Phỏng vấn Đức Cha Paul Hinder, Giám quản tông tòa Arabia về tình hình các cộng đoàn Kitô tại bán đảo Arập
Ngày 14-7-2008 đại hội quốc tế đối thoại liên tôn đã khai diễn tại Madrid với sự tham dự của các phái đoàn Hồi giáo, Do thái và Kitô. Đại hội đã do hoàng thân Abdullah của A rập Sauđi đứng ra tổ chức và bảo trợ. Nó tiếp nối hội nghị của Liên Minh Hồi giáo thế giới triệu tập tại La Mecca hồi tháng 6 vừa qua. Phái đoàn Tòa Thánh tham dự đại hội do Đức Hồng Y Jean Louis Tauran, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Đối Thoại Liên Tôn, hướng dẫn.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho đài Vaticăng ngày 14-7-2008, Đức Hồng Y Tauran cho biết đây là một biến cố đặc biệt, vì đại hội do chính hoàng thân Abdulla của Arập Sauđi đứng ra tổ chức. Hoàng thân không chỉ là vua A rập Sauđi, mà cũng là người giữ gìn hai đền thờ thánh thiêng nhất của Hồi giáo là La Mecca và Medina. Đại hội liên tôn Madrid nhắm tới 5 mục đích chính sau đây: ước mong trao ban cho Hồi giáo một gương mặt mới, gương mặt của một Hồi giáo khoan nhượng và cởi mở hơn đối với mọi tôn giáo khác. Tiếp đến là trình bầy với dư luận thế giới lời kêu gọi của Hội nghị La Mecca; thứ ba là xác định phần đóng góp của các tôn giáo đối với sự chung sống; thứ bốn là cống hiến cho toàn thế giới, đặc biệt là cho giới trẻ, các giá trị luận lý đạo đức được tín hữu mọi tôn giáo thừa nhận; và thứ năm là đưa thế giới trở về với Thiên Chúa.
Đức Hồng Y Tauran cho biết đây là một cử chỉ rất can đảm của hoàng thân Arập Saudi, và Tòa Thánh chấp nhận lời mời của hoàng thân tham dự cuộc đối thoại quan trọng này giữa ba tôn giáo độc thần. Về phía mình Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã tận dụng mọi dịp để nhấn mạnh trên tầm quan trọng và cần thiết của cuộc đối thoại giữa Do thái, Kitô và Hồi giáo. Trong một thế giới tục hóa nặng nề như thế giới ngày nay, trong đó con người có khuynh hướng loại trừ Thiên Chúa và các giá trị thiêng liêng khỏi tâm lòng và cuộc sống, chứng tá của các tín hữu ba tôn giáo độc thần đối với chiều kích siêu việt và tương quan của con người với Thiên Chúa, rất là quan trọng.
Tín hữu của ba tôn giáo không chỉ có thể cộng tác với nhau trong việc bảo vệ tính chất thánh thiêng của sự sống và đào tạo luân lý cho người trẻ, mà còn có thể cộng tác với nhau trong nhiều sinh hoạt bác ái xã hội nữa như trợ giúp người nghèo túng, bị gạt bỏ ngoài lề xã hội và các nạn nhân của các thiên tai.
Tuy nhiên trên thực tế tại các nước thuộc bán đảo A rập các tín hữu Kitô vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế trong cuộc sống lòng tin của mình. Tại Arập Sauđi chẳng hạn chính quyền cấm mọi biểu lộ lòng tin công khai không phải là hồi giáo, và cảnh sát tôn giáo thường xuyên khám xét và lùng bắt các cuộc cử hành và sinh hoạt tôn giáo lén lút tại tư gia. Tại các nước khác như Vương quốc A rập thống nhất thì Giáo Hội không được cử hành các lễ nghi phụng tự ngoài khu vực của thánh đường. Và dĩ nhiên việc giảng đạo hoàn toàm bị cấm ngặt. Chỉ có Hồi giáo là quốc giáo được tự do sinh hoạt. Theo Kitô giáo là một tội, vì phản bội Hồi giáo và có thể bị án tử.
Thật ra các di tích khảo cổ chứng minh cho thấy Kitô giáo đã hiện diện trong vùng đất của bán đảo A rập ngay từ thế kỷ thứ IV. Sau khi Hồi giáo bành trướng hồi đầu thế kỷ thứ VII, các cộng đoàn Kitô từ từ biến mất. Năm 1841 Tòa Thánh cho thành lập cứ điểm truyền giáo tại Aden bên Yemen, và giao cho các tu sĩ Tôi tớ Đức Maria trông coi. Năm 1886 cứ điểm truyền giáo trở thành Phủ Doãn Tông Tòa. Năm 1889 Phủ Doãn Tông Tòa trở thành Giám Quản Tông Tòa A rập, có trụ sở tại Aden, và trải dài cho tới biên giới Mesopotamia, Siria và Ai cập, bao gồm 12 triệu dân, trong đó có 15 ngàn tín hữu công giáo. Năm 1916 Giám Quản Tông Tòa bán đảo A rập được giao cho các cha dòng Capucino thuộc tỉnh dòng Firenze trung bắc Italia, trông coi.
Các quốc gia thuộc bán đảo A rập gồm Vương quốc A rập thống nhất, Qatar, Bahrein, Yemen, A rập Sauđi và Oman, tổng cộng có tới 61,5 triệu dân. Tại Vương quốc Arập thống nhất có 35% trên tổng số 5,4 triệu dân là những người di cư. Đa số các Kitô hữu là người gốc Ấn Độ và Phi Luật Tân.
Từ nhiều thập niên qua với các trao đổi thương mại và phát triển kỹ nghệ, đặc biệt là kỹ nghệ khai thác dầu hỏa số Kitô hữu lại gia tăng. Đa số họ là các công nhân viên ngoai quốc tới làm việc tại đây. Hiện nay trong toàn vùng bán đảo A rập có 2 triệu tín hữu công giáo, nhưng Giáo Hội chỉ có tất cả 17 giáo xứ: 4 tại Oman, 7 tại Vương quốc Arập thống nhất, 1 tại Qatar, 1 tại Bahrein và 4 tại Yemen.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Cha Paul Hinder, Giám quản tông tòa Arabia, về tình trạng sống của các Kitô hữu trong bán đảo Arập.
Hỏi: Thưa Đức Cha Hinder, cộng đoàn Kitô tại Arabia có gương mặt như thế nào?
Đáp: Cộng đoàn Kitô tại bán đảo A rập là một cộng đoàn sinh động và đông đảo, được xây dựng trên các yếu tố nòng cốt của lòng tin: biết đối thoại với thế giới hồi giáo bao quanh, đồng thời cũng là một nguồn lợi qúy báu cho các quốc gia tiếp đón họ, tuy họ phải chịu nhiều hạn chế. Giáo Hội tại bán đảo A rập bao gồm các cộng đoàn công giáo Vương quốc A rập thống nhất, Qatar, Bahrein, Yemen, Arập Saudi và Oman.
Hỏi: Thưa Đức Cha đâu là các đặc thái chính của các cộng đoàn trong vùng này?
Đáp: Nền tảng xây dựng cộng đoàn là lòng tin nơi Chúa Kitô và việc tham dự bí tích Thánh Thể. Tại Bán đảo A rập Giáo Hội không được phép cử hành thánh lễ ngoài vùng đất các nhà thờ giáo xứ, nhưng các thánh lễ luôn có sự tham dự đông đảo và sinh động của tín hữu. Các giáo xứ cũng qúa ít ỏi đối với hàng chục ngàn tín hữu và sự kiện này khiến cho việc tổ chức các sinh hoạt cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt đối với các tín hữu sống xa các giáo xứ.
Nhưng sức sinh động của các giáo xứ được tỏ lộ qua sự hiện diện của các nhóm cầu ngyyện, kể cả tại tư gia, và sự hiện diện của rất nhiều người thiện nguyện đảm trách nhiều việc khác nhau: từ các hoạt động bác ái cho tới việc giữ trật tự trong các thánh lễ.
Hỏi: Trong lãnh vực mục vụ đâu là các thách đố sinh động nhất mà Giáo Hội toàn vùng này phải đương đầu thưa Đức Cha?
Đáp: Một trong những thách đố sinh động nhất là sự hiện diện của nhiều tín hữu gốc Ấn Độ và Phi Luật Tân. Họ là các công nhân phải làm việc xa gia đình, nên cũng trở thành ”giòn mỏng” hơn, như phải sống trong cảnh cô đơn, buồn chán, xuống tinh thần. Đây thật là một tình trạng khẩn cấp đối với chúng tôi cũng như đối với các quốc gia gốc của họ, mà chúng tôi cố gắng giúp duy trì các tiếp xúc thường xuyên chừng nào có thể để giải quyết một số vấn đề gặp phải.
Hỏi: Xem ra số các tín hữu gốc Tây Âu cũng gia tăng tại bán đảo A rập. Họ có lui tới các giáo xứ và tham dự các sinh hoạt của cộng đoàn không thưa Đức Cha?
Đáp: Vâng đúng vậy, số tín hữu Tây Âu cũng gia tăng. Và các tín hữu này đem theo các thói quen sống của họ, trong đó có việc ít thực hành đạo. Một vài người tham dự các lễ nghi trong giáo xứ, nhưng các người Tây Âu gặp khó khăn trong việc thích ứng với các nhà thờ đầy chật tín hữu.
Hỏi: Thế còn đối với các ơn gọi thì sao thưa Đức Cha. Giáo Hội tại bán đảo A Rập có các ơn gọi linh mục tu sĩ không?
Đáp: Dĩ nhiên là trong các cộng đoàn của chúng tôi cũng không thiếu ơn gọi. Nhưng chúng tôi không thể tiếp nhận các bạn trẻ trong các cơ cấu đào tạo mà chúng tôi không có. Khi có các bạn trẻ ngỏ ý muốn trở thành linh mục hay tu sĩ nam nữ thì chúng tôi hướng họ tới các chủng viện và dòng tu tại các quốc gia gốc của họ, hay giúp họ liên lạc với một Giám Mục của một quốc gia khác nơi chúng tôi nghĩ là họ có thể được đào tạo và gia nhập Giáo Hội địa phương. Tôi hy vọng rằng một ngày kia từ các ơn gọi nảy sinh tại đây các cộng đoàn của chúng tôi cũng được hưởng các hoa trái đó.
Hỏi: Trong các nước vùng Vịnh có đại đa số dân theo Hồi giáo, tương quan của Giáo Hội với các anh chị em hồi giáo như thế nào?
Đáp: Với các chính quyền địa phương chúng tôi có các liên hệ an bình. Liên quan tới các quyết định và việc xin xây cất các nhà thờ chẳng hạn, thì mọi sự đều phải được tiến hành với lòng kiên nhẫn, sự thương lượng khôn ngoan, bằng cách vun trồng nhiều liên hệ cá nhân. Tuy nhiên mọi sự trở thành phức tap hơn vì diện tích vùng giám quản qúa rộng lớn.
Hỏi: Tại đây Giáo Hội có cảm thấy các nguy hiểm của phong trào hồi giáo cực đoan không?
Đáp: Chúng tôi ý thức được tầm quan trọng của vấn đề, cả khi trong các quốc gia thuộc bán đảo A rập không có một chiều kích hiển nhiên của phong trào hồi giáo cực đoan và nó cũng không chống lại chúng tôi. Trái lại chúng tôi chia sẻ nỗi âu lo của thế giới A rập đối với nạn khủng bố phá hoại và hoạt động của các nhóm hồi cực đoan.
Trái lại các lý do văn hóa và tôn giáo nằm sau các tổ chức và lực lượng này là điều tế nhị hơn, mà các quốc gia Tây Âu cũng như các nước A rập phải tránh tầm thường hóa chúng và tránh các phân tích hời hợt bề ngoài.
Hỏi: Tại các quốc gia trong bán đảo A rập, bên cạnh các nhà thờ công giáo thường cũng có các nhà thờ của các Giáo Hội hay cộng đoàn Kitô khác. Tương quan giữa Giáo Hội Công Giáo với các anh chị em Kitô này như thế nào thưa Đức Cha?
Đáp: Tại bán đảo A rập này có một Hội Đồng Đại Kết các Giáo Hội Kitô và vị thư ký mới, với trụ sở tại Abu Dahbi. Và tổ chức này đang hoạt động để tái đẩy mạnh các liên hệ giữa các cộng đoàn Kitô khác nhau, có lẽ đã hơi bị suy yếu trong các năm qua. Giáo Hội Công Giáo đặc biệt cộng tác với Giáo Hội Anh Giáo, chẳng hạn trong công tác mục vụ cho các thủy thủ và những người làm nghề biển, với một con tầu như là một trung tâm mục vụ đích thực trên biển cả cho các thủy thủ cặp bến cảng Fujaira. Sáng kiến này đã nảy sinh với sự cộng tác của Giáo Hội Công Giáo.
Hỏi: Thưa Đức Cha Hinder, ngày mùng 9 tháng 7 vừa qua Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nhận lời vua Bahrein mời viếng thăm nước này. Lời mời này có ý nghĩa gì?
Đáp: Lời mời nằm trong bối cảnh của một phong trào nhằm cải tiến các quan hệ giữa các quốc gia thuộc bán đảo A rập và Giáo Hội Công Giáo. Đây là chiều hướng không chỉ nảy sinh từ phía vua Bahrein, mà cũng nảy sinh từ phía hoàng thân Abdullha của A Rập Sauđi nữa, như chính hoàng thân Abdullah đã chứng minh cho thấy trong hội nghị liên tôn triệu tập tại Madrid các tuần qua. Chúng ta cũng không được quên rằng cùng với Kuweit Bahrein đã một trong các quốc gia A rập đầu tiên thiết lập liên lạc ngoại giao với Tòa Thánh. Tôi sẽ rất sung sướng, nếu chuyến viếng thăm này của Đức Thánh Cha được hiện thực trong tương lai không qúa xa.
(Avvenire 3-8-2008)
Vua Abdullah của Saudi Arabia gặp ĐGH Benedictô vào tháng 11, 2007 |
Trong cuộc phỏng vấn dành cho đài Vaticăng ngày 14-7-2008, Đức Hồng Y Tauran cho biết đây là một biến cố đặc biệt, vì đại hội do chính hoàng thân Abdulla của Arập Sauđi đứng ra tổ chức. Hoàng thân không chỉ là vua A rập Sauđi, mà cũng là người giữ gìn hai đền thờ thánh thiêng nhất của Hồi giáo là La Mecca và Medina. Đại hội liên tôn Madrid nhắm tới 5 mục đích chính sau đây: ước mong trao ban cho Hồi giáo một gương mặt mới, gương mặt của một Hồi giáo khoan nhượng và cởi mở hơn đối với mọi tôn giáo khác. Tiếp đến là trình bầy với dư luận thế giới lời kêu gọi của Hội nghị La Mecca; thứ ba là xác định phần đóng góp của các tôn giáo đối với sự chung sống; thứ bốn là cống hiến cho toàn thế giới, đặc biệt là cho giới trẻ, các giá trị luận lý đạo đức được tín hữu mọi tôn giáo thừa nhận; và thứ năm là đưa thế giới trở về với Thiên Chúa.
Đức Hồng Y Tauran cho biết đây là một cử chỉ rất can đảm của hoàng thân Arập Saudi, và Tòa Thánh chấp nhận lời mời của hoàng thân tham dự cuộc đối thoại quan trọng này giữa ba tôn giáo độc thần. Về phía mình Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã tận dụng mọi dịp để nhấn mạnh trên tầm quan trọng và cần thiết của cuộc đối thoại giữa Do thái, Kitô và Hồi giáo. Trong một thế giới tục hóa nặng nề như thế giới ngày nay, trong đó con người có khuynh hướng loại trừ Thiên Chúa và các giá trị thiêng liêng khỏi tâm lòng và cuộc sống, chứng tá của các tín hữu ba tôn giáo độc thần đối với chiều kích siêu việt và tương quan của con người với Thiên Chúa, rất là quan trọng.
Tín hữu của ba tôn giáo không chỉ có thể cộng tác với nhau trong việc bảo vệ tính chất thánh thiêng của sự sống và đào tạo luân lý cho người trẻ, mà còn có thể cộng tác với nhau trong nhiều sinh hoạt bác ái xã hội nữa như trợ giúp người nghèo túng, bị gạt bỏ ngoài lề xã hội và các nạn nhân của các thiên tai.
Tuy nhiên trên thực tế tại các nước thuộc bán đảo A rập các tín hữu Kitô vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế trong cuộc sống lòng tin của mình. Tại Arập Sauđi chẳng hạn chính quyền cấm mọi biểu lộ lòng tin công khai không phải là hồi giáo, và cảnh sát tôn giáo thường xuyên khám xét và lùng bắt các cuộc cử hành và sinh hoạt tôn giáo lén lút tại tư gia. Tại các nước khác như Vương quốc A rập thống nhất thì Giáo Hội không được cử hành các lễ nghi phụng tự ngoài khu vực của thánh đường. Và dĩ nhiên việc giảng đạo hoàn toàm bị cấm ngặt. Chỉ có Hồi giáo là quốc giáo được tự do sinh hoạt. Theo Kitô giáo là một tội, vì phản bội Hồi giáo và có thể bị án tử.
Thật ra các di tích khảo cổ chứng minh cho thấy Kitô giáo đã hiện diện trong vùng đất của bán đảo A rập ngay từ thế kỷ thứ IV. Sau khi Hồi giáo bành trướng hồi đầu thế kỷ thứ VII, các cộng đoàn Kitô từ từ biến mất. Năm 1841 Tòa Thánh cho thành lập cứ điểm truyền giáo tại Aden bên Yemen, và giao cho các tu sĩ Tôi tớ Đức Maria trông coi. Năm 1886 cứ điểm truyền giáo trở thành Phủ Doãn Tông Tòa. Năm 1889 Phủ Doãn Tông Tòa trở thành Giám Quản Tông Tòa A rập, có trụ sở tại Aden, và trải dài cho tới biên giới Mesopotamia, Siria và Ai cập, bao gồm 12 triệu dân, trong đó có 15 ngàn tín hữu công giáo. Năm 1916 Giám Quản Tông Tòa bán đảo A rập được giao cho các cha dòng Capucino thuộc tỉnh dòng Firenze trung bắc Italia, trông coi.
Các quốc gia thuộc bán đảo A rập gồm Vương quốc A rập thống nhất, Qatar, Bahrein, Yemen, A rập Sauđi và Oman, tổng cộng có tới 61,5 triệu dân. Tại Vương quốc Arập thống nhất có 35% trên tổng số 5,4 triệu dân là những người di cư. Đa số các Kitô hữu là người gốc Ấn Độ và Phi Luật Tân.
Từ nhiều thập niên qua với các trao đổi thương mại và phát triển kỹ nghệ, đặc biệt là kỹ nghệ khai thác dầu hỏa số Kitô hữu lại gia tăng. Đa số họ là các công nhân viên ngoai quốc tới làm việc tại đây. Hiện nay trong toàn vùng bán đảo A rập có 2 triệu tín hữu công giáo, nhưng Giáo Hội chỉ có tất cả 17 giáo xứ: 4 tại Oman, 7 tại Vương quốc Arập thống nhất, 1 tại Qatar, 1 tại Bahrein và 4 tại Yemen.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Cha Paul Hinder, Giám quản tông tòa Arabia, về tình trạng sống của các Kitô hữu trong bán đảo Arập.
Hỏi: Thưa Đức Cha Hinder, cộng đoàn Kitô tại Arabia có gương mặt như thế nào?
Đáp: Cộng đoàn Kitô tại bán đảo A rập là một cộng đoàn sinh động và đông đảo, được xây dựng trên các yếu tố nòng cốt của lòng tin: biết đối thoại với thế giới hồi giáo bao quanh, đồng thời cũng là một nguồn lợi qúy báu cho các quốc gia tiếp đón họ, tuy họ phải chịu nhiều hạn chế. Giáo Hội tại bán đảo A rập bao gồm các cộng đoàn công giáo Vương quốc A rập thống nhất, Qatar, Bahrein, Yemen, Arập Saudi và Oman.
Hỏi: Thưa Đức Cha đâu là các đặc thái chính của các cộng đoàn trong vùng này?
Đáp: Nền tảng xây dựng cộng đoàn là lòng tin nơi Chúa Kitô và việc tham dự bí tích Thánh Thể. Tại Bán đảo A rập Giáo Hội không được phép cử hành thánh lễ ngoài vùng đất các nhà thờ giáo xứ, nhưng các thánh lễ luôn có sự tham dự đông đảo và sinh động của tín hữu. Các giáo xứ cũng qúa ít ỏi đối với hàng chục ngàn tín hữu và sự kiện này khiến cho việc tổ chức các sinh hoạt cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt đối với các tín hữu sống xa các giáo xứ.
Nhưng sức sinh động của các giáo xứ được tỏ lộ qua sự hiện diện của các nhóm cầu ngyyện, kể cả tại tư gia, và sự hiện diện của rất nhiều người thiện nguyện đảm trách nhiều việc khác nhau: từ các hoạt động bác ái cho tới việc giữ trật tự trong các thánh lễ.
Hỏi: Trong lãnh vực mục vụ đâu là các thách đố sinh động nhất mà Giáo Hội toàn vùng này phải đương đầu thưa Đức Cha?
Đáp: Một trong những thách đố sinh động nhất là sự hiện diện của nhiều tín hữu gốc Ấn Độ và Phi Luật Tân. Họ là các công nhân phải làm việc xa gia đình, nên cũng trở thành ”giòn mỏng” hơn, như phải sống trong cảnh cô đơn, buồn chán, xuống tinh thần. Đây thật là một tình trạng khẩn cấp đối với chúng tôi cũng như đối với các quốc gia gốc của họ, mà chúng tôi cố gắng giúp duy trì các tiếp xúc thường xuyên chừng nào có thể để giải quyết một số vấn đề gặp phải.
Hỏi: Xem ra số các tín hữu gốc Tây Âu cũng gia tăng tại bán đảo A rập. Họ có lui tới các giáo xứ và tham dự các sinh hoạt của cộng đoàn không thưa Đức Cha?
Đáp: Vâng đúng vậy, số tín hữu Tây Âu cũng gia tăng. Và các tín hữu này đem theo các thói quen sống của họ, trong đó có việc ít thực hành đạo. Một vài người tham dự các lễ nghi trong giáo xứ, nhưng các người Tây Âu gặp khó khăn trong việc thích ứng với các nhà thờ đầy chật tín hữu.
Hỏi: Thế còn đối với các ơn gọi thì sao thưa Đức Cha. Giáo Hội tại bán đảo A Rập có các ơn gọi linh mục tu sĩ không?
Đáp: Dĩ nhiên là trong các cộng đoàn của chúng tôi cũng không thiếu ơn gọi. Nhưng chúng tôi không thể tiếp nhận các bạn trẻ trong các cơ cấu đào tạo mà chúng tôi không có. Khi có các bạn trẻ ngỏ ý muốn trở thành linh mục hay tu sĩ nam nữ thì chúng tôi hướng họ tới các chủng viện và dòng tu tại các quốc gia gốc của họ, hay giúp họ liên lạc với một Giám Mục của một quốc gia khác nơi chúng tôi nghĩ là họ có thể được đào tạo và gia nhập Giáo Hội địa phương. Tôi hy vọng rằng một ngày kia từ các ơn gọi nảy sinh tại đây các cộng đoàn của chúng tôi cũng được hưởng các hoa trái đó.
Hỏi: Trong các nước vùng Vịnh có đại đa số dân theo Hồi giáo, tương quan của Giáo Hội với các anh chị em hồi giáo như thế nào?
Đáp: Với các chính quyền địa phương chúng tôi có các liên hệ an bình. Liên quan tới các quyết định và việc xin xây cất các nhà thờ chẳng hạn, thì mọi sự đều phải được tiến hành với lòng kiên nhẫn, sự thương lượng khôn ngoan, bằng cách vun trồng nhiều liên hệ cá nhân. Tuy nhiên mọi sự trở thành phức tap hơn vì diện tích vùng giám quản qúa rộng lớn.
Hỏi: Tại đây Giáo Hội có cảm thấy các nguy hiểm của phong trào hồi giáo cực đoan không?
Đáp: Chúng tôi ý thức được tầm quan trọng của vấn đề, cả khi trong các quốc gia thuộc bán đảo A rập không có một chiều kích hiển nhiên của phong trào hồi giáo cực đoan và nó cũng không chống lại chúng tôi. Trái lại chúng tôi chia sẻ nỗi âu lo của thế giới A rập đối với nạn khủng bố phá hoại và hoạt động của các nhóm hồi cực đoan.
Trái lại các lý do văn hóa và tôn giáo nằm sau các tổ chức và lực lượng này là điều tế nhị hơn, mà các quốc gia Tây Âu cũng như các nước A rập phải tránh tầm thường hóa chúng và tránh các phân tích hời hợt bề ngoài.
Hỏi: Tại các quốc gia trong bán đảo A rập, bên cạnh các nhà thờ công giáo thường cũng có các nhà thờ của các Giáo Hội hay cộng đoàn Kitô khác. Tương quan giữa Giáo Hội Công Giáo với các anh chị em Kitô này như thế nào thưa Đức Cha?
Đáp: Tại bán đảo A rập này có một Hội Đồng Đại Kết các Giáo Hội Kitô và vị thư ký mới, với trụ sở tại Abu Dahbi. Và tổ chức này đang hoạt động để tái đẩy mạnh các liên hệ giữa các cộng đoàn Kitô khác nhau, có lẽ đã hơi bị suy yếu trong các năm qua. Giáo Hội Công Giáo đặc biệt cộng tác với Giáo Hội Anh Giáo, chẳng hạn trong công tác mục vụ cho các thủy thủ và những người làm nghề biển, với một con tầu như là một trung tâm mục vụ đích thực trên biển cả cho các thủy thủ cặp bến cảng Fujaira. Sáng kiến này đã nảy sinh với sự cộng tác của Giáo Hội Công Giáo.
Hỏi: Thưa Đức Cha Hinder, ngày mùng 9 tháng 7 vừa qua Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nhận lời vua Bahrein mời viếng thăm nước này. Lời mời này có ý nghĩa gì?
Đáp: Lời mời nằm trong bối cảnh của một phong trào nhằm cải tiến các quan hệ giữa các quốc gia thuộc bán đảo A rập và Giáo Hội Công Giáo. Đây là chiều hướng không chỉ nảy sinh từ phía vua Bahrein, mà cũng nảy sinh từ phía hoàng thân Abdullha của A Rập Sauđi nữa, như chính hoàng thân Abdullah đã chứng minh cho thấy trong hội nghị liên tôn triệu tập tại Madrid các tuần qua. Chúng ta cũng không được quên rằng cùng với Kuweit Bahrein đã một trong các quốc gia A rập đầu tiên thiết lập liên lạc ngoại giao với Tòa Thánh. Tôi sẽ rất sung sướng, nếu chuyến viếng thăm này của Đức Thánh Cha được hiện thực trong tương lai không qúa xa.
(Avvenire 3-8-2008)