Kinh nghiệm đau buồn với Bưu Điện Việt Nam
Hôm qua, ngày 23.4.2008 tôi đến bưu điện Thành phố Saigòn nằm cạnh nhà thờ chính tòa Sài Gòn, để gởi cho một người bạn tại Pháp một bức tranh thư pháp. Một bà già nhờ viết thánh vịnh 129 câu 5, để mừng cháu nhân dịp cháu tham dự lớp giáo lý bao đồng. Nhân viên bưu điện nói với tôi, chị phải điền nhiều giấy tờ lắm đó. Rồi anh tươi cười đưa cho tôi một xấp giấy, tất cả 6 tờ giấy A4 để điền, có những tờ có cả giấy than ở dưới để in thành ba bản giống nhau. Nếu gỡ chúng ra thì thủ tục có tất cả là 10 tờ khai giấy A4.
Nội dung trong những tờ giấy để điền đó là tên người gởi, tên người nhận, mô tả vật mình gởi, định giá tiền của bưu phẩm, để dán lên bên ngoài bao bì của bưu phẩm. Mô tả vật mình gởi để nhân viên hải quan biết trong bưu phẩm đó là cái gì. Và nhân viên bưu phẩm biết mình chuyển cái gì để mình cẩn thận như thế nào. Tôi phải mất 45 phút, vừa điền tất cả những giấy tờ đó, tôi mới hoàn thành thủ tục gởi bưu phẩm ra nước ngoài. Nhân viên bưu phẩm sau khi tính tiền gởi bưu phẩm là 643.000 nói với tôi, chị cho tôi 4000 đồng tiền tôi gói bưu phẩm cho chị. Tôi đưa tiền và cám ơn anh nhân viên tử tế ấy.
Tôi cất bước ra khỏi bưu điện vì cách làm việc tử tế ấy và an tâm vì món quà mình gởi sẽ đến nơi an toàn và đẹp. Như đã nói giá cước chuyển phát nhanh 1 bức tranh thư pháp loại vừa tới Pháp là 643.000 đồng. Tiền nhiều cũng tiếc nhưng tôi an tâm vì hy vọng quà mình gởi đến nơi an toàn. Còn nguyên vẹn.
Hôm nay,
Ngày 24.4.2008 một nhân viên đưa thư của bưu điện chuyển đến cho tôi một bưu phẩm gởi từ Roma về. Bưu phẩm là một phép lành tòa thánh, tôi xin để mừng 50 năm thành hôn của cha mẹ. Nhận bưu phẩm từ tay nhân viên, cũng một ống dài tựa như bức tranh thư pháp tôi gởi hôm qua mà tôi đau lòng muốn ứa nước mắt. Bưu phẩm của tôi bị nhân viên hải quan và nhân viên viên bưu điện gỡ bóc ra, chắc hẳn họ muốn kiểm duyệt nội dung bên trong. Các lớp băng keo bóc ra dán lại trông thật thô. Hai đầu ống xé rách chứ không gỡ hẳn hoi. Phần thân ống bẹp dúm méo mó. Tôi từ từ gỡ phép lành bên trong ra, thì ôi thôi “phép ấy là phép rách chứ đâu phải phép lành”.
Tôi chợt nghĩ, khi đi gởi phép lành cho tôi, người gởi nào chắc hẳn cũng bị nhân viên bưu điện bắt làm các thủ tục kỹ lưỡng như hôm qua tôi gởi bức tranh thư pháp. Vậy mà phép lành của tôi nó đã rách và xấu đi nhiều. Không lẽ nhân viên hải quan không biết đọc các chữ mà nhân viên bưu điện gởi bằng các phiếu gởi mô tả món đồ. Mà nếu không biết đọc chữ thì ít ra họ cũng là những người có văn hóa, được dạy cho “cách ăn, cách nói, cách gói, cách mở” như truyền thống Việt Nam dạy cho con cháu “học ăn, học nói, học gói, học mở” ngay khi còn bé chứ.
Nhận gói bưu phẩm mà lòng tôi buồn, vì những người đại diện cho một đất nước làm công việc giao dịch văn hóa, lại chẳng có tí nào văn hóa. Nếu họ không biết đọc chữ, mà nghi ngờ nội dung bên trong thì ít ra họ cũng mở nắp ống cách khéo léo, dán lại cho đẹp mắt. Mà nói đến chuyện nghi ngờ thì tôi lại càng đánh giá thái độ đó là thái độ không được có của người làm giao dịch. Vì nhiệm vụ nghi ngờ vật gởi đó là nhiệm vụ của người nhận ở bưu điện chứ đâu phải của người giao dịch trên đường.
Nhận gói bưu phẩm mà tôi buồn, vì không biết đến khi nào nhân viên hải quan mới được giáo dục cho xứng đáng để cho người dân dám tin tưởng để trao cho họ vận chuyển quà tặng của người khác. Nhận gói bưu phẩm mà tôi buồn, vì đất nước tôi phải sống dưới một chế độ mà người ta dốt không biết đọc chữ mà làm nhân viên hải quan và nhân viên bưu điện, người ta không xứng đáng để giữ gìn và chuyển trao sự bí mật nhân bản của người khác, người ta không có khả năng làm nhiệm vụ mà không xúc phạm dến người khác.
Ước chi khi nền giáo dục Việt Nam được quan tâm để không có những chuyện như thế xảy ra, để người nước ngoài không còn đánh giá dân Việt Nam kém văn hóa, 4000 năm văn hiến mà tràn ngập những người thiếu văn hóa.
Hôm qua, ngày 23.4.2008 tôi đến bưu điện Thành phố Saigòn nằm cạnh nhà thờ chính tòa Sài Gòn, để gởi cho một người bạn tại Pháp một bức tranh thư pháp. Một bà già nhờ viết thánh vịnh 129 câu 5, để mừng cháu nhân dịp cháu tham dự lớp giáo lý bao đồng. Nhân viên bưu điện nói với tôi, chị phải điền nhiều giấy tờ lắm đó. Rồi anh tươi cười đưa cho tôi một xấp giấy, tất cả 6 tờ giấy A4 để điền, có những tờ có cả giấy than ở dưới để in thành ba bản giống nhau. Nếu gỡ chúng ra thì thủ tục có tất cả là 10 tờ khai giấy A4.
Nội dung trong những tờ giấy để điền đó là tên người gởi, tên người nhận, mô tả vật mình gởi, định giá tiền của bưu phẩm, để dán lên bên ngoài bao bì của bưu phẩm. Mô tả vật mình gởi để nhân viên hải quan biết trong bưu phẩm đó là cái gì. Và nhân viên bưu phẩm biết mình chuyển cái gì để mình cẩn thận như thế nào. Tôi phải mất 45 phút, vừa điền tất cả những giấy tờ đó, tôi mới hoàn thành thủ tục gởi bưu phẩm ra nước ngoài. Nhân viên bưu phẩm sau khi tính tiền gởi bưu phẩm là 643.000 nói với tôi, chị cho tôi 4000 đồng tiền tôi gói bưu phẩm cho chị. Tôi đưa tiền và cám ơn anh nhân viên tử tế ấy.
Tôi cất bước ra khỏi bưu điện vì cách làm việc tử tế ấy và an tâm vì món quà mình gởi sẽ đến nơi an toàn và đẹp. Như đã nói giá cước chuyển phát nhanh 1 bức tranh thư pháp loại vừa tới Pháp là 643.000 đồng. Tiền nhiều cũng tiếc nhưng tôi an tâm vì hy vọng quà mình gởi đến nơi an toàn. Còn nguyên vẹn.
Hôm nay,
Ngày 24.4.2008 một nhân viên đưa thư của bưu điện chuyển đến cho tôi một bưu phẩm gởi từ Roma về. Bưu phẩm là một phép lành tòa thánh, tôi xin để mừng 50 năm thành hôn của cha mẹ. Nhận bưu phẩm từ tay nhân viên, cũng một ống dài tựa như bức tranh thư pháp tôi gởi hôm qua mà tôi đau lòng muốn ứa nước mắt. Bưu phẩm của tôi bị nhân viên hải quan và nhân viên viên bưu điện gỡ bóc ra, chắc hẳn họ muốn kiểm duyệt nội dung bên trong. Các lớp băng keo bóc ra dán lại trông thật thô. Hai đầu ống xé rách chứ không gỡ hẳn hoi. Phần thân ống bẹp dúm méo mó. Tôi từ từ gỡ phép lành bên trong ra, thì ôi thôi “phép ấy là phép rách chứ đâu phải phép lành”.
Tôi chợt nghĩ, khi đi gởi phép lành cho tôi, người gởi nào chắc hẳn cũng bị nhân viên bưu điện bắt làm các thủ tục kỹ lưỡng như hôm qua tôi gởi bức tranh thư pháp. Vậy mà phép lành của tôi nó đã rách và xấu đi nhiều. Không lẽ nhân viên hải quan không biết đọc các chữ mà nhân viên bưu điện gởi bằng các phiếu gởi mô tả món đồ. Mà nếu không biết đọc chữ thì ít ra họ cũng là những người có văn hóa, được dạy cho “cách ăn, cách nói, cách gói, cách mở” như truyền thống Việt Nam dạy cho con cháu “học ăn, học nói, học gói, học mở” ngay khi còn bé chứ.
Nhận gói bưu phẩm mà lòng tôi buồn, vì những người đại diện cho một đất nước làm công việc giao dịch văn hóa, lại chẳng có tí nào văn hóa. Nếu họ không biết đọc chữ, mà nghi ngờ nội dung bên trong thì ít ra họ cũng mở nắp ống cách khéo léo, dán lại cho đẹp mắt. Mà nói đến chuyện nghi ngờ thì tôi lại càng đánh giá thái độ đó là thái độ không được có của người làm giao dịch. Vì nhiệm vụ nghi ngờ vật gởi đó là nhiệm vụ của người nhận ở bưu điện chứ đâu phải của người giao dịch trên đường.
Nhận gói bưu phẩm mà tôi buồn, vì không biết đến khi nào nhân viên hải quan mới được giáo dục cho xứng đáng để cho người dân dám tin tưởng để trao cho họ vận chuyển quà tặng của người khác. Nhận gói bưu phẩm mà tôi buồn, vì đất nước tôi phải sống dưới một chế độ mà người ta dốt không biết đọc chữ mà làm nhân viên hải quan và nhân viên bưu điện, người ta không xứng đáng để giữ gìn và chuyển trao sự bí mật nhân bản của người khác, người ta không có khả năng làm nhiệm vụ mà không xúc phạm dến người khác.
Ước chi khi nền giáo dục Việt Nam được quan tâm để không có những chuyện như thế xảy ra, để người nước ngoài không còn đánh giá dân Việt Nam kém văn hóa, 4000 năm văn hiến mà tràn ngập những người thiếu văn hóa.