HÀ NỘI -- Từ khi nghe rằng sẽ có cuộc dàn xếp và một số những thỏa thuận giữa Tòa Giám Mục và Chính Quyền tiến tới cuộc đối thoại về đất đai Tòa Khâm sứ, các cộng tác viên của chúng tôi tại Hà Nội đã đi tìm hiểu, điều tra, nói truyện với nhiều người, và chính từ Los Angeles linh mục Giám đốc VietCatholic cũng đã điện thoại viễn liên về Việt Nam và sang tận cả Vatican để tìm hiểu thực hư cũng như bản chất của diễn tiến này bao gồm những gì và đi tới đâu, phản ứng của giáo sĩ và giáo dân Hà nội như thế nào. Sau đây là tổng hợp những ý kiến nhận định mà chúng tôi thu thập dược.
Suốt ngày 31.01 giáo dân vẫn nô nức đến canh thức và cầu nguyện ở Toà Khâm Sứ. Những sự kiện xảy ra trong những ngày qua chứng tỏ áp chế hay đe dọa bạo lực không còn đủ sức làm người ta sợ hãi không dám thể hiện niềm tin của mình đối với Chúa và thái độ kiên quyết đấu tranh cho công lý.
Đêm đến vẫn đông người canh thức cầu nguyện. Chúng tôi thấy người của nhiều Giáo xứ trong Thành phố kéo đến. Đông nhất vẫn là xứ Hàm Long, Thái Hà và Nhà Thờ Chính Toà. Nhiều người đưa cả gia đình đi đến đây cầu nguyện. Có chị nói rằng nhờ việc đến đây cầu nguyện với mọi người mà chồng chị được ăn năn sám hối đối mới cuộc đời.
Sáng nay 01.02, khi được biết ý của Đức Tổng là đã có được sự thỏa thuận với chính quyền tiến tới một giải pháp ôn hòa và tốt đẹp cho cả Giáo hội và Chính quyền liên quan tới Tòa Khâm Sứ, bước đầu là hai bên ngưng sử dụng nơi chốn này hầu tạo bầu khí tích cực cho cuộc đối thoại hợp lý và đáp ứng nhu cầu của cả hai bên. Biết được ý này, giáo dân lập tức dọn dẹp lều bạt trong khu vực sân Toà Khâm Sứ. Xem Video: Sóng Lộc Triều Nguyên - Rước Thánh Giá về Tòa Khâm Sứ Tiếp theo là nghi thức rước thánh giá về Toà Giám Mục. Một cha chủ sự nghi thức, một số cha khác hiện diện để hiệp thông. Có khoảng 300 người tham dự. Nghi thức diễn ra vào buổi sáng, nhưng vì trời rét đậm và còn mưa bụi nên bà con giáo dân vẫn thắp nến cầm sẵn trong tay.
Tìm hiểu xem giáo dân phản ứng thế nào trước diễn biến này, chúng tôi ghi nhận rằng những người tham dự cầu nguyện ở đây cũng như những người nghe biết nghe biết đến sự kiện này cảm thấy có cái gì nhơ nhớ nếu không còn tổ chức cầu nguyện ở đây, rồi cũng có người thể hiện ý tưởng thoáng chút lo âu. Không biết rồi lần này thực tâm chính quyền có tôn trọng những điều hứa hẹn hay không?
Trong khi đó, đa số giáo dân nghĩ rằng vì Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Bertone gửi thư xin Đức Tổng Giám Mục Hà Nội nói lên mối lo lắng của toà Thánh là “có thể có nguy hiểm thực sự là người ta không thể kiểm soát được tình thế, khiến nó có thể biến thành biểu tình bạo lực hay bạo ngôn” có nghĩa là khi tồ chức cầu nguyện đông người như vậy lỡ ra có ai lợi dụng mà mình không kiểm soát được để xầy ra bạo động thì cái mục đích cầu nguyện của mình có thể bị lái đi một hướng khác. Do đó họ cũng nhận định, ý kiến của Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh rất là chính đáng khi ngài viết: “xin Đức Cha can thiệp để người ta tránh những thái cử có thể gây xáo trộn trật tự công cộng mà có thể trở về trạng thái bình thường” để có thể đối thoại được với chính quyền.
Được hỏi về cảm tưởng của mình trước sự việc này, một linh mục ngoài giáo phận đến đây cầu nguyện đã cho nhận định như sau: "Đức Tổng đã khuyên bảo giáo dân dỡ lều bạt và rước tượng thánh giá sắt về Toà Giám Mục, ấy là vì Giáo Hội thấy rằng mình có những cơ sở chắc chắn rằng chính quyền sẽ trả lại mình khu nhà đất này".
Như chúng ta đã từng theo dõi và biết, cuộc cầu nguyện ôn hoà bùng nổ từ ngày 25.01, diễn ra ngày đêm với mức độ hưởng ứng càng ngày càng đông của giáo dân, bất chấp các đe doạ là một sự kiện không thể phủ nhận. Sự kiện này đã khiến cho chính quyền Thành phố Hà Nội và Chính phủ Việt Nam phải xét lại nhu cầu của giáo hội và cách ứng xử của mình từ trước tới giờ trong vấn đề nhà đất Toà Khâm Sứ.
Trong khi đó, các phương tiện truyền thông quốc tế cũng rất quan tâm tới diễn tiến các sự kiện diễn ra kể từ ngày 25.01. Một số các hãng tin hay đài phát thanh trên thế giới lớn đều theo dõi diễn biến sự kiện và đưa tin như AP, AFP, BBC, RFI, UCAN, Radio, Veritas, Radio Vatican, Asia News. Chúng tôi cũng được biết các đại sứ quán ở Hà Nội cũng cử người theo dõi tình hình.
Hơn nữa, Toà Thánh cũng đã gửi thư cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tòa Thánh đang có những cuộc gặp gỡ với Ông Đại sứ Việt Nam tại Italia.
Những diễn biến về ngoại giao và chính trị quốc tế đã đang đưa tới một thái độ tích cực về phía chính phủ Việt Nam, vì bình thường Chính phủ không muốn trực tiếp nhúng tay vào vấn đề mà cấp Thành phố cũng có đủ thẩm quyền giải quyết, hơn nữa cấp thành phố lại cũng muốn giữ quyền này.
Các phương tiện truyền thông quốc tế, cùng với sự quan tâm của các cơ quan ngoại giao đã góp một phần rất quan trọng làm thay đổi não trạng nhiều người trong những ngày qua để nhìn sự việc và cách giải quyết hợp lý và thích ứng hơn trước những tình thế có thể trở thành điểm nóng không những chỉ ở Việt Nam mà còn mang mầu sắc quốc tế nữa.
Ý hướng và sự thỏa thuận đã được xác định. Tuy nhiên, chính quyền sẽ không thi hành ngay. Chính quyền sẽ còn để một thời gian cho tình hình lắng đọng mới thực thi nguyện vọng của giáo dân Hà nội.
Bước một của tiến trình này là Chính phủ ra lệnh đóng cửa quán phở và quán cà phê đồng thời lợp lại mái Toà Khâm Sứ.
Trong khi đó, Phía Toà Tổng Giám Mục, đã khuyên bảo giáo dân dỡ lều bạt và rước tượng thánh giá sắt về Toà Giám Mục như một hành động bầy tỏ thiện chí với chính quyền.
Hành động này của Toà Giám Mục và của giáo dân góp phần tạo điều kiện để cho tiến trình trao trả đất diễn ra nhanh hơn, vì chính quyền chỉ muốn trao trả sau khi nhân tình đã tương đối ổn định.
Hành động này của Toà Giám Mục và của giáo dân cũng cho thấy giáo dân Hà Nội đã trưởng thành và tự tin biết diễn đạt ý nguyện của mình một cách xác quyết và kiên trì. Sau nữa chúng cũng cho thấy mục đích của họ không phải là “ăn thua đủ” với bất cứ ai, trái lại trước sau chỉ muốn nguyện vọng chính đáng của mình về vấn đề nhà đất được đáp ứng một cách công bình và ôn hòa.
Hành động này của Toà Giám Mục và của giáo dân cũng cho thấy giáo dân, giáo sĩ, tu sĩ Hà Nội đã có can đảm và sự kiên trì đấu tranh cho công lý bất chấp đe dọa thì họ cũng thừa dũng cảm và lòng bao dung để cuộc đối thoại được tiến hành tích cực hơn.
Một linh mục trong TGP Hà Nội khi được hỏi về biến chuyển này, ngài đã cho biết quan điểm như sau: "Quả bóng hiện vẫn đang trong sân của chính quyền. Nếu chính quyền xét đến nhu cầu thực tế của Tổng Giáo Phận và biết tôn trọng pháp luật, thực sự muốn xây dựng một nhà nước pháp quyền và một đất nước dân chủ và văn minh, thì quyết định trả lại nhà đất Toà Khâm Sứ sớm được thực hiện và khi ấy sẽ tốt cho cả Nhà Nước lẫn Giáo Hội. Còn nếu vì một lý do nào đấy mà vấn đề không được giải quyết thoả đáng khiến giáo dân mất lòng tin, thì hơn chỗ nào hết trên đất nước này, Toà Khâm Sứ sẽ tiếp tục là một nơi nhạy cảm mau chóng thu hút nhiều giáo dân đến tiếp tục đọc kinh cầu nguyện đêm này cho công lý".
Hôm nay, 01.02.2008, trong khi chờ đợi ngày công lý được thực thi, suốt ngày đều có các nhóm nhỏ và các cá nhân từ các giáo xứ trong ngoài thành phố đến Toà Khâm Sứ đọc kinh cầu nguyện. Họ đứng trong sân, trước tượng Đức Mẹ Sầu Bi và không gặp bất cứ một sự cản trở nào từ phía chính quyền.
Cuối cùng, trong cuộc nói chuyện với LM Trần Công Nghị, Đức Tổng Giám Mục Hà Nội xin mọi người vẫn tiếp tục cầu nguyện cho giáo phận Hà nội, tuy không còn cầu nguyện ở trước Tòa Khâm Sứ nữa, nhưng tại nhà thờ Chính tòa Hà nội và khắp các giáo xứ ở Hà nội vẫn tiếp tục cầu nguyện. Khắp nơi xin không ngừng cầu nguyện. Cầu nguyện là sức mạnh của chúng ta.
Suốt ngày 31.01 giáo dân vẫn nô nức đến canh thức và cầu nguyện ở Toà Khâm Sứ. Những sự kiện xảy ra trong những ngày qua chứng tỏ áp chế hay đe dọa bạo lực không còn đủ sức làm người ta sợ hãi không dám thể hiện niềm tin của mình đối với Chúa và thái độ kiên quyết đấu tranh cho công lý.
Đêm đến vẫn đông người canh thức cầu nguyện. Chúng tôi thấy người của nhiều Giáo xứ trong Thành phố kéo đến. Đông nhất vẫn là xứ Hàm Long, Thái Hà và Nhà Thờ Chính Toà. Nhiều người đưa cả gia đình đi đến đây cầu nguyện. Có chị nói rằng nhờ việc đến đây cầu nguyện với mọi người mà chồng chị được ăn năn sám hối đối mới cuộc đời.
Sáng nay 01.02, khi được biết ý của Đức Tổng là đã có được sự thỏa thuận với chính quyền tiến tới một giải pháp ôn hòa và tốt đẹp cho cả Giáo hội và Chính quyền liên quan tới Tòa Khâm Sứ, bước đầu là hai bên ngưng sử dụng nơi chốn này hầu tạo bầu khí tích cực cho cuộc đối thoại hợp lý và đáp ứng nhu cầu của cả hai bên. Biết được ý này, giáo dân lập tức dọn dẹp lều bạt trong khu vực sân Toà Khâm Sứ. Xem Video: Sóng Lộc Triều Nguyên - Rước Thánh Giá về Tòa Khâm Sứ Tiếp theo là nghi thức rước thánh giá về Toà Giám Mục. Một cha chủ sự nghi thức, một số cha khác hiện diện để hiệp thông. Có khoảng 300 người tham dự. Nghi thức diễn ra vào buổi sáng, nhưng vì trời rét đậm và còn mưa bụi nên bà con giáo dân vẫn thắp nến cầm sẵn trong tay.
Tìm hiểu xem giáo dân phản ứng thế nào trước diễn biến này, chúng tôi ghi nhận rằng những người tham dự cầu nguyện ở đây cũng như những người nghe biết nghe biết đến sự kiện này cảm thấy có cái gì nhơ nhớ nếu không còn tổ chức cầu nguyện ở đây, rồi cũng có người thể hiện ý tưởng thoáng chút lo âu. Không biết rồi lần này thực tâm chính quyền có tôn trọng những điều hứa hẹn hay không?
Trong khi đó, đa số giáo dân nghĩ rằng vì Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Bertone gửi thư xin Đức Tổng Giám Mục Hà Nội nói lên mối lo lắng của toà Thánh là “có thể có nguy hiểm thực sự là người ta không thể kiểm soát được tình thế, khiến nó có thể biến thành biểu tình bạo lực hay bạo ngôn” có nghĩa là khi tồ chức cầu nguyện đông người như vậy lỡ ra có ai lợi dụng mà mình không kiểm soát được để xầy ra bạo động thì cái mục đích cầu nguyện của mình có thể bị lái đi một hướng khác. Do đó họ cũng nhận định, ý kiến của Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh rất là chính đáng khi ngài viết: “xin Đức Cha can thiệp để người ta tránh những thái cử có thể gây xáo trộn trật tự công cộng mà có thể trở về trạng thái bình thường” để có thể đối thoại được với chính quyền.
Được hỏi về cảm tưởng của mình trước sự việc này, một linh mục ngoài giáo phận đến đây cầu nguyện đã cho nhận định như sau: "Đức Tổng đã khuyên bảo giáo dân dỡ lều bạt và rước tượng thánh giá sắt về Toà Giám Mục, ấy là vì Giáo Hội thấy rằng mình có những cơ sở chắc chắn rằng chính quyền sẽ trả lại mình khu nhà đất này".
Như chúng ta đã từng theo dõi và biết, cuộc cầu nguyện ôn hoà bùng nổ từ ngày 25.01, diễn ra ngày đêm với mức độ hưởng ứng càng ngày càng đông của giáo dân, bất chấp các đe doạ là một sự kiện không thể phủ nhận. Sự kiện này đã khiến cho chính quyền Thành phố Hà Nội và Chính phủ Việt Nam phải xét lại nhu cầu của giáo hội và cách ứng xử của mình từ trước tới giờ trong vấn đề nhà đất Toà Khâm Sứ.
Trong khi đó, các phương tiện truyền thông quốc tế cũng rất quan tâm tới diễn tiến các sự kiện diễn ra kể từ ngày 25.01. Một số các hãng tin hay đài phát thanh trên thế giới lớn đều theo dõi diễn biến sự kiện và đưa tin như AP, AFP, BBC, RFI, UCAN, Radio, Veritas, Radio Vatican, Asia News. Chúng tôi cũng được biết các đại sứ quán ở Hà Nội cũng cử người theo dõi tình hình.
Hơn nữa, Toà Thánh cũng đã gửi thư cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tòa Thánh đang có những cuộc gặp gỡ với Ông Đại sứ Việt Nam tại Italia.
Những diễn biến về ngoại giao và chính trị quốc tế đã đang đưa tới một thái độ tích cực về phía chính phủ Việt Nam, vì bình thường Chính phủ không muốn trực tiếp nhúng tay vào vấn đề mà cấp Thành phố cũng có đủ thẩm quyền giải quyết, hơn nữa cấp thành phố lại cũng muốn giữ quyền này.
Các phương tiện truyền thông quốc tế, cùng với sự quan tâm của các cơ quan ngoại giao đã góp một phần rất quan trọng làm thay đổi não trạng nhiều người trong những ngày qua để nhìn sự việc và cách giải quyết hợp lý và thích ứng hơn trước những tình thế có thể trở thành điểm nóng không những chỉ ở Việt Nam mà còn mang mầu sắc quốc tế nữa.
Ý hướng và sự thỏa thuận đã được xác định. Tuy nhiên, chính quyền sẽ không thi hành ngay. Chính quyền sẽ còn để một thời gian cho tình hình lắng đọng mới thực thi nguyện vọng của giáo dân Hà nội.
Bước một của tiến trình này là Chính phủ ra lệnh đóng cửa quán phở và quán cà phê đồng thời lợp lại mái Toà Khâm Sứ.
Trong khi đó, Phía Toà Tổng Giám Mục, đã khuyên bảo giáo dân dỡ lều bạt và rước tượng thánh giá sắt về Toà Giám Mục như một hành động bầy tỏ thiện chí với chính quyền.
Hành động này của Toà Giám Mục và của giáo dân góp phần tạo điều kiện để cho tiến trình trao trả đất diễn ra nhanh hơn, vì chính quyền chỉ muốn trao trả sau khi nhân tình đã tương đối ổn định.
Hành động này của Toà Giám Mục và của giáo dân cũng cho thấy giáo dân Hà Nội đã trưởng thành và tự tin biết diễn đạt ý nguyện của mình một cách xác quyết và kiên trì. Sau nữa chúng cũng cho thấy mục đích của họ không phải là “ăn thua đủ” với bất cứ ai, trái lại trước sau chỉ muốn nguyện vọng chính đáng của mình về vấn đề nhà đất được đáp ứng một cách công bình và ôn hòa.
Hành động này của Toà Giám Mục và của giáo dân cũng cho thấy giáo dân, giáo sĩ, tu sĩ Hà Nội đã có can đảm và sự kiên trì đấu tranh cho công lý bất chấp đe dọa thì họ cũng thừa dũng cảm và lòng bao dung để cuộc đối thoại được tiến hành tích cực hơn.
Một linh mục trong TGP Hà Nội khi được hỏi về biến chuyển này, ngài đã cho biết quan điểm như sau: "Quả bóng hiện vẫn đang trong sân của chính quyền. Nếu chính quyền xét đến nhu cầu thực tế của Tổng Giáo Phận và biết tôn trọng pháp luật, thực sự muốn xây dựng một nhà nước pháp quyền và một đất nước dân chủ và văn minh, thì quyết định trả lại nhà đất Toà Khâm Sứ sớm được thực hiện và khi ấy sẽ tốt cho cả Nhà Nước lẫn Giáo Hội. Còn nếu vì một lý do nào đấy mà vấn đề không được giải quyết thoả đáng khiến giáo dân mất lòng tin, thì hơn chỗ nào hết trên đất nước này, Toà Khâm Sứ sẽ tiếp tục là một nơi nhạy cảm mau chóng thu hút nhiều giáo dân đến tiếp tục đọc kinh cầu nguyện đêm này cho công lý".
Hôm nay, 01.02.2008, trong khi chờ đợi ngày công lý được thực thi, suốt ngày đều có các nhóm nhỏ và các cá nhân từ các giáo xứ trong ngoài thành phố đến Toà Khâm Sứ đọc kinh cầu nguyện. Họ đứng trong sân, trước tượng Đức Mẹ Sầu Bi và không gặp bất cứ một sự cản trở nào từ phía chính quyền.
Cuối cùng, trong cuộc nói chuyện với LM Trần Công Nghị, Đức Tổng Giám Mục Hà Nội xin mọi người vẫn tiếp tục cầu nguyện cho giáo phận Hà nội, tuy không còn cầu nguyện ở trước Tòa Khâm Sứ nữa, nhưng tại nhà thờ Chính tòa Hà nội và khắp các giáo xứ ở Hà nội vẫn tiếp tục cầu nguyện. Khắp nơi xin không ngừng cầu nguyện. Cầu nguyện là sức mạnh của chúng ta.