NỮ SINH PHÁP VÀ VẤN ĐỀ NGỪA THAI NHÂN TẠO
Cách đây đúng 40 năm - 25-7-1968 - Đức Giáo Hoàng Phaolô VI (1963-1978) ban hành thông điệp ”HUMANAE VITAE - Sự Sống Con Người”, bàn về vấn đề điều hòa sinh sản.
Thông điệp nhắc lại nguyên tắc nền tảng của giáo huấn Kitô liên quan đến sự sống con người, trong đó có việc ngăn cấm ngừa thai nhân tạo. Thông điệp gây tiếng vang rất lớn và kéo theo những chống đối thật sôi nổi, những phê bình thật gắt gao, nếu không muốn nói là ”chỉ-trích mất-dạy” đối với thông điệp của một vị Giáo Hoàng!
Mấy tháng sau - cùng năm 1968 - tại trường trung học quốc tế Saint-Germain-en-Laye ở Pháp, người ta đặt đề tài luận văn:
- Hãy mô tả biến cố lớn nhất mà bạn nghe nói đến.
Báo chí sau đó đã phổ biến bài luận văn của một nữ sinh 12 tuổi rưỡi. Khi giới thiệu bài luận văn ấy, giới báo chí đã chọn câu cuối cùng của bài luận văn để đặt cho tựa đề của bài luận văn:
- Chịu khổ đi trên con đường lót đá hay quay đi tìm con đường bằng cát mịn.
Sau đây là nguyên văn bài luận văn của cô nữ sinh.
Một đề tài mà chỉ người lớn mới bàn tới, nhưng lại rất sợ phải nói tới, đó là thông điệp mới ban hành của Đức Giáo Hoàng. Trong thông điệp này, Đức Giáo Hoàng nói với thế giới: ”KHÔNG ĐƯỢC DÙNG THUỐC NGỪA THAI”.
Tiếng ”KHÔNG” của Đức Giáo Hoàng thật rõ ràng, quyết liệt và thật đau thương, đã làm kinh ngạc và gây chấn độmg mạnh.
Như bao người, em cũng ngạc nhiên và bối rối. Như bao người, em cũng mong đợi nơi Đức Giáo Hoàng một quan điểm rộng rãi hơn. Và cũng như bao người, em miên man suy nghĩ về vấn đề ngừa thai nhân tạo. Quả là cái vòng lẩn quẩn không lối thoát. . Người nam và người nữ sau khi lập gia đình, lúc đối diện nhau, đã chạm trán với vấn đề:
- Hoặc là can đảm chấp nhận đau khổ để cho ra chào đời những đứa con cùng giống nòi, hoặc là mong muốn một ít dễ dãi nhưng được chấp nhận, cảm thông.
Tại sao em lại chọn vấn đề ngừa thai nhân tạo??? Lý do giản dị, bởi vì nó biểu tượng cho một bước nhảy phi thường trong tương lai, một loại thuốc, một cách chuẩn bị để giết chết các định luật thiên nhiên. Với phương thức này, con người ngăn cản những người con khác ra đời. Thật là khủng khiếp! Do đó Đức Giáo Hoàng nói: ”KHÔNG! KHÔNG ĐƯỢC LÀM THẾ!”
Ngài nói: ”Phải chịu đau khổ. Phải chấp nhận những gì THIÊN CHÚA ban cho anh chị em. Phải cố gắng đến cùng!”
Thật là giáo huấn rõ ràng, quyết liệt. Trong khi đó người ta chờ đợi một cái gì dễ dãi hơn, mềm dẽo hơn, chẳng hạn như:
- Người ta có thể làm như thế. . trong một số trường hợp, vv.
Nhưng Đức Giáo Hoàng lại nói: ”KHÔNG”. Ngài nói: ”Con người phải tuân theo luật lệ sơ đẳng nhất của thiên nhiên, chứ không phải chìu theo dễ dãi, hoặc những tiến bộ của khoa học”. Kinh Thánh viết: ”Con phải đổ mồ hôi trán mới có miếng ăn” (Sáng Thế 3,19).
Thế nhưng, trong một căn nhà lụp xụp thuộc khu ổ chuột kia, 12 đứa nhỏ chết vì đói, vì cha mẹ chúng không có đủ lương thực nuôi chúng. Rồi một người đàn bà khác kiệt sức vì đã cho ra đời quá nhiều đứa con. Tại các nước thuộc thế giới thứ ba, người ta chết như rạ, chỉ vì người ta quá đông, quá đông và quá đông!!!...
Tuy nhiên, những lý lẽ để từ chối viêc ngừa thai nhân tạo lại có giá trị. Làm sao mà không nói “KHÔNG” được??? Bởi vì nếu nói: ”Có thể chấp nhận trong một số trường hợp” thì sẽ kéo theo những dễ dãi, những ”cóc-cần”, theo kiểu nói của nhiều người hiện nay. . Thật là một vấn đề khó nuốt! Một trường hợp lương tâm!
Câu trả lời thẳng thắn giống như khúc cũi khô, như bức rào ngăn chặn ước muốn, muốn giải quyết vấn đề cách đơn giản, không đặt nặng vấn đề. Đó cũng là câu trả lời của Đức Giáo Hoàng, quá quyết liệt đối với một số người.
Thật là một vấn đề vừa hóc-búa vừa tế-nhị, do đó mà các Đức Giám Mục Pháp, họp nhau từ vài tuần nay, đã làm cho giáo huấn của Đức Giáo Hoàng trở nên lững-lờ, mơ-hồ hơn khi nêu ra một số trường hợp ngoại lệ, một số luật trừ.
Nhưng câu kết luận vẫn là:
- ĐÂY LÀ MỘT TRƯỜNG HỢP LƯƠNG TÂM CHO MỌI NGƯỜI.
Và theo em, đây là câu trả lời giá trị. Còn lại, mọi người có quyền tự do để bàn cãi.
Em chọn vấn đề này thay vì các vấn đề khác, bởi vì theo em, các vấn đề khác, cho dù có quan trọng thế nào đi nữa, cũng không quan trọng bằng vấn đề sự sống con người.
Sự sống con người là vấn đề không cùng, là vấn đề thực sự của con người, theo đúng nghĩa nhất của danh từ. Đó là vấn đề, chịu khổ bước đi trên con đường đá sỏi, hay quay đi chọn một con đường khác dễ dài bằng cát mịn!
... ”THIÊN CHÚA đã dựng nên loài người giống hình ảnh Ngài. Ngài dựng nên người nam và người nữ. Chúa chúc lành cho họ và phán: ”Hãy sinh sản nhiều trên mặt đất và hãy cai trị mặt đất. Hãy cai quản cá biển chim trời, và tất cả các thú vật hoạt động trên đất” (Sách Sáng Thế 1,27-28).
(”MISSI”, Mars/1969, trang 90)
Cách đây đúng 40 năm - 25-7-1968 - Đức Giáo Hoàng Phaolô VI (1963-1978) ban hành thông điệp ”HUMANAE VITAE - Sự Sống Con Người”, bàn về vấn đề điều hòa sinh sản.
Thông điệp nhắc lại nguyên tắc nền tảng của giáo huấn Kitô liên quan đến sự sống con người, trong đó có việc ngăn cấm ngừa thai nhân tạo. Thông điệp gây tiếng vang rất lớn và kéo theo những chống đối thật sôi nổi, những phê bình thật gắt gao, nếu không muốn nói là ”chỉ-trích mất-dạy” đối với thông điệp của một vị Giáo Hoàng!
Mấy tháng sau - cùng năm 1968 - tại trường trung học quốc tế Saint-Germain-en-Laye ở Pháp, người ta đặt đề tài luận văn:
- Hãy mô tả biến cố lớn nhất mà bạn nghe nói đến.
Báo chí sau đó đã phổ biến bài luận văn của một nữ sinh 12 tuổi rưỡi. Khi giới thiệu bài luận văn ấy, giới báo chí đã chọn câu cuối cùng của bài luận văn để đặt cho tựa đề của bài luận văn:
- Chịu khổ đi trên con đường lót đá hay quay đi tìm con đường bằng cát mịn.
Sau đây là nguyên văn bài luận văn của cô nữ sinh.
Một đề tài mà chỉ người lớn mới bàn tới, nhưng lại rất sợ phải nói tới, đó là thông điệp mới ban hành của Đức Giáo Hoàng. Trong thông điệp này, Đức Giáo Hoàng nói với thế giới: ”KHÔNG ĐƯỢC DÙNG THUỐC NGỪA THAI”.
Tiếng ”KHÔNG” của Đức Giáo Hoàng thật rõ ràng, quyết liệt và thật đau thương, đã làm kinh ngạc và gây chấn độmg mạnh.
Như bao người, em cũng ngạc nhiên và bối rối. Như bao người, em cũng mong đợi nơi Đức Giáo Hoàng một quan điểm rộng rãi hơn. Và cũng như bao người, em miên man suy nghĩ về vấn đề ngừa thai nhân tạo. Quả là cái vòng lẩn quẩn không lối thoát. . Người nam và người nữ sau khi lập gia đình, lúc đối diện nhau, đã chạm trán với vấn đề:
- Hoặc là can đảm chấp nhận đau khổ để cho ra chào đời những đứa con cùng giống nòi, hoặc là mong muốn một ít dễ dãi nhưng được chấp nhận, cảm thông.
Tại sao em lại chọn vấn đề ngừa thai nhân tạo??? Lý do giản dị, bởi vì nó biểu tượng cho một bước nhảy phi thường trong tương lai, một loại thuốc, một cách chuẩn bị để giết chết các định luật thiên nhiên. Với phương thức này, con người ngăn cản những người con khác ra đời. Thật là khủng khiếp! Do đó Đức Giáo Hoàng nói: ”KHÔNG! KHÔNG ĐƯỢC LÀM THẾ!”
Ngài nói: ”Phải chịu đau khổ. Phải chấp nhận những gì THIÊN CHÚA ban cho anh chị em. Phải cố gắng đến cùng!”
Thật là giáo huấn rõ ràng, quyết liệt. Trong khi đó người ta chờ đợi một cái gì dễ dãi hơn, mềm dẽo hơn, chẳng hạn như:
- Người ta có thể làm như thế. . trong một số trường hợp, vv.
Nhưng Đức Giáo Hoàng lại nói: ”KHÔNG”. Ngài nói: ”Con người phải tuân theo luật lệ sơ đẳng nhất của thiên nhiên, chứ không phải chìu theo dễ dãi, hoặc những tiến bộ của khoa học”. Kinh Thánh viết: ”Con phải đổ mồ hôi trán mới có miếng ăn” (Sáng Thế 3,19).
Thế nhưng, trong một căn nhà lụp xụp thuộc khu ổ chuột kia, 12 đứa nhỏ chết vì đói, vì cha mẹ chúng không có đủ lương thực nuôi chúng. Rồi một người đàn bà khác kiệt sức vì đã cho ra đời quá nhiều đứa con. Tại các nước thuộc thế giới thứ ba, người ta chết như rạ, chỉ vì người ta quá đông, quá đông và quá đông!!!...
Tuy nhiên, những lý lẽ để từ chối viêc ngừa thai nhân tạo lại có giá trị. Làm sao mà không nói “KHÔNG” được??? Bởi vì nếu nói: ”Có thể chấp nhận trong một số trường hợp” thì sẽ kéo theo những dễ dãi, những ”cóc-cần”, theo kiểu nói của nhiều người hiện nay. . Thật là một vấn đề khó nuốt! Một trường hợp lương tâm!
Câu trả lời thẳng thắn giống như khúc cũi khô, như bức rào ngăn chặn ước muốn, muốn giải quyết vấn đề cách đơn giản, không đặt nặng vấn đề. Đó cũng là câu trả lời của Đức Giáo Hoàng, quá quyết liệt đối với một số người.
Thật là một vấn đề vừa hóc-búa vừa tế-nhị, do đó mà các Đức Giám Mục Pháp, họp nhau từ vài tuần nay, đã làm cho giáo huấn của Đức Giáo Hoàng trở nên lững-lờ, mơ-hồ hơn khi nêu ra một số trường hợp ngoại lệ, một số luật trừ.
Nhưng câu kết luận vẫn là:
- ĐÂY LÀ MỘT TRƯỜNG HỢP LƯƠNG TÂM CHO MỌI NGƯỜI.
Và theo em, đây là câu trả lời giá trị. Còn lại, mọi người có quyền tự do để bàn cãi.
Em chọn vấn đề này thay vì các vấn đề khác, bởi vì theo em, các vấn đề khác, cho dù có quan trọng thế nào đi nữa, cũng không quan trọng bằng vấn đề sự sống con người.
Sự sống con người là vấn đề không cùng, là vấn đề thực sự của con người, theo đúng nghĩa nhất của danh từ. Đó là vấn đề, chịu khổ bước đi trên con đường đá sỏi, hay quay đi chọn một con đường khác dễ dài bằng cát mịn!
... ”THIÊN CHÚA đã dựng nên loài người giống hình ảnh Ngài. Ngài dựng nên người nam và người nữ. Chúa chúc lành cho họ và phán: ”Hãy sinh sản nhiều trên mặt đất và hãy cai trị mặt đất. Hãy cai quản cá biển chim trời, và tất cả các thú vật hoạt động trên đất” (Sách Sáng Thế 1,27-28).
(”MISSI”, Mars/1969, trang 90)