“Tuyên Ngôn Độc lập” hay “Tuyên Án Tự Do”?
Sáng ngày mai 2/9/2008 là tròn 63 năm ngày ông Hồ Chí Minh đọc “Tuyên Ngôn Độc Lập” tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội.
Nếu có một cơ quan nghiên cứu về chính trị - xã hội có uy tín, đứng ra làm một cuộc điều tra và ‘chấm điểm’ các chỉ tiêu “mưu cầu hạnh phúc” được Hồ chủ tịch ghi trong Bản Tuyên Ngôn mà VN đã đạt được cho đến nay, chắc chắn họ sẽ phải ngạc nhiên về khả năng “nín thở chịu ngạt” cực kỳ giỏi của người Việt: Liên tục 63 năm qua, trong nước không hề có chút không khí tự do đúng nghĩa, vậy mà tỷ lệ dân chúng cảm nhận được tình trạng ‘thiếu oxy’ vẫn còn rất thấp, vì sao?
Cũng trong bản tuyên ngôn năm ấy, có đoạn ông Hồ lên án người Pháp, như sau: “Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.” Nhưng ngày ấy ông không lường hết, viết thế chẳng khác nào ‘lấy gậy ông đập lưng…đệ tử’ những kẻ đang kế vị ông hiện nay. Vì nhiều người lớn tuổi bảo, không chừng thời Pháp vậy mà còn ‘dễ thở’ hơn bây giờ gấp trăm ngàn lần!
Bở thế, chừng nào những quyền căn bản của con người – vốn chẳng phải là những loại hàng xa sỉ phải nhập khẩu, do vậy nó chẳng không phụ thuộc vào ngân sách quốc gia – mà dân chúng chưa có đủ xài, chừng nấy hạnh phúc thật của dân Việt sẽ vẫn mãi mãi là trong… mơ !
Hiện tại, dân chúng vẫn không có Tự Do, đất nước vẫn chưa Độc Lập và ngoài 3 triệu đảng viên ra, chẳng mấy người được thật sự hưởng Hạnh Phúc!
Những gì đã và đang diễn ra tại giáo xứ Thái Hà lúc này ngay giữa thủ đô Hà Nội đã nói lên tất cả những thực trạng trên.
Đi đôi với mất mát các quyền tự do tinh thần còn có cả vô số mất mát về vật chất tài sản đặc biệt là tài sản của các tôn giáo mà Giáo xứ Thái Hà – Hà Nội là một trong nhiều trường hợp và đang khiến tình hình nơi đây trở nên căng thẳng suốt mấy tháng qua.
Vì sao họ cũng đường đường chính chính là một chính quyền, có Tuyên Ngôn Độc Lập, từng thắng Pháp đuổi Mỹ chạy ‘có cờ’ và làm chủ cả đất nước này hơn nửa thế kỷ qua, xẻ non lấp biển nổi, nhưng một cơ ngơi chỉ vài ngàn mét vuông tại quận Đống Đa Hà Nội họ lại chẳng tự tay mình gầy dựng được, phải đi ‘ăn cướp’ của nhà DCCT- Hà Nội, vì sao?
***
Cộng sản chủ nghĩa = Suốt đời SAI với SỬA !
Cái chết của văn hào Nga Alexander Solzhenitsyn cách nay chưa lâu đã khiến tên tuổi, cuộc đời ông một lần nữa trở thành tâm điểm của báo chí. Cũng nhân dịp này, quyển tiểu thuyết “Quần đảo ngục tù” [1] nổi tiếng của ông đuợc nhiều người tìm đọc. Với người dân Sàigòn và người miền nam, tác phẩm này chẳng phải lạ vì nó đã được dịch sang tiếng Việt và xuất bản khoảng một năm trước khi thành phố này rơi vào tay cộng sản 4/1975. Tuy nhiên với đại đa số, cảm xúc thưởng ngoạn khi ấy có khi chỉ là chuyện “cưỡi ngựa xem hoa” bởi đã có mấy ai từng biết một xã hội cộng sản thực sự nó ra làm sao?
Nay sau hơn ¼ thế kỷ với biết bao biến cố đau buồn xảy đến cho đất nước, do các chính những “đồng chí” miền Bắc ruột thịt XHCN của mình gây nên, có lẽ nay là dịp thuận tiện để mọi người xem lại tác phẩm này thêm lần nữa. Đặc biệt là với những ai từng là nạn nhân của họ trong các nhà tù VN sau 1975.
Đọc để chiêm nghiệm xem ‘Gulag’ của thời Xô-Viết và trại ‘học tập cải tạo’ thời Việt cộng có gì khác nhau? Và để thấm thía những điều mình đã và đang phải gánh chịu dưới ách cai trị của họ…
Như đoạn A.Solzhenitsyn tả lại cảnh, mà theo ngôn từ cộng sản ngày nay là bảo ‘diễn tiến hòa bình’, những kẻ đã từng đày đọa ông nhưng rồi cũng vẫn những ‘khuôn mặt mốc’ ấy, đã có lúc quay sang xin làm hòa, như sau:
“Những bàn tay mới đây còn nắm cứng tay chúng tôi để xiết còng cho chặt thêm… chính những bàn tay ấy giờ đây chìa ra hoà giải: “Thôi dĩ vãng đã qua để nó qua luôn… gợi nhớ làm chi? Cứ nhìn về quá khứ hoài dám mất một mắt!...”
Chúa ơi! sao mà nó giống y chang như những lời “mật ngọt chết ruồi” như cái nghị quyết 36/NQ-TW của đảng CSVN gần đây kêu mọi người “hòa giải – hòa hợp dân tộc”, tất nhiên đối tượng quan trọng bậc nhất với họ không ai khác ngoài “khúc ruột vạn dặm” đang lang thang ở khắp các chân trời góc biển, để hằng năm những ‘khúc ruột vàng’ ấy lại chắt chiu gởi về cho họ quản lý hộ những vài tỷ USD!
Tất nhiên những ‘ông bạn’ Xô-Viết tốt bụng kia đã bị A.Solzhenitsyn dạy cho bài học nhớ đời “…Đồng ý. Tuy nhiên tục ngữ đất nước chúng tôi lại có câu: “Có quá khứ mà quên đi là mù cả hai mắt” . (trích “Quần đảo ngục tù” – talawas)
A.Solzhenitsyn nói hoàn toàn có lý, đấy chỉ là sự dối trá và trốn tránh trách nhiệm!
Quá khứ đúng là có nhiều cái không thể thay đổi vì đã quá muộn. Những cái chết oan trái, những quãng đời bị mất vì ảo tưởng về một thứ thiên đường phi hiện thực “làm theo khả năng mà lại được hưởng theo nhu cầu” .
Nhưng không phải mọi thứ đều hoàn toàn bất di bất dịch.
Tài sản tư hữu các loại bao gồm đất đai, nhà cửa, phương tiện sinh sống hoạt động của dân chúng và các tổ chức từ thiện, tôn giáo từng bị tịch thu nhân danh các loại chính sách cải cách ruộng đất, đánh tư sản, tập đoàn hợp tác hóa nông nghiệp v.v… những tài vật ấy vẫn còn đang sờ sờ ra đó.
Trong lúc nhắn nhủ mọi người “quên đi quá khứ nhìn về tương lai tốt đẹp” và tảng lờ những sự mất mát đã gây ra cho họ, thì nhà nước VN lại rất nhớ dai chuyện đi đòi nước Mỹ bồi thường chiến tranh qua vụ kiện Dioxin. Sao lại có chuyện ‘quên’ lạ đời như vậy?
Hậu quả của việc cướp bóc ấy, cũng như Dioxin đã từng gây nên bao nỗi đau cho hàng triệu nạn nhân. Tuy đã có những lời bóng gió “nhận khuyết điểm, rút kinh nghiệm…” sai lầm này lệch hướng nọ từ họ, nhưng lại tuyệt đối không bao giờ nhắc đến việc trả lại toàn bộ hay một phần những từng tài sản chiếm đoạt của người khác.
Ngày nay cả thế giới đều ngả nón nghiêng mình trước ‘tưọng đài’ Alexander Solzhenitsyn, nên nếu có nạn nhân cộng sản nào cương quyết đòi hỏi phải làm đúng theo câu “Có quá khứ mà quên đi là mù cả hai mắt” của ông, chẳng ai dám chê trách họ ‘thù dai’ hay ‘tham vật chất’ cả mà mọi người cũng hiểu đó là những đòi hỏi vì lẽ phải.
Tha thứ cho những người chủ trương lẩn trốn trách nhiệm, nào có khác gì người nghèo “ki cóp” thắt lưng buộc bụng đem tiền đi giúp kẻ bất lương?
Mấy năm qua, nhiều “ông lớn” từng gieo tội ác khắp nơi như Augusto Pinochet, Saddam Hussein, Slobodan Milosevic, Polpot và mới gần đây nhất là sát thủ chủng tộc Radovan Karadzic lần lượt bị “lôi cổ” ra trước vành móng ngựa, để trả lời về những hành vi tàn ác của họ với đồng loại trước kia. Cùng lúc đó là việc quốc hội Châu Âu ban hành Nghị Quyết 1481 [2] và một loạt các Ðài Kỷ Niệm Nạn Nhân Cộng Sản [3] được dựng lên tại nhiều quốc gia Âu Mỹ cho thấy, những toan tính độc tài chính trị chẳng những đã hết thời mà đã đến lúc những kẻ ác bắt đầu bị thế giới lôi ra “tính sổ”.
Nếu không làm thế thì thật bất công!
Kẻ từng gây đau thương người khác, tên tuổi vẫn cứ ‘tung tăng’ thậm chí còn được ca tụng như những anh hùng có công với dân tộc, trong khi nạn nhân của họ thì lại phải sống chết lang thang vất vưởng đâu đó!
“Cướp bóc” là bản chất của chế độ!
Đây không phải là sự gán ghép vô cớ, mà được trích dẫn từ chính những tài liệu giáo khoa, lịch sử do chính họ biên soạn, để giảng dạy trong trường học bấy lâu.
Trong Sách Văn Học 11 (tập I - NXB Giáo Dục 2000), tác giả Nam Cao có đoạn: “Năm 1943 Nam Cao tham gia Hội Văn hóa cứu quốc do Đảng Cộng sản tổ chức và lãnh đạo. Bị khủng bố gắt gao, ông về hẳn làng quê rồi tham gia cướp chính quyền ở địa phương và được bầu làm chủ tịch đầu tiên ở xã” (trang 196-197).
Chỉ cách đây mới 3 năm thôi, tờ báo TS số 201 ra ngày thứ năm, 1-9-2005, trong bài “Chết tự do hơn sống nô lệ!” kỳ 5 của tác giả Vũ Bình - Thế Anh có đoạn: “Có một địa danh ở Nam bộ cướp chính quyền thành công vào đêm 22-8-1945 trước cả Sài Gòn”.
Trên đây mới chỉ là hai đoạn ngắn được trích dẫn từ bài viết nhan đề “Không nên dùng cụm từ cướp chính quyền” trên đăng trên Vietbao [4] (số ngày Thứ bảy, 08 Tháng mười 2005).
Không còn như cái thời xa xưa ‘ăn lông ở lỗ’ trước kia, gần đây nhờ ‘đổi mới’ được gần gũi với thế giới văn minh, họ mới chợt nhận ra cái nguồn gốc tưởng rất đỗi tự hào kia, hoá ra không giống thiên hạ chút nào. Do chưa hề được dân chúng bầu cử một cách đàng hoàng tử tế bao giờ.
Với một chế độ lai lịch gốc gác chẳng được đàng hoàng như vậy. Bản chất lại rất ưa dựa vào bạo lực để giải quyết mọi mâu thuẫn, sau khi họ đánh đuổi hết ngoại bang Pháp, Nhật, Mỹ… ra khỏi bờ cõi, thì kẻ thù tiếp theo còn ai khác vào đây, nếu không phải là chính đồng bào ruột thịt của mình?
Tội ác cộng sản thời Việt Minh ngoài Bắc vì chỉ được nghe qua lời kể của ông bà cha mẹ, không thấy không biết nên chỉ xin nói đến chuyện cướp bóc của họ ở Sàigòn. Theo tôi ý định cướp bóc ấy nơi đây đã hình thành trong đầu các ông Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm văn Đồng kể từ ngày 1/5/1975, lần đầu tiên họ có mặt tại Saìgòn duyệt binh mừng chiến thắng và đã tận mắt chứng kiến sự hoa lệ của một thành phố từng mệnh danh là “Hòn Ngọc Viễn Đông” này ra sao?
Có hai lý do có thể lý giải việc cướp bóc này:
1./ Tập tục “chiến lợi phẩm”
Ai cũng biết có một việc quan trọng mà mọi đội quân chiến thắng xưa nay đều không được phép quên, đó là “chiến lợi phẩm”. Chuyện này từ lâu đã trở thành qui luật, công khai hoặc âm thầm bên thắng sẽ thực hiện sau cuộc chiến.
Khoảng 200 năm trước công nguyên khi nhà Hán (TQ) đầu hàng quân Hung Nô phương Bắc, kết quả “chiến lợi phẩm” là hằng năm TQ phải triều cống tơ lụa, rượu, gạo thậm chí cả cung tần mỹ nữ suốt nhiều năm sau đó. Thời đế quốc La Mã đầu công nguyên chiến lợi phẩm dành cho đại đế César ngoài nhân lực vật lực nước Ai Cập bại trận, còn có khi cả là chính nữ hoàng Cléopatre của xứ này cũng là ‘hàng’ chiến lợi phẩm.
Đến thời nguyên tử, khi quân đồng minh tiến chiếm Berlin, thì loại “chiến lợi phẩm” ưu tiên hàng đầu của người Mỹ không còn là những tài vật tầm thường nữa, mà là bộ óc của các khoa học gia Đức, những người đã chế tạo ra hỏa tiễn V1, V2 bắn sang tới tận London thời ấy. Trong đó tất nhiên không thể quên cái tên Albert Einstein nhà bác học nguyên tử, và là tác giả của thuyết tương đối.
Vì những tập tục có từ lâu đời ấy, chẳng có lý do gì để xem chính quyền Bắc Việt thời ấy là trường hợp ‘thánh sống’ ngoại lệ. Càng khó tin hơn bởi họ lại thuộc “trường phái” tôn thờ duy vật chủ nghĩa, sẵn ‘gen’ cướp bóc thời cải cách ruộng đất trong người, trước những trù phú vượt trội về kinh tế của dân chúng miền Nam, lại đang quá nghèo khổ thiếu thốn đủ thứ, không nảy sinh lòng tham là chuyện rất khó tin.
2./Luật cân bằng trong xã hội:
Miền Bắc thời ấy nghèo, rất nghèo so với miền Nam là điều ai cũng biết. Sự chênh lệch giàu nghèo giữa hai miền cũng giống như hai mực nước cao thấp khác nhau được ngăn cách bởi một con đê. Nếu con đê ấy vỡ thì sự cân bằng nước sẽ xảy ra đúng theo qui luật trọng trường, nước từ nơi cao sẽ tràn xuống chỗ thấp, cho đến khi cân bằng.
Xã hội loài người có vô số điều buộc phải tuân theo những qui luật tự nhiên nếu muốn tồn tại. Bằng chứng hiện diện của sự tự cân bằng này có thể thấy qua những cuộc di dân kinh tế thường diễn ra trong mọi quốc gia. (bởi vậy mới có câu “đất lành chim đậu”)
Tuy nhiên trường hợp cân bằng vì “vỡ đê” xảy ra trong các quốc gia đã từng bị chia cắt vì lý do chính trị trước đó là rất đáng lưu tâm. Bởi ngoài chuyện chênh lệch về mức sống giữa họ còn có rất nhiều vấn đề đối nghịch khác, có thể sẽ rất nghiêm trọng, vì là kẻ thù của nhau một thời.
Và bài học liên quan đến việc này, có thể tìm thấy qua hai hình ảnh hoàn toàn trái ngược nhau giữa nước Đức và Việt Nam diễn ra mấy thập niên trước.
Khi bức tường Bá Linh bị sụp đổ năm 1989, nước Đức thống nhất. Bên chiến thắng là một Tây Đức giàu có nhờ vậy việc cân bằng giàu nghèo giữa Đông & Tây đã diễn ra trong sự kiểm soát của chính phủ Helmut Kohl. Trong thực tế là người dân Tây Đức nhiều năm liền suốt thập niên 90, đã phải san sẻ bớt thu nhập của họ để gánh chịu hậu quả nghèo đói của một Đông Đức gần như kiệt quệ lúc ấy. Cũng chính vì sự gánh chịu này mà chính phủ Helmut Kohl sau đó đã phải thất bại trong cuộc tranh cử diễn ra gần chục năm sau (1998), khi mức sống dân chúng Tây Đức bị xuống dốc quá nhiều so với trước kia khiến họ “chán ngán” ông Kohl.
Dẫu sao với dân tộc Đức được như vậy đã là quá may mắn, bởi mọi chuyện diễn ra trong tử tế và ngày nay sự chênh lệch về mức sống giữa hai miền Đông Tây không còn nhiều cách biệt. Chẳng may như họ, dân VN vốn đã nhiều khổ đau, lại thêm lần nữa chịu bất hạnh trong chuyện cân bằng này.
Bởi với kẻ chiến thắng miền Bắc chẳng những họ đã quá nghèo khổ, lại là một chính thể cộng sản vốn ưa giải quyết mọi tồn tại mâu thuẫn bằng bạo lực. Mà ngay từ khi mới lập nước VNDCCH với chiến dịch “cải cách ruộng đất” để gọi là xóa bỏ bất công ở nông thôn, họ đã gây ra bao tội ác trong xã hội.
Vì vậy sự san bằng cách biệt giàu nghèo giữa hai miền chắc chắn sẽ không thể còn con đường nào khác ngoài chuyện đi “ăn cướp” của cải của dân chúng miền Nam. Phương tiện sản xuất, hàng hoá, nguyên vật, tài sản riêng của tư nhân cho đến đất đai nhà cửa v.v… tất cả đều lọt trong ‘tầm ngắm’ và đã thực hiện việc này dưới danh nghĩa “đánh tư sản mại bản” ở các đô thị và vùng nông thôn là phong trào hợp tác hóa nông nghiệp.
Họ đã cướp của miền Nam những gì?
Tất nhiên cái quí nhất là sự tự do.
Lục lọi lại ký ức những gì đã làm thay đổi bộ mặt Sàigòn thời ấy có thể liên quan đến chiến dịch tịch thu “chiến lợi phẩm” miền Nam, tôi chợt nhớ có một chi tiết nhỏ đó là không hiểu sao nhiều ngả đường Sàigòn về đêm bỗng dần dần trở nên tối khác thường mà không hẳn do bị cúp điện. Ai từng sống dưới chế độ Sàigòn chắc còn nhớ, vì lý do an ninh tất cả các đèn chiếu sáng nội ô về đêm đều dùng loại đèn cao áp thủy ngân do Mỹ sản xuất, loại đèn này tạo ra một loại ánh sáng trắng đêm trông vẫn rõ chẳng thua gì ngày.
Sau này tôi mới nghe có người bảo cảm giác ảm đạm ấy họ cũng nhận ra vì nghe nói bóng thủy ngân “bị hư” nhiều (hư cùng lúc thế mới lạ?) nên phải thay bằng đèn sợi tungsten. Những chiếc “đèn hư” kia đã được chuyển ra gắn ở thủ đô Hà Nội, một số được đem gắn chung quanh lăng ông Hồ gọi là quà của dân chúng miền Nam “biếu” bác!?
Những chiếc đèn thủy ngân trên chỉ là việc nhỏ, vụ lớn hơn mà cho đến nay vẫn còn nhiều khuất tất đó chính là chuyện 16 tấn vàng!
Tháng 4/2006, đồng loạt hai tờ báo lớn là Tuổi Trẻ và VietnamNet khởi đăng loạt phóng sự 4 kỳ về “Câu chuyện 16 tấn vàng tháng 4-1975” [5] đúng vào lúc đang diễn ra đại hội đảng X và lạ hơn nữa là mục đích của loạt phóng sự ấy như chỉ để khẳng định rằng vàng còn ở tại SG sau 30/4/75.
Vậy chẳng lẽ mấy tờ báo đảng ấy lại dư hơi đi thanh minh dùm cho ông TT Thiệu vì trước đó không lâu, trên BBC website có nêu nghi vấn chung quanh chuyện này?
Chắc chắn là không bao giờ có chuyện đó mà đằng sau loạt phóng sự ấy là cả một thế trận đang tranh giành quyền lực giữa các bên khi diễn ra đại hội đảng. Nhân dịp tình cờ BBC khơi mào có người đã biết nắm lấy cơ hội bắn tin cho hai ông “chúa” Đỗ Mười, Lê Đức Anh đang núp sau lưng giật dây rằng “bọn tao biết hết bí mật của chúng mày về vụ chia nhau ăn cướp 16 tấn vàng này đấy, hãy liệu hồn!” .
Vậy sự thật về số phận 16 tấn vàng ấy ra sao?
Theo “lời trăn trối” của cố TBT Nguyễn Văn Linh với một cán bộ thân tín ở Đà Lạt thì Hà Nội đã cho chuyển ra Bắc ngay trong năm 1975 và sau đó đã bị bộ chính trị đảng CSVN xử “tùng xẻo” và tất nhiên hai nhân vật còn sống sót hiện nay (8/2008) là Đỗ Mười và Lê Đức Anh cũng đã tham gia. Ông NVL ngày ấy mới chỉ là quan chức cấp địa phương tại Sàigòn thấy họ mang đi chẳng có quyền ngăn cản. Đến khi lên làm bí thư có quyền hỏi về chuyện này thì mới biết nó đã “bốc hơi” từ lâu rồi.
Liệu có phải vì ‘hụt ăn’ nên ông mới tiết lộ ra tình tiết câu chuyện thuộc vào loại ‘thâm cung bí sử’ đối với dân chúng VN như vậy chăng?.
Chưa thỏa mãn với số chiến lợi phẩm 16 tấn vàng họ cho là còn ít ỏi, các chiến dịch X1, X2 tức hai lần đánh tư sản mại bản vào các năm 76-78 mới thật sự là chuyện công khai cướp bóc tài sản dân miền Nam. Kế hoạch này được triển khai cùng lúc với việc ưu tiên hoàn thành sớm tuyến đường sắt nối liền Bắc Nam vào cuối năm 1976 để phục vụ việc di chuyển những chiến lợi phẩm ấy ra Bắc. Cả hai chiến dịch diễn ấy đã ra rất qui mô và bất ngờ huy động tất cả công nhân viên các cơ quan nhà nước trên địa bàn thành phố tham gia vì phường quận lo không xuể.
Nhà một người bạn của tôi trên đường Phó Đức Chính - Q1 là khu bán phụ tùng xe và dụng cụ cơ khí, tất cả các cửa hàng đều bị họ lên danh sách từ hồi nào chẳng biết, đến giờ “G” (khoảng 3 giờ chiều) bà con đang buôn bán bỗng dưng nhiều xe cam nhông chở người từ đâu đến đồng loạt ập vào từng nhà theo từng nhóm đã được phân công theo địa chỉ.
Họ đọc lệnh và sau đó niêm phong không chỉ hàng hóa mà cả đến tủ trên lầu những chỗ bị nghi là chứa tiền vàng họ cũng đều niêm phong hết. Sau đó họ cắt cử 4 người canh gác một nhà 24/24 “nội bất xuất ngoại bất nhập” chuyện cơm nước đã có địa phương lo, ròng rã hàng tháng trời sau mới rút đi cùng với tất cả hàng hóa tài sản của chủ nhà. Người Hoa Chợ Lớn bị hại nhiều nhất.
Cả hai vụ ‘ăn cướp’ này đã được chuẩn bị rất chu đáo đến mức ngay cả đến những người thừa hành hầu hết là CB-CNV chỉ được biết trước đó khoảng chưa đầy 1 giờ. Nhiều người kể lại họ đang làm việc thì được lệnh họp toàn cơ quan nghe phổ biến và ngay sau đó lên xe đến hiện trường.
Thay lời kết
Ngày xưa quân Hung Nô vốn có tiếng là tàn ác, đi đến đâu là cướp bóc tài sản, hãm hiếp phụ nữ đến đó. Nhưng là với ngoại bang, nhưng dưới thời cộng sản, nạn nhân chẳng phải ai khác mà lại là chính những người anh em ruột thịt miền Nam của họ.
Hai tội tàn ác ấy khác xa nhau lắm!
(Sàigòn, 1/9/2008, Bài viết dâng tặng tất cả những ai từng là nạn nhân cướp bóc dưới chế độ cộng sản ở VN.)
Tham khảo:
[1] http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=13932&rb=08
[2] http://assembly.coe.int/Mainf.asp?link=/Documents/AdoptedText/ta06/Eres1481.htm
[3] http://www.voanews.com/vietnamese/archive/2007-06/2007-06-12-voa39.cfm?CFID=21962780&CFTOKEN=69272845
[4] http://vietbao.vn/Trang-ban-doc/Khong-nen-dung-cum-tu-cuop-chinh-quyen/40102069/478/
[5] http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=134622&ChannelID=20
Sáng ngày mai 2/9/2008 là tròn 63 năm ngày ông Hồ Chí Minh đọc “Tuyên Ngôn Độc Lập” tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội.
Nếu có một cơ quan nghiên cứu về chính trị - xã hội có uy tín, đứng ra làm một cuộc điều tra và ‘chấm điểm’ các chỉ tiêu “mưu cầu hạnh phúc” được Hồ chủ tịch ghi trong Bản Tuyên Ngôn mà VN đã đạt được cho đến nay, chắc chắn họ sẽ phải ngạc nhiên về khả năng “nín thở chịu ngạt” cực kỳ giỏi của người Việt: Liên tục 63 năm qua, trong nước không hề có chút không khí tự do đúng nghĩa, vậy mà tỷ lệ dân chúng cảm nhận được tình trạng ‘thiếu oxy’ vẫn còn rất thấp, vì sao?
Cũng trong bản tuyên ngôn năm ấy, có đoạn ông Hồ lên án người Pháp, như sau: “Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.” Nhưng ngày ấy ông không lường hết, viết thế chẳng khác nào ‘lấy gậy ông đập lưng…đệ tử’ những kẻ đang kế vị ông hiện nay. Vì nhiều người lớn tuổi bảo, không chừng thời Pháp vậy mà còn ‘dễ thở’ hơn bây giờ gấp trăm ngàn lần!
Bở thế, chừng nào những quyền căn bản của con người – vốn chẳng phải là những loại hàng xa sỉ phải nhập khẩu, do vậy nó chẳng không phụ thuộc vào ngân sách quốc gia – mà dân chúng chưa có đủ xài, chừng nấy hạnh phúc thật của dân Việt sẽ vẫn mãi mãi là trong… mơ !
Hiện tại, dân chúng vẫn không có Tự Do, đất nước vẫn chưa Độc Lập và ngoài 3 triệu đảng viên ra, chẳng mấy người được thật sự hưởng Hạnh Phúc!
Những gì đã và đang diễn ra tại giáo xứ Thái Hà lúc này ngay giữa thủ đô Hà Nội đã nói lên tất cả những thực trạng trên.
Đi đôi với mất mát các quyền tự do tinh thần còn có cả vô số mất mát về vật chất tài sản đặc biệt là tài sản của các tôn giáo mà Giáo xứ Thái Hà – Hà Nội là một trong nhiều trường hợp và đang khiến tình hình nơi đây trở nên căng thẳng suốt mấy tháng qua.
Vì sao họ cũng đường đường chính chính là một chính quyền, có Tuyên Ngôn Độc Lập, từng thắng Pháp đuổi Mỹ chạy ‘có cờ’ và làm chủ cả đất nước này hơn nửa thế kỷ qua, xẻ non lấp biển nổi, nhưng một cơ ngơi chỉ vài ngàn mét vuông tại quận Đống Đa Hà Nội họ lại chẳng tự tay mình gầy dựng được, phải đi ‘ăn cướp’ của nhà DCCT- Hà Nội, vì sao?
***
Cộng sản chủ nghĩa = Suốt đời SAI với SỬA !
Cái chết của văn hào Nga Alexander Solzhenitsyn cách nay chưa lâu đã khiến tên tuổi, cuộc đời ông một lần nữa trở thành tâm điểm của báo chí. Cũng nhân dịp này, quyển tiểu thuyết “Quần đảo ngục tù” [1] nổi tiếng của ông đuợc nhiều người tìm đọc. Với người dân Sàigòn và người miền nam, tác phẩm này chẳng phải lạ vì nó đã được dịch sang tiếng Việt và xuất bản khoảng một năm trước khi thành phố này rơi vào tay cộng sản 4/1975. Tuy nhiên với đại đa số, cảm xúc thưởng ngoạn khi ấy có khi chỉ là chuyện “cưỡi ngựa xem hoa” bởi đã có mấy ai từng biết một xã hội cộng sản thực sự nó ra làm sao?
Nay sau hơn ¼ thế kỷ với biết bao biến cố đau buồn xảy đến cho đất nước, do các chính những “đồng chí” miền Bắc ruột thịt XHCN của mình gây nên, có lẽ nay là dịp thuận tiện để mọi người xem lại tác phẩm này thêm lần nữa. Đặc biệt là với những ai từng là nạn nhân của họ trong các nhà tù VN sau 1975.
Đọc để chiêm nghiệm xem ‘Gulag’ của thời Xô-Viết và trại ‘học tập cải tạo’ thời Việt cộng có gì khác nhau? Và để thấm thía những điều mình đã và đang phải gánh chịu dưới ách cai trị của họ…
Như đoạn A.Solzhenitsyn tả lại cảnh, mà theo ngôn từ cộng sản ngày nay là bảo ‘diễn tiến hòa bình’, những kẻ đã từng đày đọa ông nhưng rồi cũng vẫn những ‘khuôn mặt mốc’ ấy, đã có lúc quay sang xin làm hòa, như sau:
“Những bàn tay mới đây còn nắm cứng tay chúng tôi để xiết còng cho chặt thêm… chính những bàn tay ấy giờ đây chìa ra hoà giải: “Thôi dĩ vãng đã qua để nó qua luôn… gợi nhớ làm chi? Cứ nhìn về quá khứ hoài dám mất một mắt!...”
Chúa ơi! sao mà nó giống y chang như những lời “mật ngọt chết ruồi” như cái nghị quyết 36/NQ-TW của đảng CSVN gần đây kêu mọi người “hòa giải – hòa hợp dân tộc”, tất nhiên đối tượng quan trọng bậc nhất với họ không ai khác ngoài “khúc ruột vạn dặm” đang lang thang ở khắp các chân trời góc biển, để hằng năm những ‘khúc ruột vàng’ ấy lại chắt chiu gởi về cho họ quản lý hộ những vài tỷ USD!
Tất nhiên những ‘ông bạn’ Xô-Viết tốt bụng kia đã bị A.Solzhenitsyn dạy cho bài học nhớ đời “…Đồng ý. Tuy nhiên tục ngữ đất nước chúng tôi lại có câu: “Có quá khứ mà quên đi là mù cả hai mắt” . (trích “Quần đảo ngục tù” – talawas)
A.Solzhenitsyn nói hoàn toàn có lý, đấy chỉ là sự dối trá và trốn tránh trách nhiệm!
Quá khứ đúng là có nhiều cái không thể thay đổi vì đã quá muộn. Những cái chết oan trái, những quãng đời bị mất vì ảo tưởng về một thứ thiên đường phi hiện thực “làm theo khả năng mà lại được hưởng theo nhu cầu” .
Nhưng không phải mọi thứ đều hoàn toàn bất di bất dịch.
Tài sản tư hữu các loại bao gồm đất đai, nhà cửa, phương tiện sinh sống hoạt động của dân chúng và các tổ chức từ thiện, tôn giáo từng bị tịch thu nhân danh các loại chính sách cải cách ruộng đất, đánh tư sản, tập đoàn hợp tác hóa nông nghiệp v.v… những tài vật ấy vẫn còn đang sờ sờ ra đó.
Trong lúc nhắn nhủ mọi người “quên đi quá khứ nhìn về tương lai tốt đẹp” và tảng lờ những sự mất mát đã gây ra cho họ, thì nhà nước VN lại rất nhớ dai chuyện đi đòi nước Mỹ bồi thường chiến tranh qua vụ kiện Dioxin. Sao lại có chuyện ‘quên’ lạ đời như vậy?
Hậu quả của việc cướp bóc ấy, cũng như Dioxin đã từng gây nên bao nỗi đau cho hàng triệu nạn nhân. Tuy đã có những lời bóng gió “nhận khuyết điểm, rút kinh nghiệm…” sai lầm này lệch hướng nọ từ họ, nhưng lại tuyệt đối không bao giờ nhắc đến việc trả lại toàn bộ hay một phần những từng tài sản chiếm đoạt của người khác.
Ngày nay cả thế giới đều ngả nón nghiêng mình trước ‘tưọng đài’ Alexander Solzhenitsyn, nên nếu có nạn nhân cộng sản nào cương quyết đòi hỏi phải làm đúng theo câu “Có quá khứ mà quên đi là mù cả hai mắt” của ông, chẳng ai dám chê trách họ ‘thù dai’ hay ‘tham vật chất’ cả mà mọi người cũng hiểu đó là những đòi hỏi vì lẽ phải.
Tha thứ cho những người chủ trương lẩn trốn trách nhiệm, nào có khác gì người nghèo “ki cóp” thắt lưng buộc bụng đem tiền đi giúp kẻ bất lương?
Mấy năm qua, nhiều “ông lớn” từng gieo tội ác khắp nơi như Augusto Pinochet, Saddam Hussein, Slobodan Milosevic, Polpot và mới gần đây nhất là sát thủ chủng tộc Radovan Karadzic lần lượt bị “lôi cổ” ra trước vành móng ngựa, để trả lời về những hành vi tàn ác của họ với đồng loại trước kia. Cùng lúc đó là việc quốc hội Châu Âu ban hành Nghị Quyết 1481 [2] và một loạt các Ðài Kỷ Niệm Nạn Nhân Cộng Sản [3] được dựng lên tại nhiều quốc gia Âu Mỹ cho thấy, những toan tính độc tài chính trị chẳng những đã hết thời mà đã đến lúc những kẻ ác bắt đầu bị thế giới lôi ra “tính sổ”.
Nếu không làm thế thì thật bất công!
Kẻ từng gây đau thương người khác, tên tuổi vẫn cứ ‘tung tăng’ thậm chí còn được ca tụng như những anh hùng có công với dân tộc, trong khi nạn nhân của họ thì lại phải sống chết lang thang vất vưởng đâu đó!
“Cướp bóc” là bản chất của chế độ!
Đây không phải là sự gán ghép vô cớ, mà được trích dẫn từ chính những tài liệu giáo khoa, lịch sử do chính họ biên soạn, để giảng dạy trong trường học bấy lâu.
Trong Sách Văn Học 11 (tập I - NXB Giáo Dục 2000), tác giả Nam Cao có đoạn: “Năm 1943 Nam Cao tham gia Hội Văn hóa cứu quốc do Đảng Cộng sản tổ chức và lãnh đạo. Bị khủng bố gắt gao, ông về hẳn làng quê rồi tham gia cướp chính quyền ở địa phương và được bầu làm chủ tịch đầu tiên ở xã” (trang 196-197).
Chỉ cách đây mới 3 năm thôi, tờ báo TS số 201 ra ngày thứ năm, 1-9-2005, trong bài “Chết tự do hơn sống nô lệ!” kỳ 5 của tác giả Vũ Bình - Thế Anh có đoạn: “Có một địa danh ở Nam bộ cướp chính quyền thành công vào đêm 22-8-1945 trước cả Sài Gòn”.
Trên đây mới chỉ là hai đoạn ngắn được trích dẫn từ bài viết nhan đề “Không nên dùng cụm từ cướp chính quyền” trên đăng trên Vietbao [4] (số ngày Thứ bảy, 08 Tháng mười 2005).
Không còn như cái thời xa xưa ‘ăn lông ở lỗ’ trước kia, gần đây nhờ ‘đổi mới’ được gần gũi với thế giới văn minh, họ mới chợt nhận ra cái nguồn gốc tưởng rất đỗi tự hào kia, hoá ra không giống thiên hạ chút nào. Do chưa hề được dân chúng bầu cử một cách đàng hoàng tử tế bao giờ.
Với một chế độ lai lịch gốc gác chẳng được đàng hoàng như vậy. Bản chất lại rất ưa dựa vào bạo lực để giải quyết mọi mâu thuẫn, sau khi họ đánh đuổi hết ngoại bang Pháp, Nhật, Mỹ… ra khỏi bờ cõi, thì kẻ thù tiếp theo còn ai khác vào đây, nếu không phải là chính đồng bào ruột thịt của mình?
Tội ác cộng sản thời Việt Minh ngoài Bắc vì chỉ được nghe qua lời kể của ông bà cha mẹ, không thấy không biết nên chỉ xin nói đến chuyện cướp bóc của họ ở Sàigòn. Theo tôi ý định cướp bóc ấy nơi đây đã hình thành trong đầu các ông Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm văn Đồng kể từ ngày 1/5/1975, lần đầu tiên họ có mặt tại Saìgòn duyệt binh mừng chiến thắng và đã tận mắt chứng kiến sự hoa lệ của một thành phố từng mệnh danh là “Hòn Ngọc Viễn Đông” này ra sao?
Có hai lý do có thể lý giải việc cướp bóc này:
1./ Tập tục “chiến lợi phẩm”
Ai cũng biết có một việc quan trọng mà mọi đội quân chiến thắng xưa nay đều không được phép quên, đó là “chiến lợi phẩm”. Chuyện này từ lâu đã trở thành qui luật, công khai hoặc âm thầm bên thắng sẽ thực hiện sau cuộc chiến.
Khoảng 200 năm trước công nguyên khi nhà Hán (TQ) đầu hàng quân Hung Nô phương Bắc, kết quả “chiến lợi phẩm” là hằng năm TQ phải triều cống tơ lụa, rượu, gạo thậm chí cả cung tần mỹ nữ suốt nhiều năm sau đó. Thời đế quốc La Mã đầu công nguyên chiến lợi phẩm dành cho đại đế César ngoài nhân lực vật lực nước Ai Cập bại trận, còn có khi cả là chính nữ hoàng Cléopatre của xứ này cũng là ‘hàng’ chiến lợi phẩm.
Đến thời nguyên tử, khi quân đồng minh tiến chiếm Berlin, thì loại “chiến lợi phẩm” ưu tiên hàng đầu của người Mỹ không còn là những tài vật tầm thường nữa, mà là bộ óc của các khoa học gia Đức, những người đã chế tạo ra hỏa tiễn V1, V2 bắn sang tới tận London thời ấy. Trong đó tất nhiên không thể quên cái tên Albert Einstein nhà bác học nguyên tử, và là tác giả của thuyết tương đối.
Vì những tập tục có từ lâu đời ấy, chẳng có lý do gì để xem chính quyền Bắc Việt thời ấy là trường hợp ‘thánh sống’ ngoại lệ. Càng khó tin hơn bởi họ lại thuộc “trường phái” tôn thờ duy vật chủ nghĩa, sẵn ‘gen’ cướp bóc thời cải cách ruộng đất trong người, trước những trù phú vượt trội về kinh tế của dân chúng miền Nam, lại đang quá nghèo khổ thiếu thốn đủ thứ, không nảy sinh lòng tham là chuyện rất khó tin.
2./Luật cân bằng trong xã hội:
Miền Bắc thời ấy nghèo, rất nghèo so với miền Nam là điều ai cũng biết. Sự chênh lệch giàu nghèo giữa hai miền cũng giống như hai mực nước cao thấp khác nhau được ngăn cách bởi một con đê. Nếu con đê ấy vỡ thì sự cân bằng nước sẽ xảy ra đúng theo qui luật trọng trường, nước từ nơi cao sẽ tràn xuống chỗ thấp, cho đến khi cân bằng.
Xã hội loài người có vô số điều buộc phải tuân theo những qui luật tự nhiên nếu muốn tồn tại. Bằng chứng hiện diện của sự tự cân bằng này có thể thấy qua những cuộc di dân kinh tế thường diễn ra trong mọi quốc gia. (bởi vậy mới có câu “đất lành chim đậu”)
Tuy nhiên trường hợp cân bằng vì “vỡ đê” xảy ra trong các quốc gia đã từng bị chia cắt vì lý do chính trị trước đó là rất đáng lưu tâm. Bởi ngoài chuyện chênh lệch về mức sống giữa họ còn có rất nhiều vấn đề đối nghịch khác, có thể sẽ rất nghiêm trọng, vì là kẻ thù của nhau một thời.
Và bài học liên quan đến việc này, có thể tìm thấy qua hai hình ảnh hoàn toàn trái ngược nhau giữa nước Đức và Việt Nam diễn ra mấy thập niên trước.
Khi bức tường Bá Linh bị sụp đổ năm 1989, nước Đức thống nhất. Bên chiến thắng là một Tây Đức giàu có nhờ vậy việc cân bằng giàu nghèo giữa Đông & Tây đã diễn ra trong sự kiểm soát của chính phủ Helmut Kohl. Trong thực tế là người dân Tây Đức nhiều năm liền suốt thập niên 90, đã phải san sẻ bớt thu nhập của họ để gánh chịu hậu quả nghèo đói của một Đông Đức gần như kiệt quệ lúc ấy. Cũng chính vì sự gánh chịu này mà chính phủ Helmut Kohl sau đó đã phải thất bại trong cuộc tranh cử diễn ra gần chục năm sau (1998), khi mức sống dân chúng Tây Đức bị xuống dốc quá nhiều so với trước kia khiến họ “chán ngán” ông Kohl.
Dẫu sao với dân tộc Đức được như vậy đã là quá may mắn, bởi mọi chuyện diễn ra trong tử tế và ngày nay sự chênh lệch về mức sống giữa hai miền Đông Tây không còn nhiều cách biệt. Chẳng may như họ, dân VN vốn đã nhiều khổ đau, lại thêm lần nữa chịu bất hạnh trong chuyện cân bằng này.
Bởi với kẻ chiến thắng miền Bắc chẳng những họ đã quá nghèo khổ, lại là một chính thể cộng sản vốn ưa giải quyết mọi tồn tại mâu thuẫn bằng bạo lực. Mà ngay từ khi mới lập nước VNDCCH với chiến dịch “cải cách ruộng đất” để gọi là xóa bỏ bất công ở nông thôn, họ đã gây ra bao tội ác trong xã hội.
Vì vậy sự san bằng cách biệt giàu nghèo giữa hai miền chắc chắn sẽ không thể còn con đường nào khác ngoài chuyện đi “ăn cướp” của cải của dân chúng miền Nam. Phương tiện sản xuất, hàng hoá, nguyên vật, tài sản riêng của tư nhân cho đến đất đai nhà cửa v.v… tất cả đều lọt trong ‘tầm ngắm’ và đã thực hiện việc này dưới danh nghĩa “đánh tư sản mại bản” ở các đô thị và vùng nông thôn là phong trào hợp tác hóa nông nghiệp.
Họ đã cướp của miền Nam những gì?
Tất nhiên cái quí nhất là sự tự do.
Lục lọi lại ký ức những gì đã làm thay đổi bộ mặt Sàigòn thời ấy có thể liên quan đến chiến dịch tịch thu “chiến lợi phẩm” miền Nam, tôi chợt nhớ có một chi tiết nhỏ đó là không hiểu sao nhiều ngả đường Sàigòn về đêm bỗng dần dần trở nên tối khác thường mà không hẳn do bị cúp điện. Ai từng sống dưới chế độ Sàigòn chắc còn nhớ, vì lý do an ninh tất cả các đèn chiếu sáng nội ô về đêm đều dùng loại đèn cao áp thủy ngân do Mỹ sản xuất, loại đèn này tạo ra một loại ánh sáng trắng đêm trông vẫn rõ chẳng thua gì ngày.
Sau này tôi mới nghe có người bảo cảm giác ảm đạm ấy họ cũng nhận ra vì nghe nói bóng thủy ngân “bị hư” nhiều (hư cùng lúc thế mới lạ?) nên phải thay bằng đèn sợi tungsten. Những chiếc “đèn hư” kia đã được chuyển ra gắn ở thủ đô Hà Nội, một số được đem gắn chung quanh lăng ông Hồ gọi là quà của dân chúng miền Nam “biếu” bác!?
Những chiếc đèn thủy ngân trên chỉ là việc nhỏ, vụ lớn hơn mà cho đến nay vẫn còn nhiều khuất tất đó chính là chuyện 16 tấn vàng!
Tháng 4/2006, đồng loạt hai tờ báo lớn là Tuổi Trẻ và VietnamNet khởi đăng loạt phóng sự 4 kỳ về “Câu chuyện 16 tấn vàng tháng 4-1975” [5] đúng vào lúc đang diễn ra đại hội đảng X và lạ hơn nữa là mục đích của loạt phóng sự ấy như chỉ để khẳng định rằng vàng còn ở tại SG sau 30/4/75.
Vậy chẳng lẽ mấy tờ báo đảng ấy lại dư hơi đi thanh minh dùm cho ông TT Thiệu vì trước đó không lâu, trên BBC website có nêu nghi vấn chung quanh chuyện này?
Chắc chắn là không bao giờ có chuyện đó mà đằng sau loạt phóng sự ấy là cả một thế trận đang tranh giành quyền lực giữa các bên khi diễn ra đại hội đảng. Nhân dịp tình cờ BBC khơi mào có người đã biết nắm lấy cơ hội bắn tin cho hai ông “chúa” Đỗ Mười, Lê Đức Anh đang núp sau lưng giật dây rằng “bọn tao biết hết bí mật của chúng mày về vụ chia nhau ăn cướp 16 tấn vàng này đấy, hãy liệu hồn!” .
Vậy sự thật về số phận 16 tấn vàng ấy ra sao?
Theo “lời trăn trối” của cố TBT Nguyễn Văn Linh với một cán bộ thân tín ở Đà Lạt thì Hà Nội đã cho chuyển ra Bắc ngay trong năm 1975 và sau đó đã bị bộ chính trị đảng CSVN xử “tùng xẻo” và tất nhiên hai nhân vật còn sống sót hiện nay (8/2008) là Đỗ Mười và Lê Đức Anh cũng đã tham gia. Ông NVL ngày ấy mới chỉ là quan chức cấp địa phương tại Sàigòn thấy họ mang đi chẳng có quyền ngăn cản. Đến khi lên làm bí thư có quyền hỏi về chuyện này thì mới biết nó đã “bốc hơi” từ lâu rồi.
Liệu có phải vì ‘hụt ăn’ nên ông mới tiết lộ ra tình tiết câu chuyện thuộc vào loại ‘thâm cung bí sử’ đối với dân chúng VN như vậy chăng?.
Chưa thỏa mãn với số chiến lợi phẩm 16 tấn vàng họ cho là còn ít ỏi, các chiến dịch X1, X2 tức hai lần đánh tư sản mại bản vào các năm 76-78 mới thật sự là chuyện công khai cướp bóc tài sản dân miền Nam. Kế hoạch này được triển khai cùng lúc với việc ưu tiên hoàn thành sớm tuyến đường sắt nối liền Bắc Nam vào cuối năm 1976 để phục vụ việc di chuyển những chiến lợi phẩm ấy ra Bắc. Cả hai chiến dịch diễn ấy đã ra rất qui mô và bất ngờ huy động tất cả công nhân viên các cơ quan nhà nước trên địa bàn thành phố tham gia vì phường quận lo không xuể.
Nhà một người bạn của tôi trên đường Phó Đức Chính - Q1 là khu bán phụ tùng xe và dụng cụ cơ khí, tất cả các cửa hàng đều bị họ lên danh sách từ hồi nào chẳng biết, đến giờ “G” (khoảng 3 giờ chiều) bà con đang buôn bán bỗng dưng nhiều xe cam nhông chở người từ đâu đến đồng loạt ập vào từng nhà theo từng nhóm đã được phân công theo địa chỉ.
Họ đọc lệnh và sau đó niêm phong không chỉ hàng hóa mà cả đến tủ trên lầu những chỗ bị nghi là chứa tiền vàng họ cũng đều niêm phong hết. Sau đó họ cắt cử 4 người canh gác một nhà 24/24 “nội bất xuất ngoại bất nhập” chuyện cơm nước đã có địa phương lo, ròng rã hàng tháng trời sau mới rút đi cùng với tất cả hàng hóa tài sản của chủ nhà. Người Hoa Chợ Lớn bị hại nhiều nhất.
Cả hai vụ ‘ăn cướp’ này đã được chuẩn bị rất chu đáo đến mức ngay cả đến những người thừa hành hầu hết là CB-CNV chỉ được biết trước đó khoảng chưa đầy 1 giờ. Nhiều người kể lại họ đang làm việc thì được lệnh họp toàn cơ quan nghe phổ biến và ngay sau đó lên xe đến hiện trường.
Thay lời kết
Ngày xưa quân Hung Nô vốn có tiếng là tàn ác, đi đến đâu là cướp bóc tài sản, hãm hiếp phụ nữ đến đó. Nhưng là với ngoại bang, nhưng dưới thời cộng sản, nạn nhân chẳng phải ai khác mà lại là chính những người anh em ruột thịt miền Nam của họ.
Hai tội tàn ác ấy khác xa nhau lắm!
(Sàigòn, 1/9/2008, Bài viết dâng tặng tất cả những ai từng là nạn nhân cướp bóc dưới chế độ cộng sản ở VN.)
Tham khảo:
[1] http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=13932&rb=08
[2] http://assembly.coe.int/Mainf.asp?link=/Documents/AdoptedText/ta06/Eres1481.htm
[3] http://www.voanews.com/vietnamese/archive/2007-06/2007-06-12-voa39.cfm?CFID=21962780&CFTOKEN=69272845
[4] http://vietbao.vn/Trang-ban-doc/Khong-nen-dung-cum-tu-cuop-chinh-quyen/40102069/478/
[5] http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=134622&ChannelID=20