Nhân dịp giỗ 100 ngày của Nhà sưu khảo Phạm Xuân Tuyền
Tôi đã hân hạnh được đọc bài “Tưởng niệm Nhà sưu khảo Phạn Xuân Tuyển, người đã 40 năm đi tìm "Chân Dung Hàn Mạc Tử” đăng trên nguyệt san CG v DT số Xuân Mậu Tý 157 trang 65-70. Trong đó anh có đề cập đến việc Anh Tuyển lên Dalat dự lễ khánh thành Nhà thờ mới Thiện Lâm, phường 8 thành phố Dalat ngày 14.12.2007, nhà thờ này có nhiều tính Hội Nhập Văn Hóa, khuôn viên có đài tưởng niệm Hàn Mạc Tử.
Sau đó về Nha Trang và Phan Thiết, bị tai biến mạch máu não ngày 19.12.08 và qua đời ngày 20.12.07. Tôi có được cha Trăng Thập Tự gọi điện thọai nhắn qua người khác báo tin tình trạng tai biến của anh Tuyển. Tôi rất bận công việc mục vụ ngày kỷ niệm thụ phong linh mục 20. 12 và chuẩn bị lễ Noel, nên không thể ra Phan Thiết thăm và từ giã anh Tuyển được.
Nhân dịp giỗ 100 ngày anh Tuyển ra đi vĩnh viễn, tôi xin viết đôi hàng tới Anh và gia đình cùng các bạn yêu qúy Hàn Mạc Tử, để gọi là tâm tình tạ lỗi và thắp một nén hương lòng tưởng nhớ cầu nguyện cho linh hồn Vincent Francois.
Anh Đơn Phương thật may mắn đã nhanh nhậy ra kịp đúng ngày 21.12.07, tới tư gia, nơi cư hành tang lễ cho Nhà sưu khảo Phạm Xuân Tuyển vừa qua đời lúc 6g50 sáng ngày 20. 12. 2007.
Trong bài viết anh đã lược qua những giai đọan quen biết và làm việc với anh Phạm xuân Tuyển suốt 40 năm qua như một người bạn chí tình qua sự nghiệp thi ca và cuộc đời họ Hàn. Đỉnh cao là anh Tuyển đã cho ra đời cuốn ”Đi tìm chân dung Hàn Mạc Tử” năm 1998 đã được giải thưởng Dục Thanh của tỉnh Bình Thuận, một nguồn tư liệu xác thực nhất qua hình ảnh và tư liệu gốc về niên biểu lịch sử và địa dư…về cuộc đời của một thiên tài thơ ca Hàn Mạc Tử.
Cuốn Hồi Ký “Hàn Mạc Tử, những ngày cuối cùng ở Quy Hòa” đã được giải thưởng của tạp chí Sông Hương.
Anh Đơn Phương đã hợp tác với anh Phạm xuân Tuyển hòan tất và xuất bản tập trường thơ “Quần Tiên Hội”, mà anh Phạm xuân Tuyển cũng tặng tôi một cuốn…
Năm 2005, anh Phạm xuân Tuyển đã cùng Hội Văn học Nghệ thuật Bình Thuận đã xuất bản tập sưu khảo “Phan Thiết-Hàn Mạc Tử”, được giải thưởng hạng C của Hội Văn Học Việt Nam. Anh Phạm xuân Tuyển cũng ký tặng tôi cuốn sách này. Trong đó lời giới thiệu của ông Đỗ Kim Ngư, Chủ tịch Hội VHNT Bình Thuận và Lời Bạt của ông Phan Bình, có rất nhiều chi tiết thực cảm động của cuộc đời và sự nghiệp của nhà sưu khảo Phạm xuân Tuyển…
Cảm hứng từ bài ca Hàn Mạc Tử của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, mà anh con trai mới lớn Phạm xuân Tuyển đã say mê để cảcuộc đời đi tìm chân dung đích thực của Hàn Mạc Tử…Đôi nét về tiểu sử nhà thơ Hàn Mạc Tử (1912-1940). Lầu Ong Hòang ở Phan Thiết, Mũi Né, nơi gặp gỡ đầu tiên Mộng Cầm-Hàn Mạc Tử. Phan Thiết và những nàng xuân nữ trong thơ và trong tình yêu của Hàn Mạc Tử. Những lời thơ buồn bắt nguồn từ mối tình xuân sắc Mộng Cầm-Hàn Mạc Tử. Những bài thơ của Mai Đình nữ sĩ. Hàn Mạc Tử-ThươngThương từ bến Sông Hương đến bến Mường Giang. Xin gọi đúng bút danh nhà thơ Hàn Mạc Tử. Sự thật về bài thơ “Ở đây thôn Vĩ Dạ”. Đi tìm chính danh “Francois Trí”-Hàn Mạc Tử. Thêm một tư liệu mới về nhà thơ Hàn Mạc Tử-Francois Trí…Những ngày tháng cuối cùng của Hàn Mạc Tử. Một số bài viết về Hàn Mạc Tử, Phạm xuân Tuyển đã sưu khảo…
Qủa thực, anh Phạm xuân Tuyển đã lặn lội đi khắp 3 miền Đất Nước VN, nơi nào có dấu chân của Hàn Mạc Tử đến sinh sống và làm việc…Anh đã để cả cuộc đời trai trẻ đi góp nhặt mọi tư liệu, sách báo, hình ảnh có liên quan đến Hàn Mạc Tử…Một nỗi đớn đau nhất trong đời của Phạm xuân Tuyển là một cơn hỏa họan khủng khiếp đã thiêu rụi nhà cửa, tài sản của gia đình, kể cả tòan bộ sưu tập từ lâu về Hàn Mạc Tử cũng trở thành tro bụi…Lòng đam mê tha thiết với Hàn Mạc Tử không hề xa lìa anh. Anh thường nói:”thà vợ bỏ, chứ không bỏ họ Hàn”. Anh lại bắt tay làm lại từ đầu…Hình như ai làm gì về Hàn Mạc Tử đều bị bi lụy như số phận bi thương của họ Hàn, như tai nạn, cháy nhà, vợ bỏ PXT. Cuối cùng anh bị tai biến mạch máu não mấy lần…lần cuối cùng là ngày 19. 12. 07.
Trong bài viết của anh Đơn Phương tưởng niệm nhà sưu khảo Phạm Đình Tuyển, người đã 40 năm đi tìm chân dung Hàn Mạc Tử, đã đến Dalat dịp cung hiến và khánh thành nhà thờ mới Thiện Lâm ngày 14. 12. 2007 do ĐGM Phêrô Nguyễn văn Nhơn chủ sự. Anh PxT đã nhiều lần lên Dalat và ăn ở tại giáo xứ Thiện Lâm, được cha sở quan tâm giúp đỡ. Anh rất thích Thiện Lâm có khung cảnh thóang mát tự nhiên, lại có nhiều công trình Hội Nhập Văn Hóa. Nhà trưng bày Một Cột, các tượng đài tưởng niệm đạo đời như Vua Hùng Vương, Adam-Eva, Âu Cơ, các vị TĐVN, các thánh sử, Đức cha Lambert de la Motte, vị GM đầu tiên đặt chân lên VN vào thế kỷ 17 truyền chức cho linh mục bản quốc VN đầu tiên và lập dòng MTG VN, ĐGM Cassaigne tông đồ người cùi, ĐGM SH Nguyễn văn Hiền GM VN tiên khởi của giáo phận Saigon và Dalat. Các nhà trí thức đạo CG có công với nền Văn Hóa VN như Cha Đắc Lộ ông tổ chữ Quốc ngữ, nhà cải cách Nguyễn trường Tộ, văn hào thế giới Petrus Trương vĩnh Ký, đặc biệt có nhà thơ tài baHànMạcTử, dùng thơ tải Đạo. Có khắc bia đá hai bài nổi tiếng:Dalạt trăng mờ và AveMaria.
“Căn cứ những dòng chữ cuối cùng quệch quạc của Phạm xuân Tuyển, thì ngày 14. 12. 07, dù sức khỏe gần cạn kiệt, Tuyển đã cố gắng lên Dalal để dự lễ khánh thành nhà thờ Thiện Lâm, phường 8, Dalat”. Tôi cũng hết sức ngạc nhiên, bất ngờ và sửng sốt, khi thấy một mình anh chống gậy lê bước vào nhà xứ Thiện Lâm vào chiều hôm 13. 12. Chúng tôi rất trân trọng tình cảm sâu đậm của anh đến chung vui với chúng tôi và đã đón tiếp anh rất đặc biệt, dành mọi ưu tiên ăn và ở…suốt 3 ngày.
Anh rất yêu mến Dalat và dốc hết tâm huyết để đi tìm mọi tư liệu có liên quan đến Hàn Mạc Tử. Trong nhiều lần lên Dalat, thường đi với con gái nuôi yếu ớt(cô y tá Thắm) để nghỉ dưỡng, đồng thời đi thăm các nơi có thể Hàn Mạc Tử đã ở dưỡng bệnh vì bài thơ nổi tiếng “Dalat trăng mờ” được nhạc sư Hải Linh phổ nhạc với cung điệu dân nhạc rất dễ đi vào lòng người và gặp gỡ nhiều nhân vật Đạo Đời ở Dalat như: cha TĐD Võ đức Minh người gốc Tam Tòa, Lệ Thủy Quang Binh, cùng quê với Hàn Mạc Tử. Ông Phan hữu Giản, nhà thơ và bí thư thành ủy Đà lạt. Cụ Nguyễn văn Bông, nhà thơ kỳ cựu ở Dalat, Ong Triếp, nhà thơ Việt Trang, Ông Nguyễn Hữu Tranh nhà Đalạ học.
Đến Đại Học ĐL gặp gỡ Gs Phan cự Đệ và một số giáo sư văn chương khác, nhà văn Trần Thăng, nhạc sĩ Mạnh Đạt, và nhà thơ Trần hữu Trác, nhạc sĩ Đỗ thi Thức…. Nhất là ông Phan ngọc Hòa, thân thiết với bà Mai Đình là kế mẫu. Anh Tuyển lần nào lên Dalat cũng tới thăm Ong Hòa, đường Cô Giang, phường 9 Dalat, (Bà Mai Đình thường về ở nhà ngươi con trai tênLê ngọcHuấn, số 225/14 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Bình Thạnh, HCM). Ong Hòa này đã giúp anh Tuyển rất nhiều tư liệu sống động về Hàn Mạc Tử và Mai Đình.
. Nhà Sưu khảo PxT cũng muốn ra một tập sách về Dalat và Hàn Mạc Tử. Nhờ gặp những người trên mà anh PxTđã muốn đến thăm những nơi mà Hàn Mạc Tử có lẽ đã đặt chân tới khi Quách Tấn đang làm việc ở Dalat và mời Hàn Mạc Tử lên dưỡng bệnh. Thời gian khỏang khánh thành ga xe lửa Dalat đẹp nhất Đông Dương và có răng cưa độc đáo nhấtVN.
Tôi đã chở anh Tuyển đến mọi nơi anh yêu cầu:lán trại bên thác Cam Ly, Thư viện tỉnh, Dinh I, trụ sở UBND phường 1, Sở y tế Dalat, quán Xuân Hương cạnh cầu Ong Đạo, có lẽ từ nơi đây Hàn Mạc Tử đã ngẫu hứng làm nên bài thơ bất hủ “Dalat trăng mờ”. Tôi cũng chở anh PxT đến đồi Mộng Mơ, cạnh Thung Lũng Tình Yêu Dalat, để chiêm ngưỡng tượng Hàn Mạc Tử, do nhà điêu khắc nổi tiếng Phạm văn Hạng thực hiện…Với những tư liệu sẵn có về Hàn Mạc Tử và những chuyến thăm Dalat, anh Tuyển đã hình thành cuốn sưu tập Dalat và Hàn Mạc Tử. Anh Tuyển đã đem sưu tập này xin cha Nguyễn ngọc Sơn ở TTCG (đã từng xuất bản nhiều sách báo CG), duyệt lãm và tìm cách xuất bản. Sau nhiều tháng nghiên cứu tập sách này, Cha Sơn đã hòan trảlại tác giả, xin bổ sung hơn nữa…Thế là đưa con tinh thần này chưa ra đời được và có lẽ cũng long đong với số phận bi thảm của tác gỉa chăng!!!Hy vọng anh ĐơnPhương liên hệ với gia đình và các thân hữu xem sưu tập này hiện đang ở đâu và tiếp tục việc xuất bản cuốn này theo tâm nguyện thiết tha của anh Tuyển. Xin cha Võ tá Khánh(Trăng Thập Tự )đỡ đầu và cha Vincent Trần thế Thuận, nhà thờ Bến Sắn và ông Phạm đình Khiêm học giả CG cùng hiệp lực xuất bản các tác phẩmsưu khảo còn chưa ra đời của anh Tuyển. Mong thay!!!Ong Võ long Tê nhà văn học lớn, hiện đang ở Canada chuyên gia về Hàn Mạc Tử cũng quan tâm đến việc này. Anh Phạm xuân Tuyển thường liên lạc với bà Minh Tú, em gái ruột của bà Võ long Tê và bà Tú đã từng giúp đỡ anh Tuyển nhiều lần. Bà Minh Tú cũng lên thăm tôi ở Dalạt 2 lần, nhờ sự giới thiệu của anh Tuyển. Bà Minh Tú có tín nhiệm trao cho tôi bản văn thư pháp chữ Hán nguyên gốc, do cha JM Nguyễn văn Thích, Huế, viết tặng Ong Võ long Tê khi chịu phép Thánh Tẩy tại nhà thờ Phanxicô Xavier Huế dạng 4 câu 7 chữ, đọc từ phải sang trái: Duy Nhất Thiên Chúa Tam Vị / Thánh Phụ Thánh Tử Thánh Thần Thị / Sinh Thành Vạn Vật Tề Càn Khôn / Tòan Trí Toàn Năng Toàn Thiện Mỹ. Cực kỳ ý nghĩa.
Trong lời giới thiệu cuốn “Phan Thiết – Hàn Mạc Tử”, ông Đỗ Kim Ngư, chủ tịch Hội VHNT Bình Thuận đã viết về anh Phạm xuân Tuyển:”Phan Thiết có nhiều địa danh đã đi vào lòng người …có một địa danh được nhiều người nhắc đến xưa nay, đó là Lầu Ong Hòang với đường lên dốc đá…nổi tiếng vì nó gắn liền với mối tình của thi sĩ Hàn Mạc Tử và giai nhân Mộng Cầm một thuở…bằng cả sự trìu mến lẫn đớn đau…. Ở Phan Thiết, say Hàn Mạc Tử nhất, ngòai người tình thơ mộng năm xưa, có lẽ là Phạm xuân Tuyển-tác giả tập sưu khảo công phu “Đi tìm chân dung Hàn Mạc Tử”…Hơn 50 tuổi đời(PxT sinh năm 1951-mất 2007) nhưng có đến gần 30 năm PxT dành để sưu tầm, khảo cứu về thần tượng tài hoa bạc mệnh Hàn Mạc Tử của mình… Mọi người không thể phủ nhận sự phong phú về tư liệu trong công trình của ông. Nếu có điều kiện tiếp xúc, trao đổi với PxT, chúng ta sẽ dễ nhận ra ông là một người làm việc đầy lòng đam mê và trách nhiệm. Nghe nói ở đâu có “dấu vết”Hàn Mạc Tử là ông lặn lội tìm đến cho bằng được, mặc dù gia cảnh của ông chứa nhiều bất hạnh, khốn khó. Đến không chỉ để sưu tầm mà nhiều lúc ông muốn tìm ra chân giá trị của một vấn đề. Ví như việc ông tìm cho bằng được tờ chứng chỉ rửa tội ghi tên thánh Francois lưu trong sổ nhà thờ, khác với tên thánh Phêrô vẫn được dùng lâu nay của nhà thơ;hay việc ông chứng minh bút danh Hàn MẠC Tử không thể tùy tiện ghi chữ Mặc được… là những việc làm nghiêm túc, không thể coi là chuyện nhỏ”. Cám ơn ông Đỗ Kim Ngư đã viết nhận định chính xác về con người và việc làm của nhà sưu khảo Phạm xuân Tuyển đã ra đi và còn để dở dang nhiều công trình. Vậy chúng ta là những người thân quen mộ mến Hàn Mạc Tử và Phạm Xuân Tuyển, xin cùng nhau nỗ lực hòan tất và xuất bản để công chúng được hưởng nhờ. Lời mở đầu của Ong Đỗ Kim Ngư cũng là lời kết của bài viết tưởng nhớ nhà sưu tập Phạm Đình Tuyển nhân dịp giỗ 100 ngày mất, để mọi người cùng suy gẫm về một đời người có tâm huyết và trung kiên với một tài hoa của Đất Nước.
Đà lat cuối tháng 3 năm 2008
Tôi đã hân hạnh được đọc bài “Tưởng niệm Nhà sưu khảo Phạn Xuân Tuyển, người đã 40 năm đi tìm "Chân Dung Hàn Mạc Tử” đăng trên nguyệt san CG v DT số Xuân Mậu Tý 157 trang 65-70. Trong đó anh có đề cập đến việc Anh Tuyển lên Dalat dự lễ khánh thành Nhà thờ mới Thiện Lâm, phường 8 thành phố Dalat ngày 14.12.2007, nhà thờ này có nhiều tính Hội Nhập Văn Hóa, khuôn viên có đài tưởng niệm Hàn Mạc Tử.
Ông Phạm Xuân Tuyền |
Nhân dịp giỗ 100 ngày anh Tuyển ra đi vĩnh viễn, tôi xin viết đôi hàng tới Anh và gia đình cùng các bạn yêu qúy Hàn Mạc Tử, để gọi là tâm tình tạ lỗi và thắp một nén hương lòng tưởng nhớ cầu nguyện cho linh hồn Vincent Francois.
Anh Đơn Phương thật may mắn đã nhanh nhậy ra kịp đúng ngày 21.12.07, tới tư gia, nơi cư hành tang lễ cho Nhà sưu khảo Phạm Xuân Tuyển vừa qua đời lúc 6g50 sáng ngày 20. 12. 2007.
Trong bài viết anh đã lược qua những giai đọan quen biết và làm việc với anh Phạm xuân Tuyển suốt 40 năm qua như một người bạn chí tình qua sự nghiệp thi ca và cuộc đời họ Hàn. Đỉnh cao là anh Tuyển đã cho ra đời cuốn ”Đi tìm chân dung Hàn Mạc Tử” năm 1998 đã được giải thưởng Dục Thanh của tỉnh Bình Thuận, một nguồn tư liệu xác thực nhất qua hình ảnh và tư liệu gốc về niên biểu lịch sử và địa dư…về cuộc đời của một thiên tài thơ ca Hàn Mạc Tử.
Cuốn Hồi Ký “Hàn Mạc Tử, những ngày cuối cùng ở Quy Hòa” đã được giải thưởng của tạp chí Sông Hương.
Anh Đơn Phương đã hợp tác với anh Phạm xuân Tuyển hòan tất và xuất bản tập trường thơ “Quần Tiên Hội”, mà anh Phạm xuân Tuyển cũng tặng tôi một cuốn…
Năm 2005, anh Phạm xuân Tuyển đã cùng Hội Văn học Nghệ thuật Bình Thuận đã xuất bản tập sưu khảo “Phan Thiết-Hàn Mạc Tử”, được giải thưởng hạng C của Hội Văn Học Việt Nam. Anh Phạm xuân Tuyển cũng ký tặng tôi cuốn sách này. Trong đó lời giới thiệu của ông Đỗ Kim Ngư, Chủ tịch Hội VHNT Bình Thuận và Lời Bạt của ông Phan Bình, có rất nhiều chi tiết thực cảm động của cuộc đời và sự nghiệp của nhà sưu khảo Phạm xuân Tuyển…
Cảm hứng từ bài ca Hàn Mạc Tử của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, mà anh con trai mới lớn Phạm xuân Tuyển đã say mê để cảcuộc đời đi tìm chân dung đích thực của Hàn Mạc Tử…Đôi nét về tiểu sử nhà thơ Hàn Mạc Tử (1912-1940). Lầu Ong Hòang ở Phan Thiết, Mũi Né, nơi gặp gỡ đầu tiên Mộng Cầm-Hàn Mạc Tử. Phan Thiết và những nàng xuân nữ trong thơ và trong tình yêu của Hàn Mạc Tử. Những lời thơ buồn bắt nguồn từ mối tình xuân sắc Mộng Cầm-Hàn Mạc Tử. Những bài thơ của Mai Đình nữ sĩ. Hàn Mạc Tử-ThươngThương từ bến Sông Hương đến bến Mường Giang. Xin gọi đúng bút danh nhà thơ Hàn Mạc Tử. Sự thật về bài thơ “Ở đây thôn Vĩ Dạ”. Đi tìm chính danh “Francois Trí”-Hàn Mạc Tử. Thêm một tư liệu mới về nhà thơ Hàn Mạc Tử-Francois Trí…Những ngày tháng cuối cùng của Hàn Mạc Tử. Một số bài viết về Hàn Mạc Tử, Phạm xuân Tuyển đã sưu khảo…
Qủa thực, anh Phạm xuân Tuyển đã lặn lội đi khắp 3 miền Đất Nước VN, nơi nào có dấu chân của Hàn Mạc Tử đến sinh sống và làm việc…Anh đã để cả cuộc đời trai trẻ đi góp nhặt mọi tư liệu, sách báo, hình ảnh có liên quan đến Hàn Mạc Tử…Một nỗi đớn đau nhất trong đời của Phạm xuân Tuyển là một cơn hỏa họan khủng khiếp đã thiêu rụi nhà cửa, tài sản của gia đình, kể cả tòan bộ sưu tập từ lâu về Hàn Mạc Tử cũng trở thành tro bụi…Lòng đam mê tha thiết với Hàn Mạc Tử không hề xa lìa anh. Anh thường nói:”thà vợ bỏ, chứ không bỏ họ Hàn”. Anh lại bắt tay làm lại từ đầu…Hình như ai làm gì về Hàn Mạc Tử đều bị bi lụy như số phận bi thương của họ Hàn, như tai nạn, cháy nhà, vợ bỏ PXT. Cuối cùng anh bị tai biến mạch máu não mấy lần…lần cuối cùng là ngày 19. 12. 07.
Bia Hàn Mạc Tử và 2 bài thơ nổi tiếng |
“Căn cứ những dòng chữ cuối cùng quệch quạc của Phạm xuân Tuyển, thì ngày 14. 12. 07, dù sức khỏe gần cạn kiệt, Tuyển đã cố gắng lên Dalal để dự lễ khánh thành nhà thờ Thiện Lâm, phường 8, Dalat”. Tôi cũng hết sức ngạc nhiên, bất ngờ và sửng sốt, khi thấy một mình anh chống gậy lê bước vào nhà xứ Thiện Lâm vào chiều hôm 13. 12. Chúng tôi rất trân trọng tình cảm sâu đậm của anh đến chung vui với chúng tôi và đã đón tiếp anh rất đặc biệt, dành mọi ưu tiên ăn và ở…suốt 3 ngày.
Anh rất yêu mến Dalat và dốc hết tâm huyết để đi tìm mọi tư liệu có liên quan đến Hàn Mạc Tử. Trong nhiều lần lên Dalat, thường đi với con gái nuôi yếu ớt(cô y tá Thắm) để nghỉ dưỡng, đồng thời đi thăm các nơi có thể Hàn Mạc Tử đã ở dưỡng bệnh vì bài thơ nổi tiếng “Dalat trăng mờ” được nhạc sư Hải Linh phổ nhạc với cung điệu dân nhạc rất dễ đi vào lòng người và gặp gỡ nhiều nhân vật Đạo Đời ở Dalat như: cha TĐD Võ đức Minh người gốc Tam Tòa, Lệ Thủy Quang Binh, cùng quê với Hàn Mạc Tử. Ông Phan hữu Giản, nhà thơ và bí thư thành ủy Đà lạt. Cụ Nguyễn văn Bông, nhà thơ kỳ cựu ở Dalat, Ong Triếp, nhà thơ Việt Trang, Ông Nguyễn Hữu Tranh nhà Đalạ học.
Đến Đại Học ĐL gặp gỡ Gs Phan cự Đệ và một số giáo sư văn chương khác, nhà văn Trần Thăng, nhạc sĩ Mạnh Đạt, và nhà thơ Trần hữu Trác, nhạc sĩ Đỗ thi Thức…. Nhất là ông Phan ngọc Hòa, thân thiết với bà Mai Đình là kế mẫu. Anh Tuyển lần nào lên Dalat cũng tới thăm Ong Hòa, đường Cô Giang, phường 9 Dalat, (Bà Mai Đình thường về ở nhà ngươi con trai tênLê ngọcHuấn, số 225/14 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Bình Thạnh, HCM). Ong Hòa này đã giúp anh Tuyển rất nhiều tư liệu sống động về Hàn Mạc Tử và Mai Đình.
. Nhà Sưu khảo PxT cũng muốn ra một tập sách về Dalat và Hàn Mạc Tử. Nhờ gặp những người trên mà anh PxTđã muốn đến thăm những nơi mà Hàn Mạc Tử có lẽ đã đặt chân tới khi Quách Tấn đang làm việc ở Dalat và mời Hàn Mạc Tử lên dưỡng bệnh. Thời gian khỏang khánh thành ga xe lửa Dalat đẹp nhất Đông Dương và có răng cưa độc đáo nhấtVN.
Tôi đã chở anh Tuyển đến mọi nơi anh yêu cầu:lán trại bên thác Cam Ly, Thư viện tỉnh, Dinh I, trụ sở UBND phường 1, Sở y tế Dalat, quán Xuân Hương cạnh cầu Ong Đạo, có lẽ từ nơi đây Hàn Mạc Tử đã ngẫu hứng làm nên bài thơ bất hủ “Dalat trăng mờ”. Tôi cũng chở anh PxT đến đồi Mộng Mơ, cạnh Thung Lũng Tình Yêu Dalat, để chiêm ngưỡng tượng Hàn Mạc Tử, do nhà điêu khắc nổi tiếng Phạm văn Hạng thực hiện…Với những tư liệu sẵn có về Hàn Mạc Tử và những chuyến thăm Dalat, anh Tuyển đã hình thành cuốn sưu tập Dalat và Hàn Mạc Tử. Anh Tuyển đã đem sưu tập này xin cha Nguyễn ngọc Sơn ở TTCG (đã từng xuất bản nhiều sách báo CG), duyệt lãm và tìm cách xuất bản. Sau nhiều tháng nghiên cứu tập sách này, Cha Sơn đã hòan trảlại tác giả, xin bổ sung hơn nữa…Thế là đưa con tinh thần này chưa ra đời được và có lẽ cũng long đong với số phận bi thảm của tác gỉa chăng!!!Hy vọng anh ĐơnPhương liên hệ với gia đình và các thân hữu xem sưu tập này hiện đang ở đâu và tiếp tục việc xuất bản cuốn này theo tâm nguyện thiết tha của anh Tuyển. Xin cha Võ tá Khánh(Trăng Thập Tự )đỡ đầu và cha Vincent Trần thế Thuận, nhà thờ Bến Sắn và ông Phạm đình Khiêm học giả CG cùng hiệp lực xuất bản các tác phẩmsưu khảo còn chưa ra đời của anh Tuyển. Mong thay!!!Ong Võ long Tê nhà văn học lớn, hiện đang ở Canada chuyên gia về Hàn Mạc Tử cũng quan tâm đến việc này. Anh Phạm xuân Tuyển thường liên lạc với bà Minh Tú, em gái ruột của bà Võ long Tê và bà Tú đã từng giúp đỡ anh Tuyển nhiều lần. Bà Minh Tú cũng lên thăm tôi ở Dalạt 2 lần, nhờ sự giới thiệu của anh Tuyển. Bà Minh Tú có tín nhiệm trao cho tôi bản văn thư pháp chữ Hán nguyên gốc, do cha JM Nguyễn văn Thích, Huế, viết tặng Ong Võ long Tê khi chịu phép Thánh Tẩy tại nhà thờ Phanxicô Xavier Huế dạng 4 câu 7 chữ, đọc từ phải sang trái: Duy Nhất Thiên Chúa Tam Vị / Thánh Phụ Thánh Tử Thánh Thần Thị / Sinh Thành Vạn Vật Tề Càn Khôn / Tòan Trí Toàn Năng Toàn Thiện Mỹ. Cực kỳ ý nghĩa.
Trong lời giới thiệu cuốn “Phan Thiết – Hàn Mạc Tử”, ông Đỗ Kim Ngư, chủ tịch Hội VHNT Bình Thuận đã viết về anh Phạm xuân Tuyển:”Phan Thiết có nhiều địa danh đã đi vào lòng người …có một địa danh được nhiều người nhắc đến xưa nay, đó là Lầu Ong Hòang với đường lên dốc đá…nổi tiếng vì nó gắn liền với mối tình của thi sĩ Hàn Mạc Tử và giai nhân Mộng Cầm một thuở…bằng cả sự trìu mến lẫn đớn đau…. Ở Phan Thiết, say Hàn Mạc Tử nhất, ngòai người tình thơ mộng năm xưa, có lẽ là Phạm xuân Tuyển-tác giả tập sưu khảo công phu “Đi tìm chân dung Hàn Mạc Tử”…Hơn 50 tuổi đời(PxT sinh năm 1951-mất 2007) nhưng có đến gần 30 năm PxT dành để sưu tầm, khảo cứu về thần tượng tài hoa bạc mệnh Hàn Mạc Tử của mình… Mọi người không thể phủ nhận sự phong phú về tư liệu trong công trình của ông. Nếu có điều kiện tiếp xúc, trao đổi với PxT, chúng ta sẽ dễ nhận ra ông là một người làm việc đầy lòng đam mê và trách nhiệm. Nghe nói ở đâu có “dấu vết”Hàn Mạc Tử là ông lặn lội tìm đến cho bằng được, mặc dù gia cảnh của ông chứa nhiều bất hạnh, khốn khó. Đến không chỉ để sưu tầm mà nhiều lúc ông muốn tìm ra chân giá trị của một vấn đề. Ví như việc ông tìm cho bằng được tờ chứng chỉ rửa tội ghi tên thánh Francois lưu trong sổ nhà thờ, khác với tên thánh Phêrô vẫn được dùng lâu nay của nhà thơ;hay việc ông chứng minh bút danh Hàn MẠC Tử không thể tùy tiện ghi chữ Mặc được… là những việc làm nghiêm túc, không thể coi là chuyện nhỏ”. Cám ơn ông Đỗ Kim Ngư đã viết nhận định chính xác về con người và việc làm của nhà sưu khảo Phạm xuân Tuyển đã ra đi và còn để dở dang nhiều công trình. Vậy chúng ta là những người thân quen mộ mến Hàn Mạc Tử và Phạm Xuân Tuyển, xin cùng nhau nỗ lực hòan tất và xuất bản để công chúng được hưởng nhờ. Lời mở đầu của Ong Đỗ Kim Ngư cũng là lời kết của bài viết tưởng nhớ nhà sưu tập Phạm Đình Tuyển nhân dịp giỗ 100 ngày mất, để mọi người cùng suy gẫm về một đời người có tâm huyết và trung kiên với một tài hoa của Đất Nước.
Đà lat cuối tháng 3 năm 2008