Khai Trương Một Hội Thảo ở Vatican

VATICAN - Theo bản tin Zenith.org do Anita S. Bourdin biên tập và phát đi từ Roma, Thứ Sáu, ngày 20/6/2008, Giáo Hội không làm chính trị nhưng giáo hội có một học thuyết về chính trị, để có thể hoàn thành sứ mệnh phục vụ công ích. Đó là lời tuyên bố khằng định của Hồng Y Renato R. Matino, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình. Ngài đã khai trương sáng nay, một cuộc hội thảo quốc tế tại Vatican về “đạo lý và chính trị” dưới đề tài chung là “Chính trị, một hình thức đòi hỏi đức bác ái”.

Hội thảo đó qui tụ sáu mươi chuyên gia tại Rôma (theo Zenith ngày 19/6/2008.)

Ngài giải thích: “Duy trì và cô vũ cho lương tri công cộng nhận thức về phẩm cách siêu việt của bản vị con người: đó là đóng góp trước nhất và cốt yếu Giáo Hội hiến tặng cho cộng đồng chính trị” .

Vì Hồng Y Martino còn giải thích thêm: “Trong tín điệp Chúa Kitô mà Giáo Hội loan báo, cộng đồng nhân loại có thể tìm thấy sức mạnh để yêu mến tha nhân như chính một bản thân mình khác, nhằm đối kháng lại những gì chống lại sự sống, nhằn nhìn nhận mọi người có quyền bình đẳng cơ bản, nhằm đấu tranh chống mọi hình thức kỳ thị, nhằm vượt qua một đạo lý hoàn toàn có tính cá nhân chủ nghĩa”.

Về những gì liên quan đến cộng đoàn tín hữu thường, đôi khi còn được hiểu là loại bỏ tôn giáo ra khỏi đời sống chính trị, chủ tịch Hội Đồng Công Lý và Hòa Bình đã diễn đạt niềm thâm tín của ngài rằng Công giáo sẽ không bao giờ khước từ một vai trò đức tin công khai. Tuy nhiên, khi đó, ngài phân biệt rõ những điều mà người tín hữu làm theo danh nghĩa chính họ và những gì họ thực hiện nhân danh Giáo Hội, kết hợp với các mục tử của họ.

Ngài giải thích: “Nếu một nền chính trị chủ trương hành động như Thiên Chúa không hiện hữu, thì cuối cùng nền chính trị ấy trở nên khô héo, và đánh mất lương tri của mình về đặc tính trường cửu không thế đá động đến của phẩm cách con người” .

Về những gì thuộc về học thuyết đa nguyên dân chú và về các giá trị cơ bản, thì Hồng Y Marino đã nhắc ta nhớ rằng: “Các quyền nào đòi hỏi theo chủ nghĩa cá nhân và vị kỷ, ngoài khuôn khổ chân lý, liên đới và có trách nhiệm, đều làm soi mòn chính nền dân chủ đó và đưa đến những yếu tố gây ly tán và chống dối” .

Hồng Y Martino đã quả quyết: “Một thời kỳ như thời kỳ chúng ta đang sống hiện nay, có nhiều thái dộ đối-kháng-chính-trị, thì một nền dân chủ đích thực, cần đến một tâm hồn yểm trợ, giá trị vô điều kiện của bản vị con người, mở rộng tới tha nhân và Thiên Chúa, trong chân lý và thiện hảo” .

Oakland, CA ngày 21/6/2008