Tuyển Tập đầy đủ nhất về những Câu HỏiTrả Lời có liên quan đến Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống (Usus Antiquor)

Xin được hân hạnh giới thiệu cùng với Quý Vị độc giả VietCatholic về một tuyển tập đầy đủ nhất về những câu Hỏi và Trả Lời bằng Việt Ngữ có liên quan đến Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống (Traditional Latin Mass) từ trước đến nay, để giúp Quý Vị độc giả hiểu rõ hơn về cả hai dạng Thánh Lễ thuộc Nghi Lễ Rôma.

Quý Vị chỉ cần in ra bài viết này là giải tỏa được những thắc mắc mà Quý Vị có khi lần đầu tham dự Thánh Lễ La Tinh, hoặc đã tham dự rồi, nhưng chưa hiểu kỹ càng trước kia.

Mục đích chính và mong mõi duy nhất của người viết là kính mong Quý Vị hãy hãy nên cố gắng đi dự Thánh Lễ La Tinh một lần xem sao, rồi nên giữ đó thành thói quen cho cả gia đình - và nhất là các bạn trẻ, để chúng ta cùng nhau trở về lại cội nguồn của Giáo Hội, để hiểu rõ hơn về Thánh Lễ, về Sự Hy Tế chính của Thiên Chúa, và về các học thuyết quan trọng nhất của Giáo Hội Công Giáo, được truyền lại cho chúng ta từ thời các vị Thánh và Cha Ông Tổ Phụ của chúng ta từ thời vị Giáo Hoàng đầu tiên là Thánh Phêrô mãi cho đến nay...

Tridentine Mass


(1) Về Bầu Khí Phụng Tự:

Trong Thánh Lễ La Tinh, bầu khí có vẽ yên lắng hơn. Nhấn mạnh đến sự tham dự của cá nhân trong việc "tự nâng và hướng lòng, trí của mình lên cho Thiên Chúa." Các thành viên trong cộng đoàn đều hướng sự chú ý trực tiếp đến cho Thiên Chúa, chứ không phải lẫn nhau.

Thánh Lễ cử hành bằng tiếng Anh, Việt, vân vân... có thể được cử hành trong hội trường, trong nhà tập thể dục của Giáo Xứ với đầy sự pha trộn phức tạp của âm thanh, dễ gây ra sự chia trí. Cộng đoàn liên tục đứng, ngồi, rồi quỳ. Nhấn mạnh đến việc đưa ra những "chỉ dẫn." Người tham dự Thánh Lễ thường xã giao với nhau bên trong Nhà Thờ, trước và thậm chí sau cả Thánh Lễ, và mọi người bắt tay, hay ôm chồm lấy nhau.

(2) Về Việc Thật Sự Tôn Kính đến Sự Hiện Diện Thật Sự của Thiên Chúa nơi Phép Thánh Thể:

Trong Thánh Lễ La Tinh, có tới 16 lần phải quỳ xuống. Chỉ có tay của vị Linh Mục Chủ Tế mới được đụng vào Bánh đã được thánh hóa mà thôi. Việc rước lễ chỉ bằng lưỡi mà thôi, người tín hữu phải quỳ xuống để rước vào Mình Thánh Chúa. Lý do phải quỳ xuống là để tôn kính Chúa Giêsu đang Thật Sự Hiện Diện nơi Phép Thánh Thể. Và thường trước khi trao Mình Chúa cho người tín hữu, vị Linh Mục Chủ Tế cầm Mình Thánh, đọc lời cầu nguyện nhỏ rằng:

"Nguyện cho Mình Thánh Chúa Giêsu Kitô gìn giữ linh hồn của con vào nơi cuộc sống đời đời. Amen." (May the Body of our Lord Jesus Christ preserve your soul unto life everlasting. Amen.)

Rồi vị Linh Mục làm dấu Thánh Giá, thì khi đó người giáo dân mới bắt đầu mở miệng ra để cho vị Linh Mục chủ tế đặt Mình Thánh Chúa vào trong lưỡi. Nên nhớ, chúng ta không cần phải đáp "Amen" trước khi chúng ta mở miệng ra, vì vị Linh Mục chủ tế đã đọc "Amen" rồi!

Trong Thánh Lễ La Tinh, chỉ có vị Linh Mục chủ tế mới uống Máu của Thiên Chúa mà thôi, còn người giáo dân thì chỉ được đón nhận Mình Thánh Chúa từ tay vị Linh Mục chủ tế mà thôi. Tuy nhiên, mặc dầu chỉ đón nhận Mình Thánh Chúa, thế nhưng điều quan trọng nhất mà người giáo dân chúng ta phải hiểu đó là chúng ta đón nhận luôn cả Mình, Máu, Linh Hồn, và bản tính Thiêng Liêng (divinity) của chính Chúa Giêsu Kitô, thật sự hiện diện và trọn vẹn trong từng mảnh của Phép Thánh Thể.

Để hiểu rõ hơn về điều này, Quý Vị có thể tham khảo thêm về lịch sử của việc đón nhận Phép Thánh Thễ tại địa chỉ: http://www.newadvent.org/cathen/04175a.htm

Còn trong Thánh Lễ được cử hành bằng tiếng Anh, Việt, vân vân...., chỉ có 3 lần quỳ xuống mà thôi. Người giáo dân nam cũng như nữ, thậm chí đi tham dự Thánh Lễ rất trễ, cũng có thể trao phát Mình Thánh Chúa trong tư cách là Thừa Tác Viên Thánh Thể. Việc đón nhận Mình Thánh Chúa bằng tay, và cả vị Linh Mục chủ tế và người đón nhận chỉ đọc một lời nguyện rất ngắn gọn mà thôi - đây suy cho cùng chính là lối thực hành mà những người Tin Lành giới thiệu ra để từ chối sự hiện diện Thật Sự của Thiên Chúa nơi Bánh và Rượu.

(3) Việc Trung Thành Với Học Thuyết Công Giáo:

Trong suốt cả một năm, qua Thánh Lễ La Tinh, người tín hữu được trình bày ra rất đầy đủ tất cả mọi khía cạnh có liên quan đến học thuyết Công Giáo.

Còn trong cách cầu nguyện theo hình thức mới, những phần có liên quan tới hỏa ngục, tới ngày phán xét, tới việc bị trừng phạt vì tội lỗi, những phẩm chất của các Vị Thánh, về một Giáo Hội duy nhất thật sự, về linh hồn của những người quá cố đã ra đi trước, và về các phép lạ, vô tình bị lượt bỏ đi.

(4) Về Tính Xưa Cổ:

Phần lớn các Lời Nguyện trong Thánh Lễ Chủ Nhật và việc sắp xếp các phần trong Thánh Lễ La Tinh đã có ít nhất từ những năm 300 và 400 sau Công Nguyên. Tính Giáo Luật cũng chủ yếu tương tự kể từ thời của Thánh Ambrose (d. 397).

Còn trong Thánh Lễ theo hình thức mới được cử hành bằng Anh Ngữ, Việt Ngữ, vân vân.... chỉ có 17% những Lời Nguyện củ được giữ lại mà thôi. Phần lớn các giáo luật xưa cổ giờ chỉ được xem là những phần phụ mà thôi. Những ngôn từ về việc thánh hóa, hay những từ ngữ của riêng Chúa Kitô như "For you and for many" giờ đây đã được sửa đổi.

(5) Xét về Tính Ổn Định:

Tất cả mọi thứ được quy định rất chính xác bởi các lề luật để bảo tồn sự trong sáng và tính nguyên vẹn của việc phụng tự và của học thuyết Công Giáo nơi Thánh Lễ La Tinh.

Còn trong Thánh Lễ bằng tiếng Anh, Việt, vân vân..., có rất nhiều phần "Option" (tức phần "Tự Chọn," hay "Phụ Chú," vân vân.. ) để từng cá nhân Linh Mục và các vị trong Ủy Ban Phụng Vụ có thể cắt xén, chọn lựa, thêm vào, hay bỏ đi, và thậm chí còn sáng chế thêm các đoạn văn bản để đưa vào Thánh Lễ một cách chủ quan, khiến cho Thánh Lễ mất đi tính truyền thống và trang nghiêm.

(6) Về Vị Linh Mục Chủ Tế:

Trong Thánh Lễ La Tinh, vị Linh Mục chủ tế chính là Người Hy Tế Chính hay Người Tự Dâng Hiến (Sacrificer) lên cho Thiên Chúa. Vị Linh Mục đối diện bàn thờ, Thánh Giá, và nhà tạm (hay nói cách khác đối diện trực tiếp đến Thiên Chúa).

Vị Linh Mục chủ tế đối diện với bàn thờ cùng hướng với giáo dân, bởi vì cả hai đều đang hướng sự phụng tự và hy tế lên cho Thiên Chúa. Vị Linh Mục chủ tế không có quay lưng lại bàn thờ và loại bỏ giáo dân của mình. Đúng ra, trong một cộng đoàn Kitô Giáo thời xa xưa, tất cả đều phải hướng về phía đông (ad orientem) đang vui mừng chờ đợi ngày trở lại Chúa Giêsu Kitô để phán xét kẻ sống và kẻ chết.

Chính Thánh Augustinô đã từng nói rằng:

"Khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta hướng về phía Đông là nơi mà thiên đàng bắt đầu. Và chúng ta làm điều này không phải vì Thiên Chúa có mặt ở đó, giống thể như Ngài đã di chuyển tới bất kỳ phương hướng khác nào đó rồi trên trái đất.... mà là để giúp cho chúng ta nhớ quy hướng tâm trí của chúng ta đến một trật tự cao hơn, đó chính là Thiên Chúa."

(When we rise to pray, we turn East, where heaven begins. And we do this not because God is there, as if He had moved away from the other directions on earth..., but rather to help us remember to turn our mind towards a higher order, that is, to God).

Nói tóm lại, trong Thánh Lễ La Tinh, vị Linh Mục chủ tế cùng quay về hướng bàn thờ, nhà tạm, và cây Thánh Giá, giống như giáo dân, vì ngài đang dâng Thánh Lễ lên, lấy tư cách của Chúa Kitô và trong Con Người của Chúa Kitô (in persona Christi), để dâng lên cho Thiên Chúa Cha, và hướng dẫn cả cộng đoàn của ngài đến việc tôn thờ và phụng sự Thiên Chúa. Vị Linh Mục chủ tế đứng đối diện hướng Đông, hướng của mặt trời lên, vốn cũng chính là biểu tượng cho "Giêrusalem Mới" (the New Jerusalem) và vị Linh Mục chủ tế hướng dẫn đàn chiên của mình giống như Đấng Chăn Chiên Tốt Lành xưa kia đã làm.

Khi vị Linh Mục chủ tế muốn nói gì đó với cộng đoàn, thì ngài sẽ quay mặt đối diện với cộng đoàn, và nói, chẳng hạn như: "Dominus vobiscum" (Chúa ở cùng anh-chị-em hoặc The Lord be with you), hay "Orate fratres" (Anh-chị-em hãy cầu nguyện hoặc Pray, brethren).

Trong Thánh Lễ La Tinh, vị Linh Mục chủ tế thực hiện hết tất cả mọi hành động và đọc lên tất cả những Lời Nguyện của Thánh Lễ. Bằng cách này, vị Linh Mục chủ tế hoàn thành vai trò của mình trong tư cách là người khẩn cầu trung gian giữa giáo dân và Thiên Chúa Tối Cao, và trọng tâm của việc phụng tự này là nhắm trực tiếp vào chính Thiên Chúa, chứ không phải bản thân của vị Linh Mục.

Còn trong Thánh Lễ theo hình thức mới, vị Linh Mục diện đối với giáo dân. Vị Linh Mục ngồi bên hông, và một số chức năng của vị Linh Mục chủ tế sẽ được giao cho những người giáo dân nam và nữ.

(7) Cách Ăn Mặc Khi Tham Dự Thánh Lễ La Tinh:

Trong Thánh Lễ La Tinh, người giáo dân ăn mặc kín đáo thể hiện không những sự tôn kính dành cho Thiên Chúa vì Sự Hiện Diện của Ngài nơi Phép Thánh Thể mà còn cho cả những người đi tham dự Thánh Lễ.

Còn trong Thánh Lễ được cử hành bằng tiếng Anh, Việt, vân vân...., cách ăn mặc rất bừa bãi, hở hang nhất là vào Mùa Hè này, cho thấy sự yếu kém về mặt đạo đức và luân lý, cũng như sự coi thường và khinh biệt Thiên Chúa lẫn những người đi tham dự Thánh Lễ.

Đặc biệt, với người Á Châu chúng ta, vốn chiều cao đã rất khiêm tốn rồi, thế mà cũng còn bắt chước giống "Mỹ" hay giống "Tây" để tự thể hiện nét "hiện đại" và sự hiểu biết quá "hời hợt" và "yếu kém" của chúng ta trước cách ăn vận của Tây Âu, vốn nhìn chẳng giống ai: người cũng không giống người, mà con vật thì cũng chẳng giống con vật,....

Theo như những gì chúng ta được các Cha cố và các Soeurs giảng dạy từ thưở nhỏ, trước khi đến nhà thờ để tham dự Thánh Lễ, chúng ta phải ăn mặc nghiêm trang và tề chỉnh nhất để tôn kính và ca tụng Thiên Chúa.

Đối với các cô, việc để hở "đồi, núi, cao nguyên, chập chùng,... " chẳng có sức gợi cảm gì cả, ngoài sự khinh bỉ của Thiên Chúa và những người hiểu biết mà thôi, vì tự các cô đã không biết tôn trọng chính bản thân mình, thì còn có ai có thể tôn trọng được các cô nữa chứ!?

[Xin mời xem lại bài viết Nam Giới Nghĩ Gì Về…..Thời Trang “Gợi Dục”....? được đăng trên VietCatholic vào ngày 06/07/2006 vừa qua tại địa chỉ: http://vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?Id=35832 - NV]

(8) Tại sao những người phụ nữ phải đội khăn che đầu trong Thánh Lễ La Tinh?

Thưa vì Giáo Hội Công Giáo muốn gìn giữ điều mà Thánh Phaolô đã lên tiếng cảnh tỉnh chúng ta có liên quan đến trang phục của người phụ nữ trong Thư I Gửi Các Tín Hữu Côrintô ở Chương 11 như sau:

"Tôi có lời khen anh em đã nhớ đến tôi trong mọi dịp và nắm giữ các truyền thống tôi đã để lại cho anh em. Nhưng tôi muốn anh em biết rằng thủ lãnh của người nam là Đức Kitô, thủ lãnh của người nữ là người nam, và thủ lãnh của Đức Kitô là Thiên Chúa. Phàm người nam nào cầu nguyện hoặc nói tiên tri mà che đầu, thì hạ nhục Đấng làm đầu mình. Phàm người nữ nào cầu nguyện hoặc nói tiên tri mà lại để đầu trần, thì làm nhục kẻ làm đầu mình, vì người ấy như thể trọc đầu vậy. Người nữ mà để đầu trần, thì cứ cắt tóc đi! Nhưng nếu cắt tóc hay trọc đầu là một điều xấu hổ đối với người nữ, thì hãy che đầu lại! Người nam không được che đầu, bởi vì là hình ảnh và vinh quang của Thiên Chúa; còn người nữ là vinh quang của người nam.

Thật vậy, không phải người nam tự người nữ mà có, nhưng người nữ tự người nam. Cũng chẳng phải người nam được dựng nên vì người nữ, nhưng người nữ vì người nam. Bởi thế, người nữ phải mang trên đầu một dấu hiệu phục tùng, vì có các thiên thần. Tuy nhiên, trong Chúa, không nam thì chẳng có nữ, và không nữ thì chẳng có nam. Thật thế, như người nữ tự người nam mà có, thì người nam cũng bởi người nữ mà sinh ra, và mọi sự đều tự Thiên Chúa mà có.

Anh em hãy tự xét xem: người nữ không che đầu mà cầu nguyện với Thiên Chúa thì có xứng hợp không? Chính thiên nhiên lại không dạy anh em rằng người nam mà để tóc dài là điều ô nhục, còn người nữ mà để tóc dài thì lại là vinh dự cho họ đó sao? Là vì Thiên Chúa ban cho người nữ mái tóc làm khăn che đầu.

Ngoài ra, nếu có ai nghĩ mình phải cãi lý, thì đó không phải là thói quen của chúng tôi, cũng như không phải là thói quen trong các Hội Thánh của Thiên Chúa."

Hay nói cách khác, việc những người phụ nữ, hay những người thuộc giới nữ, đeo khăn che đầu là vì họ bắt chước Đức Trinh Nữ Maria, để bày tỏ sự khiêm hạ và nữ tính của họ trước mặt Thiên Chúa và Giáo Hội.

Hy Tế Thánh Thiện Nơi Thánh Lễ
(9) Tôi nghĩ Phụng Vụ chỉ là một vấn đề về sở thích của cá nhân mà thôi. Thế tại sao một số người lại xem Thánh Lễ Truyền Thống bằng La Tinh là quá quan trọng vậy?

Thưa, Thánh Lễ Latin Truyền Thống (Traditional Latin Mass) gìn giữ và lưu truyền một Đức Tin Công Giáo (Catholic Faith) truyền thống, nguyên thủy, và đích thực. Đức Cố Giáo Hoàng Piô XII đã dạy cho chúng ta biết rằng: phụng vụ thánh được cặn kẽ gắn liền với những sự thật về Đức Tin Công Giáo, và do đó phụng vụ phải sát nút tuân theo và phản ánh cho được những sự thật đó. Hay nói cách khác, phụng vụ chính là cách để bảo tồn tính trung thực và đúng đắn duy nhất của Đức Tin (Mediator Dei).

Vì lý do này mà Giáo Hội luôn rất cẩn thận để bảo vệ từng bản / đoạn văn một có trong Thánh Lễ để ngăn ngừa việc gây ra sự xáo trộn hay việc "tự biên tự diễn" những ý tưởng của con người vào trong Phụng Vụ, và Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống chính là một sự diễn giải trọn vẹn và đúng đắn nhất về những sự thật không hề thay đổi của Giáo Hội Công Giáo.

Ngay cả những người cải cách Tin Lành cũng phải thừa nhận là có sự liên hệ giữa những giảng dạy của Giáo Hội Công Giáo với Thánh Lễ.

Vị Mục Sư Tin Lành Luther đã phải nhìn nhận rằng: nếu phá đổ được Thánh Lễ, thì Ông có thể phá đổ được triều đại Giáo Hoàng ở La Mã. Chính Ông và những nhà Tin Lành cải cách khác đã quyết định xóa bỏ đi ý tưởng về sự hy tế vốn có và tồn tại trong những kiểu "phụng vụ cải cách" của Tin Lành.

Do đó, nếu Quý Vị vào các nhà thờ Tin Lành, Quý Vị ít khi nào nhìn thấy được bàn thờ và các Cây Thánh Giá ở đó, và các bài đọc Thánh Kinh cùng các bài giảng được dùng để thay thế cho việc long trọng và cung kính nhìn nhận Sự Hiện Diện Thật Sự của Chúa Kitô trong Phép Bí Tích Thánh Thể.

Và điều này cũng đang dần dần xuất hiện ra nơi các Nhà Thờ Công Giáo, mà người viết tôi - tình cờ nhìn thấy được tại 1 tiểu bang mà Quân Đội Hoa Kỳ cử đến - đó là không có Thánh Giá, không có các ảnh tượng truyền thống, vân vân...

Sở dĩ, Quý Vị biết đó là Nhà Thờ Công Giáo là nhờ vào bảng tên ở ngoài đường mà thôi, còn vô trong thì chẳng có gì là giống Công Giáo cả - ngay cả hình ảnh về các chặng ngắm đàng Thánh Giá cũng chẳng có. Và vị Chủ Tế, khi cử hành Thánh Lễ, cũng rất khác thường, nhiều phần trong Thánh Lễ bị cắt bỏ đi, vân vân... Sau đó tôi trình bày ý kiến của mình lên vị Giám Mục sở tại, thì 2 tuần sau, mọi chuyện được thay đổi ngay - trở về lại với khung cảnh Công Giáo truyền thống!

Khổ nổi giáo dân Công Giáo người Mỹ, chẳng mấy gì thiết tha và quan tâm đến những chuyện đó, vì suy cho cùng, họ muốn đến Nhà Thờ là để dự Thánh Lễ cho có lệ, cho xong như những người Công Giáo khác, để cả gia đình sau đó cùng nhau đi ăn tiệc, hay tắm biển, vân vân... Họ cũng chẳng quan tâm gì cả đến những gì mà vị Linh Mục rao giảng, vân vân... Thái độ này dần dà biến những người Công Giáo chúng ta trở thành những người Tin Lành lúc nào cũng không hay!

(10) Làm thế nào mà tiếng La Tinh bổng dưng trở thành một thứ ngôn ngữ chính thức của Giáo Hội vậy?

Trong các thời đại xưa cổ, tiếng La Tinh chính là ngôn ngữ thông dụng của luật pháp và thương mai, cũng giống như tiếng Anh trở nên thông dụng vào thời nay vậy. Vào thế kỷ thứ 5, khi Đế Quốc La Mã bị tan rã, thì Giáo Hội nổi lên như là một thế lực văn hóa bình ổn, và tiếng La Tinh được giữ lại như là một cách để hiệp nhất tất cả mọi người lại với nhau.

Ngày hôm nay, chúng ta phải cần hiểu rằng: vì La Tinh chính là một ngôn ngữ chết, do đó tiếng La Tinh không còn là tài sản của bất kỳ quốc gia nào nữa. Vì Giáo Hội luôn lúc nào cũng "vì các chư dân, các nước, và các chi tộc" (Khải Huyền 11:9), do đó chẳng có gì lạ lùng khi tiếng La Tinh được Giáo Hội dùng đến như là ngôn ngữ chính thức của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ.

(11) Tại sao Thánh Lễ Truyền Thống (Traditional Mass) lại được cử hành bằng tiếng La Tinh?

Có 4 cách giải thích khác nhau:

Cách 1: Thánh Lễ được cử hành bằng tiếng La Tinh là vì tiếng La Tinh - tự bản thân của nó - chính là một thứ ngôn ngữ "chết" hay không còn sử dụng trong việc giao tiếp thường ngày nữa. Do đó, giới trẻ Công Giáo Mỹ ngoan đạo lại nắm bắt và nói được tiếng La Tinh, thì đó mới chính là chuyện kỳ diệu của Chúa Thánh Thần!

Và vì ngày hôm nay, tiếng La Tinh đã không còn là một thứ ngôn ngữ chính thức của bất kỳ một quốc gia nào nữa, do đó, những từ ngữ của tiếng La Tinh vẫn còn được giữ nguyên vẹn mà không hề bị thối mục hay hư mất đi qua dòng thời gian, cũng như không hề tự thay đổi đi về mặt ngữ nghĩa. Hay nói khác đi, La Tinh là một thứ ngôn ngữ bất biến qua dòng thời gian.

Trong khi đó, với tiếng Anh chẳng hạn, mặc dầu nói ra, mọi người chúng ta dễ hiểu được nó hơn, thế nhưng vì nó có rất nhiều tiếng lóng (slang), từ hoặc cụm từ thông tục (colloquialisms), và những dạng khác nhau tùy theo từng địa phương, và tầm ảnh hưởng, do đó, những chữ tiếng Anh chúng ta sử dụng luôn bị thay đổi về mặt ngữ nghĩa, cách phát âm, cách đọc, vân vân,... từ nơi này sang nơi khác, từ năm này sang năm khác, và từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Các bạn trẻ sắp sửa đến Úc sẽ lắng nghe người Úc nói tiếng Anh, khi đó mới thấy thật ngộ nghĩnh và xa lạ, không giống với giọng của người Anh, hay người Mỹ nói tiếng Anh!

Nói vắn tắt, qua dòng thời gian, tiếng Anh (hay bất kỳ thứ tiếng nào đi chăng nữa) thường hay bị biến chất và thay đổi; còn tiếng La Tinh thì không!

Như chính Đức Cố Giáo Hoàng Piô XII đã giải thích: "Việc dùng tiếng La Tinh.... chính là một sự biểu lộ, và một dấu hiệu cao đẹp nhất cho sự hiệp nhất, và cao hơn nữa tiếng La Tinh chính là một liều thuốc giải độc hiệu quả nhất cho bất kỳ sự mục nát hay thối rữa nào có liên quan đến sự thật hay tính nguyên thủy vẹn toàn của học thuyết Công Giáo."

Nếu chúng ta "tài tình" chú ý được qua việc đọc các bản văn Thần Học của Giáo Hội Công Giáo, cách ghi chú và giải thích rõ ràng nhất, trong sáng nhất, và hiệu quả nhất (vốn không hề gây ra bất kỳ sự tranh cãi nào về mặt luận lý, hay phân tích ngữ từ) vẫn là việc dùng đến tiếng La Tinh, chứ không phải bất kỳ thứ ngôn ngữ nào khác trên khắp thế giới này.

Cách 2: Đức Tin Công Giáo, vốn được biểu lộ rất hay và tài tình trong Thánh Lễ La Tinh, được lưu truyền từ thời các vị Tông Đồ và những nhà truyền giáo Kitô Giáo đầu tiên trong suốt cả Đế Quốc La Mã (hay Rôma). Ngôn ngữ chung của cả Đế Quốc La Mã chính là tiếng La Tinh, thế nhưng ở Đông Phương, tiếng Hy Lạp chính là tiếng nói dân tộc.

Mặc dầu trong Nghi Lễ Rôma (Roman Rite), cả tiếng Hy Lạp lẫn tiếng La Tinh đều được sử dụng như là những ngôn ngữ của phụng vụ, thế nhưng phần lớn Phụng Vụ vẫn dùng tới tiếng La Tinh hơn, mặc dầu một số từ Hy Lạp vẫn còn được dùng đến.

Trong giảng dạy liên tục của biết bao nhiêu triều đại Giáo Hoàng, tiếng La Tinh vẫn là ngôn ngữ chính thức. Hơn nữa, tiếng La Tinh có những phẩm chất hết sức đặc biệt trong tư cách là một ngôn ngữ của việc thờ phụng trong Nghi Lễ Rôma, do đó tiếng La Tinh giúp cho chúng ta có được một căn tính chung (common identity) với các vị Tổ Phụ của chúng ta trong Đức Tin.

Tiếng La Tinh chính là một biểu tượng của sự phổ quát và sự hiệp nhất trong cả Giáo Hội hoàn vũ nhằm giúp gìn giữ và bảo tồn một sợi dây liên kết hiệp nhất chung với Giáo Hội ở Rôma - vì lẽ đó chính là Giáo Hội Mẹ và là Thầy Dạy Chung cho tất cả mọi quốc gia (the Mother and Teacher of all nations).

Tiếng La Tinh giúp bảo tồn sự thống nhất trong việc thờ phụng và cầu nguyện. Tiếng La Tinh bảo tồn được tính đích thực, nguyên thủy, và ý nghĩa không hề thay đổi được của Thánh Lễ - để từ đó cản ngăn bất cứ sự tái diễn dịch và suy diễn nào, vốn vẫn thường liên tục xảy ra qua dòng thời gian và qua biết bao nhiêu thế hệ con người.

Cách 3: Tiếng La Tinh chính là Nguồn của Sự Hiệp Nhất. Suy cho cùng, La Tinh chính là một ngôn ngữ thiêng liêng (venerable) và huyền nhiệm (mysterious).

Nó thiêng liêng vì lẽ nguồn gốc và tính cổ xưa của nó; vì đó chính là thứ ngôn ngữ để gởi kính lời ca tụng đến cho Thiên Chúa, được vang lên từ miệng lưỡi của những người Kitô Giáo thời sơ khởi nhất.

Nó huyền nhiệm và bí ẩn vì lẽ La Tinh chính là một thứ ngôn ngữ chết, bất di bất dịch, và không phải ai cũng đều có thể hiểu được nó cả. Việc sử dụng đến một thứ tiếng nói lạ, huyền nhiệm và bí ẩn, giúp chuyển đến tâm trí của chúng ta rằng điều gì đó hiện đang xảy ra nơi bàn thờ, vốn hoàn toàn vượt qua sự hiểu biết tầm thường của chúng ta, rằng một Mầu Nhiệm Thánh đang được diễn ra.

Bằng tiếng La Tinh, Giáo Hội Công Giáo trên khắp hoàn vũ được hiệp nhất lại với nhau, trong một gia đình và một Vương Quốc duy nhất của Chúa Kitô ở trần thế. Hơn nữa, việc sử dụng đến tiếng La Tinh là để nhắc nhớ cho chúng ta về nguồn gốc nguyên thủy của chúng ta chính là từ một Giáo Hội Mẹ Công Giáo La Mã duy nhất, để từ đó, đức tin Công Giáo nguyên thủy và đích thực, được các nhà truyền giáo lan truyền đến cho lục địa và quốc gia của chúng ta.

Cách 4: Sở dĩ, tiếng La Tinh đóng vai trò hết sức quan trọng trong phụng vụ của thế kỷ 21 này là do sự gia tăng không ngừng của việc toàn cầu hóa thời nay, đặc biệt là tại những thành phố lớn là nơi mà các giáo xứ càng ngày càng trở nên đa văn hóa và đa chủng tộc. Tiếng La Tinh được dùng như là một sự liên kết của việc phụng tự Công Giáo, đoàn kết tất cả mọi người đến từ nhiều quốc gia lại với nhau trong việc cử hành Phụng Vụ Thánh, nhằm từ đó cho phép mọi tín hữu có thể hát và đối đáp trong một việc thờ tự chung hết.

* Còn liên quan đến sự khó khăn bước đầu khi chúng ta chưa hiểu được tiếng La Tinh, thì hầu hết các Sách Lễ bằng tiếng La Tinh đều có phần phụ chú song song bằng Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Ý Ngữ, vân vân... ngay bên cạnh bản văn bằng tiếng La Tinh để giúp cho chúng ta dễ hiểu và nắm bắt được.

Con nít Mỹ xuất thân từ những gia đình ngoan đạo và truyền thống nhất ở Hoa Kỳ, đọc và nói tiếng La Tinh rất trôi chảy, dẫu rằng các em cũng chưa rành mấy Anh Ngữ, do đó, chúng ta có thể học được ngôn ngữ này rất nhanh nếu như chúng ta biết nổ lực và chú tâm vào!

(12) Thế còn có tôn giáo nào khác hiện nay dùng đến tiếng La Tinh - một thứ ngôn ngữ chết - cho việc thờ phụng của họ không?

Xưa kia, xét theo truyền thống, thì những người Do Thái có khuynh hướng dùng đến dạng xưa cổ của tiếng Do Thái như là ngôn ngữ thánh trong phụng vụ của họ. Còn ngày nay, cũng giống như Giáo Hội Công Giáo, những người Do Thái giáo cũng đã dùng đến tiếng La Tinh rồi.

(13) Tôi có thể tìm được tiếng La Tinh và bản dịch Anh Ngữ của Thánh Lễ La Tinh trên mạng Internet được không?

Về Thứ Tự của Thánh Lễ (Ordo Missae hay Order of Mass) có thể được tìm thấy trên mạng Internet qua trang Web của Sancta Missa [mà người viết đã giới thiệu qua trong bài viết trước - ND] tại địa chỉ: http://sanctamissa.org/en/tutorial/ordo-missae-0.html

(14) Làm thế nào mà tôi có thể tham dự được trong Thánh Lễ La Tinh?

Người tín hữu (faithful) tham dự trong Thánh Lễ La Tinh bằng cách cùng hiệp nhất với vị Linh Mục Chủ Tế để cùng dâng sự hy tế lên cho Thiên Chúa Quyền Năng Tối Cao. Người Công Giáo được rửa tội (baptized Catholic) tham dự vào chức tư tế Linh Mục của chính Chúa Giêsu Kitô.

Người tín hữu tham dự trong Thánh Lễ La Tinh bằng cách dõi theo cặn kẽ những lời nguyện của Thánh Lễ được tìm thấy trong Sách Lễ. Ngay chính trong Thánh Lễ, người Công Giáo được rửa tội, thật sự có thể dâng Thánh Lễ lên, qui kết lại tất cả những hành động mà mình đã làm trong đời sống hằng ngày vào trong sự Hy Tế cao cả và duy nhất của chính Chúa Giêsu Kitô.

(15) Trong Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống, người giáo dân có hát hay đọc lời nguyện cùng với vị Linh Mục chủ tế không?

Cũng giống như trong việc cử hành Thánh Lễ theo hình thức Mới (tức Ordinary Form hay Thánh Lễ sau Công Đồng Chung Vaticăn II hoặc Thánh Lễ được cử hành bằng tiếng địa phương), chỉ có vị Linh Mục chủ tế sẽ đọc ra những lời nguyện của Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống (tức Extraordinary Form hay 1962 Missale Ronanum) mà thôi.

Tới đây chúng ta phải cần hiểu thêm thế nào là "Low Mass" và thế nào là "High Mass":

Trong Thánh Lễ theo hình thức Mới, "Low Mass" chính là một dạng đơn giản của việc cử hành Thánh Lễ, với một số phần bị bỏ bớt đi, chẳng hạn: việc xông hương, việc ca hát hay các câu kinh ca tụng, vân vân...

Còn trong Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống, "Low Mass" là dạng Thánh Lễ mà không có phần ca hát, và vị Linh Mục chủ tế thường không đọc lớn lên, ngoại trừ một số lời nguyện chính như: Gloria, Credo, vân vân ... Người giáo dân có thể hát những bài thánh vịnh cùng với ca đoàn.

"High Mass" trong Thánh Lễ theo hình thức Mới, cũng có dạng tương tự như "Low Mass," ngoại trừ các lời nguyện chính được hát lên, và Kinh Tin Kính lẫn Gloria cũng sẽ được hát lớn lên do bởi ca đoàn hay người điều khiển ca đoàn, cùng với cộng đoàn.

"High Mass" trong Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống thì ca đoàn La Tinh sẽ thực hiện việc ca hát, giáo dân được khuyến khích để hát đối đáp lại (chẳng hạn như: Amen, Et cum spiritu tuo, Dignum et justum est, vân vân.. ) và nếu có thể hát luôn cả những bài hát ca tụng bình thường (như: Kyrie, Gloria, Credo, Sanctus, và Agnus Dei).

Người mới lần đầu tiên tham dự Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống sẽ chú ý được rằng: trong "High Mass," ca đoàn thường hát, và cứ mãi tiếp tục hát, trong khi đó thì vị Linh Mục chủ tế vẫn cứ lặng lẽ cầu nguyện trước bàn thờ là bởi vì ca đoàn sẽ mất nhiều thời gian để hát xong phần của mình, hơn là vị Linh Mục chủ tế đọc phần lời nguyện của ngài.

(16) Thánh Lễ La Tinh kéo dài trong thời gian là bao lâu?

Trung bình, trong một Thánh Lễ "Low Mass" điển hình của ngày Chủ Nhật có cả phần bài giảng thì Thánh Lễ La Tinh đó thường mất khoảng từ 45 phút đến 1 tiếng mới xong.

Còn trong Thánh Lễ "High Mass" của ngày Chủ Nhật, vốn có ca đoàn La Tinh hát Gregorian Chant và bài giảng của vị Linh Mục chủ tế thì Thánh Lễ La Tinh đó mất khoảng từ 1 tiếng đến 1 tiếng 30 phút mới xong.

Nếu ca đoàn hát nhiều đối âm hay phức điệu khác nhau, thì Thánh Lễ La Tinh đó phải mất thêm từ 10 đến 20 phút nữa thì mới xong.

Và dĩ nhiên, thời lượng của mỗi Thánh Lễ La Tinh ngày Chủ Nhật sẽ khác nhau tùy thuộc vào số lượng người tín hữu tiến đến cung thánh, quỳ xuống để nhận Phép Thánh Thể, và độ dài của bài giảng mà vị Linh Mục chủ tế giảng cho giáo dân.

Holy Order


(17) Tại sao trong Thánh Lễ La Tinh vị Linh Mục chủ tế đọc lời nguyện rất nhỏ vốn chỉ có mình ngài mới nghe được thôi?

Trong việc cử hành Thánh Lễ La Tinh, vị Linh Mục chủ tế dùng đến 3 loại âm giọng khác nhau: nhỏ, vừa, và to.

Vị Linh Mục chủ tế sẽ đọc bằng giọng rất nhỏ (low tone), chẳng hạn, trong những phần cầu nguyện có liên quan đến việc Thánh Hiến (Consecration) và việc Tự Thánh Hiến, để qua đó Bánh và Rượu mới trở nên Mình, Máu, Linh Hồn, và bản tính Thiêng Liêng của Chúa Giêsu Kitô.

Vị Linh Mục chủ tế sẽ đọc bằng giọng vừa (medium tone) là để cho các chú giúp lễ và các phó tế đứng gần bàn thờ nghe được, để những người này biết phải hành động và làm gì kế tiếp.

Còn vị Linh Mục chủ tế sẽ đọc bằng giọng cao/to (high tone) là để cho giáo dân nắm bắt được phần nào trong Thánh Lễ được ngài đang cử hành tới.

Do đó, điều hết sức quan trọng trong Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống này chính là: bằng việc dõi theo Thánh Lễ La Tinh qua Sách Lễ Rôma 1962, người tín hữu sẽ có nhiều thời gian để tự mình suy niệm về những lời cầu nguyện trong Thánh Lễ. Sự im lặng là để tất cả mọi người tín hữu gởi lời cảm tạ và tri ân đến cho Thiên Chúa Cha thông qua Mầu Nhiệm Hiến Tế của chính Chúa Giêsu Kitô, vốn một lần nữa Hiến Tế Chính Mình Ngài lên cho Thiên Chúa Cha trên bàn thờ.

Người mới lần đầu tiên đến tham dự Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng phần quan trọng nhất của Thánh Lễ chỉ được hoàn tất trong sự thinh lặng tuyệt đối mà thôi, điều đó không có nghĩa là không có gì xảy ra cả - mà lúc đó chính là lúc linh thiêng nhất - đó chính là lúc mà cả vị Linh Mục chủ tế lẫn toàn thể cộng đoàn cùng hiệp nhất để hiến dâng tâm, trí, và con tim của tất cả chúng ta lên cho Thiên Chúa, để cùng hiệp thông với Sự Hy Tế của Chúa Kitô trên cây Thập Giá, vị Linh Mục chủ tế + chúng ta + và Chúa Giêsu một lần nữa cùng Hiến Dâng tất cả lên cho Thiên Chúa Cha những món quà tốt đẹp nhất của chúng ta dành cho Ngài thông qua Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.

Nếu hiểu rõ được như thế, thì sự thinh lặng (thế nhưng lòng, trí và tâm hồn vẫn tỉnh thức) mà chúng ta cảm nghiệm được trong Thánh Lễ La Tinh mới có ý nghĩa cao siêu được, và chỉ có qua sự thinh lặng tuyệt đối đó, chúng ta mới có thể cảm nghiệm được tiếng nói và lời nhắn nhủ của Thiên Chúa đang thổn thức và gọi kêu chúng ta từ trong đáy thẳm của lương tâm, con tim, lòng trí và tâm hồn của chúng ta mà thôi!

Sự thinh lặng đó không phải là lúc để chúng ta nghĩ về những kế hoạch của đời thường, những sự lo toan của vật chất, của đời sống tục trần, hay là lúc chúng ta thả trôi dòng suy nghĩ của chúng ta đến những phương trời xa lạ nào đó của sự tăm tối và tội lỗi, đang quyến rũ và vẫy gọi chúng ta đến, hay những thao thức và lôi kéo chúng ta đến những vũng lầy êm ái của dòng đời, của sự bệnh hoạn, suy đồi, hay những kế hoạch bạo tàn để hạ thủ và bêu xấu đồng loại, vốn lỗi phạm đến đức bác ái, vân vân..... !

Nói tóm lại, chính qua sự thinh lặng trong Thánh Lễ, chúng ta bước vào một sự thinh lặng thiêng liêng và suy niệm, vốn cũng có sự hiện diện đây đó của Chúa Thánh Thần. Thì việc thinh lặng trong Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống này chính là sự thinh lặng quý giá nhất để hướng chúng ta đến đời sống bất diệt của Thiên Chúa.

Nếu chúng ta chú ý thật kỹ trong Thánh Lễ theo hình thức Mới, rất khó có khi nào mà chúng ta có và tìm được sự thinh lặng tuyệt đối mà không bị sự xáo trộn của các nhân tố khác!

(18) Có phải tất cả những phần trong Thánh Lễ La Tinh đều được đọc bằng tiếng La Tinh phải không hay có một số phần trong Thánh Lễ La Tinh sẽ được đọc bằng ngôn ngữ hiện nay?

Tất cả những phần trong Thánh Lễ La Tinh đều được đọc bằng tiếng La Tinh (chỉ ngoại trừ Kyrie eleison vốn là nguyên bản của tiếng Hy Lạp).

Vào những ngày Chủ Nhật và một số Ngày Lễ nào đó, cả Bài Đọc Thánh Thư (chỉ có 1 bài đọc mà thôi, chứ không phải 2 bài đọc) và bài Phúc Âm có thể được đọc bằng ngôn ngữ thông dụng địa phương ngay lúc vị Linh Mục bắt đầu bài giảng của ngài cũng bằng ngôn ngữ địa phương hiện hành, thế nhưng hai bài đọc đó phải được đọc trước bằng tiếng La Tinh, rồi mới bằng tiếng thông dụng địa phương.

(19) Làm sao mà người tín hữu có thể hiểu được đức tin Công Giáo của họ nếu như Thánh Lễ được cử hành bằng tiếng La Tinh?

Công Đồng Trent mạnh mẽ yêu cầu các vị Linh Mục cử hành Thánh Lễ La Tinh phải thường xuyên giải thích về các mầu nhiệm và các nghi lễ có trong Thánh Lễ La Tinh cho các em học sinh trong trường học, và cho cả những người lớn tại bục giảng.

Nhưng suy cho cùng, chẳng cần thiết gì cho lắm để tất cả mọi người tín hữu phải hiểu trước từng chi tiết một về từng nghi lễ một có trong Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống, vì như chính lời của Thánh Augustinô đã từng nói rằng:

"Nếu có một số người hiện diện vốn không hiểu được về những gì đang được hát hay đọc ra, thì ít ra họ phải biết rằng tất cả những đều đang hát và đọc ra là để ca tụng và làm sáng danh Thiên Chúa, và đó cũng đủ rồi cho họ, để họ có thể tham dự vào một cách sốt sắng."

(If there are some present who do not understand what is being said or sung, they know at least that all is said and sung to the glory of God, and that is sufficient for them to join in it devoutly).

(20) Chữ "Tridentine" có nghĩa là gì vậy?

Từ "Tridentine" suy cho cùng chỉ đơn giản là một sự ám chỉ đến sự thật rằng: Thánh Lễ La Tinh đã được Đức Thánh Giáo Hoàng Piô V mã hóa hay luật hóa (codified) chẳng bao lâu sau khi kết thúc Công Đồng Trent diễn ra từ năm 1545 đến năm 1563.

Từ "Tridentine" được rút ra từ thuật ngữ "Tridentine."

Trái với những gì mà một số người nghĩ, Đức Thánh Giáo Hoàng Piô V không có ban hành ra một kiểu Thánh Lễ mới mẽ, mà Ngài chỉ đơn giản hiệp nhất lại tất cả những gì đã có trong phụng vụ lúc đó.

Sắc lệnh về Tông Hiến Quo Primum của Ngài không những tuyên bố rằng Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh vẫn được giữ nguyên vẹn trong bất kỳ mọi thời đại, mà nó còn cấm việc giới thiệu ra những hình thức phụng vụ Thánh Lễ theo kiểu mới (new Mass liturgies).

Sở dĩ gọi Thánh Lễ La Tinh là "Tridentine Mass" vì Thánh Lễ này được cử hành trong Giáo Hội Công Giáo trong gần hơn 1,500 năm qua, và cũng chính từ Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống này mà hàng triệu triệu nhà truyền giáo Châu Âu đã được tỏa ra trên khắp cả thế giới để mang Sứ Điệp Tin Mừng đích thực của Thiên Chúa đến với tất cả mọi người chúng ta ở khắp các Châu Lục.

(21) Vậy Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống còn có những tên gọi nào khác?

Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống (Traditional Latin Mass) còn có những tên gọi sau:

- Classical Rite (Nghi Thức Cổ)

- Usus Antiquor (Thánh Lễ La Tinh)

- Tridentine Mass (Thánh Lễ sau Công Đồng Trent vào thế kỷ 16 - nên nhớ Công Đồng Trent không có sáng chế ra phụng vụ này).

- The Latin Mass (Thánh Lễ La Tinh)

- The Mass of the Ages (Thánh Lễ của Mọi Thời Đại)

- The Extraordinary Form (Thánh Lễ theo Hình Thức Cũ)


Xin Lưu Ý:

Thánh Lễ theo Hình Thức Cũ (Extraordinary Form) tức là nói về Sách Lễ Rôma do Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII phê chuẩn vào năm 1962. Còn Sách Lễ theo Hình Thức Mới (Ordinary Form) là nói về Sách Lễ do Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục phê chuẩn vào năm 1969 sau Công Đồng Chung Vaticăn II.

Mặc dầu cả hai Sách Lễ này có những điểm giống nhau, thế nhưng mỗi Hình Thức đều có Lịch Phụng Vụ và chu kỳ của các bài đọc khác nhau. Trong Sách Lễ theo Hình Thức Mới có nhiều Lời Nguyện về Phép Thánh Thể hơn, còn Sách Lễ theo Hình Thức Cũ thì chủ yếu là dùng Roman Canon.

(22) Đâu chính là các Lễ Nghi Phụng Vụ (Liturgical Rites) hiện có của Giáo Hội Công Giáo?

Có 3 loại Nghi Lễ hay Lễ Nghi Phụng Vụ chính trong Giáo Hội Công Giáo, đó là: Nghi Lễ Rôma (Roman Rite), Nghi Lễ Antiochian của nước Syria (Antiochian Rite), và Nghi Lễ Alexandrian của Ai Cập (Alexandrian Rite).

Về sau này xuất hiện thêm Nghi Lễ Byzantine (Byzantine Rite), vốn phần chính được xuất phát từ Nghi Lễ Antiochian, dưới sự ảnh hưởng của 2 vị Thánh lỗi lạc đó là: Thánh John Chrysostom [người nổi tiếng trừ quỷ] và Thánh Basil.

Hầu hết những người Công Giáo La Mã ngày nay đều rất quen thuộc với Thánh Lễ sau Công Đồng Chung Vaticăn II của Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục, mà Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 gọi là Ordinary Form (tức Thánh Lễ theo Hình Thức Mới, hay Thánh Lễ hiện tại). Thế nhưng thực chất mà nói có tới 9 dạng khác nhau thuộc về Phụng Vụ theo Lễ Nghi Rôma đó là:

- Dạng 1: Thánh Lễ theo Hình Thức Mới thuộc Lễ Nghi Rôma: Trong dạng này thì Thánh Lễ được cử hành dựa vào Sách Lễ Rôma (Missale Romanum) của năm 1969, do Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục ban hành, vốn hiện nay đã ra tới ấn bản thứ ba (2002). Thánh Lễ theo dạng này được cử hành bằng việc dùng đến ngôn ngữ địa phương của mỗi quốc gia.

- Dạng 2: Thánh Lễ theo Hình Thức Cũ thuộc Lễ Nghi Rôma (hay nói cách khác: Thánh Lễ La Tinh): Trong dạng này thì Thánh Lễ được cử hành dựa vào Sách Lễ Rôma (Missale Romanum) của năm 1570. Trong khi Sách Lễ theo dạng này đã được thành luật (codified) tại Công Đồng Trent, Sách Lễ này đã được ít nhất sử dụng kể từ thời của vị Thánh Giáo Hoàng Gregory Cả.

Ngày hôm nay, Thánh Lễ La Tinh dùng đến Sách Lễ của ấn bản vào năm 1962, do Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII phê chuẩn trong suốt thời gian diễn ra Công Đồng Chung Vaticăn II.

Theo đúng với các chuẩn thức của Tự Sắc Summorum Pontificum của Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16, thì tất cả những giáo sĩ theo Lễ Nghi Rôma đều có thể cử hành Thánh Lễ La Tinh.

- Dạng 3: Bragan: Đây là Lễ Nghi của Tổng Giáo Phận Braga, Tòa Giám Mục Bồ Đào Nha, có từ thế kỷ thứ 12.

- Dạng 4: Mozarabi: Đây là Lễ Nghi của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, có ít nhất là từ thế kỷ thứ 6 hay trở về trước. Nghi Lễ này hiện vẫn còn đươc diễn tiến tại Vương Cung Thánh Đường của Tổng Giáo Phận Toledo, Tây Ban Nha, và một số giáo xứ khác.

- Dạng 5: Ambrosian: Đây là Lễ Nghi của Tổng Giáo Phận Milan, Ý Quốc, có nguồn gốc xưa cổ, vốn đã được Thánh Ambrose tổ chức lại.

- Dạng 6: Dominican: Đây là Lễ Nghi của Dòng Thuyết Giáo do Thánh Đa Minh thành lập nên vào năm 1215.

- Dạng 7: Carmelite: Đây là Lễ Nghi của Dòng Kín Carmêlô, vốn được canh tân bởi Thánh Berthold c.1154.

- Dạng 8: Carthusian: Đây là Lễ Nghi của Dòng Carthusian do Thánh Bruno thành lập vào năm 1084.

- Dạng 9: Dạng Anh Giáo (Anglican): Đây là dạng Nghi Lễ mà các tu sĩ Anh Giáo cùng với các giáo xứ của họ, vốn đã hiệp thông trọn vẹn với Tòa Thánh, và Vaticăn đã cho phép cử hành Phụng Vụ Thánh theo đúng với những hình thức của Anh Giáo, vốn rất chính xác về mặt học thuyết Công Giáo.

(23) Thánh Lễ truyền thống bằng tiếng La Tinh có từ hồi nào vậy?

Việc khởi đầu của Thánh Lễ theo Lễ Nghi Rôma (Roman Mass) được tìm thấy trong các tác phẩm của Thánh Giáo Hoàng Justin (vào năm 150 sau Công Nguyên) và Thánh Giáo Hoàng Hippolytus (vào năm 215 sau Công Nguyên).

Vào năm 250 sau Công Nguyên, Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh được cử hành phần lớn tại thế giới thuộc về La Mã, và Giáo Luật La Tinh (Latin Canon) như chúng ta biết được hoàn tất vào năm 399 sau Công Nguyên.

Mặc dầu Thánh Lễ La Tinh chủ yếu được cử hành từ những ngày đầu tiên của thời các vị Thánh Tông Đồ, thế nhưng mãi tới thế kỷ thứ 16, thì Đức Thánh Giáo Hoàng Piô V mới mã hóa hay luật hóa nó, và kể từ đó trở đi, không có bất kỳ sự thay đổi hay điều chỉnh nào cả trong Thánh Lễ La Tinh.

(24) Có phải Thánh Lễ La Tinh đã bị cấm rồi không?

Chưa, Thánh Lễ La Tinh chưa bao giờ bị cấm cản hay bị bãi bỏ cả bởi Giáo Hội Công Giáo. Chỉ sau khi kết thúc Công Đồng Chung Vaticăn II, Thánh Lễ La Tinh bị giới hạn đôi chút bởi hầu hết các vị Giám Mục mà thôi.

Sau khi Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục giới thiệu ra Thánh Lễ theo hình thức mới, tức Thánh Lễ được cử hành bằng ngôn ngữ địa phương của mỗi quốc gia, thì chỉ có các vị Linh Mục của Anh Quốc và Xứ Wales mới được phép cử hành rộng rãi Thánh Lễ La Tinh cho các tín hữu mà thôi, nhờ vào sự cho phép đặc biệt (indult) của Vaticăn ban cho Đức Hồng Y Heenan của Tổng Giáo Phận Westminster.

Những vị Linh Mục khác- như Cha Thánh Padre Pio và Thánh Josemaria Escriva - vị sáng lập ra Hội Dòng Opus Dei - vẫn kín đáo cử hành Thánh Lễ La Tinh cho các tín hữu của các Ngài.

(25) Hầu hết những người tín hữu tham dự Thánh Lễ La Tinh ngày hôm nay đều không có lớn lên khi Thánh Lễ này được cử hành trước đây, thế tại sao vẫn cứ có rất nhiều người Công Giáo lại chọn tham dự Thánh Lễ La Tinh này vậy?

Thưa, chính vì vẽ tráng lệ và tính uy nghiêm của Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống, mà càng ngày càng có thêm rất nhiều người Công Giáo bị cuốn hút vào Thánh Lễ thánh thiêng này, đặc biệt là các bạn trẻ.

Với sự cảm nghiệm phong phú và linh thiêng, được làm dư dật thêm bởi những di sản của âm nhạc và nghệ thuật thánh, nhắc nhở cho tất cả những người tham dự vào Thánh Lễ La Tinh rằng Phụng Vụ Thánh (Sacred Liturgy) chính là việc nếm thử trước (foretaste) của Phụng Vụ ở trên Nước Thiêng Đàng mà chúng ta sẽ cử hành tại "Thành Giêrusalem Mới" sau này.

Gregorian Chant chính là một phần không thể thiếu được trong Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống. Nói theo kiểu của Cha Trưởng Tu Viện thuộc Dòng Biển Đức Dom Prosper Luois Pascal Gueranger thì Gregorian Chant chính là "thi ca được ca hát lên ở trần gian về những mầu nhiệm của nước thiêng đàng, và để chuẩn bị chúng ta cho các bài thánh ca bất diệt" (poetry which sings on earth the mysteries of heaven and prepares us for the canticles of eternity).

Do đó, khi người tín hữu tham dự trong việc ca hát trong Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống, thì trái tim và tâm hồn của tất cả sẽ được hướng và nâng lên tới các cổng thiêng đàng, giống thể như họ đang cùng hát với các ca đoàn của các thiên thần vậy.

Sự tôn kính thinh lặng trong Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống giúp dưỡng nuôi một sự thinh lặng nội tâm sâu sắc nhằm cho phép nhiều người Công Giáo có thể cảm nghiệm được việc tham dự hết sức thiêng liêng và thánh thiện vào trong phụng vụ của Thiên Chúa. Phẩm giá và cấu trúc cố định của Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống tạo ra một bầu khí rất có lợi cho việc gặp gỡ trực tiếp và tỏ tường với Chúa Kitô, Đấng vừa là vị Tư Tế Chính, và vừa là Nạn Nhân Hy Tế của Thánh Lễ.

Enluminure
(26) Thế Gregorian Chant chính là gì vậy?

Thưa, Gregorian Chant chính là loại âm nhạc truyền thống của Giáo Hội Cơ Đốc ở tây phương với nguồn gốc có trước thời của Đức Thánh Giáo Hoàng Gregory Cả, và tên của Ngài được đặt cho loại nhạc truyền thống này.

Nhạc này xuất phát từ các bản văn bằng tiếng La Tinh và giá trị cao siêu của nó là nằm ở chổ nó có sức hoán chuyển và nâng tâm hồn người hát lẫn người nghe lên tới cõi Thiêng Đàng, để hòa cùng với ca đoàn của các vị Thiên Thần ngày đêm ca hát để ca tụng và làm sáng danh Ba Ngôi Thiên Chúa.

(27) Trong các sách Phụng Vụ nào mà tôi có thể tìm thấy Gregorian Chant được sử dụng trong Thánh Lễ La Tinh?

Thưa, trong các sách sau đây: Antiphonale (Sách Thánh Ca), Graduale Romanum, Liber Ususalis, Ordo Processionem, Proprium de Tempore, Psalm Tones (Các Âm Điệu của Thánh Vịnh), Sung Masses in Holy Week (Các Bài Hát được hát trong Tuần Thánh), Versus Psalmorum et Canticorum; và Vesperale Romanum.

Quý Vị cũng có thể mua Sách Liber Ususalis nơi các Cha Dòng Thánh Gioan Cantius tại địa chỉ: http://www.cantius.org/go/webstore/product/liber_usualis/

(28) Thế tôi muốn tìm hiểu sâu sắc hơn về Gregorian Chant thì phải vào đâu?

Quý Vị nào muốn tìm hiểu về Gregorian Chant có thể vào trang Web của Hội Âm Nhạc Thánh Cổ MusicaSacra - vốn là Hội chuyên về nhạc Thánh, Gregorian Chant và Âm Điệu Khải Hoàn tại địa chỉ: http://www.musicasacra.com/

Ngoài ra, Quý Vị cũng còn có thể tham khảo qua các trang Web rất có giá trị sau đây để tìm hiểu một cách sâu sắc hơn về Gregorian Chant - vốn có tính chất nghiên cứu "bác học" hay "kinh viện" và tính linh thiêng rất cao, nhất là dành cho những ai yêu thích về âm nhạc Thánh Cổ:

(a) The Gregorian Chant Home Page on the World Wide Web tại phân khoa âm nhạc của trường Đại Học Princeton, Hoa Kỳ tại địa chỉ: http://www.music.princeton.edu/chant_html/index.html

"in omnem terram exivit sonus eorum, et in fines orbis terrae verba eorum" Psalmus 18:5 [RSV 19:4]

(b) Gregorian Chant và Sự Đối Âm tại trang Web của Tổ Chức Una Voce America tại địa chỉ: http://www.unavoce.org/chant.htm

(c) Cộng Đoàn Thánh Giáo Hoàng Gregory Cả giới thiệu ra các CDs, DVDs, vân vân... rất hay về Gregorian Chants xứng đáng để học hỏi, cũng như là các món quà hết sức thiêng liêng và gợi hứng tâm linh cho các em mới rước lễ lần đầu, thêm sức, các cặp hôn nhân mới đám cưới, các Thánh Lễ Trọng trong Giáo Hội Công Giáo, vân vân... tại địa chỉ: http://www.saint-gregory.org/recordings-publications/

(d) Nhà Sách Người An Ủi (Paraclete Press) giới thiệu về những cuốn CDs chuyên về Gregorian Chants rất hay tại địa chỉ: http://www.paracletepress.com/gregorian.html

(e) Trang Web của Tu Viện Our Lady of the Annunciation of Clear Creek có bán những cuốn CDs/DVDs do chính các Tu Sĩ của Dòng hát và thâu vào về những Gregorian Chants có sức mạnh nâng và hướng tâm hồn lên với Chúa cho dẫu chúng ta đang ở vào bất kỳ hoàn cảnh nào của cuộc sống, tại địa chỉ: http://www.clearcreekmonks.org/CDforSell.htm

(f) Ca Đoàn Gloriae Dei Cantores (Singers to the Glory of God - Các Ca Viên vì Danh Thiên Chúa) chuyên trình diễn các bài hát về La Tinh rất mê hồn, rất thánh thiện và rất sống động. Danh tiếng của Ca Đoàn lan tỏa ra khắp cả thế giới cũng như tại Hoa Kỳ. Ngoài những lần trình diễn quốc tế, hằng tuần nếu Quý Vị có dịp ghé đến Nhà Thờ Chúa Biến Hình (Church of The Transfiguration) tại 5 Bayview Drive, Rock Harbor, Orleans, MA - một Cộng Đoàn của các Tu Sĩ sống theo Quy Luật khắc khổ của Thánh Biển Đức tại địa chỉ: http://www.gdcchoir.org/index.html

(29) Phải chăng Phụng Vụ nên phản ánh đúng về thời đại và nền văn hóa mà nó đang tồn tại chứ?

Trong suốt nhiều thế kỷ, một người Công Giáo có thể tham dự Thánh Lễ La Tinh tại bất cứ nơi nào trên thế giới và lúc nào cũng nhận thấy được sự giống nhau.

Nếu chúng ta có thể công du theo dòng thời gian thì chúng ta sẽ nhận thấy điều tương tự này vẫn đúng đó là: một Thánh Lễ La Tinh được cử hành bởi một vị Linh Mục Công Giáo sống tại Rôma vào năm 570 cũng gần giống như một Thánh Lễ La Tinh được cử hành trong cùng một thành phố tương tự vào năm 1570. Hơn nữa, Thánh Lễ La Tinh được cử hành vào năm 1570 cũng giống như Thánh Lễ La Tinh được cử hành bởi một vị Linh Mục sống tại Nhật Bổn vào năm 1940, hay tại Giáo Xứ St. Francis de Sales ở thành phố Mableton, GA vào năm 2008 này.

Sự kiện này rõ ràng phản ảnh được 2 trong 4 điểm mốc chính của Giáo Hội Công Giáo qua Thánh Lễ La Tinh - đó là sự hiệp nhất (unity) và tính Công Giáo bao trùm (catholicity) cả về nơi chốn lẫn thời gian.

Chúng ta có thể nhớ lại từ lúc chúng ta học Giáo Lý khi còn rất nhỏ rằng: có 4 dấu hiệu chính của Giáo Hội, vốn cũng là những dấu hiệu rõ ràng nhất để tất cả con người thuộc mọi thời đại có thể nhận biết ra ngay đó chính là một Giáo Hội Công Giáo thật sự và duy nhất được thiết lập nên bởi Chúa Giêsu Kitô đó là: Công Giáo (catholic), Thánh Thiện (holy), Duy Nhất (alone) và Tông Truyền (apostolic).

Giáo Hội là Duy Nhất vì tất cả những con chiên trong Giáo Hội đều tuyên xưng cùng một đức tin, cùng Sự Hy Tế và cùng các Phép Bí Tích, và tất cả được hiệp nhất với nhau dưới quyền bình duy nhất của Vị Đại Diện Thánh Phêrô ở trần thế, chính là Đức Thánh Cha.

Giáo Hội là Thánh Thiện vì lẽ Giáo Hội do chính Chúa Giêsu Kitô thành lập nên - Đấng là Thánh trọn vẹn và duy nhất, và vì Giáo Hội giảng dạy cho chúng ta biết về những học thuyết Công Giáo thánh thiện và cung cấp cho chúng ta các phương cách để sống một đời sống thánh thiện. Rũi thay, vì sự tự do được chọn lựa, vì sự tự do của từng người, do đó không phải hầu hết những người Công Giáo nào cũng biết tận dụng những phương cách đó một cách hữu hiệu để tự giúp họ trở nên thánh thiện trước mặt Thiên Chúa lẫn với tha nhân của họ được.

Giáo Hội là Công Giáo, là phổ quát (universal) vì lẽ Giáo Hội được trao quyền hành hợp pháp để đón nhận tất cả mọi người tại bất kỳ nơi nào và vào bất kỳ thời điểm nào.

Và cuối cùng, Giáo Hội là Tông Truyền vì lẽ Giáo Hội được thành lập nên bởi Chúa Kitô, nối tiếp qua thời của các vị Tông Đồ, và những vị kế thừa Thánh Phêrô.

(30) Phải chăng Thánh Lễ La Tinh đã không còn thích hợp gì cho lắm với con người trong thời đại tân tiến hiện nay?

Một số người đưa ra những lời phản biện hay những lời chống lại một cách thiếu suy nghĩ rằng: họ chẳng cảm nhận được lợi ích nào cả từ Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống, và rằng Thánh Lễ đó rất là "chán" vì họ không hiểu được tiếng La Tinh, rằng vị Linh Mục chủ tế không biết cách nào để làm cho Thánh Lễ sinh động hơn hòng lôi kéo sự chăm chú và tham dự của mọi người, thậm chí vị Chủ Tế còn quay lưng với giáo dân nữa là đàng khác trong hầu hết Thánh Lễ, và rằng cũng chẳng có âm nhạc gì cả, hoặc chẳng có những loại nhạc "giựt gân, sinh động" hay "hùng hồn" gì cả, vân vân....

Thì thú thật, một điều hết sức căn bản mà họ thật sự quên và đánh mất nó đi đó là: Thánh Lễ - chưa bao giờ và không phải là - cách để làm hài lòng con người cả. Mà trái lại, Thánh Lễ chính là việc con người dành tất cả mọi sự ca tụng, mọi sự tập trung về cả tinh thần lẫn tâm trí cùng con tim - để ngợi ca và làm sáng danh lên cho Thiên Chúa.

Việc thờ phượng (worship) không phải là một sự tập hợp hay qui tụ nhiều người lại mang tính cách xã giao của xã hội trần tục, như kiểu quy tụ lại của những người Tin Lành, để nhằm mục đích tạo cho những người đó có được cảm giác bên trong rằng: mình được ấm cúng, được mờ nhạt, hay được hòa hợp với mọi người, vân vân...

Cách hiểu đúng đắn nhất về Thánh Lễ đó là:

Thánh Lễ chính là một sự thừa nhận (acknowledgement) về quyền bính Tối Cao Duy Nhất của Thiên Chúa và về Sự Thiện Hảo Vô Song của Ngài, và Thánh Lễ chính là một sự diễn tả hay một sự biểu lộ về sự phục tùng của chúng ta dành cho Ngài, trong tư cách là những tạo vật, hay những khí cụ do chính Ngài tạo dựng nên.

Như trong Giáo Lý mà chúng ta học biết được khi còn bé về Thánh Lễ, thì Thánh Lễ được dâng hiến là để:

(a) trước tiên, tôn thờ Thiên Chúa - là Đấng Tạo Dựng và là Thiên Chúa của chúng ta;

(b) kế đến, cảm tạ Thiên Chúa vì rất nhiều ơn huệ và bổng lộc mà Ngài tuôn đổ xuống cho chúng ta mỗi ngày, dẫu ngày đó có u tối, có phiền muộn, có chán chường hay thất vọng, vân vân....

(c) thứ ba, để khẩn cầu Thiên Chúa ban ơn chúc lành của Ngài xuống cho tất cả nhân loại; và

(d) Sau cùng hết, để đáp đền lại sự công minh của Thiên Chúa vì những tội lỗi mà con người đã lỗi phạm đến Ngài.

Hơn thế nữa, Thánh Lễ chính là việc thờ phụng chung được dâng lên bởi cả Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ lên cho Thiên Chúa thông qua Chúa Giêsu Kitô, Đấng trong tư cách là Vị Tư Tế Tối Cao lại một lần nữa tự hiến dâng chính Mình Ngài lên cho Chúa Cha như Ngài đã từng làm trên cây Thập Giá xưa kia.

Ngài chính là Con Chiên của Thiên Chúa, là Nạn Nhân vô tội, và từ chính sự Hy Sinh đó của Ngài, mọi tội lỗi của trần thế được xóa tan đi. Ngài một lần nữa, dâng chính Ngài lên cho Chúa Cha ở Trên Trời bằng chính sự Hy Sinh cuộc sống của Ngài trên cây Thập Giá.

Thì khi đó, Thánh Lễ mới đúng là một sự hoàn thành trọn vẹn về lời tiên tri rằng:

"Quả thật, từ đông sang tây, Danh Ta thật cao cả giữa chư dân; và ở khắp nơi, người ta dâng lễ hy sinh và lễ vật tinh tuyền kính Danh Ta, bởi vì Danh Ta thật cao cả giữa chư dân." (Malakhi 1:11)

(31) Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 có thường hay cử hành Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh không?

Thật ra, trong Nhà Nguyện riêng của Ngài, mỗi ngày Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 đều cử hành Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh.

Trong những buổi gặp gỡ thân tình mỗi khi Ngài thực hiện chuyến công du đến bất kỳ quốc gia nào, chẳng hạn trong buổi đọc kinh chiều vừa qua với các Đức Giám Mục và các Đức Hồng Y Hoa Kỳ, Đức Thánh Cha đều đọc kinh bằng tiếng La Tinh, và cử hành Thánh Lễ La Tinh khi Ngài lưu trú tại nơi ở của Vị Đại Diện chính thức của Ngài ở Washington, D.C. lẫn tại New York.

Ở Rôma, Ngài cử hành Thánh Lễ La Tinh cho các chủng sinh, và Giáo Triều Rôma.

Khi còn là Đức cựu Hồng Y Joseph Ratzinger, Ngài đã công khai cử hành Thánh Lễ La Tinh vào rất nhiều dịp lễ khác nhau, và cử hành việc phong chức cho các Dòng bằng cách sử dụng Sách Lễ Rôma 1962. Ngài cũng đã công khai nói về việc phục hồi lại Thánh Lễ Truyền Thống La Tinh, và cũng đã viết rất nhiều để ủng hộ việc tiếp tục duy trì Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống nơi xã hội trần tục thời này, và Ngài cũng đã từng phục vụ trong tư cách là một thành viên của Ủy Ban Giáo Hoàng "Ecclesia Dei."

Và cũng nên nhớ lại rằng, theo lời yêu cầu của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, Ngài cũng đã chấp nhận làm cầu nối trung gian với Hội Thánh Piô X do Đức Tổng Giám Mục Marcel Lefebvre sáng lập, nhằm đưa Tu Hội này trở lại việc hiệp thông hoàn toàn với Tòa Thánh. Và khi nhậm chức Giáo Hoàng, Ngài cũng đã có cuộc gặp gỡ với Đức Giám Mục Bernard Fellay - vị Bề Trên hiện tại của Tu Hội Thánh Piô X tại khu nhà nghĩ mát của Ngài ở Castel Gandolfo, và theo Văn Phòng Báo Chí Vaticăn cho biết: cuộc gặp gỡ đó đã diễn ra trong bầu khí yêu thương và tôn trọng, để chuẩn bị tiến tới "một cuộc hiệp thông trọn vẹn" của Tu Hội Thánh Piô X với Tòa Thánh trong một ngày không xa.

(32) Hai vị Giáo Hoàng gần đây có sự ủng hộ và ý kiến như thế nào về Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống?

Trong lá thư gởi cho các Đức Giám Mục vào năm 1980 về Phép Thánh Thể (Holy Eucharist), Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã nói rằng:

"Cũng có rất nhiều người, vốn đã từng được giáo dục trên nền tảng của phụng vụ theo kiểu cũ bằng tiếng La Tinh, ngày nay cảm nghiệm được sự thiếu vắng về 'một loại ngôn ngữ này,' vốn cũng là một ngôn ngữ mà tất cả mọi người trên thế giới xem đó chính là cách diễn tả về sự hiệp nhất chung hết của cả Giáo Hội - vì chưng tiếng La Tinh thể hiện được đặc tính phẩm giá, và ý nghĩa cao siêu nhất của Mầu Nhiệm Thánh Thể. Do đó, điều cần thiết là phải tỏ bày ra, không những sự hiểu biết mà còn cả sự kính trọng hoàn toàn, về những tình cảm và mong ước chân thành và cao đẹp này đến từ phía những người tín hữu, và phải tìm mọi cách để đáp ứng ngay được những nguyện vọng chính đáng đó."

Rồi cũng trong lá thư của Ngài viết ra cho các Đức Giám Mục trên cả thế giới vào năm 1988, Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã viết rằng:

"Sự kính trọng phải luôn được tỏ bày ra vào bất cứ lúc nào và tại bất cứ nơi nào về những cảm nghiệm của những ai đã từng bị cuốn hút sâu sắc vào phụng vụ của Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống bằng cách rộng rãi chấp thuận những yêu cầu của họ về mong muốn có Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống được cử hành qua việc sử dụng đến Sách Lễ Rôma 1962."

Vào Tháng 7/2007, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 đã viết rằng:

"Việc cử hành Hy Tế của Thánh Lễ theo Sách Lễ Rôma vốn được ban hành bởi vị Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII vào năm 1962, luôn được cho phép và chưa bao giờ bị bãi bỏ cả trong Phụng Vụ của Giáo Hội."

Và cũng trong cùng văn kiện đó, Ngài nêu rằng: các vị Cha Sở phải rộng rãi chấp thuận và làm mọi cách để cho Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống được cử hành vào những ngày trong tuần, hay chỉ vào ngày Chủ Nhật mà thôi, khi giáo dân yêu cầu.

(33) Đâu chính là ưu điểm của Thánh Lễ La Tinh?

Một trong những điểm mạnh lớn nhất của Thánh Lễ La Tinh chính là sự nhất quán (uniformity) hay tính bất biến (tức không hề thay đổi theo dòng thời gian và thế hệ). Bất cứ nơi nào mà người Công Giáo đi đến thì Thánh Lễ La Tinh vẫn được cử hành y chang như vậy, mà không hề thay đổi.

Mọi cử động và điệu bộ trong Thánh Lễ La Tinh được mô tả ra một cách rất rõ ràng và nhất quán trước sau như một, từ trước và mãi cho đến bây giờ, do đó, không có chổ cho sự tự "phóng tác" hay "thêm vào" hoặc "cắt xén bớt đi" của phụng vụ bởi vị Linh Mục chủ tế hay nhóm đặc trách về phụng vụ của Giáo Phận hay Giáo Xứ.

Và qua dòng thời gian và thế hệ, Thánh Lễ La Tinh được tôn trọng là vì Thánh Lễ La Tinh nghiêm khắc phản ánh rất đúng bản chất hy sinh thật sự của việc cử hành.

(34) Thế nếu tôi muốn tham dự Thánh Lễ La Tinh thì phải đến Nhà Thờ nào, ở đâu?

Thưa, để trả lời câu hỏi này, xin mời Quý Vị xem lại bài viết vàoThứ Tư hai tuần trước đây (tức vào Ngày 11 Tháng 6 Năm 2008 vừa qua) có tên "Tại Nhà Thờ nào ở Hoa Kỳ và Canada có cử hành Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh?" hay gõ vào địa chỉ: http://vietcatholic.net/News/Html/55666.htm để biết thêm thông tin.

Và bài viết của ngày Thứ Tư (18 Tháng 6 Năm 2008 vừa qua) có nhan đề: Tại những Nhà Thờ nào ở Châu Âu, Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh, và Úc Châu có cử hành Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh? hay Quý Vị có thể truy cập lại tại địa chỉ: http://www.vietcatholic.net/News/Html/55869.htm

(35) Thế nếu trong vùng của tôi ở không có Thánh Lễ La Tinh thì sao?

Trước hết, Quý Vị nên tìm hiểu xem thật sự có sự mong muốn thuần tuý và chính đáng giữa những người Công Giáo ở nơi mà Quý Vị đang cư ngụ rằng tất cả muốn tham dự Thánh Lễ La Tinh hay không. Rồi sau đó, trình bày nguyện vọng chính đáng đó lên cho Cha Sở.

Nếu Cha Sở không chấp thuận, thì trình bày nguyện vọng chính đáng đó lên cho Đức Giám Mục bản quyền theo đúng với tinh thần của Tự Sắc Summorum Pontificum mà người viết đã trình bày trong bài viết có nhan đề: "Tìm hiểu kỹ hơn về Tự Sắc của Đức Thánh Cha về Thánh Lễ La Tinh "

Nếu cả Cha Sở và Đức Giám Mục bản quyền không cho phép, hay không "rộng rãi" chấp thuận nguyện vọng chính đáng đó theo đúng với tinh thần của Tự Sắc Summorum Pontificum , thì hãy cùng nhau lập ra một nhóm Una Voce (Một Tiếng Nói Chung) - Una Voce là một Nhóm Tín Hữu Công Giáo được Giáo Hội Công Giáo chính thức nhìn nhận về tính hợp hiến và ý muốn chân thành, đích thực, nguyên thủy, và trong sáng về nguyện vọng có Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh được cử hành cho giáo dân - rồi từ đó lập ra một danh sách tên và địa chỉ của những người với mong muốn chân thành là được tham dự Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh lên cho Ủy Ban Ecclesia Dei ở Rôma tại địa chỉ:

Pontifical Commission Ecclesia Dei,

H.E. Cardinal Dario Castrillon Hoyos,

President, Piazza del Sant' Uffizio 11,

00120 Vatican City, Italy


Nếu không biết phải hỏi ý kiến của Đức Giám Mục bản quyền như thế nào về nguyện vọng có được Thánh Lễ La Tinh, thì Nhóm Una Voce sẽ giúp cho Quý Vị cách tiếp cận với vị Giám Mục bản quyền.

Nên nhớ: Nhóm Una Voce không phải là một Nhóm Giáo Dân Công Giáo Phản Loạn như các Nhóm Giáo Dân của những người Việt ở hải ngoại và trong nước, vốn tự xưng mình là Công Giáo, và tự cho mình quyền hạn để đòi hỏi và lên án Giáo Hội và các giới chức tu sĩ một cách tùy tiện, vô lễ, và thất kính,.... về bất kỳ vấn đề nào mà họ muốn, vốn ngược lại với ý chỉ của Giáo Hội và của Chúa Thánh Thần soi dẫn và tác động nơi Giáo Hội.

Các Chủng Sinh Tham Dự Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống


(36) Thế tôi có thể làm gì để giúp cổ võ về Thánh Lễ La Tinh? Và tại sao tôi phải làm điều này?

(a) Chúng ta phải có trách nhiệm khôi phục lại Thánh Lễ La Tinh bởi vì sống trong một thế giới trần tục đầy tội lỗi và quyến rũ hư nát này, con người chúng ta dễ trở nên điên khùng và biến loạn, thậm chí có lúc khiến cho chúng ta đánh mất đi sự cân bằng và căn tính của riêng chúng ta, do đó, chỉ có qua Thánh Lễ La Tinh, chúng ta mới có thể tìm lại cội nguồn đã mất đi của chúng ta, chúng ta mới có dịp để quay trở về lại với truyền thống và di sản cao quý nhất của Giáo Hội từ thời xa xưa. Thánh Lễ Truyền Thống La Tinh giúp những người Công Giáo thánh hóa đời sống của họ ngay trong thời đại vô thần hay một thời đại vốn coi trọng và đề cao đến việc buôn thần bán thánh thời nay.

Dạng xưa cổ của Thánh Lễ Rôma thúc đẩy, cổ võ và hướng chúng ta đến sự tôn trọng về những truyền thống thánh thiêng của Giáo Hội. Sự liên kết nền tảng này gắn với Sự Hy Tế của Thánh Lễ chính là một cầu nối an toàn và bền chặt nhất, nhằm đảm bảo rằng chúng ta sẽ không bị cuốn mất đi khỏi nền tảng, hay tảng đá góc tường của Đức Tin Công Giáo chúng ta.

Trong bầu khí thiêng liêng được cảm nghiệm nơi Thánh Lễ La Tinh, người tín hữu chúng ta hoàn toàn bị cuốn hút vào việc tự dâng mình chúng ta lên cho Thiên Chúa Ba Ngôi, và dành đúng sự phụng thờ đó cho chính Ba Ngôi Thiên Chúa mà thôi.

(b) Di sản của Giáo Hội qua loại nhạc thánh, đặc biệt là loại Nhạc Gregorian ChantSự Đối Âm hay Phức Điệu Thánh (Sacred Polyphony), được mạnh mẽ dùng đến trong Thánh Lễ La Tinh, nhằm giúp chúng ta - dẫu có vô tình bị chia trí - cũng tự biết sớm quay trở về lại Mầu Nhiệm Hy Tế Thánh, bằng cách tự hướng cả tâm - hồn - lòng - trí - và con tim chúng ta lên tới sự Cao Vời và Huyền Nhiệm về Tình Yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa dành cho chúng ta.

Công Đồng Trent đã nói rằng: "Những việc Thánh phải được xử lý theo một hình thức Thánh" (Holy things must be treated in a holy way), do đó khi tham gia vào việc cử hành Thánh Lễ La Tinh với đức tin, sự sùng kính và sự trung thành triệt để tới ý hướng chính và nguyên thủy của Giáo Hội, thì những việc cử hành này cổ võ cho nét đẹp, cho phẩm giá, sự thinh lặng, và sự tôn kính nơi người tín hữu bằng cách giúp cho người tín hữu, có được những khoảng thời gian rộng rãi để suy niệm và cầu nguyện riêng, trong lúc cùng với cả cộng đoàn tôn thờ Việc Hy Tế của Chúa Giêsu Kitô nơi Phép Thánh Thể.

(c) Theo truyền thống Kitô Giáo, sự tôn kính chính là nền tảng của việc phụng tự vì nó làm tăng lên sự ý thức của chúng ta về sự linh thiêng, thánh thiện, và cho phép chúng ta "nhìn thấy được" tính siêu nhiên và đời sống bất diệt trên nước Thiêng Đàng.

Đức Hồng Y Newman đã từng nói rằng: "Bất kỳ ai không sợ và không biết cách tôn kính Thiên Chúa thì chưa hề biết được tính hiện thực của Thiên Chúa."

"Lex orandi, lex credendi" (Khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta đạt đến sự tin tưởng hoặc As we pray, we come to believe) chính là cách để tóm tắt lại sự thông thái ngàn đời, qua rất nhiều thế kỷ của Giáo Hội.

(d) Chúng ta giúp cổ võ và tìm mọi cách để khôi phục lại Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống vì Thánh Lễ này đã gợi hứng vô số các vị Thánh và các vị Tử vì Đạo. Thánh Lễ La Tinh giúp cổ võ sự sùng kính dành cho Thánh Lễ nơi những thế hệ trẻ nối tiếp, làm gia tăng lên thật nhiều ơn gọi về thiên chức Linh Mục và về đời sống Thánh Hiến và Tu Trì giữa các bạn trẻ nam cũng như nữ, cũng như lôi cuốn nhiều người trở lại đạo tới một mức không thể ngờ được.

(e) Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã nói về việc khôi phục và cổ võ cho Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống như thế này:

"Thánh Lễ Rôma Truyền Thống chính là di sản của chúng ta, di sản đó đến từ tính xưa cổ vĩ đại, một hồng ân cao cả của Thiên Chúa và là hoa trái gợi hứng của biết bao nhiêu nhà tư tưởng Công Giáo qua rất nhiều thế kỷ. Nó chưa hề bao giờ bị thay đổi kể từ thế kỷ thứ 6 khi Đức Thánh Giáo Hoàng Gregory Cả đã để lại nguyên vẹn tất cả những cốt lõi mà chúng ta có được như ngày hôm nay." (Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị)

("The Traditional Roman Mass is our heritage from great antiquity, a sublime gift of God and the fruit of centuries of inspired Catholic thinking. It goes back without significant change to the 6th century when Pope St. Gregory the Great left the old rite in all its essentials just as we have it today." - Pope John Paul II).

Thì đó chính là Thánh Lễ mà Đức Thánh Giáo Hoàng Piô V trong sắc lệnh của năm 1570 quyết định giữ vững nguyên vẹn tính vĩnh cửu của Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống.

(f) Chúng ta phải khôi phục lại Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống vào thế kỷ thứ 21 này là vì Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo có dạy rằng:

"Mầu nhiệm của Chúa Kitô thì quá cao siêu đến nổi không phải là không có cách nào để diễn tả được trong bất kỳ truyền thống phụng vụ duy nhất nào" (CCC - Mục 1201).

["The mystery of Christ is so unfathomably rich that it cannot be exhausted by its expression in any single liturgical tradition." (CCC, #1201)]

Trong thế giới hiện đại, rất nhiều người Công Giáo ngày nay sẽ nhận và tìm thấy được lợi ích về mặt tâm linh khi họ hướng sự chú ý của họ trở về lại với di sản phụng tự truyền thống, nguyên thủy, và đích thực của họ nơi Giáo Hội Công Giáo. Việc hiểu biết về Thánh Lễ La Tinh sẽ giúp cổ võ và làm khơi dậy lên trở lại tín ngưỡng Công Giáo Truyền Thống ngay ở giữa nền văn hóa của sự chết thời nay.

Phụng vụ của Giáo Hội La Mã xưa cổ được nổi trội lên vào lúc có sự bức hại gia tăng, và ngày nay như chúng ta đã - đang và sẽ chứng kiến rằng: càng ngày càng có thêm nhiều người Kitô Giáo nữa bị bức hại vì đức tin Công Giáo của họ, do đó, chúng ta cần phải tìm sự hứng khởi và lôi kéo nhiều người trở lại với Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống và tính xưa cổ của Giáo Hội, vì suy cho cùng, đó cũng là cách để giúp chúng ta tìm ra một cách rao giảng Phúc Âm mới cho một thế giới - vốn đã thẳng thừng quay lưng trở ngược với Chúa Giêsu Kitô.

Như chính Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo đã diễn tả một cách rất cô đọng trong cụm từ ngữ sau:" Tự bản chất của phụng vụ tạo ra các nền văn hóa và hình thành nên các nền văn hóa đó." (The liturgy itself generates cultures and shapes them. - CCC. #1207)

* Có rất nhiều cách để giúp cổ võ cho Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống:

(a) Cầu nguyện mãi luôn để ý nguyện của Thiên Chúa được hiện thực qua việc phục hồi trở lại tính nguyên vẹn của Phụng Vụ bằng cách quay trở về lại với Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống.

(b) Sưu tập tất cả các bài viết này lại với nhau, để chia sẽ và giới thiệu chúng cho tất cả người Công Giáo mà chúng ta quen biết.

Khung Tìm Kiếm trên VietCatholic
Để giúp Quý Vị tìm ra các bài viết này dễ dàng, trong khung Tìm Kiếm có trên VietCatholic ở góc trên phải, Quý Vị chỉ cần gõ vào một trong các chữ sau: Latin, Latin Mass, La Tinh, Thánh Lễ La Tinh, vân vân..., rồi đưa chuột nhấp vào nút Kính Hiển Vi, tức thì các bài viết về Thánh Lễ La Tinh sẽ hiện ra cho Quý Vị sưu khảo.

(c) Tiếp xúc với các Cha già, các Thầy hay các Soeurs thời xưa còn sống mãi cho đến ngày hôm nay, tại các Chủng Viện, các Tu Viện, các Dòng, vân vân... để nhờ các ngài giúp.

Khuyến khích các vị Giám Mục địa phương hay các Cha Giám Tỉnh Bề Trên của các Dòng là nên đặt nặng vào việc giảng dạy tiếng La Tinh nơi thế hệ các chủng sinh và các Linh Mục trẻ thời nay - vốn chẳng hề biết đến một chữ La Tinh nào hay không biết nhiều lắm, để từ đó những Vị này có thể giảng dạy lại cho giáo dân.

Hay nếu Quý Vị sống tại Mỹ, thì tiếp xúc với các Cha Dòng Thánh Phêrô, các Cha Dòng Thánh Gioan Cantius,.....

(d) Các giáo dân nên thành lập lại một nhóm và lên gặp Cha Sở để xin phép Ngài giúp cho cộng đoàn có được Thánh Lễ La Tinh, ít nhất là một lần trong một tuần. Suy cho cùng, đã đến lúc, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam phải trở về nguồn nguyên thủy của Giáo Hội thời các Tông Đồ, và đó cũng là cách để giáo dục và qui hướng giáo dân, và cả những thành viên trong giới tu sĩ, đến một truyền thống và vẻ đẹp đích thực, đã bị đánh mất đi.

Giáo Hội cho phép chúng ta làm điều này, và chúng ta phải làm đúng theo những ý chỉ thánh thiện của Giáo Hội, chứ không phải dùng việc yêu cầu có Thánh Lễ La Tinh là cớ để phản loạn, hay gây chia rẽ nơi các cộng đoàn trong Giáo Xứ, giữa Cha Sở và cộng đoàn, hay giữa Cha Sở và vị Giám Mục bản quyền, vân vân....

(e) Tự chúng ta trau giồi thêm kiến thức của chúng ta về Thánh Lễ La Tinh qua các nguồn tham khảo mà người viết có đề cập đến trong bài viết này và các bài viết trước. Và trong các bài viết sắp tới, người viết sẽ giới thiệu ra phương pháp học tiếng La Tinh, và văn phạm La Tinh cơ bản, để chúng ta biết cách đọc, biết cách đặt câu từ, vân vân...

(f) Tham gia vào Hội chuyên về Thánh Lễ La Tinh (Latin Mass Society tại địa chỉ: 11-13 Macklin Street, London WC2B 5NH), hay các Chi Hội Dòng Ba dành cho giáo dân xuất phát từ Dòng Các Cha Thánh Phêrô (FSSP), và Dòng Thánh Gioan Cantius (SJC), vân vân....

(37) Thế tôi muốn tìm hiểu sâu sắc và kỹ càng hơn về tâm linh / linh đạo (spirituality) của Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống thì sao?

Có rất nhiều bài viết nói về linh đạo của Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống vốn có thể được truy cập tại trang Web của Sancta Missa tại địa chỉ sau: http://www.sanctamissa.org/en/spirituality/.

Hoặc tìm hiểu sâu hơn qua bài viết của Cha Prosper Louis Pascal Guéranger - Cha Tu Viện Trưởng thuộc Dòng Biển Đức có nhan đề "Việc Giải Thích về Những Lời Nguyện và Những Nghi Thức của Thánh Lễ" (Explanation of the Prayers and Ceremonies of Holy Mass) tại địa chỉ: http://www.cantius.org/go/webstore/product/explanation_of_the_prayers_and_ceremonies_of_holy_mass/.

Một cuốn sách khác rất hay đáng đọc để hiểu rõ hơn về linh đạo / khía cạnh tâm linh của các nghi lễ và những lời nguyện trong Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống có nhan đề "Trọng Tâm của Thánh Lễ" (The Heart of the Mass) tại địa chỉ: http://www.cantius.org/go/webstore/product/the_heart_of_the_mass/.

Hoặc cuốn sách suy niệm về tâm linh của Thánh Lễ được Đức Cố Tổng Giám Mục Fulton J. Sheen, Ph.D., D.D., LL.D., Litt.D. - Một Nhà Thuyết Giảng Đại Tài - viết ra có nhan đề "Đồi Calvê và Thánh Lễ" (Calvary and the Mass) - vốn có thể được đặt mua tại địa chỉ: http://www.cantius.org/go/webstore/product/calvary_and_the_mass/

Truyền Chức Linh Mục trong Thánh Lễ La Tinh


(38) Thế còn việc các Linh Mục cùng đồng tế với sự trợ giúp của các vị Phó Tế Vĩnh Viễn trong Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống thì sao?

Trong Thánh Lễ Truyền Thống La Tinh, việc cùng đồng tế chỉ xảy ra trong Thánh Lễ Truyền Chức Linh Mục hay trong Thánh Lễ Phong Chức Giám Mục mà thôi.

Trong Thánh Lễ Truyền Chức Linh Mục, Sách Lễ Rôma 1962 có những đoạn quy định rằng những vị Linh Mục cùng đồng tế phải là những vị Tân Linh Mục được chịu chức trong Thánh Lễ đó mà thôi. Vì vậy các Linh Mục cùng tham dự Thánh Lễ Truyền Chức cho các Tân Linh Mục, không cùng cử hành Thánh Lễ La Tinh, mà chỉ là những vị Ordinandi (Tham Dự) mà thôi.

Cách cùng đồng tế trong Thánh Lễ Truyền Chức Linh Mục thì hoàn toàn không giống gì cả so với việc cùng đồng tế trong Thánh Lễ theo hình thức mới (tức Thánh Lễ hiện hành thời nay).

Trong Thánh Lễ La Tinh, vị Tân Linh Mục cùng đồng tế, sẽ quỳ ở một khoảng xa cách bàn thờ. Thông thường thì kinh được công nhận trong Thánh Lễ (Canon of the Mass) được đọc dưới dạng "Vox secreta," (tức in secrete voice hay bằng giọng rất nhỏ), thì tại Thánh Lễ Truyền Chức Linh Mục này, vị Giám Mục sẽ đọc Canon Missae bằng giọng rất lớn để cho cả cộng đoàn nghe được.

Trong khi vị Giám Mục truyền chức đọc Canon Missae bằng một giọng to lớn, thì vị Tân Linh Mục cũng đồng thời đọc Canon Missae bằng một giọng rất nhỏ thầm kín theo sau.

Hơn nữa, vị Tân Linh Mục vừa được chịu chức chỉ có đón nhận Bánh Thánh (Sacred Host) mà thôi.

Các vị Linh Mục tham dự Thánh Lễ Truyền Chức đón nhận Bánh Thánh bằng lưỡi từ vị Giám Mục truyền chức trong khi quỳ xuống nơi bàn thờ. Sau đó các vị Linh Mục này nhận ly rượu chưa được thánh hóa tại bàn rửa tay. Các vị Linh Mục tham dự Thánh Lễ truyền chức không có uống Máu Chúa.

(39) Các vị Linh Mục có thể mặc áo lễ và hành động như là các Phó Tế và các Phó Tế Phụ (sub-Deacon) không?

Trong các giáo xứ nhỏ hơn thì thật khó có Thánh Lễ Trọng Thể (Solemn Mass) được cử hành vì sự thiếu vắng các Linh Mục. Vì thế, trong Thánh Lễ Trọng (Solemn Mass) thường phải có tới 3 vị Linh Mục, hoạt động trong 3 chức năng khác nhau đó là: vị Linh Mục chủ tế (Priest), vị Phó Tế (Deacon), và vị Phó Tế Phụ (Sub-Deacon), mặc áo lễ của vị Linh Mục, vị Phó Tế, và vị Phó Tế Phụ.

Đây không phải là "việc thay đổi vai" hay "việc đóng vai" (role playing) như rất nhiều người vẫn thường nghĩ. Vì rằng vị được phong chức vào Chức Tư Tế Lớn Hơn (Higher Order) không có từ bỏ những chức nhỏ hơn mà vị đó đã lãnh nhận.

(40) Liệu các vị Phó Tế Vĩnh Viễn (Permanent Deacons) có thể phục vụ trong tư cách là những vị Phó Tế và những vị Phó Tế Phụ trong Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống không?

Phó Tế vĩnh viễn chính là những vị được phong vào chức Phó Tế sau khi đã lập gia đình, và có độ tuổi từ 40 trở lên. Những vị này chính là những người giáo dân bình thường, thế nhưng phải trải qua 3 hay 4 năm học về Thần Học và Giáo Lý Công Giáo rồi sau đó được Đức Giám Mục địa phận phong chức. Khi được phong chức Phó Tế vĩnh viễn thì vị đó phải có đời sống đạo hạnh, và đời sống đức hạnh - cao và trỗi vượt hơn - đời sống của một người giáo dân bình thường, chứ không thể nào giống như giáo dân: tức là cũng mánh mung, nhậu nhẹt, và làm những chuyện tày trời, hay những chuyện sằn bậy, ích kỷ, ngồi lê đôi mách, nói xấu, hại người, vân vân...... Những vị này phải ý thức được ơn gọi của họ để làm đời sống chứng tá đích thực cho Thiên Chúa ở trần gian, trong khu xóm, trong cộng đồng, trong xứ đạo của họ, vân vân...

Với việc phục hồi lại chức Phó Tế vĩnh viễn thì những vị Phó Tế này có thể phục vụ trong tư cách là một vị Phó Tế hay một vị Phó Tế Phụ trong Thánh Lễ Trọng.

Ngày hôm nay, thật khó mà có nhiều vị Phó Tế (đang chuẩn bị để lên chức Linh Mục) phục vụ trong Thánh Lễ Trọng trong tư cách là vị Phó Tế hay vị Phó Tế Phụ.

Ủy Ban Ecclesia Dei vài năm trước đây đã cho phép vị Chủng Sinh ở cấp Phụ Tế hay Thầy Tư (Acolyte) được phục vụ trong tư cách là vị Phó Tế Phụ trong Thánh Lễ Trọng, chỉ có điều là vị ấy không thể mặc áo lễ hay lau chùi chén thánh sau khi chén thánh được lau qua.

(41) Khi một vị Linh Mục cử hành Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống mà không có chú giúp lễ thì phải có những thay đổi nào được thực hiện không?

Trong suốt phần Cầu Nguyện tại chân Bàn Thờ, thì phần "Confiteor" (tức phần Acknowledge hay Thừa Nhận) của chú giúp lễ bị bỏ đi. Do đó, ngay sau phần "Confiteor" của vị Linh Mục chủ tế, thì vị Linh Mục chủ tế đọc rằng: "Miseratur nostri... " (tức hãy rũ lòng thương xót đến con,..... ), rồi đến "Indulgentiam........ " (tức hãy xót thương ....) và những lời nguyện còn lại vẫn bình thường.

Trong suốt cả Thánh Lễ, vị Linh Mục chủ tế đọc luôn tất cả những lời đáp mà đáng lẽ ra chú giúp lễ phải đọc (chẳng hạn như: Amen, Et cum spiritu tuo, vân vân... ).

Vị Linh Mục chủ tế phải tự mình chuyển Sách Lễ sang bên cạnh Sách Phúc Âm trước khi "Munda cor meum ....." và trở lại góc để Bài Đọc trước khi đọc lời nguyện rước lễ. Khi làm như vậy, vị Linh Mục chủ tế chỉ đơn giản di chuyển cuốn sách, đi trên bức mặt (tức bức họa chạm trổ ở mặt đứng bệ thờ), và cuối xuống trước khi tiến đến nhà tạm hay bàn thờ có cây Thánh Giá.

(42) Lịch Phụng Vụ trong Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống có khác so với Lịch Phụng Vụ trong Thánh Lễ hiện hành (Novus Ordo hay Ordinary Form) không?

Lịch Phụng Vụ sau Công Đồng Chung Vaticăn II được tái điều chỉnh lại. Một số ngày lễ trước kia được cử hành giờ đây được loại bỏ ra khỏi Phụng Vụ, cấu trúc của các bài đọc trong Thánh Lễ cũng được tổ chức lại, các bài đọc dành cho ngày Chủ Nhật là theo chu kỳ 3 năm, và các Bài Đọc trong những ngày lễ thường là theo chu kỳ 2 năm.

Tuy nhiên, Lịch Phụng Vụ trong Thánh Lễ La Tinh là cố định và theo đúng với Missale Romanum của năm 1962. Vì Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống là bám vào những truyền thống cổ xưa của Giáo Hội La Mã, do đó, các bài đọc vẫn được giữ nguyên vẹn, chứ không có sự thay đổi nào cả trong chu kỳ 1 năm vốn đã được Thánh Giáo Hoàng Gregory cả vào thế kỷ thứ 6 đã quy định như vậy rồi.

Quý Vị có thể đọc qua Lịch Phụng Vụ của Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống Năm 2008 tại địa chỉ: http://uvoc.org/Propers/Propers_2008/Propers_Calendar.html

T.B.: Tất cả những Câu HỏiTrả Lời trên là do chính người viết sưu tầm từ các tài liệu có liên quan đến Thánh Lễ La Tinh, cùng với sự giúp đỡ và giải đáp rất cặn kẽ của các vị Hồng Y, Giám Mục, và Linh Mục người gốc Hoa Kỳ và Pháp đáng kính sau:

* Đức Hồng Jean Louis Tauran - Pontifical Council on Interreligious Dialog in Vatican; và Đức Hồng Y Sean O'Malley, O.F.M. Cap. - Archbishop of Boston.

* Đức Tổng Giám Mục Charles J. Chaput, O.F.M. Cap. - Archbishop of Denver.

* Hai Cha Triều: Msgr. Steven L. Brovey, V.F. - Pastor of Prince of Peace Catholic Church và Rev. Robert E. Morey - Administrator of Holy Family Church.

* Các Cha Dòng Thánh Phêrô gồm: Rev. Mark Fisher, F.S.S.P. - Pastor of St. Francis de Sales Church; Rev. Robert Fromageot, F.S.S.P.; Rev. Laurent Demets, F.S.S.P.; và Rev. Denis G. Bouchard, F.S.S.P.

* Cha thuộc Tu Hội Thánh Giáo Hoàng Piô X là Rev. Anthony Cekada, S.S.P.X.

* Các Cha thuộc Dòng Thánh Gioan Cantius gồm: Rev. Dennis Kolinski, C.R.; Rev. Burns Seeley, S.J.C.; và Rev. James Isaacson, S.J.C.

Nếu Quý Vị có thêm những thắc mắc nào về Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống, ngoài những Câu Hỏi Trả Lời nêu trên, hay nếu Quý Vị muốn nhận bài viết này dưới dạng PDF thì vui lòng email cho người viết tại địa chỉ: phi_michael@lycos.com / Nếu trong khả năng có thể trả lời được, thì sẽ nhanh chóng trả lời cho Quý Vị - còn không thì phải nhờ vào sự giúp đỡ của các Vị Khả Kính nêu trên.

Bài viết kế tiếp sẽ có nhan đề: Làm Thế Nào để Chọn Đúng Sách Lễ Rôma (Missale Romanum) 1962 - Quý Vị nhớ đón đọc!