Trong bài “Từ Thái Bình 1997 đến biểu tình 2007”, Quốc Phương của đài BBC nhận định rằng truyền thông đóng một vai trò quan trọng trong những cuộc đấu tranh cho công lý và dân chủ tại Việt Nam.
Theo phóng viên này cuộc nổi dậy của nông dân Thái Bình năm 1997 đã bị đàn áp nhanh chóng vì nhà nước thành công trong sách lược “kiểm soát chặt chẽ việc đưa tin của các phương tiện truyền thông đại chúng trong nước để hạn chế biểu tình, tuần hành lan rộng”. Nhà nước đã làm hết sức có thể để “chia cắt người biểu tình với các tầng lớp dân chúng khác” hầu “cô lập họ, đồng thời tạo sự mất phương hướng trong những giới không tham gia vì thiếu thông tin”.
Vụ Thái Bình 1997
Phóng viên này đã được một nhà nghiên cứu từ Hà Nội, xin ẩn danh cho biết:
"Cuối tháng 6 năm 1997, Viện của tôi được lệnh khẩn về tỉnh Thái Bình để tiến hành một cuộc điều tra tình trạng và nguyên nhân của sự biến tại năm trên bảy huyện của tỉnh này. Đoàn từ Hà Nội đi Thái Bình chỉ ba ngày sau sự kiện người dân xã An Ninh, huyện Quỳnh Phụ, tấn công và chiếm UBND xã trong đêm 26 rạng ngày 27 tháng Sáu.''
''Những gì mà ba tổ công tác của chúng tôi chứng kiến là không thể tin được bằng mắt: chậu cảnh, tường hoa, bát đĩa, bàn ghế xa lông tiếp khách, tủ kính bàn của trụ sở uỷ ban xã An Ninh, trung tâm diễn ra điểm nóng, được xây ngót nghét gần 1 tỉ đồng thời đó bị đập phá tan tành.''
''Đoàn cũng được thị sát 8 ngôi nhà của cán bộ xã gồm bí thư đảng uỷ, chủ tịch uỷ ban nhân dân, chủ tịch hợp tác xã, trưởng ban địa chính xã… bị người dân thiêu rụi. Rõ ràng, một cuộc xung đột bạo lực chưa từng có đã bùng phát.”
Vụ Thái Bình 1997 đã bộc phát vào tháng Tư năm đó với sự tham gia của gần 3.000 nông dân ở Quỳnh Phụ, dưới hình thức một cuộc đi bộ “cực kỳ có văn hoá, có tổ chức và có đầu óc của người dân”.
“Những người biểu tình đã xếp thành hàng lối, có tầng lớp, kỷ luật chặt chẽ, được sự chỉ đạo và hướng dẫn của những cựu cán bộ, đảng viên, quan chức cũ các cấp, có trình độ của chính quyền và quân đội.
Họ đưa ra những yêu sách đòi xét xử các quan tham nhũng địa phương, trong khi cách ứng xử, hành xử của cả đoàn mấy nghìn người ấy là ôn hoà”.
Nhà nghiên cứu từ Hà Nội, kể tiếp:
“Cuộc tuần hành thứ hai là một cuộc biểu tình bằng xe đạp của hơn 2.000 người dân thuộc mấy chục xã của huyện Quỳnh Phụ lên tỉnh vào tháng Năm.'' (năm 1997)
''Cuộc biểu tình lần này cũng rất hoà nhã, lúc đầu diễn ra có trật tự với mục tiêu đòi Viện Kiểm soát và Chính quyền Tỉnh trả tự do vô điều kiện cho hai người đại diện hợp pháp của họ đã bị bắt giữ sai trái.''
''Song rất tiếc là cuối cùng, do chính quyền sử dụng bạo lực cảnh sát dã chiến với vòi rồng, dùi cui, lựu đạn cay, đoàn biểu tình đã buộc lòng phải chống lại, và khi bị trấn áp quá mạnh tay, căm phẫn, họ đã bùng lên và tấn công lại lực lượng trấn áp mình, cũng như tiến tới uy hiếp, chiếm đóng các cơ quan trụ sở chính quyền.”
Trong các cuộc biểu tình, người dân Thái Bình đảm bảo trật tự tuyệt đối, bên cạnh các khẩu hiệu như "Ðả đảo bọn tham nhũng!", họ cũng cầm theo những biểu ngữ hoan hô đảng và ông Hồ.
Trong hai ngày 26 và 27 tháng Sáu, tại xã Ðông Cường, huyện Ðông Hưng, nông dân tấn công bằng bạo lực vào các cán bộ xã bị coi là phần tử tham nhũng.
Tại ba xã khác là Thái Thịnh, Thái Tân và Mĩ Lộc thuộc huyện Thái Thụy, hàng ngàn người kéo tới trụ sở UBND xã, thoạt đầu chất vấn, truy cung lãnh đạo xã, sau đó đập phá tan nát trụ sở, nhà cửa, tịch thu tài sản, hành hung bọn cán bộ xã. Phần đông các cán bộ xã bị tấn công đã phải trốn chạy; số hung hãn hơn thì chống cự bằng vũ khí với sự hỗ trợ của họ hàng, người thân cùng xóm.
Trong thời gian cuối tháng 6/97, trong số 7 huyện của tỉnh Thái Bình thì đã có đến 5 huyện là Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Tiền Hải, Ðông Hưng, Thái Thụy liên tục xảy ra các vụ khiếu kiện về dân chủ, công bằng, và các vụ tấn công cướp chính quyền. Dân chúng đòi hỏi công khai hóa việc phân chia ruộng, nhất là việc thu và chi các khoản đóng góp mà chính quyền địa phương (xã, huyện) thu của nông dân để xây dựng cơ sở hạ tầng.
Phương sách đối phó
Quốc Phương cho biết: “Sự kiện Thái Bình đã ngay lập tức tác động mạnh đến giới quan sát, nghiên cứu và hoạch định chính sách của nhà nước Việt Nam. Đã có nhiều cuộc họp, hội thảo của các cơ quan liên ngành để bàn bạc, đánh giá vấn đề, phân tích nguyên nhân và tìm giải pháp”.
Trước mắt, nhà nước chỉ đạo cho “báo chí và truyền thông đối ngoại để giải thích biến cố với dư luận trong và ngoài nước.” Bọn bồi bút tay sai cho chế độ được điều động về Thái Bình theo dõi và uốn nắn dư luận trong và ngoài nước. Trong khi đó một lực lượng đông đảo công an và quân đội được điều động đến để trấn áp, tái lập trật tự và truy lùng những người lãnh đạo các cuộc biểu tình. Một số quan chức tham nhũng bị trừng phạt để xoa dịu lòng dân.
Sau đó, mở ra những cuộc hội họp bàn về những nguyên nhân chính dẫn đến cuộc bạo động và phương án đối phó. Trong bối cảnh đó cuối năm 1997, Viện Xã hội học ở Hà Nội đưa ra một báo cáo cho rằng những nguyên nhân chính của vụ Thái Bình là:
“Sức dân bị khai thác quá mức, bị sử dụng lãng phí và bị tham nhũng quá mức; Cơ chế quản lý có vấn đề trầm trọng tạo điều kiện cho tham nhũng và lạm quyền, đối lập quyền lợi cán bộ với dân, các giải pháp quản lý can thiệp, xử lý biến cố bất hợp lý; Vi phạm dân chủ tại nông thôn thường xuyên xảy ra nghiêm trọng và kéo dài”
Hai năm sau, năm 1999, Ban Dân Vận Trung ương kết hợp với các cơ quan nghiên cứu viện, trường, mặt trận trung ương ở Hà Nội đã bàn về khái niệm thế nào là điểm nóng. Có những ý kiến nói nếu chỉ nhìn Thái Bình là điểm nóng thì có ít, nhưng nếu nhìn theo kiểu chẻ nhỏ lẻ, thì có thể phải có đến vài trăm điểm, từ ngay Sóc Sơn, Hà Nội ở phía Bắc tới Xuân Lộc, Đồng Nai ở phía Nam.
Cựu tướng Võ Nguyên Giáp cũng đến dự cuộc họp đã nói với các đại biểu, đại ý rằng Thái Bình chỉ là một thôi, nếu chúng ta tiếp tục quay lưng lại với dân như thế này, quên đi những đóng góp, gian khổ của dân, thì ngay ở cả miền Núi phía Bắc, miền Trung Tây Nguyên...nếu sau này có sự biến gì xảy ra, không ai chắc là đồng bào sẽ tiếp tục bảo vệ chúng ta đâu.
Truyền thông rùa bò
Cao trào của vụ Thái Bình diễn ra vào tháng 5 và tháng 6 năm 1997. Tuy nhiên, đến ngày 28/8/1997, Reuters mới đưa tin cho biết nhà nước đã điều động 1200 công an thuộc Ðội đặc nhiệm chống biểu tình về tỉnh này để tìm cách trấn áp. Cũng hôm 28/8/1997, AFP trích dẫn các nguồn từ chính quyền theo đó một viên chức lãnh đạo địa phương đã chết vì thương tích sau khi được đưa vào bệnh viện. Khi tung tin này cho AFP, nhà nước đã muốn lợi dụng các cơ quan truyền thông nước ngoài để biện minh cho việc trấn áp dân chúng bằng bạo lực.
Mãi đến ngày 8/9/1997 lần đầu tiên báo Nhân dân mới đưa tin về vụ Thái Bình và mở màn bằng một loạt bài báo phóng sự về những sự cố xảy ra tại 128 làng ở tỉnh Thái Bình trong hai tháng Năm và Sáu.
BBC cho biết:
“Tờ Nhân Dân đưa tin là dân chúng tại đây đã biểu tình để phản đối việc chính quyền địa phương thu quá nhiều thuế và đã biển thủ công quỹ dành cho việc xây cất đường sá.
Cùng ngày, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trích dẫn chính thức bài báo trên tờ Nhân Dân cho biết là các vấn đề ở tỉnh Thái Bình xuất phát từ sự cạnh tranh giữa các huyện xây cất cơ sở hạ tầng. Và để thu vốn cần thiết, chính quyền địa phương đã đánh thuế quá nặng.
Theo báo Nhân Dân, sự việc sẽ không trở thành trầm trọng nếu như chính quyền địa phương biết hành động nhanh chóng một khi nhận được tín hiệu của người dân địa phương”
Đấu tranh đòi công lý và dân chủ năm 2007
Cũng cần phải nói thêm rằng vụ Thái Bình 1997, nhà nước chỉ cố gắng xoa dịu dân chúng và trấn áp họ tạm thời. Những bất công vẫn đè nặng lên vai họ.
Một vị ở Hà Nội nhận xét rất đúng ở Việt Nam ngày nay người ta có cả một rừng luật, nhưng nhà nước chỉ thích chơi luật rừng. Những bất công đè nặng lên dân chúng do trò luật rừng này vẫn tiếp tục đè nặng lên đầu lên cổ nhân dân. Bất công lớn nhất vẫn là bất công về nhà, đất.
Tác giả Hữu Vinh viết:
“Ở Việt Nam, văn bản luật không thiếu, nhưng nếu thực thi đầy đủ, may ra chỉ có luật rừng. Mọi việc, giải quyết hay không, cách nào, phụ thuộc vào ý muốn của đảng Cộng sản. Ngay cả trước khi mở Tòa án, còn phải xin ý kiến bên đảng, và mấy ngành nội chính ngồi họp với nhau xem xét xử thế nào? Và khi đã thống nhất, có nghĩa là vụ án đã xong phần kết luận, án đã bỏ túi, ra tòa trình diễn là xong.
Còn luật, chẳng có gì là khó khăn, Quốc hội là của đảng (vì sao ư? Với gần 500 đại biểu Quốc hội, không quá 15% người ngoài đảng, trong khi đảng viên chỉ chiếm 1/40 dân số trong 84 triệu người Việt Nam trong nước). Vậy thì đảng muốn có luật nào mà chẳng được, Quốc hội có nhiệm vụ thông qua? Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất, là cơ quan lập pháp, nhưng muốn thay đổi Hiến pháp, còn phải chờ Đại hội đảng cho cương lĩnh, chủ trương, đó là một ví dụ điển hình”
“Vấn đề nhà đất, là một chuỗi dài những điều bất cập trong xã hội Việt Nam hiện nay và luôn là điểm nóng của nơi nơi từ nam đến bắc. Hàng người xếp hàng, ăn chực nằm chờ hàng năm trời trước cửa tiếp dân. Hàng ngàn người dân phía nam biểu tình rầm rộ vừa qua là một bằng chứng. Đất đai luôn là một vấn đề nóng bỏng, làm đau đầu các nhà hành pháp của Việt Nam, làm bức xúc nhiều người dân trong quá khứ, hiện tại và chắc còn nhiều trong tương lai.
Vì sao có chuyện như thế? với hệ thống công quyền tham nhũng, lũng đoạn, mạnh ai nấy kiếm qua các vị trí của mình mà dư luận cho rằng nhiều vị trí có được bởi việc mua quan bán chức, thì việc đó là đương nhiên.
Khi sự công bằng xã hội không được đặt lên một tiêu chí có tính bắt buộc, mà mọi hoạt động chủ yếu là mệnh lệnh và nghị quyết từ đảng, từ những cá nhân, nhiều khi bất chấp ý muốn của nhân dân và quy luật của cuộc sống, đã tạo nên sự hỗn loạn đó.
Để có cho mỗi cán bộ từ trung ương đến địa phương có một vài, thậm chí ba bốn căn nhà giá trị hàng ngàn cây vàng, đương nhiên phải có người bị mất đất, có kẻ bị thu hồi, có nơi bị chiếm đoạt. Để có người được cấp, có kẻ được cho, có người được tặng, bán… Mà đất đai thì không tự đẻ ra và phình to ra như hệ thống cán bộ đảng, chính quyền, mặt trận và các cơ quan ngoại vi của đảng nhiều khi chẳng biết sinh ra để làm gì hiện nay”
So sánh các vụ biểu tình năm 1997 và 2007, nhà nghiên cứu ở Hà Nội nói: “Cách mạng là ngày hội của quần chúng, và khi nào quần chúng muốn làm ngày hội của mình thì cách mạng tự đến.''
''Song nên nhớ rằng, quần chúng bây giờ có độ tuổi trung bình ngày càng trẻ hơn so với quần chúng ở thời điểm 10 năm trước”.
Và cũng cần phải thêm rằng truyền thông 2007 đã hoàn toàn khác với truyền thông 1997! Những gì vừa xẩy ra ở Tòa Khâm Sứ hay ở Thái Hà, lập tức ở hải ngoại đã biết tường tận cùng với những hình ảnh rõ nét và xác minh hùng hồn không thể chối cãi được, dù có muốn giấu diếm cũng vô phương.
Sức mạnh của truyền thông hôm nay không chỉ hạn hẹp trong cộng đồng người Việt, nhưng nó đã vượt xa tới các cộng đồng khác của thế giới qua các ngôn ngữ thông dụng: Anh, Pháp và Đức, v.v... Sức mạnh truyền thông xuyên biên giới này cũng là sức mạnh chuyển hóa thành sức mạnh chính trị và kinh tế. Và sự truyền thông xuyên biên giới ngôn ngữ này cũng mang tính cách lập tức, chính xác, khả tín. Chính đó mới là đạo quân thứ 3 đánh đổ được những nhà độc tài, chính sách vô nhân bản, nền cai trị bất công và thể chế áp bức con người!
Theo phóng viên này cuộc nổi dậy của nông dân Thái Bình năm 1997 đã bị đàn áp nhanh chóng vì nhà nước thành công trong sách lược “kiểm soát chặt chẽ việc đưa tin của các phương tiện truyền thông đại chúng trong nước để hạn chế biểu tình, tuần hành lan rộng”. Nhà nước đã làm hết sức có thể để “chia cắt người biểu tình với các tầng lớp dân chúng khác” hầu “cô lập họ, đồng thời tạo sự mất phương hướng trong những giới không tham gia vì thiếu thông tin”.
Vụ Thái Bình 1997
Phóng viên này đã được một nhà nghiên cứu từ Hà Nội, xin ẩn danh cho biết:
"Cuối tháng 6 năm 1997, Viện của tôi được lệnh khẩn về tỉnh Thái Bình để tiến hành một cuộc điều tra tình trạng và nguyên nhân của sự biến tại năm trên bảy huyện của tỉnh này. Đoàn từ Hà Nội đi Thái Bình chỉ ba ngày sau sự kiện người dân xã An Ninh, huyện Quỳnh Phụ, tấn công và chiếm UBND xã trong đêm 26 rạng ngày 27 tháng Sáu.''
''Những gì mà ba tổ công tác của chúng tôi chứng kiến là không thể tin được bằng mắt: chậu cảnh, tường hoa, bát đĩa, bàn ghế xa lông tiếp khách, tủ kính bàn của trụ sở uỷ ban xã An Ninh, trung tâm diễn ra điểm nóng, được xây ngót nghét gần 1 tỉ đồng thời đó bị đập phá tan tành.''
''Đoàn cũng được thị sát 8 ngôi nhà của cán bộ xã gồm bí thư đảng uỷ, chủ tịch uỷ ban nhân dân, chủ tịch hợp tác xã, trưởng ban địa chính xã… bị người dân thiêu rụi. Rõ ràng, một cuộc xung đột bạo lực chưa từng có đã bùng phát.”
Vụ Thái Bình 1997 đã bộc phát vào tháng Tư năm đó với sự tham gia của gần 3.000 nông dân ở Quỳnh Phụ, dưới hình thức một cuộc đi bộ “cực kỳ có văn hoá, có tổ chức và có đầu óc của người dân”.
“Những người biểu tình đã xếp thành hàng lối, có tầng lớp, kỷ luật chặt chẽ, được sự chỉ đạo và hướng dẫn của những cựu cán bộ, đảng viên, quan chức cũ các cấp, có trình độ của chính quyền và quân đội.
Họ đưa ra những yêu sách đòi xét xử các quan tham nhũng địa phương, trong khi cách ứng xử, hành xử của cả đoàn mấy nghìn người ấy là ôn hoà”.
Nhà nghiên cứu từ Hà Nội, kể tiếp:
“Cuộc tuần hành thứ hai là một cuộc biểu tình bằng xe đạp của hơn 2.000 người dân thuộc mấy chục xã của huyện Quỳnh Phụ lên tỉnh vào tháng Năm.'' (năm 1997)
''Cuộc biểu tình lần này cũng rất hoà nhã, lúc đầu diễn ra có trật tự với mục tiêu đòi Viện Kiểm soát và Chính quyền Tỉnh trả tự do vô điều kiện cho hai người đại diện hợp pháp của họ đã bị bắt giữ sai trái.''
''Song rất tiếc là cuối cùng, do chính quyền sử dụng bạo lực cảnh sát dã chiến với vòi rồng, dùi cui, lựu đạn cay, đoàn biểu tình đã buộc lòng phải chống lại, và khi bị trấn áp quá mạnh tay, căm phẫn, họ đã bùng lên và tấn công lại lực lượng trấn áp mình, cũng như tiến tới uy hiếp, chiếm đóng các cơ quan trụ sở chính quyền.”
Trong các cuộc biểu tình, người dân Thái Bình đảm bảo trật tự tuyệt đối, bên cạnh các khẩu hiệu như "Ðả đảo bọn tham nhũng!", họ cũng cầm theo những biểu ngữ hoan hô đảng và ông Hồ.
Trong hai ngày 26 và 27 tháng Sáu, tại xã Ðông Cường, huyện Ðông Hưng, nông dân tấn công bằng bạo lực vào các cán bộ xã bị coi là phần tử tham nhũng.
Tại ba xã khác là Thái Thịnh, Thái Tân và Mĩ Lộc thuộc huyện Thái Thụy, hàng ngàn người kéo tới trụ sở UBND xã, thoạt đầu chất vấn, truy cung lãnh đạo xã, sau đó đập phá tan nát trụ sở, nhà cửa, tịch thu tài sản, hành hung bọn cán bộ xã. Phần đông các cán bộ xã bị tấn công đã phải trốn chạy; số hung hãn hơn thì chống cự bằng vũ khí với sự hỗ trợ của họ hàng, người thân cùng xóm.
Trong thời gian cuối tháng 6/97, trong số 7 huyện của tỉnh Thái Bình thì đã có đến 5 huyện là Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Tiền Hải, Ðông Hưng, Thái Thụy liên tục xảy ra các vụ khiếu kiện về dân chủ, công bằng, và các vụ tấn công cướp chính quyền. Dân chúng đòi hỏi công khai hóa việc phân chia ruộng, nhất là việc thu và chi các khoản đóng góp mà chính quyền địa phương (xã, huyện) thu của nông dân để xây dựng cơ sở hạ tầng.
Phương sách đối phó
Quốc Phương cho biết: “Sự kiện Thái Bình đã ngay lập tức tác động mạnh đến giới quan sát, nghiên cứu và hoạch định chính sách của nhà nước Việt Nam. Đã có nhiều cuộc họp, hội thảo của các cơ quan liên ngành để bàn bạc, đánh giá vấn đề, phân tích nguyên nhân và tìm giải pháp”.
Trước mắt, nhà nước chỉ đạo cho “báo chí và truyền thông đối ngoại để giải thích biến cố với dư luận trong và ngoài nước.” Bọn bồi bút tay sai cho chế độ được điều động về Thái Bình theo dõi và uốn nắn dư luận trong và ngoài nước. Trong khi đó một lực lượng đông đảo công an và quân đội được điều động đến để trấn áp, tái lập trật tự và truy lùng những người lãnh đạo các cuộc biểu tình. Một số quan chức tham nhũng bị trừng phạt để xoa dịu lòng dân.
Sau đó, mở ra những cuộc hội họp bàn về những nguyên nhân chính dẫn đến cuộc bạo động và phương án đối phó. Trong bối cảnh đó cuối năm 1997, Viện Xã hội học ở Hà Nội đưa ra một báo cáo cho rằng những nguyên nhân chính của vụ Thái Bình là:
“Sức dân bị khai thác quá mức, bị sử dụng lãng phí và bị tham nhũng quá mức; Cơ chế quản lý có vấn đề trầm trọng tạo điều kiện cho tham nhũng và lạm quyền, đối lập quyền lợi cán bộ với dân, các giải pháp quản lý can thiệp, xử lý biến cố bất hợp lý; Vi phạm dân chủ tại nông thôn thường xuyên xảy ra nghiêm trọng và kéo dài”
Hai năm sau, năm 1999, Ban Dân Vận Trung ương kết hợp với các cơ quan nghiên cứu viện, trường, mặt trận trung ương ở Hà Nội đã bàn về khái niệm thế nào là điểm nóng. Có những ý kiến nói nếu chỉ nhìn Thái Bình là điểm nóng thì có ít, nhưng nếu nhìn theo kiểu chẻ nhỏ lẻ, thì có thể phải có đến vài trăm điểm, từ ngay Sóc Sơn, Hà Nội ở phía Bắc tới Xuân Lộc, Đồng Nai ở phía Nam.
Cựu tướng Võ Nguyên Giáp cũng đến dự cuộc họp đã nói với các đại biểu, đại ý rằng Thái Bình chỉ là một thôi, nếu chúng ta tiếp tục quay lưng lại với dân như thế này, quên đi những đóng góp, gian khổ của dân, thì ngay ở cả miền Núi phía Bắc, miền Trung Tây Nguyên...nếu sau này có sự biến gì xảy ra, không ai chắc là đồng bào sẽ tiếp tục bảo vệ chúng ta đâu.
Truyền thông rùa bò
Cao trào của vụ Thái Bình diễn ra vào tháng 5 và tháng 6 năm 1997. Tuy nhiên, đến ngày 28/8/1997, Reuters mới đưa tin cho biết nhà nước đã điều động 1200 công an thuộc Ðội đặc nhiệm chống biểu tình về tỉnh này để tìm cách trấn áp. Cũng hôm 28/8/1997, AFP trích dẫn các nguồn từ chính quyền theo đó một viên chức lãnh đạo địa phương đã chết vì thương tích sau khi được đưa vào bệnh viện. Khi tung tin này cho AFP, nhà nước đã muốn lợi dụng các cơ quan truyền thông nước ngoài để biện minh cho việc trấn áp dân chúng bằng bạo lực.
Mãi đến ngày 8/9/1997 lần đầu tiên báo Nhân dân mới đưa tin về vụ Thái Bình và mở màn bằng một loạt bài báo phóng sự về những sự cố xảy ra tại 128 làng ở tỉnh Thái Bình trong hai tháng Năm và Sáu.
BBC cho biết:
“Tờ Nhân Dân đưa tin là dân chúng tại đây đã biểu tình để phản đối việc chính quyền địa phương thu quá nhiều thuế và đã biển thủ công quỹ dành cho việc xây cất đường sá.
Cùng ngày, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trích dẫn chính thức bài báo trên tờ Nhân Dân cho biết là các vấn đề ở tỉnh Thái Bình xuất phát từ sự cạnh tranh giữa các huyện xây cất cơ sở hạ tầng. Và để thu vốn cần thiết, chính quyền địa phương đã đánh thuế quá nặng.
Theo báo Nhân Dân, sự việc sẽ không trở thành trầm trọng nếu như chính quyền địa phương biết hành động nhanh chóng một khi nhận được tín hiệu của người dân địa phương”
Đấu tranh đòi công lý và dân chủ năm 2007
Cũng cần phải nói thêm rằng vụ Thái Bình 1997, nhà nước chỉ cố gắng xoa dịu dân chúng và trấn áp họ tạm thời. Những bất công vẫn đè nặng lên vai họ.
Một vị ở Hà Nội nhận xét rất đúng ở Việt Nam ngày nay người ta có cả một rừng luật, nhưng nhà nước chỉ thích chơi luật rừng. Những bất công đè nặng lên dân chúng do trò luật rừng này vẫn tiếp tục đè nặng lên đầu lên cổ nhân dân. Bất công lớn nhất vẫn là bất công về nhà, đất.
Tác giả Hữu Vinh viết:
“Ở Việt Nam, văn bản luật không thiếu, nhưng nếu thực thi đầy đủ, may ra chỉ có luật rừng. Mọi việc, giải quyết hay không, cách nào, phụ thuộc vào ý muốn của đảng Cộng sản. Ngay cả trước khi mở Tòa án, còn phải xin ý kiến bên đảng, và mấy ngành nội chính ngồi họp với nhau xem xét xử thế nào? Và khi đã thống nhất, có nghĩa là vụ án đã xong phần kết luận, án đã bỏ túi, ra tòa trình diễn là xong.
Còn luật, chẳng có gì là khó khăn, Quốc hội là của đảng (vì sao ư? Với gần 500 đại biểu Quốc hội, không quá 15% người ngoài đảng, trong khi đảng viên chỉ chiếm 1/40 dân số trong 84 triệu người Việt Nam trong nước). Vậy thì đảng muốn có luật nào mà chẳng được, Quốc hội có nhiệm vụ thông qua? Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất, là cơ quan lập pháp, nhưng muốn thay đổi Hiến pháp, còn phải chờ Đại hội đảng cho cương lĩnh, chủ trương, đó là một ví dụ điển hình”
“Vấn đề nhà đất, là một chuỗi dài những điều bất cập trong xã hội Việt Nam hiện nay và luôn là điểm nóng của nơi nơi từ nam đến bắc. Hàng người xếp hàng, ăn chực nằm chờ hàng năm trời trước cửa tiếp dân. Hàng ngàn người dân phía nam biểu tình rầm rộ vừa qua là một bằng chứng. Đất đai luôn là một vấn đề nóng bỏng, làm đau đầu các nhà hành pháp của Việt Nam, làm bức xúc nhiều người dân trong quá khứ, hiện tại và chắc còn nhiều trong tương lai.
Vì sao có chuyện như thế? với hệ thống công quyền tham nhũng, lũng đoạn, mạnh ai nấy kiếm qua các vị trí của mình mà dư luận cho rằng nhiều vị trí có được bởi việc mua quan bán chức, thì việc đó là đương nhiên.
Khi sự công bằng xã hội không được đặt lên một tiêu chí có tính bắt buộc, mà mọi hoạt động chủ yếu là mệnh lệnh và nghị quyết từ đảng, từ những cá nhân, nhiều khi bất chấp ý muốn của nhân dân và quy luật của cuộc sống, đã tạo nên sự hỗn loạn đó.
Để có cho mỗi cán bộ từ trung ương đến địa phương có một vài, thậm chí ba bốn căn nhà giá trị hàng ngàn cây vàng, đương nhiên phải có người bị mất đất, có kẻ bị thu hồi, có nơi bị chiếm đoạt. Để có người được cấp, có kẻ được cho, có người được tặng, bán… Mà đất đai thì không tự đẻ ra và phình to ra như hệ thống cán bộ đảng, chính quyền, mặt trận và các cơ quan ngoại vi của đảng nhiều khi chẳng biết sinh ra để làm gì hiện nay”
So sánh các vụ biểu tình năm 1997 và 2007, nhà nghiên cứu ở Hà Nội nói: “Cách mạng là ngày hội của quần chúng, và khi nào quần chúng muốn làm ngày hội của mình thì cách mạng tự đến.''
''Song nên nhớ rằng, quần chúng bây giờ có độ tuổi trung bình ngày càng trẻ hơn so với quần chúng ở thời điểm 10 năm trước”.
Và cũng cần phải thêm rằng truyền thông 2007 đã hoàn toàn khác với truyền thông 1997! Những gì vừa xẩy ra ở Tòa Khâm Sứ hay ở Thái Hà, lập tức ở hải ngoại đã biết tường tận cùng với những hình ảnh rõ nét và xác minh hùng hồn không thể chối cãi được, dù có muốn giấu diếm cũng vô phương.
Sức mạnh của truyền thông hôm nay không chỉ hạn hẹp trong cộng đồng người Việt, nhưng nó đã vượt xa tới các cộng đồng khác của thế giới qua các ngôn ngữ thông dụng: Anh, Pháp và Đức, v.v... Sức mạnh truyền thông xuyên biên giới này cũng là sức mạnh chuyển hóa thành sức mạnh chính trị và kinh tế. Và sự truyền thông xuyên biên giới ngôn ngữ này cũng mang tính cách lập tức, chính xác, khả tín. Chính đó mới là đạo quân thứ 3 đánh đổ được những nhà độc tài, chính sách vô nhân bản, nền cai trị bất công và thể chế áp bức con người!