HÀ NỘI - Phái đoàn Tòa Thánh thăm viếng Việt Nam do Đức ông Pietro Parolin, Thứ trưởng Ngoại giao Tòa Thánh Vatican, dẫn đầu, hiện đang có mặt tại Việt Nam. Trong hai ngày 9 - 10/6/2008 tại Hà Nội, Đức ông Pietro Parolin và đoàn đại biểu Tòa Thánh đã có các cuộc gặp với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm, làm việc với Ban Tôn giáo Chính phủ, Hội đồng Giám mục Việt Nam và UBND Thành phố Hà Nội.
Từ năm 1989 đến nay, các phái đoàn của Tòa Thánh đã có 15 chuyến thăm Việt Nam để thảo luận các vấn đề hợp tác giữa hai bên. Đây là chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam lần thứ ba của Đức ông Pietro Parolin. Trước đó, tháng 3/2007, Đức ông đã dẫn đầu phái đoàn Vatican đến Hà Nội và làm việc với lãnh đạo nhiều cơ quan, trong đó có Ban Tôn giáo Chính phủ.
Phái đoàn Tòa Thánh đã gặp gỡ với Phó thủ tướng và đặc trách Ngoại giao là ông Phạm Gia Khiêm và một số các viên chức chính quyền đặc trách về tôn giáo vụ. Tuy sau cuộc họp không có tuyên cáo chung về thành quả của cuộc họp, dầu vậy nguồn tin riêng của chúng tôi cho biết rằng: Hai bên đã đưa ra một số những vấn đề quan tâm chung liên quan tới tình hình tôn giáo, đặc biệt những khó khăn mà Giáo hội Công giáo còn đang phải đối diện, những quan tâm của Tòa Thánh về giáo dục, nhân quyền, công tác nhân đạo, xã hội, tình trạng giáo sĩ còn đang bị tù, việc bổ nhiệm giám mục, và sự kiện liên quan tới Tòa Khâm Sứ Hà Nội. Trong cuộc trao đổi ý kiến, hai bên đều cho rằng rằng cần tiếp tục thêm những bước đi tích cực hầu tiến tới thiết lập quan hệ ngoại giao song phương đầy đủ, chính thức giữa Vatican và Việt Nam.
Cũng nên nhắc lại rằng trong chuyến thăm Cộng hòa Italia cuối tháng 1/2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới thăm Tòa Thánh và có cuộc hội kiến với Giáo Hoàng Benedict XVI. Tại đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI cũng đã nói qua về viễn ảnh việc thiết lập quan hệ ngoại giao và việc Đức Giáo hoàng sang thăm Việt Nam.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Ngoại giao Tòa Thánh, Đức ông Pietro Parolin cho biết hai bên đều đang hướng tới mục tiêu thiết lập bang giao. Lộ trình tiến tới mục tiêu này, được Đức ông Paroli bầy tỏ như sau: "Chúng tôi đã thống nhất thiết lập các nhóm làm việc để bàn về vấn đề này và khi được thành lập, họ sẽ có lịch trình cụ thể".
Thứ trưởng Ngoại giao Toà thánh đức ông Parolin cũng cho biết thêm là "trong các buổi làm việc với phía Việt Nam tại Hà Nội, hai bên đã lắng nghe quan điểm của nhau". Đức ông Pietro Parolin nói: "Chúng tôi đã giành cả ngày để đối thoại với Ban Tôn giáo Chính phủ. Tôi cho rằng chính cuộc đối thoại này đã là một kết quả và tin rằng hai bên sẽ tìm được giải pháp thông qua việc trao đổi quan đểm trung thực và xây dựng".
Về việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam thời gian qua, Thứ trưởng Tòa Thánh Paroli nhận định việc tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong các sinh hoạt tôn giáo là "sự thực hiện chính sách tự do tín ngưỡng".
Trong phiên làm việc với phái đoàn Vatican tại Hà nội ngày 10/6, đại diện phía Việt Nam, Trưởng Ban tôn giáo Chính phủ Nguyễn Thế Doanh khẳng định rằng: “Việt Nam đã xác định tôn giáo là nhu cầu tinh thần của người dân, như một hiện tượng xã hội khách quan tồn tại trong cộng đồng dân cư, coi đồng bào có đạo là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam”.
Ông Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết: “Năm 2007, đã có 300 giáo xứ được thành lập thêm, nâng tổng số giáo xứ trên cả nước lên con số 3000. Cùng với đó, 6 đại chủng viện cũng được thành lập để đào tạo giáo chức cho các giáo xứ”.
Ông Nguyễn Thế Doanh cũng ghi nhận như sau: “sự đóng góp của đồng bào Công giáo trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống, nhất là thông qua nhiều hoạt động từ thiện xã hội, coi đây là hoạt động thể hiện giá trị đạo đức tốt đẹp của tôn giáo. Riêng năm 2007, đã có 11 tỷ đồng được các giáo xứ quyên góp để giúp đỡ các đối tượng khó khăn trong xã hội.”
Đức ông Pietro Parolin cũng đã có cuộc gặp với ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội vào trưa ngày 10/6/2008. Hai bên có nói đến và ghi nhận những tiến triển trong mối cải thiện quan hệ giữa Tòa Thánh và Việt Nam, nêu lên một số những thành tích tích cực mà người Công giáo Việt Nam đã đóng góp vào xã hội và xây dựng đất nước Việt Nam. Đặc biệt Đức ông trưởng phái đoàn vui mừng vì giáo dân Hà Nội đã có những đóng góp quan trọng trong việc xây dựng Thủ đô trở thành thành phố phát triển.
Phái đoàn Vatican cũng bày tỏ mong muốn phát huy vai trò của người Công giáo Việt Nam, cách riệng người Công giáo Hà Nội trong các hoạt động nhân văn, giáo dục và từ thiện, góp phần xây dựng con người và xã hội, dấn thân vào sứ mạng phát triển đạo đức và đào tạo trí thức, hầu làm bớt đi những tệ đoan xã hội hầu nâng cao phẩm giá con người mà Giáo hội hằng quan tâm. Đức ông Paroli nhận định rằng "tại Việt Nam sức trẻ của người dân là lợi thế tiềm năng phát triển".
Trong cuộc gặp chung, Đức ông Pietro Parolin và Chủ tịch thành phố Nguyễn Thế Thảo cũng chia sẻ quan điểm làm thế nào hầu giải quyết những vướng mắc, băn khoăn liên quan đến vụ Tòa Khâm Sứ ở tại số 42 phố Nhà Chung, Hà nội.
Khoảng trung tuần tháng 12, trước tình trạng Nhà Nước định biến Tòa Khâm Sứ thành khu thương mại và xây khách sạn, Đức TGM Hà Nội là Ngô Quang Kiệt đã xin giáo dân cầu nguyện và làm đơn yêu cầu chính phủ trả lại cho Giáo hội để sử dụng vào nhu cầu chính đáng. Tiếp theo, từ ngày 18.12. 2007 tới ngày 1.2.2008 tại Toà Khâm Sứ đã liên tiếp diễn ra những cuộc thắp nến cầu nguyện của Giáo dân Hà nội đòi chính quyển trả lại khu đất này cho Giáo hội. Sự đòi hỏi chính đáng của Giáo hội không những đã được người Công giáo Việt Nam hưởng ứng mà ngay du luận quốc tế cũng hết lòng ủng hộ.
Tưởng cũng cần nhắc lại rằng, trong vụ giáo dân cầu nguyện đòi lại Tòa Khâm sứ, khi đến giờ phút căng thẳng và gây cấn, vào ngày 30.1.2008, sau khi có những cuộc trao đổi giữa Bộ ngoại giao và Tòa Đại Sứ Việt Nam ở Italia với Tòa Thánh, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone thuộc Phú Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã viết thư cho Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt trong đó khuyên tìm một giải pháp đối thoại và Tòa Thánh đã nhận được lời hứa một giải pháp tốt đẹp từ phía chính quyền Việt nam.
Ngày 1.2.2008, Đức TGM Hà Nội trong thư chung gửi giáo dân Hà Nội, ngài viết như sau: "Nhờ lời cầu nguyện tha thiết của anh chị em, công việc đã có kết qủa. Sau những căng thẳng, đã có đối thoại giữa Tòa Tổng Giám mục và Hội đồng Giám mục Việt nam với các vị lãnh đạo cao cấp của Nhà Nước để đi đến một giải pháp tốt đẹp".
Trong cuộc họp bàn ngày 10.6.2008, Phái đoàn Tòa Thánh cũng nêu ra những quan điểm của mình về vụ việc đất Tòa Khâm Sứ ở số 42 phố Nhà Chung, Hà nội. Chủ tịch thành phố Hà nội là ông Nguyễn thế Thảo đã khẳng định lại rằng: "Chính quyền thành phố Hà nội sẽ cố gắng giải quyết vấn đề này đựa trên cơ sở đối thoại và đúng theo pháp luật". Và hai bên thống nhất hợp tác tiếp tục giải quyết thông qua đối thoại.
Một cách cụ thể mà nói thì chính quyền Thành phố Hà nội và Quận Hòan Kiếm vẫn theo bản cũ "kéo dài thời gian và khất lần"!
Kể từ khi có những lời hứa của thủ tướng Nguyễn tấn Dũng vào tháng 12, 2008, lời hứa của Quận Hoàn Kiếm trong một số lần gặp với Đức TGM Hà Nội, lời hứa của Bộ ngoại giao Việt Nam với Tòa Thánh vào cuối tháng Giêng 2008... như vậy từ đó đến nay đã nửa năm trời, trước đây nói là đợi đến khi phái đoàn Tòa Thánh sang sẽ giải quyết, nhưng cho đến nay khi Phái đoàn Tòa Thánh sang gặp mặt mà mà chính quyền Việt Nam từ trên xuống dưới vẫn chỉ tiếp tục ca bài "tiếp tục thông qua đối thoại". Thật là những lời hứa xuông và bội tín!
Thêm vào đó trong cuộc họp này, ông Chủ tịch thành phố Nguyễn Thế Thảo còn tuyên bố "bài bản thuộc lòng từ xưa" là "chính quyền thành phố nhất quán thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về tự do tín ngưỡng tôn giáo"! Nhât là câu tủ ngớ ngẩn sau đây: "Mọi công dân có quyền lựa chọn theo hoặc không theo tôn giáo nào. Mọi tôn giáo được tạo điều kiện hoạt động theo tôn chỉ, mục đích trong khuôn khổ luật pháp. Tất cả các chức sắc, bà con giáo dân sống bình đẳng như mọi công dân khác, tham gia vào các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng thành phố phát triển ".
Pháo đoàn Tòa Thánh tới Việt Nam lần này, ngoài việc đối thoại với các cơ quan Chính phủ, phái đoàn cũng nhằm mục đích thăm và gặp gỡ giáo dân, các chức sắc công giáo ở tại nhiều địa phương. Theo chương trình, sau hai ngày làm việc tại Hà Nội, ngày 11/6, đoàn rời Hà Nội đi Đà lạt thăm Đức cha Nguyễn văn Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, nơi đây cũng có Viện Đại Học Đà Lạt mà Giáo Hội Việt Nam đã làm đơn xin nhận lại sử dụng. Tiếp đó thăm Trung tân Hành Hương Thánh Mẫu La Vang mà chính quyền tỉnh tỉnh Quảng Trị mới trả lại cho Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, thăm giáo phận Huế, và cuối cùng là giáophận Saigòn và giáo phận Phú Cường ở Bình Dương.
Đ.Ô. Parolin gặp Chủ tịch TP Hà nội Ảnh: XL |
Phái đoàn Tòa Thánh đã gặp gỡ với Phó thủ tướng và đặc trách Ngoại giao là ông Phạm Gia Khiêm và một số các viên chức chính quyền đặc trách về tôn giáo vụ. Tuy sau cuộc họp không có tuyên cáo chung về thành quả của cuộc họp, dầu vậy nguồn tin riêng của chúng tôi cho biết rằng: Hai bên đã đưa ra một số những vấn đề quan tâm chung liên quan tới tình hình tôn giáo, đặc biệt những khó khăn mà Giáo hội Công giáo còn đang phải đối diện, những quan tâm của Tòa Thánh về giáo dục, nhân quyền, công tác nhân đạo, xã hội, tình trạng giáo sĩ còn đang bị tù, việc bổ nhiệm giám mục, và sự kiện liên quan tới Tòa Khâm Sứ Hà Nội. Trong cuộc trao đổi ý kiến, hai bên đều cho rằng rằng cần tiếp tục thêm những bước đi tích cực hầu tiến tới thiết lập quan hệ ngoại giao song phương đầy đủ, chính thức giữa Vatican và Việt Nam.
Cũng nên nhắc lại rằng trong chuyến thăm Cộng hòa Italia cuối tháng 1/2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới thăm Tòa Thánh và có cuộc hội kiến với Giáo Hoàng Benedict XVI. Tại đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI cũng đã nói qua về viễn ảnh việc thiết lập quan hệ ngoại giao và việc Đức Giáo hoàng sang thăm Việt Nam.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Ngoại giao Tòa Thánh, Đức ông Pietro Parolin cho biết hai bên đều đang hướng tới mục tiêu thiết lập bang giao. Lộ trình tiến tới mục tiêu này, được Đức ông Paroli bầy tỏ như sau: "Chúng tôi đã thống nhất thiết lập các nhóm làm việc để bàn về vấn đề này và khi được thành lập, họ sẽ có lịch trình cụ thể".
Thứ trưởng Ngoại giao Toà thánh đức ông Parolin cũng cho biết thêm là "trong các buổi làm việc với phía Việt Nam tại Hà Nội, hai bên đã lắng nghe quan điểm của nhau". Đức ông Pietro Parolin nói: "Chúng tôi đã giành cả ngày để đối thoại với Ban Tôn giáo Chính phủ. Tôi cho rằng chính cuộc đối thoại này đã là một kết quả và tin rằng hai bên sẽ tìm được giải pháp thông qua việc trao đổi quan đểm trung thực và xây dựng".
Về việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam thời gian qua, Thứ trưởng Tòa Thánh Paroli nhận định việc tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong các sinh hoạt tôn giáo là "sự thực hiện chính sách tự do tín ngưỡng".
Trong phiên làm việc với phái đoàn Vatican tại Hà nội ngày 10/6, đại diện phía Việt Nam, Trưởng Ban tôn giáo Chính phủ Nguyễn Thế Doanh khẳng định rằng: “Việt Nam đã xác định tôn giáo là nhu cầu tinh thần của người dân, như một hiện tượng xã hội khách quan tồn tại trong cộng đồng dân cư, coi đồng bào có đạo là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam”.
Ông Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết: “Năm 2007, đã có 300 giáo xứ được thành lập thêm, nâng tổng số giáo xứ trên cả nước lên con số 3000. Cùng với đó, 6 đại chủng viện cũng được thành lập để đào tạo giáo chức cho các giáo xứ”.
Ông Nguyễn Thế Doanh cũng ghi nhận như sau: “sự đóng góp của đồng bào Công giáo trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống, nhất là thông qua nhiều hoạt động từ thiện xã hội, coi đây là hoạt động thể hiện giá trị đạo đức tốt đẹp của tôn giáo. Riêng năm 2007, đã có 11 tỷ đồng được các giáo xứ quyên góp để giúp đỡ các đối tượng khó khăn trong xã hội.”
Đức ông Pietro Parolin cũng đã có cuộc gặp với ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội vào trưa ngày 10/6/2008. Hai bên có nói đến và ghi nhận những tiến triển trong mối cải thiện quan hệ giữa Tòa Thánh và Việt Nam, nêu lên một số những thành tích tích cực mà người Công giáo Việt Nam đã đóng góp vào xã hội và xây dựng đất nước Việt Nam. Đặc biệt Đức ông trưởng phái đoàn vui mừng vì giáo dân Hà Nội đã có những đóng góp quan trọng trong việc xây dựng Thủ đô trở thành thành phố phát triển.
Phái đoàn Vatican cũng bày tỏ mong muốn phát huy vai trò của người Công giáo Việt Nam, cách riệng người Công giáo Hà Nội trong các hoạt động nhân văn, giáo dục và từ thiện, góp phần xây dựng con người và xã hội, dấn thân vào sứ mạng phát triển đạo đức và đào tạo trí thức, hầu làm bớt đi những tệ đoan xã hội hầu nâng cao phẩm giá con người mà Giáo hội hằng quan tâm. Đức ông Paroli nhận định rằng "tại Việt Nam sức trẻ của người dân là lợi thế tiềm năng phát triển".
Trong cuộc gặp chung, Đức ông Pietro Parolin và Chủ tịch thành phố Nguyễn Thế Thảo cũng chia sẻ quan điểm làm thế nào hầu giải quyết những vướng mắc, băn khoăn liên quan đến vụ Tòa Khâm Sứ ở tại số 42 phố Nhà Chung, Hà nội.
Khoảng trung tuần tháng 12, trước tình trạng Nhà Nước định biến Tòa Khâm Sứ thành khu thương mại và xây khách sạn, Đức TGM Hà Nội là Ngô Quang Kiệt đã xin giáo dân cầu nguyện và làm đơn yêu cầu chính phủ trả lại cho Giáo hội để sử dụng vào nhu cầu chính đáng. Tiếp theo, từ ngày 18.12. 2007 tới ngày 1.2.2008 tại Toà Khâm Sứ đã liên tiếp diễn ra những cuộc thắp nến cầu nguyện của Giáo dân Hà nội đòi chính quyển trả lại khu đất này cho Giáo hội. Sự đòi hỏi chính đáng của Giáo hội không những đã được người Công giáo Việt Nam hưởng ứng mà ngay du luận quốc tế cũng hết lòng ủng hộ.
Tưởng cũng cần nhắc lại rằng, trong vụ giáo dân cầu nguyện đòi lại Tòa Khâm sứ, khi đến giờ phút căng thẳng và gây cấn, vào ngày 30.1.2008, sau khi có những cuộc trao đổi giữa Bộ ngoại giao và Tòa Đại Sứ Việt Nam ở Italia với Tòa Thánh, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone thuộc Phú Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã viết thư cho Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt trong đó khuyên tìm một giải pháp đối thoại và Tòa Thánh đã nhận được lời hứa một giải pháp tốt đẹp từ phía chính quyền Việt nam.
Ngày 1.2.2008, Đức TGM Hà Nội trong thư chung gửi giáo dân Hà Nội, ngài viết như sau: "Nhờ lời cầu nguyện tha thiết của anh chị em, công việc đã có kết qủa. Sau những căng thẳng, đã có đối thoại giữa Tòa Tổng Giám mục và Hội đồng Giám mục Việt nam với các vị lãnh đạo cao cấp của Nhà Nước để đi đến một giải pháp tốt đẹp".
Trong cuộc họp bàn ngày 10.6.2008, Phái đoàn Tòa Thánh cũng nêu ra những quan điểm của mình về vụ việc đất Tòa Khâm Sứ ở số 42 phố Nhà Chung, Hà nội. Chủ tịch thành phố Hà nội là ông Nguyễn thế Thảo đã khẳng định lại rằng: "Chính quyền thành phố Hà nội sẽ cố gắng giải quyết vấn đề này đựa trên cơ sở đối thoại và đúng theo pháp luật". Và hai bên thống nhất hợp tác tiếp tục giải quyết thông qua đối thoại.
Một cách cụ thể mà nói thì chính quyền Thành phố Hà nội và Quận Hòan Kiếm vẫn theo bản cũ "kéo dài thời gian và khất lần"!
Kể từ khi có những lời hứa của thủ tướng Nguyễn tấn Dũng vào tháng 12, 2008, lời hứa của Quận Hoàn Kiếm trong một số lần gặp với Đức TGM Hà Nội, lời hứa của Bộ ngoại giao Việt Nam với Tòa Thánh vào cuối tháng Giêng 2008... như vậy từ đó đến nay đã nửa năm trời, trước đây nói là đợi đến khi phái đoàn Tòa Thánh sang sẽ giải quyết, nhưng cho đến nay khi Phái đoàn Tòa Thánh sang gặp mặt mà mà chính quyền Việt Nam từ trên xuống dưới vẫn chỉ tiếp tục ca bài "tiếp tục thông qua đối thoại". Thật là những lời hứa xuông và bội tín!
Thêm vào đó trong cuộc họp này, ông Chủ tịch thành phố Nguyễn Thế Thảo còn tuyên bố "bài bản thuộc lòng từ xưa" là "chính quyền thành phố nhất quán thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về tự do tín ngưỡng tôn giáo"! Nhât là câu tủ ngớ ngẩn sau đây: "Mọi công dân có quyền lựa chọn theo hoặc không theo tôn giáo nào. Mọi tôn giáo được tạo điều kiện hoạt động theo tôn chỉ, mục đích trong khuôn khổ luật pháp. Tất cả các chức sắc, bà con giáo dân sống bình đẳng như mọi công dân khác, tham gia vào các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng thành phố phát triển ".
Pháo đoàn Tòa Thánh tới Việt Nam lần này, ngoài việc đối thoại với các cơ quan Chính phủ, phái đoàn cũng nhằm mục đích thăm và gặp gỡ giáo dân, các chức sắc công giáo ở tại nhiều địa phương. Theo chương trình, sau hai ngày làm việc tại Hà Nội, ngày 11/6, đoàn rời Hà Nội đi Đà lạt thăm Đức cha Nguyễn văn Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, nơi đây cũng có Viện Đại Học Đà Lạt mà Giáo Hội Việt Nam đã làm đơn xin nhận lại sử dụng. Tiếp đó thăm Trung tân Hành Hương Thánh Mẫu La Vang mà chính quyền tỉnh tỉnh Quảng Trị mới trả lại cho Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, thăm giáo phận Huế, và cuối cùng là giáophận Saigòn và giáo phận Phú Cường ở Bình Dương.