Giáo dân chia sẻ kinh nghiệm sống đạo trong đời sống gia đình hôm nay
Người xưa có câu:
“Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả,
Anh hùng, hào kiệt có hơn ai!”
Xin được phép viết lên đôi giòng, để nói lên lòng ngưỡng mộ của tôi, đối với những tín hữu đã anh dũng giữ đạo cho đến cùng.
Trong cuộc sống phũ phàng đầy cam go, thử thách với trào lưu tiến hóa của nhân loại ngày nay. Có một số đông người tín hữu công giáo đã và đang sống âm thầm trong đau khổ, đơn độc một mình để giữ cho trọn đạo Chúa. Đó là những người “Bị rẫy”.
Cứ như luật đời, khi: “Ông ăn chả, bà ăn nem”. Thì đâu có chuyện gì để mà viết nữa.
Sống trong thời đại ở các nước văn minh về khoa học này. Con người thường tự cho mình cái quyền làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống của họ. Khi họ thích thì ở với nhau, và khi không còn thích nhau nữa thì ly dị, cưới người khác rồi sinh con đẻ cái thế là xong. Cuộc chia tay này khiến cho nhiều đứa trẻ sống lớn lên thiếu tình cha nghĩa mẹ, và có đôi khi làm cho chúng hận đời đen bạc và dễ sa vào cạm bẫy của lưới đời.
Cũng may thay, sống giữa xứ nguời, cũng còn có rất đông giáo dân Việt Nam, họ có một niềm tin vững mạnh vào Thiên Chúa, để phó thác, hiến dâng đời mình và để giữ vững Lời Chúa dạy:
“Và hai người sẽ nên một huyết nhục. Như thế họ không phải là hai, nhưng là một huyết nhục. Vậy điều gì mà Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly.” (Mc. 10, 8-9).
Hay câu:
“Hễ ai bỏ vợ mình mà lấy người khác, thì phạm tội ngọai tình, và ai cưới người đàn bà bị chồng bỏ, thì cũng phạm tội ngoại tình”. Luca 16: 18.
Cha ông ta ngày xưa vì giữ vững đạo Chúa và để tuyên xưng đức tin, nên đã có hàng trăm ngàn người chịu tử vì đạo. Chính vì thế mà bây giờ, giáo hội công giáo Việt Nam của chúng ta đã có 117 vị thánh tử vì đạo để chúng ta mừng kính và noi gương.
Ngày nay, cũng có biết bao nhiêu giáo dân đang anh dũng sống giữ đạo, trong thầm lặng vì cảnh bị chồng, hay vợ rẫy.
Có một lần, đứa con gái độ mười tuổi hỏi mẹ nó như sau:
-Mẹ ơi! Nếu ba con chết trước mẹ, thì mẹ sẽ làm gì?
-Hỏi gì mà kỳ cục qúa vậy con. Sao con không đi mà hỏi ba của con. Người mẹ gắt lên trả lời.
-Con đã hỏi ba của con rồi, ba nói, nếu mẹ chết trước ba, thì ba sẽ ở vậy nuôi con lớn khôn, dạy dỗ con thành người tốt, học hành giỏi để làm việc giúp đời. Xong rồi, ba sẽ đi giúp việc thiện nguyện cho nhà xứ.
Người mẹ dịu giọng, mỉm cười nhìn đứa con gái rồi nói:
-Thì mẹ cũng làm như ba của con vậy.
Phải chăng hình ảnh của những gia đình bị đổ vỡ của bạn bè nó, gây nên cảnh sống thiếu thốn tình thương cho các con trẻ, đã làm cho nó lo sợ về tương lai, nếu vì một lý do nào đó mà nó không còn được sống chung cùng với cả cha lẫn mẹ nữa.
“Tình”. Cũng vì chữ tình mà người ta tìm đến với nhau, xích lại gần nhau để rồi yêu nhau, lấy nhau, thành một gia đình và sinh con cái.
Cũng một chữ tình, mà khi hết tình với người này, rồi lại có tình với người khác mà họ lỡ lòng đành dứt bước ra đi, quên hết mọi kỷ niệm, quên những ngày ái ân, yêu thương và quên cả đàn con vô tội phải sống cảnh thiếu thốn tình cha nghiã mẹ.
Người bỏ ra đi đã lỗi phạm với lời thề hôn nhân. Họ đã dứt bỏ sự tin tưởng vào tín ngưỡng, vào Thiên Chúa. Họ cho quyền mình tin theo luật đời của đất nước họ đang sống, và họ đành đánh mất giá trị của cuộc sống hôn nhân để tìm cho họ một sự tự do mới. Họ sướng hay khổ nào ai biết, rất có thể rồi có ngày “Cóc chết ba năm cũng quay đầu về núi.”
Nhưng hiện tại, lúc họ còn khỏe mạnh, họ vẫn tin tưởng vào việc làm lỗi lời thề ấy là đúng, vào quyết định ly dị ấy là đúng. Còn mọi sự sai lỗi là người phối ngẫu, người đáng phải chịu mọi sự đau khổ.
Những đau khổ phải đối diện hằng ngày.
Đau khổ đã làm cho một số người mất sự tin tưởng vào người khác và đánh mất niềm tin công giáo. Để nói lên sự cô đơn và đau khổ, mà họ phải gánh chịu kể từ khi bị người mà họ yêu thương ruồng rẫy, phản bội.
Trong dân gian Việt nam có câu ca thán như sau:
“Người ta đi biển có đôi, còn tôi vượt biển mồ côi một mình”.
Sự cô đơn đã làm cho những người bị ly dị sống trong nước mắt, trong sầu khổ, trong mặc cảm, trong tuyệt vọng. Nếu họ không anh dũng giữ vững đức tin, vững niềm trông cậy và tin tưởng vào tình yêu của Thiên Chúa thì họ đã chết dần mòn trong đau khổ của sự ly dị ấy.
Họ đau khổ vì bị người bạn đời bỏ rơi và lãng quên. Họ đau khổ vì từ nay phải gánh trách nhiệm lo cho con cái một mình. Họ đau khổ vì tiếng đời soi mói, mỉa mai và bàn tán. Họ đau khổ vì phải đối diện với thực tế hàng ngày. Họ đau khổ vì vết thưong lòng kéo dài suốt đời họ. Họ đau khổ vì câu hỏi tại sao việc ấy lạị xảy ra đến với họ. Hàng ngày họ miên man suy nghĩ, tìm tòi nguyên nhân.
-Tại sắc đẹp ư? Họ xấu xí hơn người mới? Họ quê mùa không biết ăn mặc, chưng diện ư? Họ béo mập, thân hình không còn thon gọn như khi mới lấy nhau ư?
-Tại sức khỏe ư? Họ vì qúa vất vả với công việc làm ăn hay vừa đi làm vừa phải chăm sóc cho lũ con nên không có giờ chăm sóc cho chính thân xác của họ, nên họ nay ốm mai đau, thân hình đâm ra tiều tụy ư?
-Tại cách ăn nói ư? Có thể vì các áp lực của việc làm nơi công sở và khi về đến nhà, họ không đủ kiên nhẫn trả lời những câu hỏi vô nghiã, vớ vẩn ư?
Có nhiều người rơi vào tình trạng họ tự nhận lỗi lầm về phía họ, họ tự trách họ, và họ có mặc cảm là người gây nên sự đổ vỡ. Họ bắt đầu rút lui, tránh không muốn gặp người khác và sống trong cảnh cô đơn và tách biệt với thế giới bên ngoài.
Cũng có một số người công giáo đau khổ, và trách thầm Chúa rằng sao Chúa lại bỏ rơi con. Sao Chúa lại bảo con yêu kẻ thù, và cầu nguyện cho kẻ ghét con, và tại sao Chúa lại không cho phép con làm theo cách người trần thế vẫn thường làm.
Thế nhưng, cũng có những người mà đức tin của họ mạnh mẽ, họ đã tin tưởng vào quyền năng của Thiên Chúa. Họ can đảm gánh vác trách nhiệm, nuôi nấng và bù đắp tình cảm cho con cái của họ. Họ cố gắng nuôi nấng dạy dỗ con cái của họ cho nên người. Họ tin tưởng vào ơn Chúa, vì trách nhiệm của họ càng nặng thì ơn Chúa ban xuống cho họ càng nhiều. Họ can đảm đối diện với cuộc sống của chính họ một cách bình thường.
Hậu quả của sự đổ vỡ hôn nhân đối với con cái.
Sự đổ vỡ hôn nhân đưa đến tình cảm của hai người bị tan vỡ. Chữ “tình” này cũng đã một thời vì nó mà họ đã sinh ra con cái, vì tình yêu mà họ đã trao hết cho nhau, dù là hơi thở cũng không ngại ngùng. Thế mà bây giờ họ đành quên. Họ quên rằng con cái của họ vẫn cần có “tình” của cả hai người, tình của mẹ cha.
Người cha là gương mẫu cho con, là sức mạnh che chở cho con. Người mẹ là người chăm sóc cho con, là nơi con cái chạy đến để được vỗ về, âu yếm mỗi khi chúng ốm đau hay hờn dỗi.
Tình yêu của cha mẹ rất cần cho sự trưởng thành của con cái, để chúng trở nên con người tốt lành, khoẻ mạnh. Nhất là để chúng khỏi phải tủi hổ với bạn bè. Chúng hãnh diện vì có đầy đủ mẹ cha.
Chẳng lẽ nào mà người làm cha, làm mẹ lại đành lòng quên đi điều này hay sao. Thế mà, cảnh ly dị vẫn xảy ra hàng ngày ở thời đại ngày hôm nay, mặc dù Chúa đã giảng dạy và cắt nghiã rõ ràng về điều này hơn hai ngàn năm về trước.
“Ai bỏ vợ mình và lấy vợ khác, thì phạm tội ngoại tình đối với người vợ trước, và người nữ bỏ chồng và lấy người khác, thì cũng phạm tội ngoại tình”. (Mc 10: 11-12).
Những tín hữu “bị rẫy” đã anh dũng giữ đạo bằng cách nào.
Rất nhiều người đã sống “tu” cả đời để nuôi dạy con trưởng thành, vui cảnh mẹ con, bà cháu sống với nhau đến hết cả đời.
Họ nghĩ lại về qúa khứ, trước khi lập gia đình, họ đã từng đứng trước ngã ba của đường đời: Đường đi tu và đường lập gia đình.
Nay đường gia đình bị trắc trở, thì tại sao không rẽ sang đường “tu” tại gia.
Họ quyết tâm theo Chúa đến cùng, giữ lời Người đã dạy, vác thánh giá của chính mình để cùng Người lên đồi Calvê để cùng chịu chết với người.
Họ đã tin tưởng vào sự sống lại của Chúa Giêsu, Người đã chiến thắng sự chết. Chết là đích mà con người cuối đời phải gặp gỡ, vì sống thêm một ngày là tiến đến gần cái chết thêm một ngày.
Họ đã đặt tất cả hy vọng của đời họ vào Lời Chúa đã hứa, vào phần thưởng Nước Trời dành cho kẻ tốt lành, và những người đã chiụ đau khổ nơi thế gian.
Họ vững chí chấp nhận những đau khổ hiện tại và biến nó thành niềm vui đón nhận ơn Chúa, để đối diện với những trái ngang của cuộc đời mà những ai trong hoàn cảnh đều phải gặp.
Họ cởi mở tấm lòng, hơn là tự trói buộc mình vào nơi cô đơn, hoang vắng. Họ lắng nghe tâm sự của những người cùng hoàn cảnh, để cảm thông, chia sẻ và an ủi lẫn nhau.
Họ dựa vào ơn Chúa để hãnh diện vì mình đã được kêu gọi để thi hành một sứ vụ đặc biệt để làm sáng danh Chúa mà người bình thường khó có thể vượt qua nổi.
Họ vẫn sống để làm chứng cho Đức tin, mặc dù kẻ thù của họ là đau khổ muốn họ phải chết vì nó. Họ sống để cảm tạ ơn Chúa đã cho họ chiến thắng được chính họ, giữ vững Đức Tin và làm gương cho biết bao nhiêu người công giáo khác.
Họ đã nhận ra ơn Chúa ban cho họ qua nhiều hình thức khác nhau: nơi tha nhân, bạn bè. Họ đã thoát ra khỏi mặc cảm cho họ là nguyên nhân gây ra cớ sự. Họ bước ra từ bóng tối của rừng sâu, âm u để trở lại sinh hoạt bình thường. Họ yêu đời vì đời cần họ, gia đình họ cần có họ và còn biết bao nhiêu người khác đang đau khổ hơn họ.
Tôi xin gởi lời kính phục và ngưỡng mộ đến những người đã anh dũng giữ đạo trong hòan cảnh cô đơn, lẻ loi nhất của cuộc sống đời người. Họ đã là những tấm gương sáng cho tôi, cho những ai đang giữ đạo một cách thờ ơ, xa lánh các phép Bí Tích của hội thánh, quên các Đức Tin, Đức Mến, và Đức Ái cùng sao lãng các việc làm đạo đức.
Lạy Chúa! Con cầu nguyện cho mọi gia đình, cho cha mẹ, con cái được luôn sống yêu thương, hợp nhất với nhau từ tư tưởng, lời nói cho đến việc làm.
Xin cho mọi người biết dùng tình yêu của thủa ban đầu mà cư xử, kính trọng, yêu thương và tha thứ cho nhau. Để cứ dấu này mà thiên hạ nhận biết chúng con là con cái của Thiên Chúa.
Xin cho các đấng bậc làm cha mẹ, biết dùng tình yêu để hy sinh và làm gương sáng cho con cái.
Cuối cùng, xin cho những người đang phải sống trong cảnh đổ vỡ hôn nhân được biết dâng hiến cuộc đời còn lại của mình làm chứng nhân tình yêu nhân loại của Chúa. Amen.
Người xưa có câu:
“Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả,
Anh hùng, hào kiệt có hơn ai!”
Xin được phép viết lên đôi giòng, để nói lên lòng ngưỡng mộ của tôi, đối với những tín hữu đã anh dũng giữ đạo cho đến cùng.
Trong cuộc sống phũ phàng đầy cam go, thử thách với trào lưu tiến hóa của nhân loại ngày nay. Có một số đông người tín hữu công giáo đã và đang sống âm thầm trong đau khổ, đơn độc một mình để giữ cho trọn đạo Chúa. Đó là những người “Bị rẫy”.
Cứ như luật đời, khi: “Ông ăn chả, bà ăn nem”. Thì đâu có chuyện gì để mà viết nữa.
Sống trong thời đại ở các nước văn minh về khoa học này. Con người thường tự cho mình cái quyền làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống của họ. Khi họ thích thì ở với nhau, và khi không còn thích nhau nữa thì ly dị, cưới người khác rồi sinh con đẻ cái thế là xong. Cuộc chia tay này khiến cho nhiều đứa trẻ sống lớn lên thiếu tình cha nghĩa mẹ, và có đôi khi làm cho chúng hận đời đen bạc và dễ sa vào cạm bẫy của lưới đời.
Cũng may thay, sống giữa xứ nguời, cũng còn có rất đông giáo dân Việt Nam, họ có một niềm tin vững mạnh vào Thiên Chúa, để phó thác, hiến dâng đời mình và để giữ vững Lời Chúa dạy:
“Và hai người sẽ nên một huyết nhục. Như thế họ không phải là hai, nhưng là một huyết nhục. Vậy điều gì mà Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly.” (Mc. 10, 8-9).
Hay câu:
“Hễ ai bỏ vợ mình mà lấy người khác, thì phạm tội ngọai tình, và ai cưới người đàn bà bị chồng bỏ, thì cũng phạm tội ngoại tình”. Luca 16: 18.
Cha ông ta ngày xưa vì giữ vững đạo Chúa và để tuyên xưng đức tin, nên đã có hàng trăm ngàn người chịu tử vì đạo. Chính vì thế mà bây giờ, giáo hội công giáo Việt Nam của chúng ta đã có 117 vị thánh tử vì đạo để chúng ta mừng kính và noi gương.
Ngày nay, cũng có biết bao nhiêu giáo dân đang anh dũng sống giữ đạo, trong thầm lặng vì cảnh bị chồng, hay vợ rẫy.
Có một lần, đứa con gái độ mười tuổi hỏi mẹ nó như sau:
-Mẹ ơi! Nếu ba con chết trước mẹ, thì mẹ sẽ làm gì?
-Hỏi gì mà kỳ cục qúa vậy con. Sao con không đi mà hỏi ba của con. Người mẹ gắt lên trả lời.
-Con đã hỏi ba của con rồi, ba nói, nếu mẹ chết trước ba, thì ba sẽ ở vậy nuôi con lớn khôn, dạy dỗ con thành người tốt, học hành giỏi để làm việc giúp đời. Xong rồi, ba sẽ đi giúp việc thiện nguyện cho nhà xứ.
Người mẹ dịu giọng, mỉm cười nhìn đứa con gái rồi nói:
-Thì mẹ cũng làm như ba của con vậy.
Phải chăng hình ảnh của những gia đình bị đổ vỡ của bạn bè nó, gây nên cảnh sống thiếu thốn tình thương cho các con trẻ, đã làm cho nó lo sợ về tương lai, nếu vì một lý do nào đó mà nó không còn được sống chung cùng với cả cha lẫn mẹ nữa.
“Tình”. Cũng vì chữ tình mà người ta tìm đến với nhau, xích lại gần nhau để rồi yêu nhau, lấy nhau, thành một gia đình và sinh con cái.
Cũng một chữ tình, mà khi hết tình với người này, rồi lại có tình với người khác mà họ lỡ lòng đành dứt bước ra đi, quên hết mọi kỷ niệm, quên những ngày ái ân, yêu thương và quên cả đàn con vô tội phải sống cảnh thiếu thốn tình cha nghiã mẹ.
Người bỏ ra đi đã lỗi phạm với lời thề hôn nhân. Họ đã dứt bỏ sự tin tưởng vào tín ngưỡng, vào Thiên Chúa. Họ cho quyền mình tin theo luật đời của đất nước họ đang sống, và họ đành đánh mất giá trị của cuộc sống hôn nhân để tìm cho họ một sự tự do mới. Họ sướng hay khổ nào ai biết, rất có thể rồi có ngày “Cóc chết ba năm cũng quay đầu về núi.”
Nhưng hiện tại, lúc họ còn khỏe mạnh, họ vẫn tin tưởng vào việc làm lỗi lời thề ấy là đúng, vào quyết định ly dị ấy là đúng. Còn mọi sự sai lỗi là người phối ngẫu, người đáng phải chịu mọi sự đau khổ.
Những đau khổ phải đối diện hằng ngày.
Đau khổ đã làm cho một số người mất sự tin tưởng vào người khác và đánh mất niềm tin công giáo. Để nói lên sự cô đơn và đau khổ, mà họ phải gánh chịu kể từ khi bị người mà họ yêu thương ruồng rẫy, phản bội.
Trong dân gian Việt nam có câu ca thán như sau:
“Người ta đi biển có đôi, còn tôi vượt biển mồ côi một mình”.
Sự cô đơn đã làm cho những người bị ly dị sống trong nước mắt, trong sầu khổ, trong mặc cảm, trong tuyệt vọng. Nếu họ không anh dũng giữ vững đức tin, vững niềm trông cậy và tin tưởng vào tình yêu của Thiên Chúa thì họ đã chết dần mòn trong đau khổ của sự ly dị ấy.
Họ đau khổ vì bị người bạn đời bỏ rơi và lãng quên. Họ đau khổ vì từ nay phải gánh trách nhiệm lo cho con cái một mình. Họ đau khổ vì tiếng đời soi mói, mỉa mai và bàn tán. Họ đau khổ vì phải đối diện với thực tế hàng ngày. Họ đau khổ vì vết thưong lòng kéo dài suốt đời họ. Họ đau khổ vì câu hỏi tại sao việc ấy lạị xảy ra đến với họ. Hàng ngày họ miên man suy nghĩ, tìm tòi nguyên nhân.
-Tại sắc đẹp ư? Họ xấu xí hơn người mới? Họ quê mùa không biết ăn mặc, chưng diện ư? Họ béo mập, thân hình không còn thon gọn như khi mới lấy nhau ư?
-Tại sức khỏe ư? Họ vì qúa vất vả với công việc làm ăn hay vừa đi làm vừa phải chăm sóc cho lũ con nên không có giờ chăm sóc cho chính thân xác của họ, nên họ nay ốm mai đau, thân hình đâm ra tiều tụy ư?
-Tại cách ăn nói ư? Có thể vì các áp lực của việc làm nơi công sở và khi về đến nhà, họ không đủ kiên nhẫn trả lời những câu hỏi vô nghiã, vớ vẩn ư?
Có nhiều người rơi vào tình trạng họ tự nhận lỗi lầm về phía họ, họ tự trách họ, và họ có mặc cảm là người gây nên sự đổ vỡ. Họ bắt đầu rút lui, tránh không muốn gặp người khác và sống trong cảnh cô đơn và tách biệt với thế giới bên ngoài.
Cũng có một số người công giáo đau khổ, và trách thầm Chúa rằng sao Chúa lại bỏ rơi con. Sao Chúa lại bảo con yêu kẻ thù, và cầu nguyện cho kẻ ghét con, và tại sao Chúa lại không cho phép con làm theo cách người trần thế vẫn thường làm.
Thế nhưng, cũng có những người mà đức tin của họ mạnh mẽ, họ đã tin tưởng vào quyền năng của Thiên Chúa. Họ can đảm gánh vác trách nhiệm, nuôi nấng và bù đắp tình cảm cho con cái của họ. Họ cố gắng nuôi nấng dạy dỗ con cái của họ cho nên người. Họ tin tưởng vào ơn Chúa, vì trách nhiệm của họ càng nặng thì ơn Chúa ban xuống cho họ càng nhiều. Họ can đảm đối diện với cuộc sống của chính họ một cách bình thường.
Hậu quả của sự đổ vỡ hôn nhân đối với con cái.
Sự đổ vỡ hôn nhân đưa đến tình cảm của hai người bị tan vỡ. Chữ “tình” này cũng đã một thời vì nó mà họ đã sinh ra con cái, vì tình yêu mà họ đã trao hết cho nhau, dù là hơi thở cũng không ngại ngùng. Thế mà bây giờ họ đành quên. Họ quên rằng con cái của họ vẫn cần có “tình” của cả hai người, tình của mẹ cha.
Người cha là gương mẫu cho con, là sức mạnh che chở cho con. Người mẹ là người chăm sóc cho con, là nơi con cái chạy đến để được vỗ về, âu yếm mỗi khi chúng ốm đau hay hờn dỗi.
Tình yêu của cha mẹ rất cần cho sự trưởng thành của con cái, để chúng trở nên con người tốt lành, khoẻ mạnh. Nhất là để chúng khỏi phải tủi hổ với bạn bè. Chúng hãnh diện vì có đầy đủ mẹ cha.
Chẳng lẽ nào mà người làm cha, làm mẹ lại đành lòng quên đi điều này hay sao. Thế mà, cảnh ly dị vẫn xảy ra hàng ngày ở thời đại ngày hôm nay, mặc dù Chúa đã giảng dạy và cắt nghiã rõ ràng về điều này hơn hai ngàn năm về trước.
“Ai bỏ vợ mình và lấy vợ khác, thì phạm tội ngoại tình đối với người vợ trước, và người nữ bỏ chồng và lấy người khác, thì cũng phạm tội ngoại tình”. (Mc 10: 11-12).
Những tín hữu “bị rẫy” đã anh dũng giữ đạo bằng cách nào.
Rất nhiều người đã sống “tu” cả đời để nuôi dạy con trưởng thành, vui cảnh mẹ con, bà cháu sống với nhau đến hết cả đời.
Họ nghĩ lại về qúa khứ, trước khi lập gia đình, họ đã từng đứng trước ngã ba của đường đời: Đường đi tu và đường lập gia đình.
Nay đường gia đình bị trắc trở, thì tại sao không rẽ sang đường “tu” tại gia.
Họ quyết tâm theo Chúa đến cùng, giữ lời Người đã dạy, vác thánh giá của chính mình để cùng Người lên đồi Calvê để cùng chịu chết với người.
Họ đã tin tưởng vào sự sống lại của Chúa Giêsu, Người đã chiến thắng sự chết. Chết là đích mà con người cuối đời phải gặp gỡ, vì sống thêm một ngày là tiến đến gần cái chết thêm một ngày.
Họ đã đặt tất cả hy vọng của đời họ vào Lời Chúa đã hứa, vào phần thưởng Nước Trời dành cho kẻ tốt lành, và những người đã chiụ đau khổ nơi thế gian.
Họ vững chí chấp nhận những đau khổ hiện tại và biến nó thành niềm vui đón nhận ơn Chúa, để đối diện với những trái ngang của cuộc đời mà những ai trong hoàn cảnh đều phải gặp.
Họ cởi mở tấm lòng, hơn là tự trói buộc mình vào nơi cô đơn, hoang vắng. Họ lắng nghe tâm sự của những người cùng hoàn cảnh, để cảm thông, chia sẻ và an ủi lẫn nhau.
Họ dựa vào ơn Chúa để hãnh diện vì mình đã được kêu gọi để thi hành một sứ vụ đặc biệt để làm sáng danh Chúa mà người bình thường khó có thể vượt qua nổi.
Họ vẫn sống để làm chứng cho Đức tin, mặc dù kẻ thù của họ là đau khổ muốn họ phải chết vì nó. Họ sống để cảm tạ ơn Chúa đã cho họ chiến thắng được chính họ, giữ vững Đức Tin và làm gương cho biết bao nhiêu người công giáo khác.
Họ đã nhận ra ơn Chúa ban cho họ qua nhiều hình thức khác nhau: nơi tha nhân, bạn bè. Họ đã thoát ra khỏi mặc cảm cho họ là nguyên nhân gây ra cớ sự. Họ bước ra từ bóng tối của rừng sâu, âm u để trở lại sinh hoạt bình thường. Họ yêu đời vì đời cần họ, gia đình họ cần có họ và còn biết bao nhiêu người khác đang đau khổ hơn họ.
Tôi xin gởi lời kính phục và ngưỡng mộ đến những người đã anh dũng giữ đạo trong hòan cảnh cô đơn, lẻ loi nhất của cuộc sống đời người. Họ đã là những tấm gương sáng cho tôi, cho những ai đang giữ đạo một cách thờ ơ, xa lánh các phép Bí Tích của hội thánh, quên các Đức Tin, Đức Mến, và Đức Ái cùng sao lãng các việc làm đạo đức.
Lạy Chúa! Con cầu nguyện cho mọi gia đình, cho cha mẹ, con cái được luôn sống yêu thương, hợp nhất với nhau từ tư tưởng, lời nói cho đến việc làm.
Xin cho mọi người biết dùng tình yêu của thủa ban đầu mà cư xử, kính trọng, yêu thương và tha thứ cho nhau. Để cứ dấu này mà thiên hạ nhận biết chúng con là con cái của Thiên Chúa.
Xin cho các đấng bậc làm cha mẹ, biết dùng tình yêu để hy sinh và làm gương sáng cho con cái.
Cuối cùng, xin cho những người đang phải sống trong cảnh đổ vỡ hôn nhân được biết dâng hiến cuộc đời còn lại của mình làm chứng nhân tình yêu nhân loại của Chúa. Amen.