Ngày 21 tháng 1, 2019, vị Đại Diện Tông Tòa vùng Nam Ả Rập, Đức Cha Paul Hinder, đã dành cho hãng tin Zenit một cuộc phỏng vấn về chuyến đi sắp tới của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, vốn là một phần trong vùng do Đức Cha phụ trách.
Theo Đức Cha, “bất luận đó là các Kitô hữu sống giữa người Hồi Giáo hay người Hồi Giáo sống giữa các Kitô hữu, chúng ta đều phải học để sống hoà hợp với nhau”.
Và mặc dù đây không phải là lần đầu tiên Đức Phanxicô tới thăm một quốc gia Hồi Giáo (ngài từng viếng thăm các nước đại đa số theo Hồi Giáo khác như Thổ nhĩ kỳ, Bosnia, Azerbaijan, Ai Cập và Bangladesh), nhưng Đức cha Hilder, thuộc dòng Phanxicô, sinh ở Thụy sĩ, đại diện tông tòa miền Nam bán đảo Ả Rập (các nước Yemen, Oman, Saudi Arabia, Qatar, Bahrain và Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất), cho hay việc công bố chuyến đi này vẫn khiến nhiều người ngạc nhiên. Vì người Công Giáo ở vùng đất này đều là người ngoại quốc, phát xuất từ hơn 100 quốc gia, chủ yếu là Phi luật tân, Ấn độ. Thành thử, Đức Giáo Hoàng tới đây chắc chắn là khuyến khích các Kitô hữu sống đức tin của mình giữa những người Hồi Giáo qua đối thoại “Tất cả chúng ta biết rằng qua đối thoại, nhiều điều có thể đạt được, và Đức Giáo Hoàng Phanxicô là một đại sứ đích thực của hòa bình”.
Hỏi về cơ hội diễn ra chuyến viếng thăm này, Đức Cha Hilder cho biết: Đức Phanxicô thực hiện chuyến viếng thăm theo lời mời của hoàng thân Sheikh Mohammed bin Zayed Al Nahyan, đông cung thái tử của Abu Dhabi, để tham dự Cuộc Gặp Gỡ Liên Tôn về “tình huynh đệ nhân bản”.
Nói về bầu khí trong vùng, Đức Cha Hilder cho hay: khi ngài mới tới đây cách nay 15 năm, bầu khí tại Abu Dhabi là bầu khí “bất khả hữu” nhưng nay đã có nhiều thay đổi trong cung cách các Nước Vùng Vịnh cổ vũ và tự phóng chiếu mình như các quốc gia có trách nhiệm khắp thế giới. Họ đã khởi xướng và lãnh đạo nhiều chiến dịch nhân đạo, mà theo ngài, tạo ra một xã hội khoan dung là một diễn biến tự nhiên trong viễn kiến này...
Nhờ thế, Đức Phanxicô sẽ là thượng khách của nhà nước và trong tư cách này, chính phủ của Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất sẽ làm mọi cố gắng để sắp xếp và cung cấp mọi điều cần thiết cho chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng. Việc dự kiến cử hành thánh lễ công cộng đầu tiên quả là một hồng phúc đối với cộng đồng Công Giáo ở đây. Ngoài ra, không hề có phản ứng tiêu cực nào quanh chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng.
Về tính “di dân” của Đạo Công Giáo tại đây, Đức Cha Hilder nói rằng, “quả thực, chúng tôi là một ‘Giáo Hội di cư’ và tôi là ‘giam mục di dân’. Một trong các thư mục vụ năm 2015 của tôi tựa là ‘Nếu có thể, về phần anh chị em, hãy sống hoà bình với mọi người’ lấy từ thư Rôma 12:18. Tôi bắt đầu lá thư bằng những lời sau đây: ‘Những ngày này, chúng ta hầu như ngày nào cũng đọc về những người bị kỳ thị, tra tấn, và thậm chí bị giết: một số vì họ thuộc một bộ lạc hay một sắc tộc đặc thù; một số vì họ có 1 tôn giáo khác”.
“Nên, điều tôi muốn nói là dù chúng ta có thể khác về dáng vẻ, sắc tộc, văn hóa, và áo quần, tất cả chúng ta đều như nhau và muốn cùng những điều như nhau; đức tin, đức cậy và đức mến. Các điều chúng ta tin nối kết chúng ta chặt chẽ đến nỗi dù phát xuất từ nhiều bối cảnh khác nhau, chúng ta vẫn sống với nhau một cách hòa bình và hoà hợp. Các giáo xứ của chúng ta, tại Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất cũng như tại các quốc gia của Hội Đồng Hợp Tác Vùng Vịnh, phát triển rực rỡ trên các dị biệt này và rất sôi động và sống động. Mọi nền văn hóa được cử hành với các phong tục và lòng sùng kính của họ; thí dụ, có loạt cửu nhật cử hành Thánh Lễ trong các cộng đồng Phi luật tân dẫn đến lễ Giáng Sinh tại mọi giáo xứ ở Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất. Chúng được sự tham dự của hàng ngàn tín hữu hoặc trước khi đi làm vào buổi sáng hay muộn về chiều tối. Tương tự như thế, cộng đồng Công Giáo nói tiếng Ả rập thuộc các giáo hội và nghi lễ khác nhau, với các thành viên đến từ Lebanon, Syria, Jordan, Ai cập, Iraq và Palestine và quá nữa là một chứng từ cho thấy đức tin đem mọi người chúng tôi đến với nhau”.
Đức Cha cũng cho biết, dù ý niệm ‘tự do tôn giáo’ và ‘tự do thờ phượng’ được hiểu khác nhau giữa người Kitô giáo và người Hồi Giáo, tín hữu Công Giáo tại Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất đã có thể “thờ phượng và cầu nguyện trong các khu vực được chỉ định trong 6 thập niên qua. Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất là một xã hội rất khoan dung. Ngôi nhà thờ đầu tiên ở Abu Dhabi đã được khánh thành năm 1963 bởi chính ông hoàng quá cố Sheikh Shakbout, lúc ấy là nhà cai trị của Abu Dhabi”.
Bên cạnh Công Giáo, các anh em đại kết cũng có các nhà thờ khắp Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, chưa kể các tôn giáo khác như Ấn giáo và Đạo Sikh.
Theo Đức Cha Hilder, dù có những dị biệt về tự do tôn giáo, nhưng nguyên sự kiện người Công Giáo được phép thực hành tôn giáo của mình mà không bị một ác ý nào cũng là điều đáng ca ngợi. Ngài nói: “Là cư dân của đất nước, chúng tôi phải tuân theo luật pháp và tư pháp của họ, một điều cũng đúng đối với bất cứ quốc gia nào khác”.
Nhân dịp này, Đức Cha Hilder ca ngợi các cố gắng đối thoại của Đức Phanxicô. Theo Ngài đây không phải là cuộc đối thoại Hồi Giáo Kitô giáo đầu tiên của Đức Phanxicô. Năm 2017, khi tham dự một hội nghị tôn giáo ở Cairo, Ai cập, ngài đã tuyên bố rõ ràng: “Chúng ta một lần nữa hãy nói tiếng ‘không’ cương quyết và rõ ràng đối với mọi hình thức bạo động, trả thù, và kỳ thị thực hiện dưới danh tôn giáo và nhân danh Thiên Chúa”.
“Thành thử, từ câu nói trên, ta biết rằng qua đối thoại, nhiều điều có thể đạt tới và Đức Giáo Hoàng Phanxicô là một đại sứ đích thực của hòa bình, ngài đã can đảm vượt qua các biên giới, phát huy những cuộc gặp gỡ đích thân với các nhà lãnh đạo tôn giáo, nguyên thủ quốc gia và các tổ chức nhân đạo trong thế giới Ảrập. Ngài đã thăm một số nuớc Hồi Giáo chính... Ngài tiếp tục sứ mệnh này để mở màn cuộc đối thoại và giải quyết các căng thẳng ở một số nước giữa người Hồi giáo và Kitô giáo”.
Đức cha cho rằng trong các cuộc gặp gỡ như thế, các quan điểm tôn giáo được chia sẻ, không nhằm đặt ra một mục tiêu nhưng đạt được sự đồng thuận có thể định hình cho các hành động sẽ đem lại thay đổi trong “tư duy” và “cách nhìn” nơi người bình thường. “Tất cả chúng ta đều muốn có hòa bình, đó là tiêu chuẩn nhân đạo căn bản đầu tiên, và chúng ta sống trong hòa bình với người lân cận bất kể tôn giáo, tín ngưỡng hay sắc tộc của họ. Bất kẻ là người Kitô hữu sống giữa người Hồi giáo hay người Hồi giáo sống giữa các Kitô hữu, chúng ta đều phải học để sống hòa hợp với nhau".
Đối với thiên kiến cho rằng Hồi giáo bất tương hợp với nhân quyền, tự do của con người, dân chủ, Đức Cha Hilder cho rằng đã sống ở 1 nước Hồi Giáo hơn 1 thập niên nay, ngài thấy không đúng như thế. Lẽ dĩ nhiên có một số quan niệm sai lầm và ý thức hệ liên quan với Hồi giáo và vì thế, cuộc đối thoại liên tôn là điều cần thiết. Một số tập tục văn hóa bị hiểu lầm là thực hành Hồi giáo và đây là điều nhiều hội nghị và các cuộc hội thảo nhằm sửa chữa.
Đức cha Hilder cũng hy vọng rằng chuyến viếng thăm của Đức Phanxicô sẽ giúp cải thiện số phận của các cộng đồng thiểu số Kitô giáo. Ngài thừa nhận rằng tại các nước trong vùng, bị chiến tranh làm cho tan hoang, nhiều cộng đồng thiểu số Kitô giáo phải chịu nhiều tàn khốc. Nhưng điều cũng đúng là các cộng đồng thiểu số Hồi giáo cũng cùng chung số phận; thành thử đây không phải là chiến tranh tôn giáo, nhưng là những ý thức hệ lầm lẫn tấn công người vô tội nhân danh tôn giáo. Đức Phanxicô nhiều lần tố cáo các hành động ấy và cực lực bác bỏ chúng bằng tiếng “không” rõ ràng.
Theo Đức Cha, “bất luận đó là các Kitô hữu sống giữa người Hồi Giáo hay người Hồi Giáo sống giữa các Kitô hữu, chúng ta đều phải học để sống hoà hợp với nhau”.
Và mặc dù đây không phải là lần đầu tiên Đức Phanxicô tới thăm một quốc gia Hồi Giáo (ngài từng viếng thăm các nước đại đa số theo Hồi Giáo khác như Thổ nhĩ kỳ, Bosnia, Azerbaijan, Ai Cập và Bangladesh), nhưng Đức cha Hilder, thuộc dòng Phanxicô, sinh ở Thụy sĩ, đại diện tông tòa miền Nam bán đảo Ả Rập (các nước Yemen, Oman, Saudi Arabia, Qatar, Bahrain và Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất), cho hay việc công bố chuyến đi này vẫn khiến nhiều người ngạc nhiên. Vì người Công Giáo ở vùng đất này đều là người ngoại quốc, phát xuất từ hơn 100 quốc gia, chủ yếu là Phi luật tân, Ấn độ. Thành thử, Đức Giáo Hoàng tới đây chắc chắn là khuyến khích các Kitô hữu sống đức tin của mình giữa những người Hồi Giáo qua đối thoại “Tất cả chúng ta biết rằng qua đối thoại, nhiều điều có thể đạt được, và Đức Giáo Hoàng Phanxicô là một đại sứ đích thực của hòa bình”.
Hỏi về cơ hội diễn ra chuyến viếng thăm này, Đức Cha Hilder cho biết: Đức Phanxicô thực hiện chuyến viếng thăm theo lời mời của hoàng thân Sheikh Mohammed bin Zayed Al Nahyan, đông cung thái tử của Abu Dhabi, để tham dự Cuộc Gặp Gỡ Liên Tôn về “tình huynh đệ nhân bản”.
Nói về bầu khí trong vùng, Đức Cha Hilder cho hay: khi ngài mới tới đây cách nay 15 năm, bầu khí tại Abu Dhabi là bầu khí “bất khả hữu” nhưng nay đã có nhiều thay đổi trong cung cách các Nước Vùng Vịnh cổ vũ và tự phóng chiếu mình như các quốc gia có trách nhiệm khắp thế giới. Họ đã khởi xướng và lãnh đạo nhiều chiến dịch nhân đạo, mà theo ngài, tạo ra một xã hội khoan dung là một diễn biến tự nhiên trong viễn kiến này...
Nhờ thế, Đức Phanxicô sẽ là thượng khách của nhà nước và trong tư cách này, chính phủ của Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất sẽ làm mọi cố gắng để sắp xếp và cung cấp mọi điều cần thiết cho chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng. Việc dự kiến cử hành thánh lễ công cộng đầu tiên quả là một hồng phúc đối với cộng đồng Công Giáo ở đây. Ngoài ra, không hề có phản ứng tiêu cực nào quanh chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng.
Về tính “di dân” của Đạo Công Giáo tại đây, Đức Cha Hilder nói rằng, “quả thực, chúng tôi là một ‘Giáo Hội di cư’ và tôi là ‘giam mục di dân’. Một trong các thư mục vụ năm 2015 của tôi tựa là ‘Nếu có thể, về phần anh chị em, hãy sống hoà bình với mọi người’ lấy từ thư Rôma 12:18. Tôi bắt đầu lá thư bằng những lời sau đây: ‘Những ngày này, chúng ta hầu như ngày nào cũng đọc về những người bị kỳ thị, tra tấn, và thậm chí bị giết: một số vì họ thuộc một bộ lạc hay một sắc tộc đặc thù; một số vì họ có 1 tôn giáo khác”.
“Nên, điều tôi muốn nói là dù chúng ta có thể khác về dáng vẻ, sắc tộc, văn hóa, và áo quần, tất cả chúng ta đều như nhau và muốn cùng những điều như nhau; đức tin, đức cậy và đức mến. Các điều chúng ta tin nối kết chúng ta chặt chẽ đến nỗi dù phát xuất từ nhiều bối cảnh khác nhau, chúng ta vẫn sống với nhau một cách hòa bình và hoà hợp. Các giáo xứ của chúng ta, tại Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất cũng như tại các quốc gia của Hội Đồng Hợp Tác Vùng Vịnh, phát triển rực rỡ trên các dị biệt này và rất sôi động và sống động. Mọi nền văn hóa được cử hành với các phong tục và lòng sùng kính của họ; thí dụ, có loạt cửu nhật cử hành Thánh Lễ trong các cộng đồng Phi luật tân dẫn đến lễ Giáng Sinh tại mọi giáo xứ ở Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất. Chúng được sự tham dự của hàng ngàn tín hữu hoặc trước khi đi làm vào buổi sáng hay muộn về chiều tối. Tương tự như thế, cộng đồng Công Giáo nói tiếng Ả rập thuộc các giáo hội và nghi lễ khác nhau, với các thành viên đến từ Lebanon, Syria, Jordan, Ai cập, Iraq và Palestine và quá nữa là một chứng từ cho thấy đức tin đem mọi người chúng tôi đến với nhau”.
Đức Cha cũng cho biết, dù ý niệm ‘tự do tôn giáo’ và ‘tự do thờ phượng’ được hiểu khác nhau giữa người Kitô giáo và người Hồi Giáo, tín hữu Công Giáo tại Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất đã có thể “thờ phượng và cầu nguyện trong các khu vực được chỉ định trong 6 thập niên qua. Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất là một xã hội rất khoan dung. Ngôi nhà thờ đầu tiên ở Abu Dhabi đã được khánh thành năm 1963 bởi chính ông hoàng quá cố Sheikh Shakbout, lúc ấy là nhà cai trị của Abu Dhabi”.
Bên cạnh Công Giáo, các anh em đại kết cũng có các nhà thờ khắp Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, chưa kể các tôn giáo khác như Ấn giáo và Đạo Sikh.
Theo Đức Cha Hilder, dù có những dị biệt về tự do tôn giáo, nhưng nguyên sự kiện người Công Giáo được phép thực hành tôn giáo của mình mà không bị một ác ý nào cũng là điều đáng ca ngợi. Ngài nói: “Là cư dân của đất nước, chúng tôi phải tuân theo luật pháp và tư pháp của họ, một điều cũng đúng đối với bất cứ quốc gia nào khác”.
Nhân dịp này, Đức Cha Hilder ca ngợi các cố gắng đối thoại của Đức Phanxicô. Theo Ngài đây không phải là cuộc đối thoại Hồi Giáo Kitô giáo đầu tiên của Đức Phanxicô. Năm 2017, khi tham dự một hội nghị tôn giáo ở Cairo, Ai cập, ngài đã tuyên bố rõ ràng: “Chúng ta một lần nữa hãy nói tiếng ‘không’ cương quyết và rõ ràng đối với mọi hình thức bạo động, trả thù, và kỳ thị thực hiện dưới danh tôn giáo và nhân danh Thiên Chúa”.
“Thành thử, từ câu nói trên, ta biết rằng qua đối thoại, nhiều điều có thể đạt tới và Đức Giáo Hoàng Phanxicô là một đại sứ đích thực của hòa bình, ngài đã can đảm vượt qua các biên giới, phát huy những cuộc gặp gỡ đích thân với các nhà lãnh đạo tôn giáo, nguyên thủ quốc gia và các tổ chức nhân đạo trong thế giới Ảrập. Ngài đã thăm một số nuớc Hồi Giáo chính... Ngài tiếp tục sứ mệnh này để mở màn cuộc đối thoại và giải quyết các căng thẳng ở một số nước giữa người Hồi giáo và Kitô giáo”.
Đức cha cho rằng trong các cuộc gặp gỡ như thế, các quan điểm tôn giáo được chia sẻ, không nhằm đặt ra một mục tiêu nhưng đạt được sự đồng thuận có thể định hình cho các hành động sẽ đem lại thay đổi trong “tư duy” và “cách nhìn” nơi người bình thường. “Tất cả chúng ta đều muốn có hòa bình, đó là tiêu chuẩn nhân đạo căn bản đầu tiên, và chúng ta sống trong hòa bình với người lân cận bất kể tôn giáo, tín ngưỡng hay sắc tộc của họ. Bất kẻ là người Kitô hữu sống giữa người Hồi giáo hay người Hồi giáo sống giữa các Kitô hữu, chúng ta đều phải học để sống hòa hợp với nhau".
Đối với thiên kiến cho rằng Hồi giáo bất tương hợp với nhân quyền, tự do của con người, dân chủ, Đức Cha Hilder cho rằng đã sống ở 1 nước Hồi Giáo hơn 1 thập niên nay, ngài thấy không đúng như thế. Lẽ dĩ nhiên có một số quan niệm sai lầm và ý thức hệ liên quan với Hồi giáo và vì thế, cuộc đối thoại liên tôn là điều cần thiết. Một số tập tục văn hóa bị hiểu lầm là thực hành Hồi giáo và đây là điều nhiều hội nghị và các cuộc hội thảo nhằm sửa chữa.
Đức cha Hilder cũng hy vọng rằng chuyến viếng thăm của Đức Phanxicô sẽ giúp cải thiện số phận của các cộng đồng thiểu số Kitô giáo. Ngài thừa nhận rằng tại các nước trong vùng, bị chiến tranh làm cho tan hoang, nhiều cộng đồng thiểu số Kitô giáo phải chịu nhiều tàn khốc. Nhưng điều cũng đúng là các cộng đồng thiểu số Hồi giáo cũng cùng chung số phận; thành thử đây không phải là chiến tranh tôn giáo, nhưng là những ý thức hệ lầm lẫn tấn công người vô tội nhân danh tôn giáo. Đức Phanxicô nhiều lần tố cáo các hành động ấy và cực lực bác bỏ chúng bằng tiếng “không” rõ ràng.