BBC LONDON -- Tin tức từ Việt Nam cho hay các buổi cầu nguyện của nhiều giáo dân trước Tòa Khâm Sứ cũ ở Hà Nội vẫn diễn ra ngay đầu năm 2008, đặt câu hỏi về một giải pháp cho vụ việc.
Hôm 1.1, chừng 2000 người Công giáo đã cầu nguyện ở phố Nhà Chung, để như họ nói, là đòi lại tòa nhà vốn do quận Hoàn Kiếm quản lý, thu hút sự chú ý của dư luận và lực lượng công an.
Trước đó, trong một cử chỉ được bình luận nhiều, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có chuyến thăm Tòa Giám Mục Hà Nội và đi bộ cùng Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đến xem Tòa Khâm sứ.
Có vẻ như chính quyền Việt Nam đang tìm cách giải quyết theo những quy định của nhà nước và hợp với cách lý giải lịch sử của đảng cộng sản.
Trả lời phỏng vấn BBC hôm 3.1.2008, ông Nguyễn Thế Doanh, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ đưa ra một cách xác định phạm vi vấn đề và việc dùng từ cho các bên liên quan:
"Thực ra là không có vấn đề trả lại, tức là ‘của anh hay của tôi’ nên về phía các tôn giáo hay dùng từ ‘trả lại’ tạo sự không thông cảm được với nhau. Không có chuyện đòi lại, trả lại,"
Về điểm này, ông Doanh giải thích rằng: "Từ khi có Luật đất đai, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý và nhà nước, căn cứ vào nhu cầu sử dụng thực sự của nhân dân và quỹ đất, cấp đất cho nhân dân, các tổ chức để sử dụng ổn định, lâu dài."
Nhà nước 'xem xét nguyện vọng'
Trước câu hỏi vậy chuyện hàng nghìn giáo dân yêu cầu được trả lại, hay nói cách khác là được quyền 'sử dụng' tòa nhà có khiến nhà nước xem xét hay không, ông đáp:
"Đấy cũng là một điều để nhà nước xem xét, vì đó cũng là một nguyện vọng của một bộ phận bà con giáo dân,"
Ông cũng đưa ra cách lý giải lịch sử chính thống hiện nay tại Việt Nam:
"Sau thời thực dân, đế quốc nay đất đai là sở hữu toàn dân. Nhà nước quan tâm đến nhu cầu của từng bộ phận nhân dân để giải quyết. Thậm chí khi các tổ chức tôn giáo có nhu cầu sử dụng đất để thờ tự, để hoạt động tôn giáo, nhà nước đã từng cung cấp đất cho họ sử dụng mà không phải trả thuế sử dụng đất."
Trước đó, hôm 27.12, Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt nói với BBC rằng Giáo hội Công giáo đã nhiều lần gửi đơn từ xin nhà nước trả lại toà nhà cùng số 40 phố Nhà Chung với Tòa Giám Mục nhưng "đơn thư chỉ rơi vào im lặng".
Theo cha Kiệt, chẳng hạn có như đơn của người tiền nhiệm của ông gửi cho các cấp lãnh đạo Việt Nam năm 2000 và sau này ông cũng yêu cầu nữa.
Ông nói hiện Tòa Giám Mục thì chật chội, có nhu cầu xin lại Tòa Khâm Sứ vốn đã và đang bị quận Hoàn Kiếm dùng vào các mục tiêu không tốt.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thế Doanh thì:
"Việc này vẫn chưa được một cơ quan nào đó có thẩm quyền ở địa phương báo cáo. Hà Nội cũng chưa có báo cáo cụ thể. Bản thân Tòa Giám Mục sau vụ việc này cũng chưa báo cáo cụ thể."
Trước việc giáo dân và giáo sĩ than phiền về cách quận Hoàn Kiếm từng sử dụng tòa nhà vào mục đích kinh doanh vũ trường, khách sạn ông đáp rằng:
"Trước khi các vụ này xảy ra, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu TP Hà Nội dùng tất cả các việc thi công, không được sử dụng khu đất và tòa nhà vào mục đích kinh doanh, vũ trường, khách sạn. Tuyệt đối không được. Trước mắt thì có thể sử dụng làm nơi công công, công viên, cây xanh, trong đó có đồng bào công giáo. Còn nhu cầu của Giáo hội đến đâu thì Giáo hội đặt vấn đề."
Ông nói Ban Tôn giáo Chính phủ đã góp ý kiến cho Hà Nội không nên "xây dựng thành trung tâm thương mại hoặc vũ trường, khách sạn, vì hoạt động ồn ào như thế làm ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của tôn giáo".
Ông cam kết rằng sẽ không có chuyện như Giáo hội tưởng là thành phố lại cho dùng khu đất và tòa nhà làm vũ trường, khách sạn trở lại sau khi họ "tranh thủ mở điểm trông xe máy".
Cầu nguyện đông người
Theo bản tin trên mạng của Thông tấn xã Công giáo (Viet Catholic News), trưa ngày đầu năm 1.1.2008, linh mục làm lễ ở Nhà Thờ Lớn đã nói:
"Năm mới chúng ta có nhiều ước vọng Một trong những ước vọng cháy bỏng nhất là chúng ta xin lại được nhà đất Toà Khâm Sứ. Để cho điều ấy trở thành hiện thực, chúng ta cần phải cầu nguyện và hành động. Chúng ta hành động chứ không bạo động."
Sau đó, vị linh mục đã mời các giáo dân tiến bước về phía tòa nhà, đi đầu là một lễ rước.
Đám rước đông đảo đã được công an giao thông giúp đỡ giữ trật tự ở phố Nhà Chung vốn nhỏ hẹp.
Tuy Tòa Khâm sứ đã khóa công nhưng Viet Catholic News viết rằng người ta "Hoan hô các anh cảnh sát giao thông tuyệt vời giữ trật tự cho giáo dân cầu nguyện."
Trước câu hỏi của BBC về ảnh hưởng của vụ hàng nghìn giáo dân cầu nguyện đối với việc bình thường hóa quan hệ Việt Nam-Vatican, ông Nguyễn Thế Doanh cho hay việc thiết lập quan hệ ngoại giao:
"Đang trao đổi với Vatican, trên tinh thần đối thoại, tôn trọng lẫn nhau vì lợi ích của người Công giáo nhưng cũng vì lợi ích chung".
Đài BBC cũng hỏi ông liệu trong tương lai, nếu Việt Nam và Tòa Thánh có quan hệ ngoại giao thì liệu Tòa Khâm sứ hiện nay có thể trở thành trụ sở cho đại sứ của Vatican hay không. Ông Doanh nói:
"Nếu trong trong tương lai nếu có thiết lập quan hệ như thế thì việc chọn trụ sở như thế nào, ở đâu chỉ là phụ, không có gì quan trọng lắm."
Hôm 1.1, chừng 2000 người Công giáo đã cầu nguyện ở phố Nhà Chung, để như họ nói, là đòi lại tòa nhà vốn do quận Hoàn Kiếm quản lý, thu hút sự chú ý của dư luận và lực lượng công an.
Trước đó, trong một cử chỉ được bình luận nhiều, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có chuyến thăm Tòa Giám Mục Hà Nội và đi bộ cùng Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đến xem Tòa Khâm sứ.
Có vẻ như chính quyền Việt Nam đang tìm cách giải quyết theo những quy định của nhà nước và hợp với cách lý giải lịch sử của đảng cộng sản.
Trả lời phỏng vấn BBC hôm 3.1.2008, ông Nguyễn Thế Doanh, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ đưa ra một cách xác định phạm vi vấn đề và việc dùng từ cho các bên liên quan:
"Thực ra là không có vấn đề trả lại, tức là ‘của anh hay của tôi’ nên về phía các tôn giáo hay dùng từ ‘trả lại’ tạo sự không thông cảm được với nhau. Không có chuyện đòi lại, trả lại,"
Về điểm này, ông Doanh giải thích rằng: "Từ khi có Luật đất đai, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý và nhà nước, căn cứ vào nhu cầu sử dụng thực sự của nhân dân và quỹ đất, cấp đất cho nhân dân, các tổ chức để sử dụng ổn định, lâu dài."
Nhà nước 'xem xét nguyện vọng'
Trước câu hỏi vậy chuyện hàng nghìn giáo dân yêu cầu được trả lại, hay nói cách khác là được quyền 'sử dụng' tòa nhà có khiến nhà nước xem xét hay không, ông đáp:
"Đấy cũng là một điều để nhà nước xem xét, vì đó cũng là một nguyện vọng của một bộ phận bà con giáo dân,"
Ông cũng đưa ra cách lý giải lịch sử chính thống hiện nay tại Việt Nam:
"Sau thời thực dân, đế quốc nay đất đai là sở hữu toàn dân. Nhà nước quan tâm đến nhu cầu của từng bộ phận nhân dân để giải quyết. Thậm chí khi các tổ chức tôn giáo có nhu cầu sử dụng đất để thờ tự, để hoạt động tôn giáo, nhà nước đã từng cung cấp đất cho họ sử dụng mà không phải trả thuế sử dụng đất."
Trước đó, hôm 27.12, Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt nói với BBC rằng Giáo hội Công giáo đã nhiều lần gửi đơn từ xin nhà nước trả lại toà nhà cùng số 40 phố Nhà Chung với Tòa Giám Mục nhưng "đơn thư chỉ rơi vào im lặng".
Theo cha Kiệt, chẳng hạn có như đơn của người tiền nhiệm của ông gửi cho các cấp lãnh đạo Việt Nam năm 2000 và sau này ông cũng yêu cầu nữa.
Ông nói hiện Tòa Giám Mục thì chật chội, có nhu cầu xin lại Tòa Khâm Sứ vốn đã và đang bị quận Hoàn Kiếm dùng vào các mục tiêu không tốt.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thế Doanh thì:
"Việc này vẫn chưa được một cơ quan nào đó có thẩm quyền ở địa phương báo cáo. Hà Nội cũng chưa có báo cáo cụ thể. Bản thân Tòa Giám Mục sau vụ việc này cũng chưa báo cáo cụ thể."
Trước việc giáo dân và giáo sĩ than phiền về cách quận Hoàn Kiếm từng sử dụng tòa nhà vào mục đích kinh doanh vũ trường, khách sạn ông đáp rằng:
"Trước khi các vụ này xảy ra, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu TP Hà Nội dùng tất cả các việc thi công, không được sử dụng khu đất và tòa nhà vào mục đích kinh doanh, vũ trường, khách sạn. Tuyệt đối không được. Trước mắt thì có thể sử dụng làm nơi công công, công viên, cây xanh, trong đó có đồng bào công giáo. Còn nhu cầu của Giáo hội đến đâu thì Giáo hội đặt vấn đề."
Ông nói Ban Tôn giáo Chính phủ đã góp ý kiến cho Hà Nội không nên "xây dựng thành trung tâm thương mại hoặc vũ trường, khách sạn, vì hoạt động ồn ào như thế làm ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của tôn giáo".
Ông cam kết rằng sẽ không có chuyện như Giáo hội tưởng là thành phố lại cho dùng khu đất và tòa nhà làm vũ trường, khách sạn trở lại sau khi họ "tranh thủ mở điểm trông xe máy".
Cầu nguyện đông người
Theo bản tin trên mạng của Thông tấn xã Công giáo (Viet Catholic News), trưa ngày đầu năm 1.1.2008, linh mục làm lễ ở Nhà Thờ Lớn đã nói:
"Năm mới chúng ta có nhiều ước vọng Một trong những ước vọng cháy bỏng nhất là chúng ta xin lại được nhà đất Toà Khâm Sứ. Để cho điều ấy trở thành hiện thực, chúng ta cần phải cầu nguyện và hành động. Chúng ta hành động chứ không bạo động."
Sau đó, vị linh mục đã mời các giáo dân tiến bước về phía tòa nhà, đi đầu là một lễ rước.
Đám rước đông đảo đã được công an giao thông giúp đỡ giữ trật tự ở phố Nhà Chung vốn nhỏ hẹp.
Tuy Tòa Khâm sứ đã khóa công nhưng Viet Catholic News viết rằng người ta "Hoan hô các anh cảnh sát giao thông tuyệt vời giữ trật tự cho giáo dân cầu nguyện."
Trước câu hỏi của BBC về ảnh hưởng của vụ hàng nghìn giáo dân cầu nguyện đối với việc bình thường hóa quan hệ Việt Nam-Vatican, ông Nguyễn Thế Doanh cho hay việc thiết lập quan hệ ngoại giao:
"Đang trao đổi với Vatican, trên tinh thần đối thoại, tôn trọng lẫn nhau vì lợi ích của người Công giáo nhưng cũng vì lợi ích chung".
Đài BBC cũng hỏi ông liệu trong tương lai, nếu Việt Nam và Tòa Thánh có quan hệ ngoại giao thì liệu Tòa Khâm sứ hiện nay có thể trở thành trụ sở cho đại sứ của Vatican hay không. Ông Doanh nói:
"Nếu trong trong tương lai nếu có thiết lập quan hệ như thế thì việc chọn trụ sở như thế nào, ở đâu chỉ là phụ, không có gì quan trọng lắm."