ra chia cho người nghèo và đền bù những thiệt hại mà ông đã lỡ lầm gây ra cho tha nhân. Lời tạ ơn kèm theo việc bố thí và đền bù.
• Ông quan Na-a-man đã đem về nước một ít đất của Ít-ra-en, tuyên bố rõ ràng và dứt khoát sẽ không bao giờ thờ lạy bụt thần và chỉ cúi đầu thờ lạy một mình Thiên Chúa của dân Ít-ra-en mà thôi. Lời tạ ơn kèm theo sự hy sinh và từ bỏ.
• Người Sa-ma-ri đã quay trở lại, diện đối diện với Chúa Giê-su, sấp mình xuống dưới chân Ngài mà lớn tiếng ca ngợi và tôn vinh Thiên Chúa. Lời tạ ơn kèm theo hành động khiêm tốn.
Bạn thấy không? Nói lên hai tiếng CÁM ƠN không thôi thì chưa đủ. Cả ông Gia-kêu, Na-a-man và người Sa-ma-ri đều kèm theo lời tạ ơn của họ bằng những hành động rất cụ thể và thiết thực như bố thí, hy sinh từ bỏ và lòng khiêm tốn.
Thế còn tôi và bạn thì sao? Khi tạ ơn Chúa, chúng mình có biểu hiện qua lời nói chân thành và bằng những việc làm cụ thể và thiết thực hay không? Nếu chúng mình chỉ cám ơn bằng cái miệng mà không hề có những hành động gì sất thì … kẹt lắm đấy! Thật vậy!
• Nếu tôi chỉ mở miệng nói với Chúa hai tiếng CÁM ƠN vì Ngài đã ban cho tôi trí khôn, bằng cấp, job thơm, nhà cao cửa rộng, vợ đẹp con khôn, gia đình hạnh phúc, chồng con khoẻ mạnh … mà thôi thì đó chưa phải là một lời cám ơn chân thành đâu! Tôi phải bắt chước ông Gia-kêu, phải làm một việc cụ thể mới được! Ví dụ như ký check, gửi tiền giúp đỡ cho các viện mồ côi, các trẻ em tàn tật, trại cùi, nạn nhân bão lụt … Hoặc tham gia vào các hội đoàn giúp đỡ cho những công việc trong giáo xứ, cho các lớp giáo lý, cho các em thiếu nhi …
• Nếu tôi chỉ mở miệng CÁM ƠN Chúa, xin lễ TẠ ƠN Ngài nhưng khi đi ra khỏi nhà thờ, khi đi khuất khỏi tôn nhan Ngài … tôi lại cúi gập mình xuống thờ lạy bụt thần, thờ thần tài, thờ thần xác thịt, thờ thần danh vọng … thì lời TẠ ƠN của tôi thật vô ích! Tôi phải đặt Thiên Chúa lên trên hết mọi sự, trên tiền tài, danh vọng và trên tất cả những thú vui xác thịt … lúc đó thì mới gọi là lời CÁM ƠN chân thành.
• Nếu tôi chỉ ngồi ở nhà và nói với Chúa hai chữ TẠ ƠN, không bước tới nhà thờ, không đến viêếg thăm Ngài … thì chắc chắn lời TẠ ƠN của tôi không thể gọi là chân tình được? Tôi phải bắt chước người Sa-ma-ri! Phải khiêm tốn, sấp mình xuống trước mặt Chúa, phải đến trước Ngài diện đối diện, qua việc tham dự thánh lễ, tham dự các giờ Chầu Thánh Thể, ở đó tôi sẽ cùng với cộng đoàn mở miệng ca khen, thờ lạy và tôn vinh Thiên Chúa thì lúc đó lời cám ơn của tôi mới gọi là trọn vẹn được.
Bạn đừng bao giờ quên rằng chỉ cám ơn xuông bằng môi miệng không mà thôi thì không ổn đâu! Phải kèm thêm một vài hành động cụ thể, những việc làm thật là cụ thể và thật thiết thực thì mới được!
Bạn nghĩ sao? Cám ơn kiểu này có dễ không? Khó lắm chứ không phải là dễ đâu nhé! Tại vì khó như vậy cho nên chỉ có duy nhất một người quay lại tạ ơn Chúa mà thôi, chứ nếu dễ thì cả chín người kia cũng quay lại rồi, phải không?
Nhưng mà bạn đừng lo, chỉ cần bạn và tôi quyết tâm và cậy dựa vào ơn Chúa thì việc gì, dầu có khó mấy đi chăng nữa … cũng sẽ xong cả thôi bởi vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được (Lc 1:37). Bạn tin không?
phamtinh@yahoo.com
• Khi tiến dâng hy lễ tạ ơn, thì cùng với hy lễ tạ ơn, người Do Thái đã tiến dâng bánh ngọt không men nhào với dầu, bánh tráng không men phết dầu và tinh bột trộn kỹ làm thành bánh nhào với dầu. Cùng với bánh ngọt đó, [họ] dâng bánh có men làm lễ tiến, kèm theo lễ kỳ an. [Họ]tiến dâng một phần lấy từ mọi lễ tiến làm phần trích dâng ĐỨC CHÚA (Lv 7:12-14)..
• Khi lên Đền Thánh Giê-ru-sa-lem để hiến dâng con trẻ, khi tạ ơn Thiên Chúa, thánh Giuse, và Mẹ Maria cũng đã dâng cúng đôi chim gáy theo như luật Mô-sê quy định (Lv 12:6-8).
• Bà góa nghèo khổ, trong ngày lên Đền Thờ để tạ ơn Thiên Chúa, bà cũng đã tỏ lòng biết ơn chân thành của bà đối với Chúa bằng cách dâng cúng hai đồng xu nhỏ (Lc 21: 1-4).
Thế nhưng, trong những mẫu gương TẠ ƠN của các nhân vật trong Kinh Thánh, tôi thấy có ba phương cách TẠ ƠN này rất đáng lưu ý:
• Thứ nhất, khi được Chúa Giê-su ghé nhà của ông dùng cơm, ông Gia-kêu đã tạ ơn Thiên Chúa bằng cách đem phân nửa tài sản [của ông] … cho người nghèo; và [dám tuyên bố sẽ] đền gấp bốn cho [những người ông] đã chiếm đoạt (Lc 19:8).
• Thứ hai, khi được khỏi bệnh phong cùi, quan Na-a-man đã tạ ơn Thiên Chúa bằng cách mang về một số đất vừa sức hai con lừa chở được, [và] không còn dâng lễ toàn thiêu và hy lễ cho thần nào khác ngoài ĐỨC CHÚA (2 V 5:17).
• Thứ ba, khi được khỏi bịnh phong cùi, người Sa-ma-ri đã tạ ơn Thiên Chúa bằng cách lớn tiếng tôn vinh … [và] sấp mình dưới chân Đức Giê-su (Lc 17:15-16).
Bạn có thấy nét độc đáo trong lời tạ ơn của ông Gia-kêu, ông Na-a-man và người Sa-ma-ri không? Nét độc đáo ấy là: Họ đã biểu lộ lòng biết ơn qua những HÀNH ĐỘNG RẤT CỤ THỂ và rất THIẾT THỰC.
• Ông Gia-kêu đã tình nguyện và vui vẻ đem gia tài của ông ra chia cho người nghèo và đền bù những thiệt hại mà ông đã lỡ lầm gây ra cho tha nhân. Lời tạ ơn kèm theo việc bố thí và đền bù.
• Ông quan Na-a-man đã đem về nước một ít đất của Ít-ra-en, tuyên bố rõ ràng và dứt khoát sẽ không bao giờ thờ lạy bụt thần và chỉ cúi đầu thờ lạy một mình Thiên Chúa của dân Ít-ra-en mà thôi. Lời tạ ơn kèm theo sự hy sinh và từ bỏ.
• Người Sa-ma-ri đã quay trở lại, diện đối diện với Chúa Giê-su, sấp mình xuống dưới chân Ngài mà lớn tiếng ca ngợi và tôn vinh Thiên Chúa. Lời tạ ơn kèm theo hành động khiêm tốn.
Bạn thấy không? Nói lên hai tiếng CÁM ƠN không thôi thì chưa đủ. Cả ông Gia-kêu, Na-a-man và người Sa-ma-ri đều kèm theo lời tạ ơn của họ bằng những hành động rất cụ thể và thiết thực như bố thí, hy sinh từ bỏ và lòng khiêm tốn.
Thế còn tôi và bạn thì sao? Khi tạ ơn Chúa, chúng mình có biểu hiện qua lời nói chân thành và bằng những việc làm cụ thể và thiết thực hay không? Nếu chúng mình chỉ cám ơn bằng cái miệng mà không hề có những hành động gì sất thì … kẹt lắm đấy! Thật vậy!
• Nếu tôi chỉ mở miệng nói với Chúa hai tiếng CÁM ƠN vì Ngài đã ban cho tôi trí khôn, bằng cấp, job thơm, nhà cao cửa rộng, vợ đẹp con khôn, gia đình hạnh phúc, chồng con khoẻ mạnh … mà thôi thì đó chưa phải là một lời cám ơn chân thành đâu! Tôi phải bắt chước ông Gia-kêu, phải làm một việc cụ thể mới được! Ví dụ như ký check, gửi tiền giúp đỡ cho các viện mồ côi, các trẻ em tàn tật, trại cùi, nạn nhân bão lụt … Hoặc tham gia vào các hội đoàn giúp đỡ cho những công việc trong giáo xứ, cho các lớp giáo lý, cho các em thiếu nhi …
• Nếu tôi chỉ mở miệng CÁM ƠN Chúa, xin lễ TẠ ƠN Ngài nhưng khi đi ra khỏi nhà thờ, khi đi khuất khỏi tôn nhan Ngài … tôi lại cúi gập mình xuống thờ lạy bụt thần, thờ thần tài, thờ thần xác thịt, thờ thần danh vọng … thì lời TẠ ƠN của tôi thật vô ích! Tôi phải đặt Thiên Chúa lên trên hết mọi sự, trên tiền tài, danh vọng và trên tất cả những thú vui xác thịt … lúc đó thì mới gọi là lời CÁM ƠN chân thành.
• Nếu tôi chỉ ngồi ở nhà và nói với Chúa hai chữ TẠ ƠN, không bước tới nhà thờ, không đến viêếg thăm Ngài … thì chắc chắn lời TẠ ƠN của tôi không thể gọi là chân tình được? Tôi phải bắt chước người Sa-ma-ri! Phải khiêm tốn, sấp mình xuống trước mặt Chúa, phải đến trước Ngài diện đối diện, qua việc tham dự thánh lễ, tham dự các giờ Chầu Thánh Thể, ở đó tôi sẽ cùng với cộng đoàn mở miệng ca khen, thờ lạy và tôn vinh Thiên Chúa thì lúc đó lời cám ơn của tôi mới gọi là trọn vẹn được.
Bạn đừng bao giờ quên rằng chỉ cám ơn xuông bằng môi miệng không mà thôi thì không ổn đâu! Phải kèm thêm một vài hành động cụ thể, những việc làm thật là cụ thể và thật thiết thực thì mới được!
Bạn nghĩ sao? Cám ơn kiểu này có dễ không? Khó lắm chứ không phải là dễ đâu nhé! Tại vì khó như vậy cho nên chỉ có duy nhất một người quay lại tạ ơn Chúa mà thôi, chứ nếu dễ thì cả chín người kia cũng quay lại rồi, phải không?
Nhưng mà bạn đừng lo, chỉ cần bạn và tôi quyết tâm và cậy dựa vào ơn Chúa thì việc gì, dầu có khó mấy đi chăng nữa … cũng sẽ xong cả thôi bởi vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được (Lc 1:37). Bạn tin không?
phamtinh@yahoo.com