VATICAN - Chúa nhựt tuần trước, Đức Thánh Cha đã chủ sự thánh lễ tại đền thánh Phaolô ngoại thành để khai mạc Thượng hội đồng Giám mục. Chúa nhựt hôm qua, tại quảng trường thánh Phêrô, ngài chủ sự thánh lễ phong thánh cho bốn chân phước. Chúa nhựt tuần tới, ngài sẽ đi hành hương kính viếng đền kinh Đức Mẹ Mân côi tại Pompei (gần Napoli). Đó là những sinh hoạt của đức Bênêđictô XVI có liên quan không ít đến cuộc họp các Giám mục bàn về Lời Chúa trong đời sống Giáo hội.
Khác với vị tiền nhiệm, đức đương kim giáo hoàng chỉ chủ toạ các lễ nghi phong thánh, và uỷ việc phong chân phước cho Bộ Trưởng Bộ phong thánh. Vì thế các lễ nghi phong thánh mang tính cách đặc biệt, thường chỉ diễn ra mỗi năm một lần. Hôm qua là lần thứ năm của triều đại này, dành cho 4 chân phước là linh mục Gaetano Errico (người Ý), nữ tu Maria Bernarda Butler (người Thụy sĩ), nữ tu Alfonsa Đức Mẹ Vô nhiễm (người Ấn), Narcisa de Jesus Martillo Morán (giáo dân người Ecuador). Như vậy bốn vị tân hiển thánh thuộc bốn quốc tịch khác nhau. Điều lôi kéo chú ý hơn cả là chị Alfonsa bởi vì là người đầu tiên của Giáo hội Ấn độ được phong thánh. Không lạ gì mà trong số non 40 ngàn người tham dự thánh lễ, có đến 7 ngàn tín hữu từ Ấn độ đến, vào thời điểm khó khăn cho việc sống đạo tại nước này.
Thánh nữ Alfonsa, (tên gọi trong gia đình là Anna Muttathupadathu), sinh ngày 19-8-1910 tại Kudamaloor, (bang Kerala). Mồ côi mẹ khi mới chào đời được 3 tháng, em sống với ông bà ngoại. Năm lên 18 tuổi, cô xin gia nhập dòng các nữ tu Clara và nhận tên dòng là Alfonsa. Vì điều kiện sức khoẻ yếu ớt, các bề trên có lúc đã muốn cho chị hồi tục nhưng chị đã quyết tâm theo đuổi ơn gọi. Sau khi vượt qua nhiều khó khăn, chị đã khấn trọn đời ngày 12-8-1936. Chị đã coi cuộc đời của mình như một hiến lễ, dâng tất cả mọi đau khổ cho Thánh Tâm Chúa Giêsu. Chị đã kết liễu cuộc đời nhiều đau đớn bệnh tật ngày 28-7-1946, khi chưa tròn 36 tuổi. Mộ của chị trở nên điểm hành hương của rất nhiều tín hữu. Chị được phong chân phước ngày 8/2/1986.
Cùng chia sẻ tinh thần Phansinh là chị Maria Bernarda Bütler, sinh tại Auw (Thuỵ sĩ) ngày 28-5-1848. Khi 19 tuổi chị xin nhập nữ đan viện Phansinh. Năm 1888, cùng với 6 đồng bạn, chị sang truyền giáo tại nước Ecuador, tại đây, chị lập dòng các nữ tu Phan sinh Thừa sai Đức Mẹ Phù hộ, với mục tiêu là truyền bá Nước Chúa qua những công tác từ thiện. Bảy năm sau, vì xảy ra cuộc bắt đạo tại Ecuador, chị đã di chuyển sang nước Colombia, và hoạt động tại Cartagena trong vòng 29 năm trời, và qua đời năm 1924, hưởng thọ 76 tuổi.
Thánh nữ Narcisa de Jesús Martillo Morán (1832-1869) là một thiếu nữ Ecuador, sinh tại Nobol (giáo phận Guayaquil), là người thứ 6 trong một gia đình 9 người con. Mồ côi mẹ lúc còn nhỏ, Narcisa làm những công việc nội trợ. Khi 20 tuổi, vì muốn đi kiếm cha linh hướng, chị lên Guayaquil. Chị làm quen với cha Pedro Gual, dòng Phanxicô, và cha thu xếp cho chị vào ở trong một tu viện ở Lima (Peru). Chị sống cuộc đời đơn sơ, giúp đỡ những người nghèo khổ bệnh tật. Chị muốn diễn lại cuộc khổ nạn của Chúa Kitô trong cuộc đời của mình, qua những khổ hình trên thân xác. Chị dâng những đau khổ của mình để cầu nguyện cho công đồng Vaticanô I, và chị qua đời vào chính ngày khai mạc.
Đứng đầu danh sách bốn vị tân hiển thánh hôm qua là cha Gaetano Errico, sinh tại Secondigliano, ở ngoại ô Napoli ngày 19-10-1791 và qua đời tại đây ngày 29-10-1860. Là một con người thông minh, anh chọn con đường phục vụ người nghèo, thay vì theo đuổi nghiệp trí thức. Cha đã dấn thân phục vụ các bệnh nhân đến giai đoạn cuối đời cũng như các tù nhân, để đem lại niềm an ủi cho họ. Nét nổi bật trong đời linh mục của cha là tác vụ giải tội. Cha cũng lập một hội dòng thừa sai mang danh hiệu kính Trái tim Chúa Giêsu và Mẹ Maria.
Lễ phong thánh đã diễn ra dưới bầu trời nắng đẹp mùa thu. Thánh lễ bắt đầu từ 10 giờ và kết thúc lúc 12 giờ 15 khi Đức Thánh Cha gửi lời chào thăm các phái đoàn hành hương, đặc biệt là từ Ấn độ, Thuỵ sĩ, Colombia, Ecuador. Các lời nguyện và bài đọc Sách Thánh được trích từ chúa nhựt 28 thường niên. Trong bài giảng, Đức Bênêđictô XVI nêu bật ý tưởng chính là lời mời gọi tham dự tiệc cưới. Tiệc cưới là một hình ảnh diễn tả niềm hân hoan vì được tham dự vào giao ước tình yêu giữa Thiên Chúa và dân của Ngài. Các ngôn sứ trong Cựu ước đã không ngừng hướng tâm hồn của các tín hữu Israel hướng đến giao ước vĩnh cửu đó. Giữa những thử thách và khó khăn khiến cho dân Israel thối chí nản lòng, ngôn sứ Isaia kêu gọi họ hãy hy vọng vào tình thương và lòng trung tín của Thiên Chúa với lời hứa, một niềm hy vọng bộc phát thành niềm vui.
Đàng khác, nếu bài đọc Một đề cao lòng lân tuất của Thiên Chúa, thì bài Phúc âm mời gọi chúng ta hãy nghĩ đến việc đáp trả về phía con người. Thực vậy, nhiều người được mời đã tìm cách để khước từ, thậm chí họ còn khinh miệt lời mời khiến cho nhà vua tức giận. Tuy nhiên,, nhà vua không thất vọng; ông đã sai gia nhân đi mời những người khác để cho đầy phòng tiệc. Đây là điều kỳ diệu của mầu nhiệm Vượt qua: sự dữ đã bị khuất phục bởi tình thương vô biên của Thiên Chúa. Đức Kitô phục sinh đã mời gọi tất cả mọi người đến dự bàn tiệc của niềm vui cánh chung, và chính Người đã cung cấp cho họ tấm áo cưới, biểu tượng của ơn thánh sủng.
Tuy nhiên, lòng quảng đại của Thiên Chúa cần được con người tự tình đáp trả. Đây là con đường mà các vị thánh đã đi qua. Các ngài đã lãnh nhận tấm áo cưói của ơn thánh sủng vào lúc rửa tội, các ngài đã giữ gìn nó được tinh tuyền, hoặc là thanh luyện nó và tăng thêm vẻ đẹp nhờ các bí tích. Giờ đây các ngài được tham dự vào tiệc cưới trên trời. Còn chúng ta được tham dự bàn tiệc đó qua bí tích Thánh Thể, và chúng ta được Chúa Giêsu mời mỗi ngày với tấm áo cưới của ân sủng. Lỡ tấm áo đó đã bị nhơ bẩn hoặc rách nát, thì Thiên Chúa nhân lành không xua đuổi chúng ta, nhưng ban cho chúng ta bí tích Giao hoà để có cơ hội khôi phục sự nguyên tuyền của áo cưới.
Đến đây, Đức Thánh Cha đã áp dụng Lời Chúa vào cuộc đời của các vị tân hiển thánh. Thánh Gaetano là một gương mẫu của một linh mục phân phát lòng lân tuất của Thiên Chúa qua bí tích giải tội, giúp cho tha nhân tìm lại được chính mình, chống trả tội lỗi, và tiến triển trên đường tâm linh. Thánh Maria Bernarda đã cảm nghiệm tình thương của Thiên Chúa, và tình thương này đã thúc đẩy chị sang truyền giáo ở châu Mỹ, nhằm giúp chuẩn bị cho dân cư tại đây đến tham dự bữa tiệc của Chúa. Chính chị đã lấy sức mạnh từ bí tích Thánh Thể để đương đầu với mọi nghịch cảnh, kể cả cảnh chịu lưu đày. Thánh Alfonsa, vị thánh đầu tiên của Ấn-độ, đã trải qua cuộc đời đầy đau khổ, nhưng chị thâm tín rằng thập giá là phương tiện chính yếu để được nhận vào bàn tiệc thiên quốc. Chị viết rằng: ngày nào mà tôi không chịu đau khổ thi coi như là một ngày vô vị”. Thánh Narcisa trưng bày cho chúng ta mẫu gương của sự đáp trả lời lời tiếng Chúa mời gọi: ngay từ khi còn bé, vào hôm lãnh bí tích Thêm sức, chị đã nghe thấy tiếng gọi hãy sống thánh thiện và tận hiến. Chị tìm hết cách để đáp trả tiếng gọi đó, nhờ sự giúp đỡ của cha linh hướng. Chị cho chúng ta thấy rằng mình có thể sống tình yêu ở mức cao độ qua việc chu toàn những công việc bổn phận hàng ngày.
Trong những lời chào các phái đoàn vào lúc cuối lễ, Đức Thánh Cha đã ngỏ lời đặc biệt đến phái đoàn Ấn độ: ngài mời gọi họ hãy tạ ơn Thiên Chúa vì vị thánh tiên khởi của quốc gia, và hứa cầu nguyện cho họ trong thời buổi khó khăn này, và không quên kêu gọi chấm dứt những hành vi bạo hành đối với Kitô hữu.
Khác với vị tiền nhiệm, đức đương kim giáo hoàng chỉ chủ toạ các lễ nghi phong thánh, và uỷ việc phong chân phước cho Bộ Trưởng Bộ phong thánh. Vì thế các lễ nghi phong thánh mang tính cách đặc biệt, thường chỉ diễn ra mỗi năm một lần. Hôm qua là lần thứ năm của triều đại này, dành cho 4 chân phước là linh mục Gaetano Errico (người Ý), nữ tu Maria Bernarda Butler (người Thụy sĩ), nữ tu Alfonsa Đức Mẹ Vô nhiễm (người Ấn), Narcisa de Jesus Martillo Morán (giáo dân người Ecuador). Như vậy bốn vị tân hiển thánh thuộc bốn quốc tịch khác nhau. Điều lôi kéo chú ý hơn cả là chị Alfonsa bởi vì là người đầu tiên của Giáo hội Ấn độ được phong thánh. Không lạ gì mà trong số non 40 ngàn người tham dự thánh lễ, có đến 7 ngàn tín hữu từ Ấn độ đến, vào thời điểm khó khăn cho việc sống đạo tại nước này.
Thánh nữ Alfonsa, (tên gọi trong gia đình là Anna Muttathupadathu), sinh ngày 19-8-1910 tại Kudamaloor, (bang Kerala). Mồ côi mẹ khi mới chào đời được 3 tháng, em sống với ông bà ngoại. Năm lên 18 tuổi, cô xin gia nhập dòng các nữ tu Clara và nhận tên dòng là Alfonsa. Vì điều kiện sức khoẻ yếu ớt, các bề trên có lúc đã muốn cho chị hồi tục nhưng chị đã quyết tâm theo đuổi ơn gọi. Sau khi vượt qua nhiều khó khăn, chị đã khấn trọn đời ngày 12-8-1936. Chị đã coi cuộc đời của mình như một hiến lễ, dâng tất cả mọi đau khổ cho Thánh Tâm Chúa Giêsu. Chị đã kết liễu cuộc đời nhiều đau đớn bệnh tật ngày 28-7-1946, khi chưa tròn 36 tuổi. Mộ của chị trở nên điểm hành hương của rất nhiều tín hữu. Chị được phong chân phước ngày 8/2/1986.
Cùng chia sẻ tinh thần Phansinh là chị Maria Bernarda Bütler, sinh tại Auw (Thuỵ sĩ) ngày 28-5-1848. Khi 19 tuổi chị xin nhập nữ đan viện Phansinh. Năm 1888, cùng với 6 đồng bạn, chị sang truyền giáo tại nước Ecuador, tại đây, chị lập dòng các nữ tu Phan sinh Thừa sai Đức Mẹ Phù hộ, với mục tiêu là truyền bá Nước Chúa qua những công tác từ thiện. Bảy năm sau, vì xảy ra cuộc bắt đạo tại Ecuador, chị đã di chuyển sang nước Colombia, và hoạt động tại Cartagena trong vòng 29 năm trời, và qua đời năm 1924, hưởng thọ 76 tuổi.
Thánh nữ Narcisa de Jesús Martillo Morán (1832-1869) là một thiếu nữ Ecuador, sinh tại Nobol (giáo phận Guayaquil), là người thứ 6 trong một gia đình 9 người con. Mồ côi mẹ lúc còn nhỏ, Narcisa làm những công việc nội trợ. Khi 20 tuổi, vì muốn đi kiếm cha linh hướng, chị lên Guayaquil. Chị làm quen với cha Pedro Gual, dòng Phanxicô, và cha thu xếp cho chị vào ở trong một tu viện ở Lima (Peru). Chị sống cuộc đời đơn sơ, giúp đỡ những người nghèo khổ bệnh tật. Chị muốn diễn lại cuộc khổ nạn của Chúa Kitô trong cuộc đời của mình, qua những khổ hình trên thân xác. Chị dâng những đau khổ của mình để cầu nguyện cho công đồng Vaticanô I, và chị qua đời vào chính ngày khai mạc.
Đứng đầu danh sách bốn vị tân hiển thánh hôm qua là cha Gaetano Errico, sinh tại Secondigliano, ở ngoại ô Napoli ngày 19-10-1791 và qua đời tại đây ngày 29-10-1860. Là một con người thông minh, anh chọn con đường phục vụ người nghèo, thay vì theo đuổi nghiệp trí thức. Cha đã dấn thân phục vụ các bệnh nhân đến giai đoạn cuối đời cũng như các tù nhân, để đem lại niềm an ủi cho họ. Nét nổi bật trong đời linh mục của cha là tác vụ giải tội. Cha cũng lập một hội dòng thừa sai mang danh hiệu kính Trái tim Chúa Giêsu và Mẹ Maria.
Lễ phong thánh đã diễn ra dưới bầu trời nắng đẹp mùa thu. Thánh lễ bắt đầu từ 10 giờ và kết thúc lúc 12 giờ 15 khi Đức Thánh Cha gửi lời chào thăm các phái đoàn hành hương, đặc biệt là từ Ấn độ, Thuỵ sĩ, Colombia, Ecuador. Các lời nguyện và bài đọc Sách Thánh được trích từ chúa nhựt 28 thường niên. Trong bài giảng, Đức Bênêđictô XVI nêu bật ý tưởng chính là lời mời gọi tham dự tiệc cưới. Tiệc cưới là một hình ảnh diễn tả niềm hân hoan vì được tham dự vào giao ước tình yêu giữa Thiên Chúa và dân của Ngài. Các ngôn sứ trong Cựu ước đã không ngừng hướng tâm hồn của các tín hữu Israel hướng đến giao ước vĩnh cửu đó. Giữa những thử thách và khó khăn khiến cho dân Israel thối chí nản lòng, ngôn sứ Isaia kêu gọi họ hãy hy vọng vào tình thương và lòng trung tín của Thiên Chúa với lời hứa, một niềm hy vọng bộc phát thành niềm vui.
Đàng khác, nếu bài đọc Một đề cao lòng lân tuất của Thiên Chúa, thì bài Phúc âm mời gọi chúng ta hãy nghĩ đến việc đáp trả về phía con người. Thực vậy, nhiều người được mời đã tìm cách để khước từ, thậm chí họ còn khinh miệt lời mời khiến cho nhà vua tức giận. Tuy nhiên,, nhà vua không thất vọng; ông đã sai gia nhân đi mời những người khác để cho đầy phòng tiệc. Đây là điều kỳ diệu của mầu nhiệm Vượt qua: sự dữ đã bị khuất phục bởi tình thương vô biên của Thiên Chúa. Đức Kitô phục sinh đã mời gọi tất cả mọi người đến dự bàn tiệc của niềm vui cánh chung, và chính Người đã cung cấp cho họ tấm áo cưới, biểu tượng của ơn thánh sủng.
Tuy nhiên, lòng quảng đại của Thiên Chúa cần được con người tự tình đáp trả. Đây là con đường mà các vị thánh đã đi qua. Các ngài đã lãnh nhận tấm áo cưói của ơn thánh sủng vào lúc rửa tội, các ngài đã giữ gìn nó được tinh tuyền, hoặc là thanh luyện nó và tăng thêm vẻ đẹp nhờ các bí tích. Giờ đây các ngài được tham dự vào tiệc cưới trên trời. Còn chúng ta được tham dự bàn tiệc đó qua bí tích Thánh Thể, và chúng ta được Chúa Giêsu mời mỗi ngày với tấm áo cưới của ân sủng. Lỡ tấm áo đó đã bị nhơ bẩn hoặc rách nát, thì Thiên Chúa nhân lành không xua đuổi chúng ta, nhưng ban cho chúng ta bí tích Giao hoà để có cơ hội khôi phục sự nguyên tuyền của áo cưới.
Đến đây, Đức Thánh Cha đã áp dụng Lời Chúa vào cuộc đời của các vị tân hiển thánh. Thánh Gaetano là một gương mẫu của một linh mục phân phát lòng lân tuất của Thiên Chúa qua bí tích giải tội, giúp cho tha nhân tìm lại được chính mình, chống trả tội lỗi, và tiến triển trên đường tâm linh. Thánh Maria Bernarda đã cảm nghiệm tình thương của Thiên Chúa, và tình thương này đã thúc đẩy chị sang truyền giáo ở châu Mỹ, nhằm giúp chuẩn bị cho dân cư tại đây đến tham dự bữa tiệc của Chúa. Chính chị đã lấy sức mạnh từ bí tích Thánh Thể để đương đầu với mọi nghịch cảnh, kể cả cảnh chịu lưu đày. Thánh Alfonsa, vị thánh đầu tiên của Ấn-độ, đã trải qua cuộc đời đầy đau khổ, nhưng chị thâm tín rằng thập giá là phương tiện chính yếu để được nhận vào bàn tiệc thiên quốc. Chị viết rằng: ngày nào mà tôi không chịu đau khổ thi coi như là một ngày vô vị”. Thánh Narcisa trưng bày cho chúng ta mẫu gương của sự đáp trả lời lời tiếng Chúa mời gọi: ngay từ khi còn bé, vào hôm lãnh bí tích Thêm sức, chị đã nghe thấy tiếng gọi hãy sống thánh thiện và tận hiến. Chị tìm hết cách để đáp trả tiếng gọi đó, nhờ sự giúp đỡ của cha linh hướng. Chị cho chúng ta thấy rằng mình có thể sống tình yêu ở mức cao độ qua việc chu toàn những công việc bổn phận hàng ngày.
Trong những lời chào các phái đoàn vào lúc cuối lễ, Đức Thánh Cha đã ngỏ lời đặc biệt đến phái đoàn Ấn độ: ngài mời gọi họ hãy tạ ơn Thiên Chúa vì vị thánh tiên khởi của quốc gia, và hứa cầu nguyện cho họ trong thời buổi khó khăn này, và không quên kêu gọi chấm dứt những hành vi bạo hành đối với Kitô hữu.