ĐỨC ÔNG PHÊRÔ NGUYỄN VĂN TÀI VÀ NỖI LÒNG THAO THỨC ĐÀO TẠO NGƯỜI CHO Giáo Hội VIỆT NAM
Chiều ngày 29-7-2010, nhân lễ trao giải cuộc xướng họa Sen Giữa Lầy, các tác giả hiện diện trong buổi giao lưu tại Trung tâm Mục vụ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn đã nhất trí sẽ mở cuộc thi viết thứ hai trên mạng về đức khiết tịnh, mang tên “Nhánh Huệ Nước Trời”, với nội dung “tôn vinh Thánh Giuse và cổ võ đức khiết tịnh”.
Bản thể lệ cuộc thi mở đầu với chi tiết sau đây: “Cuộc thi sẽ có bốn bộ môn: văn xuôi, kịch bản, thơ mới và xướng họa thơ Đường luật. Văn xuôi: dài không quá 800 từ, tối đa là 1 trang A4 và ¼, trừ lề như định sẵn trong máy vi tính, chữ Times New Roman 12 hoặc VNI-Times 11. Có thể là truyện, suy tư, tùy bút, ký sự.”
Chi tiết 800 từ cho văn xuôi là do Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài đặt hàng. Với những chuyện ngắn có chiều dài ấy, ngài sẽ thêm mấy câu mở đầu và mấy câu kết thúc để có 10 phút phát thanh. Kết quả, cuộc thi có 20 truyện ngắn vào chung khảo, của 12 tác giả trẻ. Qua việc hỗ trợ tài chánh và gợi hứng cho Ban Tổ chức, Đức Ông đã góp phần thiết thực vào “Chương trình tìm kiếm và đào tạo tài năng văn thơ trẻ” mà lúc ấy Ban mục vụ Văn hóa Giáo phận Qui Nhơn mới khởi sự được hơn một năm. Trong số 12 tác giả ấy có người nay đã thành đạt trên đường văn chương, và ít ra 7 người khác vẫn còn hăm hở trau dồi ngòi bút của mình để phục vụ công cuộc của Chúa Cứu Thế Giêsu.
Hơn mười năm trước đó, tôi có cơ duyên chuyển đơn đặt hàng một chương trình suy niệm mùa Chay, mỗi ngày một bài, dài khoảng 800 từ. Người anh em cựu chủng sinh nhận việc đã viết đi viết lại theo những nhận xét góp ý của tôi và rồi anh đã trở thành một cây bút khá vững.
Bên cạnh những công việc miệt mài thầm lặng, đảm bảo đầy đủ bài vở cho chương trình phát thanh đều đặn mỗi ngày suốt gần 40 năm, Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài có một thao thức lớn về việc đào tạo người cho Giáo Hội Việt Nam, đồng thời đã có những nỗ lực linh động và hữu hiệu cho việc ấy. Ngài đã là chỗ dựa và người định hướng cho tập thể anh chị em giới Công Giáo du học tại Phi trong nhiều năm. Nhiều anh chị em có thể thuật lại những can thiệp, những giúp đỡ rất cụ thể ngài dành cho bản thân họ. Đức Ông dành thời giờ cho tất cả những ai cần đến ngài. Hơn nữa Đức Ông còn tư vấn cho các cộng đoàn trong việc gửi người đi du học. Mấy năm ở Phi, tôi có nghe ngài nói tới một số vị bề trên từ chối gửi người đi học nước ngoài kèm theo lý do tại sao. Ngài cũng thường nhắc đi nhắc lại: Gửi người đi học nước ngoài thì tốt, nhưng phải chuẩn bị kỹ ở nhà trước đã. Môi trường học vấn ở nước ngoài như một siêu thị bán đủ thứ hàng tùy chọn, người du học sinh cần có khả năng phê bình để tiếp thu cái hay, loại trừ cái dở. Theo ngài, nếu là những tu sĩ đã khấn trọn vài năm, nếu đã là linh mục có sẵn kinh nghiệm mục vụ thì sẽ có ích lợi nhiều cho Giáo Hội quê nhà.
Với sự hiện diện, tình cha và tình anh em của Đức Ông Phêrô, nhà Thánh Giuse ở trụ sở đài Chân lý Á Châu tại Fairview, Manila, Philippines, mỗi Chúa Nhật và lắm khi cả ngày thường, đã là chỗ dừng chân đầy an ủi cho những người xa quê hương, từ những giáo dân di tản, các chủng sinh, nam nữ tu sĩ và linh mục. Mái ấm ấy đã để lại trong tâm hồn tôi những kỷ niệm rất đẹp về tình nghĩa anh chị em hiệp thông và hiệp nhất, những hy vọng xanh tươi cho Giáo Hội Việt Nam. Những năm về sau, tôi trở lại Phi, không gian của nó đã bị thu hẹp lại, nhưng sự ấm áp và nụ cười tươi của người anh, người cha vẫn còn đấy, vẫn gợi lại một thời mà những người Việt xa quê tại Phi cần một chỗ để có thể cảm thấy như nhà của mình.
Chiều ngày 29-7-2010, nhân lễ trao giải cuộc xướng họa Sen Giữa Lầy, các tác giả hiện diện trong buổi giao lưu tại Trung tâm Mục vụ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn đã nhất trí sẽ mở cuộc thi viết thứ hai trên mạng về đức khiết tịnh, mang tên “Nhánh Huệ Nước Trời”, với nội dung “tôn vinh Thánh Giuse và cổ võ đức khiết tịnh”.
Bản thể lệ cuộc thi mở đầu với chi tiết sau đây: “Cuộc thi sẽ có bốn bộ môn: văn xuôi, kịch bản, thơ mới và xướng họa thơ Đường luật. Văn xuôi: dài không quá 800 từ, tối đa là 1 trang A4 và ¼, trừ lề như định sẵn trong máy vi tính, chữ Times New Roman 12 hoặc VNI-Times 11. Có thể là truyện, suy tư, tùy bút, ký sự.”
Chi tiết 800 từ cho văn xuôi là do Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài đặt hàng. Với những chuyện ngắn có chiều dài ấy, ngài sẽ thêm mấy câu mở đầu và mấy câu kết thúc để có 10 phút phát thanh. Kết quả, cuộc thi có 20 truyện ngắn vào chung khảo, của 12 tác giả trẻ. Qua việc hỗ trợ tài chánh và gợi hứng cho Ban Tổ chức, Đức Ông đã góp phần thiết thực vào “Chương trình tìm kiếm và đào tạo tài năng văn thơ trẻ” mà lúc ấy Ban mục vụ Văn hóa Giáo phận Qui Nhơn mới khởi sự được hơn một năm. Trong số 12 tác giả ấy có người nay đã thành đạt trên đường văn chương, và ít ra 7 người khác vẫn còn hăm hở trau dồi ngòi bút của mình để phục vụ công cuộc của Chúa Cứu Thế Giêsu.
Hơn mười năm trước đó, tôi có cơ duyên chuyển đơn đặt hàng một chương trình suy niệm mùa Chay, mỗi ngày một bài, dài khoảng 800 từ. Người anh em cựu chủng sinh nhận việc đã viết đi viết lại theo những nhận xét góp ý của tôi và rồi anh đã trở thành một cây bút khá vững.
Bên cạnh những công việc miệt mài thầm lặng, đảm bảo đầy đủ bài vở cho chương trình phát thanh đều đặn mỗi ngày suốt gần 40 năm, Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài có một thao thức lớn về việc đào tạo người cho Giáo Hội Việt Nam, đồng thời đã có những nỗ lực linh động và hữu hiệu cho việc ấy. Ngài đã là chỗ dựa và người định hướng cho tập thể anh chị em giới Công Giáo du học tại Phi trong nhiều năm. Nhiều anh chị em có thể thuật lại những can thiệp, những giúp đỡ rất cụ thể ngài dành cho bản thân họ. Đức Ông dành thời giờ cho tất cả những ai cần đến ngài. Hơn nữa Đức Ông còn tư vấn cho các cộng đoàn trong việc gửi người đi du học. Mấy năm ở Phi, tôi có nghe ngài nói tới một số vị bề trên từ chối gửi người đi học nước ngoài kèm theo lý do tại sao. Ngài cũng thường nhắc đi nhắc lại: Gửi người đi học nước ngoài thì tốt, nhưng phải chuẩn bị kỹ ở nhà trước đã. Môi trường học vấn ở nước ngoài như một siêu thị bán đủ thứ hàng tùy chọn, người du học sinh cần có khả năng phê bình để tiếp thu cái hay, loại trừ cái dở. Theo ngài, nếu là những tu sĩ đã khấn trọn vài năm, nếu đã là linh mục có sẵn kinh nghiệm mục vụ thì sẽ có ích lợi nhiều cho Giáo Hội quê nhà.
Với sự hiện diện, tình cha và tình anh em của Đức Ông Phêrô, nhà Thánh Giuse ở trụ sở đài Chân lý Á Châu tại Fairview, Manila, Philippines, mỗi Chúa Nhật và lắm khi cả ngày thường, đã là chỗ dừng chân đầy an ủi cho những người xa quê hương, từ những giáo dân di tản, các chủng sinh, nam nữ tu sĩ và linh mục. Mái ấm ấy đã để lại trong tâm hồn tôi những kỷ niệm rất đẹp về tình nghĩa anh chị em hiệp thông và hiệp nhất, những hy vọng xanh tươi cho Giáo Hội Việt Nam. Những năm về sau, tôi trở lại Phi, không gian của nó đã bị thu hẹp lại, nhưng sự ấm áp và nụ cười tươi của người anh, người cha vẫn còn đấy, vẫn gợi lại một thời mà những người Việt xa quê tại Phi cần một chỗ để có thể cảm thấy như nhà của mình.