SAIGÒN - Chiều ngày 28.03.2008 từ cuộc họp HĐGM.VN tại Bãi Dâu-Vũng Tàu, Đức TGM Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt, ĐGM giáo phận Kontum Micael Hoàng Đức Oanh, ĐGM giáo phận Hưng Hóa Antôn Vũ Huy Chương đã đến Trung Tâm Mục Vụ Tổng giáo phận Sài Gòn cùng với một số linh mục khác để dâng thánh lễ nhân dịp lễ giỗ 100 ngày của nhà sưu khảo Phanxicô-Vinhsơn Phạm Xuân Tuyển người đã dành gần 40 năm trong suốt cuộc đời để sưu tầm, nghiên cứu, tìm hiểu về cuộc đời thi sĩ Công Giáo nổi tiếng Hàn Mạc Tử.
Trước thánh lễ, người dẫn chương trình-nhà thơ Lê Đình Bảng đã đại diện ban tổ chức nói lên ý nghĩa của buổi gặp gỡ hôm nay để tưởng nhớ đến một người đã dành gần hết cuộc đời mình cho niềm đam mê tìm hiểu về thi sĩ Hàn Mặc Tử và tác phẩm “ĐI TÌM CHÂN DUNG HÀN MẠC TỬ” của ông đã được những người am hiểu về cuộc đời thi sĩ họ Hàn này đánh rất cao… Những người hiện diện đã dành một phút mặc niệm để tưởng nhớ ông Phạm Xuân Tuyển.
Tiếp đến, nhà thơ-nhạc sĩ Cao Huy Hoàng đã chia sẻ về cuộc đời ông Phạm Xuân Tuyển:” Sinh năm 1951 tại Phan Thiết-Bình Thuận bắt đầu yêu mến và tìm hiểu về những gì liên quan đến cuộc đời của thi sĩ tài hoa nhưng bất hạnh Hàn Mạc Tử từ lúc mới 15 tuổi và có lẽ những ai liên quan đến cuộc đời HMT điều gặp những đau khổ và bất hạnh, năm 17 tuổi (1968) Phạm Xuân Tuyển cũng mắc chứng bệnh phong và phải vào trại phong Bến Sắn vì chứng bệnh đau đớn khi trăng lên của HMT (bệnh phong), ở nơi đó Phạm Xuân Tuyển (còn có những bút danh khác như: Hàn Mạc Thư Sinh, Huyền Diệp Tử) đã được các Sơ Dòng Nữ Tử Bác Ai Vinh Sơn chăm sóc và dạy văn hóa (tiếng Việt và tiếng Pháp), dạy biết và yêu mến Chúa Giêsu, ông còn học về thi sĩ HMT, thi sĩ của những người đau đớn vì bệnh phong… Ông được rửa tội ngày 22.12.2002 tại trại phong Bến Sắn và qua đời ngày 20.12.2007 tại Phan Thiết. Những ngày cuối đời của Phạm Xuân Tuyển ông luôn được Đức Ông-thi sĩ Xuân Ly Băng và người cha đỡ đầu là linh mục-thi sĩ Trăng Thập Tự ưu ái, chia sẻ và nâng đỡ tinh thần…” tiếp theo phần tưởng nhớ, Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt, các ĐGM và các linh mục đồng tế cùng những người hiện diện đã dâng thánh lễ cầu cho linh hồn ông Phanxicô-Vinhsơn Phạm Xuân Tuyển, linh mục-thi sĩ Nguyễn Thiên Cung, Giám đốc Chủng viện Nicolas Phan Thiết đã chia sẻ trong thánh lễ…
Đêm thơ giới thiệu Thi tập thơ Công Giáo KINH TRONG SƯƠNG đã diễn ra ngay sau khi thánh lễ kết thúc, nhiều sáng tác và cảm tưởng của các tác giả góp mặt trong thi tập này đã được trình bày trước cử tọa khoảng trên 120 người, một số bài thơ của Xuân Ly Băng, Đông Khê, Trần Mộng Tú v.v… đã được hai nhạc sĩ Cao Huy Hoàng, Lưu Văn Trung phổ nhạc và các bạn trẻ sinh viên Công Giáo đang học tại nhạc viện đã thể hiện dù chưa phải chuyên nghiệp nhưng cũng đã diễn đạt được phần nào các tác phẩm mà hai nhạc sĩ đã gửi gấm trọn vẹn tâm tình của mình dành cho những bài thơ Công Giáo, chương trình có duy nhất một bài thơ THÌ THẦM MÙA THƯƠNG của tác giả nữ Hàn Lệ Thu cũng đã qua đời vì bệnh phong do nghệ sĩ Kim Lệ diễn ngâm rất xúc động. Những thi sĩ như: Phanxicô, Đỗ Thảo Anh, Trầm Tĩnh Nguyện, Đông Khê v.v… cũng bày tỏ cảm tưởng và đọc thơ của mình.
Trước khi kết thúc đêm thơ, các Đức Giám Mục hiện diện đã nói lên tâm tình, cảm tưởng của mình về đêm thơ, các Đức cha đã tỏ lòng trân trọng những người nghệ sĩ, trân trọng những người làm thơ, làm nhạc nhất là những người làm thơ đạo họ đã tìm được nguồn cảm hứng từ Thiên Chúa, từ sự cầu nguyện mà viết ra những vần thơ đạo. Do đó chúng ta thấy thơ rất là cần thiết trong đời sống chia sẻ tâm tình, chia sẻ đức tin. Rất mong có thêm được nhiều nữa những người làm thơ, nhất là thơ đạo để cho chúng ta có thể cảm nhận được tất cả những vẻ đẹp trong trời đất, cảm nhận được nguồn của mọi vẻ đẹp đó là Thiên Chúa. Cũng cầu mong có được nhiều đêm thơ, nhiều tập sách nữa để cho những vẻ đẹp đó được chuyền đi khắp nơi… Các Đức Giám Mục hiện diện cũng bày tỏ sự sẵn sàng ủng hộ cách này, cách khác để những tập thơ, tập nhạc Công Giáo có thể ra đời như tập thơ Kinh Trong Sương do nhóm sưu tầm và nghiên cứu thi ca Công Giáo mà linh mục-thi sĩ Trăng Thập Tự là người chủ trương thực hiện.
Trước thánh lễ, người dẫn chương trình-nhà thơ Lê Đình Bảng đã đại diện ban tổ chức nói lên ý nghĩa của buổi gặp gỡ hôm nay để tưởng nhớ đến một người đã dành gần hết cuộc đời mình cho niềm đam mê tìm hiểu về thi sĩ Hàn Mặc Tử và tác phẩm “ĐI TÌM CHÂN DUNG HÀN MẠC TỬ” của ông đã được những người am hiểu về cuộc đời thi sĩ họ Hàn này đánh rất cao… Những người hiện diện đã dành một phút mặc niệm để tưởng nhớ ông Phạm Xuân Tuyển.
Tiếp đến, nhà thơ-nhạc sĩ Cao Huy Hoàng đã chia sẻ về cuộc đời ông Phạm Xuân Tuyển:” Sinh năm 1951 tại Phan Thiết-Bình Thuận bắt đầu yêu mến và tìm hiểu về những gì liên quan đến cuộc đời của thi sĩ tài hoa nhưng bất hạnh Hàn Mạc Tử từ lúc mới 15 tuổi và có lẽ những ai liên quan đến cuộc đời HMT điều gặp những đau khổ và bất hạnh, năm 17 tuổi (1968) Phạm Xuân Tuyển cũng mắc chứng bệnh phong và phải vào trại phong Bến Sắn vì chứng bệnh đau đớn khi trăng lên của HMT (bệnh phong), ở nơi đó Phạm Xuân Tuyển (còn có những bút danh khác như: Hàn Mạc Thư Sinh, Huyền Diệp Tử) đã được các Sơ Dòng Nữ Tử Bác Ai Vinh Sơn chăm sóc và dạy văn hóa (tiếng Việt và tiếng Pháp), dạy biết và yêu mến Chúa Giêsu, ông còn học về thi sĩ HMT, thi sĩ của những người đau đớn vì bệnh phong… Ông được rửa tội ngày 22.12.2002 tại trại phong Bến Sắn và qua đời ngày 20.12.2007 tại Phan Thiết. Những ngày cuối đời của Phạm Xuân Tuyển ông luôn được Đức Ông-thi sĩ Xuân Ly Băng và người cha đỡ đầu là linh mục-thi sĩ Trăng Thập Tự ưu ái, chia sẻ và nâng đỡ tinh thần…” tiếp theo phần tưởng nhớ, Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt, các ĐGM và các linh mục đồng tế cùng những người hiện diện đã dâng thánh lễ cầu cho linh hồn ông Phanxicô-Vinhsơn Phạm Xuân Tuyển, linh mục-thi sĩ Nguyễn Thiên Cung, Giám đốc Chủng viện Nicolas Phan Thiết đã chia sẻ trong thánh lễ…
Đêm thơ giới thiệu Thi tập thơ Công Giáo KINH TRONG SƯƠNG đã diễn ra ngay sau khi thánh lễ kết thúc, nhiều sáng tác và cảm tưởng của các tác giả góp mặt trong thi tập này đã được trình bày trước cử tọa khoảng trên 120 người, một số bài thơ của Xuân Ly Băng, Đông Khê, Trần Mộng Tú v.v… đã được hai nhạc sĩ Cao Huy Hoàng, Lưu Văn Trung phổ nhạc và các bạn trẻ sinh viên Công Giáo đang học tại nhạc viện đã thể hiện dù chưa phải chuyên nghiệp nhưng cũng đã diễn đạt được phần nào các tác phẩm mà hai nhạc sĩ đã gửi gấm trọn vẹn tâm tình của mình dành cho những bài thơ Công Giáo, chương trình có duy nhất một bài thơ THÌ THẦM MÙA THƯƠNG của tác giả nữ Hàn Lệ Thu cũng đã qua đời vì bệnh phong do nghệ sĩ Kim Lệ diễn ngâm rất xúc động. Những thi sĩ như: Phanxicô, Đỗ Thảo Anh, Trầm Tĩnh Nguyện, Đông Khê v.v… cũng bày tỏ cảm tưởng và đọc thơ của mình.
Trước khi kết thúc đêm thơ, các Đức Giám Mục hiện diện đã nói lên tâm tình, cảm tưởng của mình về đêm thơ, các Đức cha đã tỏ lòng trân trọng những người nghệ sĩ, trân trọng những người làm thơ, làm nhạc nhất là những người làm thơ đạo họ đã tìm được nguồn cảm hứng từ Thiên Chúa, từ sự cầu nguyện mà viết ra những vần thơ đạo. Do đó chúng ta thấy thơ rất là cần thiết trong đời sống chia sẻ tâm tình, chia sẻ đức tin. Rất mong có thêm được nhiều nữa những người làm thơ, nhất là thơ đạo để cho chúng ta có thể cảm nhận được tất cả những vẻ đẹp trong trời đất, cảm nhận được nguồn của mọi vẻ đẹp đó là Thiên Chúa. Cũng cầu mong có được nhiều đêm thơ, nhiều tập sách nữa để cho những vẻ đẹp đó được chuyền đi khắp nơi… Các Đức Giám Mục hiện diện cũng bày tỏ sự sẵn sàng ủng hộ cách này, cách khác để những tập thơ, tập nhạc Công Giáo có thể ra đời như tập thơ Kinh Trong Sương do nhóm sưu tầm và nghiên cứu thi ca Công Giáo mà linh mục-thi sĩ Trăng Thập Tự là người chủ trương thực hiện.