VATICAN (Zenit.org).-Triều giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II là một dấu chỉ và chứng từ về sự Chúa Kitô phục sinh, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã khẳng định trong một Thánh Lễ giỗ lần thứ ba ngày Đức Gioan Phaolô II qua đời.

Trong bài giảng Thánh Lễ hôm thứ Tư cử hành tại Quảng Trường Thánh Pherô, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói rằng “Ngày 2 tháng Tư đã được in trong ký ức Giáo Hội vì là ngày Tôi Tớ Chúa Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II từ biệt thế giới này. […] Từ đó, Vương Cung Vatican và Quảng Trường này thật sự trở nên trung tâm thế giới.”

“Đúng như ba năm qua, hôm nay cũng vậy, một thời gian ngắn đi qua từ Lễ Phục Sinh. Tâm hồn Giáo Hội thấy mình còn chìm ngập trong mầu nhiệm phục sinh của Chúa. […] Ngài cảm thấy một đức tin kỳ lạ trong Người, và với Người, ngài đã giữ được một đàm thoại thân tình, độc đáo, liên tục.

“Chỉ thấy ngài cầu nguyện cũng đủ: Ngài chìm ngập chính xác trong Chúa và xem ra mọi sự khác trong những lúc này bị bỏ qua môt bên.”

Đức Thánh Cha đã nói rằng sự sống toàn diện của người tiền nhiệm của ngài bị chìm ngập trong chiều kích thiêng liêng này.

“Triều giáo hoàng của ngài, nói chung và trong nhiều lúc đặc biệt này, tự tỏ mình cho chúng ta như là một dấu chỉ và là chứng từ sự Chúa Kitô sống lại. Tính năng động phục sinh này, biến đời sống của Đức Gioan Phaolô II thành một sự đáp trả trọn vẹn cho tiếng gọi của Chúa, không thể diễn tả trừ ra không có một sự tham gia trong những đau khổ và sự chết của vị Thầy và Đấng Cứu Chuộc thần linh.

Đừng sợ

Đức Thánh Cha đã nhắc lại Karol Wojtyla cũng đã đau khổ trong tuổi bé thơ, “vì gặp thánh giá trong đường đi của ngài, trong gia đình của ngài, với dân của ngài.”

“Rất sớm ngài đã quyết định vác thánh giá bên cạnh Chúa Giêsu, theo những vết chân của Ngườị Ngài ao ước làm tôi tớ trung thành của Chúa đến nỗi đón nhận tiếng gọi tới chức linh mục như là một ân huệ và một sự cam kết suốt sự sống của ngài. Với Chúa, ngài đã sống, và với Chúa, ngài đã muốn chết.”

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã nhắc lại “những lời thiên thần trong ngày Phục Sinh, [đừng sợ], nói với các người nữ trước ngôi mộ trống trơn […] đã trở thành một kiểu khẩu hiệu trên môi Đức Gioáo Hoàng Gioan Phaolô II, từ những bắt đầu long trọng thừa tác vụ Phêrô của ngài.”

“Ngài đã lập lại những lời đó trong những dịp khác nhau cho Giáo Hội và cho thế giới. Ngài luôn luôn lập lại những lời đó với sự vững vàng không lay chuyển, bằng cách trước hết cầm cây gậy trên đầu có thánh giá, và sau này, khi sức lực thể xác yêu kém hầu như tựa vào thánh giá, cho tới ngày thứ Sáu Tuần Thánh cuối cùng, ngày mà ngài tham dự Đàng Thánh Giá từ nhà nguyện riêng của ngài, hai tay ôm lấy thánh giá.”

Chứng từ cuối cùng

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã khẳng định ”Đó là chứng từ của ngày Thứ Sáu Tuần Thánh cuối cùng mà Goan Phaolô II đã cử hành trên mặt đất, chứng từ đó là một “chứng từ thinh lặng tình yêu đối với Chúa Giêsu”.

“Bối cảnh hùng hồn này của sự đau khổ nhân bản và của đức tin, trong ngày thứ Sáu Tuần Thánh cuối cùng này, cũng chỉ cho các tín hữu và cho thế giới bí quyết của mọi sự sống Kitô hữu” Câu nói ‘đừng sợ’ này không dựa trên sức loài người, cũng không trên những thành công đã hoàn tất, nhưng đúng hơn, chỉ dựa trên lời Chúa, trên thánh giá và sự phục sunh của Chúa Kitô. Trong mức độ mà ngài lột bỏ mọi sự, cuối cùng, lột bỏ cả những lời nói của ngài, sự từ bỏ hoàn toàn này vì Chúa Kitô đã tỏ hiện với sự sáng sủa ngày càng tăng.

“Như đã xảy ra cho Chúa Giêsu, cũng vậy trong trường hợp của Gioan Phaolô II, những lời nói cuối cùng đã nhường chỗ cho sự hy sinh sau cùng, cho sự hiến mình. Và sự chết là dấu ấn của một đời sống hoàn toàn dâng cho Chúa Kitô, đồng hình đồng dạng với Người cả về thể xác với những nét đau khổ và sự bỏ mình đầy tin tưởng trong tay Cha trên trời. “Tôi hãy đi vào nhà Cha,’ những lời này—những kẻ ở bên ngài tường thuật—là những lời cuối cùng của ngài, sự hoàn thành một cuộc sống hoàn toàn hướng về sự hiểu biết và chiêm ngắm gương mặt Chúa.”

Bước tiến của sự dữ

Đức Thánh Cha đã nhắc lại ”Tôi Tớ Chúa, Đức Gioan Phaolô II đã biết và đích thân đã sống những thảm cảnh khủng khiếp của thế kỷ 20, và ngài đã tự hỏi trong một thời gian lâu dài điều gì có thể chận lại bước tiến của sự dữ”.

“Câu trả lời chỉ có thể gặp được trong tình yêu của Chúa. Chỉ lòng thương xót của Chúa, trên tực tế, có khả năng hạn chế sự dữ; chỉ tình yêu toàn năng của Chúa có thể lật đổ quyền thống trị của những kẻ dữ và quyền lực phá hoại của tính ích kỷ và hận thù. Vì lẽ này, trong cuộc thăm viếng cuối cùng của ngài tại Ba Lan, khi ngài trở về quê hương ngài, ngài đã nói, ‘Trừ ra lòng thương xót của Chúa, không còn nguồn mạch hy vọng nào khác cho nhân loại.”

Đức Thánh Cha kết luận “Chúng ta hãy tạ ơn Chúa vì Người đã ban cho Giáo Hội tôi tớ trung thực và can đảm này.Và khi chúng ta dâng Hy Lễ cứu chuộc cho linh hồn được tuyển chọn này, chúng ta cầu xin ngài tiếp tục cầu bàu từ thiên đàng cho mỗi người chúng ta, cho tôi cách riêng, là kẻ Chúa Quan Phòng đã kêu gọi tiếp nhận gia sản thiêng liêng vô giá của ngài.”

“Mong cho Giáo Hội, theo huấn giáo và gương của ngài tiếp tục cách trung thành sứ vụ rao giảng Tin Mừng mà không thỏa hiệp, phổ biến không mỏi mệt tình yêu thương xót của Chúa Kitô, nguồn gốc hoà bình thật cho toàn thế giới.”