HỐ NAI - Sáng Chúa nhật mùng 09/11/2008, tại Đền Thánh Giáo Xứ Hải Dương, Hạt Hố Nai, GP.Xuân Lộc. Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên giám mục GP.Hải Phòng, chủ sự lễ đồng tế mừng kính bốn Thánh Tử Đạo Hải Dương, cùng có Cha Vicente Nguyễn Văn Hòa Bề trên giám tỉnh Dòng Thánh Thể Việt Nam và hơn 20 Cha. Đến dự lễ có Qúy Tu Sỹ nam nữ, các Ban hành giáo trong Hạt, các đoàn hội các giới, và rất đông cộng đoàn gần xa.
Hình ảnh Lễ Mừng
Cũng như hàng năm, chương trình lễ tổ chức bằng Tuần Tam Nhật mừng kính các Thánh Tử Đạo Hải Dương. Năm nay lễ khai mạc sáng thứ sáu được Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh Giám Mục GP.Xuân Lộc chủ sự lễ đồng tế, ngày thứ bẩy, Cha Bề trên giám tỉnh Dòng Thánh Thể chủ sự lễ đồng tế, và chiều chúa nhật lễ bế mạc dành cho giới trẻ với chương trình giao lưu diễn nguyện do Cha Giuse Trần Đình Long, Dòng Thánh Thể phụ trách, cùng các giờ chầu Thánh Thể và hôn kính xương Thánh trong suốt tuần Tam Nhật.
Bầu trời sáng chúa nhật hôm nay thật trong xanh mát dịu, nơi Đền Thánh Hải Dương, Lời Thánh Vịnh được cất lên vang xa từ tiếng hát của ca đoàn:”Ai gieo trong lệ sầu, sẽ gặt trong hân hoan, Lúc ra đi phải khóc than, vì công vất vả gieo hạt. Nhưng khi trở về, lòng hân hoan phấn khởi, vì sẽ ôm nặng nhiều bông lúa …” và đi giữa cộng đoàn lòng rộn ràng ngập tràn mừng vui, đoàn đồng tế rước Đức Cha tiến về Cung Thánh.
Bài giảng trong Thánh lễ, Đức Cha Giuse chia sẻ với cộng đoàn những tâm tình như sau:
Ông bà anh chị em rất thân mến !
Ngày mùng sáu tháng mười một vừa qua, cách đây vừa tròn ba ngày, trên mảnh đất đã đổ thắm máu đào của bốn Thánh Tử Đạo, tức là Đền Thánh Hải Dương. Gia đình Giáo Phận Hải Phòng đã tổ chức ngày hành hương truyền thống kính các Thánh Tử Đạo, đã có hơn bốn nghìn người từ các nẻo đường, dưới trời mưa gió của đầu mùa đông Miền Bắc. Và hôm nay tại Đền Thánh Hải Dương Miền Nam, chúng ta tham dự lễ tạ ơn Chúa và tôn vinh các bậc tiền nhân của chúng ta trong đức tin, đối với ông bà anh chị em gốc giáo phận Hải Phòng, tên gọi tỉnh Hải Dương trở nên thiêng liêng và quen thuộc, chính vì lẽ đó, mà sau biến cố di cư năm 1954, quý vị đã xây cất Đền Thánh Hải Dương tại quê hương mới, để tưởng nhớ về Giáo Phận Mẹ.
Vâng ! Đền Thánh Hải Dương Miền Bắc, đã là nơi hành hương của Giáo Phận Hải Phòng từ những năm 1930 của thế kỷ trước, ngôi Đền Thánh xây năm 1927 đã bị tàn phá trong chiến tranh vào năm 1967 và hiện nay vẫn còn là một nơi hoang tàn. Tòa giám mục Hải Phòng và giáo xứ Hải Dương đã và đang tiến hành những thủ tục cần thiết, trong chương trình tái thiết Đền Thánh, như một cử chỉ tôn vinh các bậc tiền nhân, và trong ngày hành hương mùng sáu tháng mười một vừa qua, thánh lễ đã được dâng tại nhà thờ xứ Hải Dương, sau thánh lễ tất cả những người tham dự đã cùng tham gia một cuộc đi bộ hành hương tới chính nơi Đền Thánh cách nhà thờ giáo xứ Hải Dương chừng hai cây số, chính tại nơi đây chúng tôi đã cầu nguyện cho cộng đoàn đức tin của giáo phận, cầu nguyện cho các tín hữu Kito được biết noi gương các vị tiền nhân trung thành với Chúa và cầu nguyện cho chương trình tái thiết Đền Thánh.
Tên gọi hành hương, gợi lại cho chúng ta một trang sử đau thương, nhưng hào hùng từ Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, biết bao người đã ngã xuống để bảo vệ đức tin tinh tuyền, biết bao người đã sống dâng hiến máu đào để minh chứng tình yêu đối với Chúa, với Giáo Hội, bốn Thánh Tử Đạo Hải Dương đã làm chứng cho Chúa năm 1861, tại khu đất xưa gọi là”Năm Mẫu”và cũng như biết bao anh hùng tử đạo khác, các Ngài là những tấm gương sáng cho chúng ta trong đời sống đức tin.
Nếu chúng ta chiêm ngắm bức tranh diễn tả 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam, chúng ta sẽ thấy qua bức tranh này, phác họa rõ nét một hình ảnh của Giáo Hội Công Giáo, một Giáo Hội có những đặc tính phong phú và đa dạng, trước hết diễn tả đức tin của các Thánh Tử Đạo, chúng ta thấy một Giáo Hội gồm có những người nam, người nữ, những người trí thức và những người bình dân, những người già, người trẻ, những người nông dân và những người đã từng làm công chức trong triều đình, chúng ta còn thấy những người mang quốc tịch Việt Nam cũng như những người đến từ những quốc gia xa xôi, nhưng dù xuất thân từ hoàn cảnh xã hội nào, từ trình độ trí thức nào, thì các Thánh Tử Đạo đã có cùng chung một lý tưởng một mục đích đó là: Yêu mến quê hương Việt Nam, yêu mến Giáo Hội Việt Nam và thao thức muốn làm chứng cho Đức Giêsu qua cuộc sống của mình và đó cũng chính là sứ điệp mà các Ngài đang muốn nhắn gởi với chúng ta hôm nay, khi chúng ta tôn vinh các Ngài như những bậc tiền bối niềm tự hào cho giáo hội, trước hết chúng ta thấy các Thánh Tử Đạo là những người yêu mến quê hương Việt Nam, các Ngài là những người luôn muốn cho quê hương và dân tộc của mình được bình an, con người được công bằng và yêu thương. Các Ngài muốn cho giáo lý của Tin Mừng ăn rễ sâu vào nền văn hóa Việt Nam, như muối, như men, như ánh sáng để làm cho đời sống văn hóa Việt Nam được phong phú và phát triển, và đối với các Thánh Tử Đạo là những vị thừa sai đến từ Ngoại Quốc, các Ngài cũng yêu mến quê hương Việt Nam, các Ngài đã muốn trở thành người Việt Nam, hầu hết các thừa sai đều chọn cho mình một tên gọi Việt Nam rất thân thương dễ mến, như chúng ta thấy Thánh Berrioc Ochoa Giám Mục đã chọn cho mình tên Việt Nam là Đức Cha Vinh, Thánh Jeronimo Hermosilla đã mang một tên Việt là Đức Cha Liêm, Thánh Phero Almato đã chọn cho mình tên Việt là Cha Bình. Những cái tên đó rất ý nghĩa, đã gắn bó các Ngài với quê hương Việt Nam, với công cuộc truyền giáo tại đây, cũng như đã gắn bó lý tưởng mà các Ngài đã chọn lựa. Chúng ta còn thấy các Thánh Tử Đạo, các vị thừa sai Ngoại Quốc mang y phục Việt Nam, để phát huy theo kiểu Việt Nam, nói theo ngôn ngữ Việt Nam, để gần gũi hòa đồng với nền văn hóa Việt Nam, yêu mến quê hương Việt Nam đó là sứ điệp mà các Ngài muốn nói với chúng ta, và các Ngài đang muốn mời gọi chúng ta hãy noi gương các Ngài để yêu mến Giáo Hội là Đức Giêsu cụ thể là Giáo Hội Việt Nam vì yêu mến Giáo Hội các Ngài chấp nhận mọi gian lao, các Ngài luôn tìm cách để cho cộng đoàn đức tin nhỏ bé được phát triển, và đối với các thừa sai đến từ Ngoại Quốc, các Ngài đến với chúng ta từ một miền đất xa xôi, từ một nền văn minh khác lạ, đến với dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam, vào một thời đại, một thời kỳ mà nền văn hóa còn chưa tới hồi phát triền, các Ngài đã lo lắng thiết lập bằng chính tiếng bản xứ, xây dựng cộng đoàn tín hữu, và chính lòng yêu mến giáo hội đã gắn bó các Thánh Tử Đạo người Việt cũng như người Ngoại Quốc đến từ nhiều nước khác nhau trở nên một trong đức tin và trong nhiệt thành Tông Đồ.
Một sứ điệp quan trọng các Thánh Tử Đạo muốn nhắn gởi với chúng ta qua cuộc đời của các Ngài đó là những thao thức là nhân chứng cho Chúa. Đức Giesu chính là người chứng thứ nhất, Đức Giesu đến trần gian để làm chứng tình thương của Chúa Cha. Đức Giesu đến trần gian để kêu gọi mọi người sống với nhau trong tình huynh đệ, hãy đoạn tuyệt với chiến tranh, hãy bỏ mọi thứ tà thần, hãy bò mọi thứ chia rẽ và mê muội. Đức Giesu để nói tiếng nói của chân lý nên Ngài đã phải chấp nhận thập giá. Và noi gương Đức Giesu các Thánh Tử Đạo là những người đã minh chứng Thiên Chúa là Cha, là Đấng yêu thương mọi người, mà các Ngài đã thể hiện đức tin trung kiên vào Thiên Chúa và vào Giáo Hội, các Ngài đã chiến thắng bạo lực bằng tình yêu, chiến thắng hận thù bằng tha thứ, chiến thắng những người nguyền rủa bằng lời cầu nguyện, mặc dù phải chết dưới đòn roi và mọi thứ nhục hình, các Ngài đã chiến thắng trong vinh quang, các Ngài đã lãnh nhận ngành Thiên Tuế như phần thưởng của Chúa cho những tôi tớ trung thành.
Và khi chúng ta nhìn lên đức tin diễn tả các Thánh Tử Đạo, từ đủ mọi thành phần xã hội khác nhau, chúng ta hãy rút ra một bài học, là ai trong chúng ta cũng có thể làm minh chứng cho Chúa được, mặc dù là người học thức hay người bình dân, mặc dù người ở thôn quê hay thành phố, mặc dù những người giầu có và những người nghèo nàn, ai ai chúng ta cũng có thể làm nhân chứng cho Chúa trong đời sống gia đình, trong đời sống cộng đoàn và trong đời sống xã hội. Các Thánh Tử Đạo đang mời gọi chúng ta hãy có cuộc đời nhân chứng, hãy dùng lời nói và việc làm để giới thiệu Đức Giesu cho những người xung quanh.
Nhân chứng là một danh từ, một từ mà chúng ta thường nói, nhưng đôi khi có nguy cơ trở thành một khái niệm trống rỗng vô hồn. Trong cuộc đời hôm nay, có nhiều người dửng dưng với Thiên Chúa, dửng dưng với những giá trị tâm linh, chúng ta yêu mến Chúa và nhiệt thành sống lời Chúa đó là chúng ta làm chứng cho Người.
Trong một xã hội mà có nhiều người coi thường những giá trị nhân bản, như đức công bình, sự chung thủy, mỗi tín hữu Kito, chúng ta hãy tôn trọng sự thật, tôn trọng nhau, đó là chúng ta làm chứng cho Tin Mừng. Và hiện nay có nhiều phong trào trái ngược với luật công giáo về đời sống gia đình, như ly dị, như sống thử, chúng ta là những người tín hữu công giáo, chúng ta hãy cố gắng sống chung thủy yêu thương, có trách nhiệm đối với nhau trong đời sống gia đình, đó là chúng ta làm chứng cho Chúa.
Trên các phương tiện thông tin, chúng ta thấy có những vụ bê bối, những vụ lừa đảo; là Kito hữu chúng ta hãy sống với một lương tâm ngay thẳng, đó là chúng ta làm chứng cho Đức Giêsu.
Và trong cuộc đời này xung quanh chúng ta còn biết bao anh chị em đang đói khát nghèo nàn, họ đang đói vật chất, đang đói tình người, đang đói chân lý, chúng ta chia sẻ với họ trong khả năng có thể được, đó là chúng ta làm chứng cho Tin Mừng.
Ơn gọi tử đạo là ơn gọi gắn liền với mỗi tín hữu chúng ta, cũng như những ai muốn theo Chúa Giesu mà khước từ thập giá, thì không thể nào mà theo Đức Giesu được. Ai muốn làm người Kito hữu chân chính mà khước từ ơn gọi tử đạo, thì không thể nào trở lên người Kito hữu chân chính được. Tử đạo với chúng ta hôm nay, không phải là đi ra pháp trường, không phải là phải chịu nhiều roi vọt; Nhưng tử đạo với chúng ta chính là một cuộc sống chứng nhân, khởi đi từ cuộc sống gia đình tới đời sống cộng đoàn rồi đến xã hội, môi trường chúng ta đang sống, mỗi người chúng ta đều có thể làm được nếu chúng ta có thiện chí ! và đặc biệt, chúng ta biết cậy dựa nơi Thiên Chúa là Cha quyền năng, là Cha yêu thương.
Chúng ta có thể làm được, với lời cầu bầu của các Thánh Tử Đạo Hải Dương và các Thánh Tử Đạo Việt Nam mà hôm nay chúng ta long trọng tôn vinh, xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta trong hành trình đức tin và trong hành trinh nhân chứng Amen.
Hình ảnh Lễ Mừng
Cũng như hàng năm, chương trình lễ tổ chức bằng Tuần Tam Nhật mừng kính các Thánh Tử Đạo Hải Dương. Năm nay lễ khai mạc sáng thứ sáu được Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh Giám Mục GP.Xuân Lộc chủ sự lễ đồng tế, ngày thứ bẩy, Cha Bề trên giám tỉnh Dòng Thánh Thể chủ sự lễ đồng tế, và chiều chúa nhật lễ bế mạc dành cho giới trẻ với chương trình giao lưu diễn nguyện do Cha Giuse Trần Đình Long, Dòng Thánh Thể phụ trách, cùng các giờ chầu Thánh Thể và hôn kính xương Thánh trong suốt tuần Tam Nhật.
Bầu trời sáng chúa nhật hôm nay thật trong xanh mát dịu, nơi Đền Thánh Hải Dương, Lời Thánh Vịnh được cất lên vang xa từ tiếng hát của ca đoàn:”Ai gieo trong lệ sầu, sẽ gặt trong hân hoan, Lúc ra đi phải khóc than, vì công vất vả gieo hạt. Nhưng khi trở về, lòng hân hoan phấn khởi, vì sẽ ôm nặng nhiều bông lúa …” và đi giữa cộng đoàn lòng rộn ràng ngập tràn mừng vui, đoàn đồng tế rước Đức Cha tiến về Cung Thánh.
Bài giảng trong Thánh lễ, Đức Cha Giuse chia sẻ với cộng đoàn những tâm tình như sau:
Ông bà anh chị em rất thân mến !
Ngày mùng sáu tháng mười một vừa qua, cách đây vừa tròn ba ngày, trên mảnh đất đã đổ thắm máu đào của bốn Thánh Tử Đạo, tức là Đền Thánh Hải Dương. Gia đình Giáo Phận Hải Phòng đã tổ chức ngày hành hương truyền thống kính các Thánh Tử Đạo, đã có hơn bốn nghìn người từ các nẻo đường, dưới trời mưa gió của đầu mùa đông Miền Bắc. Và hôm nay tại Đền Thánh Hải Dương Miền Nam, chúng ta tham dự lễ tạ ơn Chúa và tôn vinh các bậc tiền nhân của chúng ta trong đức tin, đối với ông bà anh chị em gốc giáo phận Hải Phòng, tên gọi tỉnh Hải Dương trở nên thiêng liêng và quen thuộc, chính vì lẽ đó, mà sau biến cố di cư năm 1954, quý vị đã xây cất Đền Thánh Hải Dương tại quê hương mới, để tưởng nhớ về Giáo Phận Mẹ.
Vâng ! Đền Thánh Hải Dương Miền Bắc, đã là nơi hành hương của Giáo Phận Hải Phòng từ những năm 1930 của thế kỷ trước, ngôi Đền Thánh xây năm 1927 đã bị tàn phá trong chiến tranh vào năm 1967 và hiện nay vẫn còn là một nơi hoang tàn. Tòa giám mục Hải Phòng và giáo xứ Hải Dương đã và đang tiến hành những thủ tục cần thiết, trong chương trình tái thiết Đền Thánh, như một cử chỉ tôn vinh các bậc tiền nhân, và trong ngày hành hương mùng sáu tháng mười một vừa qua, thánh lễ đã được dâng tại nhà thờ xứ Hải Dương, sau thánh lễ tất cả những người tham dự đã cùng tham gia một cuộc đi bộ hành hương tới chính nơi Đền Thánh cách nhà thờ giáo xứ Hải Dương chừng hai cây số, chính tại nơi đây chúng tôi đã cầu nguyện cho cộng đoàn đức tin của giáo phận, cầu nguyện cho các tín hữu Kito được biết noi gương các vị tiền nhân trung thành với Chúa và cầu nguyện cho chương trình tái thiết Đền Thánh.
Tên gọi hành hương, gợi lại cho chúng ta một trang sử đau thương, nhưng hào hùng từ Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, biết bao người đã ngã xuống để bảo vệ đức tin tinh tuyền, biết bao người đã sống dâng hiến máu đào để minh chứng tình yêu đối với Chúa, với Giáo Hội, bốn Thánh Tử Đạo Hải Dương đã làm chứng cho Chúa năm 1861, tại khu đất xưa gọi là”Năm Mẫu”và cũng như biết bao anh hùng tử đạo khác, các Ngài là những tấm gương sáng cho chúng ta trong đời sống đức tin.
Nếu chúng ta chiêm ngắm bức tranh diễn tả 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam, chúng ta sẽ thấy qua bức tranh này, phác họa rõ nét một hình ảnh của Giáo Hội Công Giáo, một Giáo Hội có những đặc tính phong phú và đa dạng, trước hết diễn tả đức tin của các Thánh Tử Đạo, chúng ta thấy một Giáo Hội gồm có những người nam, người nữ, những người trí thức và những người bình dân, những người già, người trẻ, những người nông dân và những người đã từng làm công chức trong triều đình, chúng ta còn thấy những người mang quốc tịch Việt Nam cũng như những người đến từ những quốc gia xa xôi, nhưng dù xuất thân từ hoàn cảnh xã hội nào, từ trình độ trí thức nào, thì các Thánh Tử Đạo đã có cùng chung một lý tưởng một mục đích đó là: Yêu mến quê hương Việt Nam, yêu mến Giáo Hội Việt Nam và thao thức muốn làm chứng cho Đức Giêsu qua cuộc sống của mình và đó cũng chính là sứ điệp mà các Ngài đang muốn nhắn gởi với chúng ta hôm nay, khi chúng ta tôn vinh các Ngài như những bậc tiền bối niềm tự hào cho giáo hội, trước hết chúng ta thấy các Thánh Tử Đạo là những người yêu mến quê hương Việt Nam, các Ngài là những người luôn muốn cho quê hương và dân tộc của mình được bình an, con người được công bằng và yêu thương. Các Ngài muốn cho giáo lý của Tin Mừng ăn rễ sâu vào nền văn hóa Việt Nam, như muối, như men, như ánh sáng để làm cho đời sống văn hóa Việt Nam được phong phú và phát triển, và đối với các Thánh Tử Đạo là những vị thừa sai đến từ Ngoại Quốc, các Ngài cũng yêu mến quê hương Việt Nam, các Ngài đã muốn trở thành người Việt Nam, hầu hết các thừa sai đều chọn cho mình một tên gọi Việt Nam rất thân thương dễ mến, như chúng ta thấy Thánh Berrioc Ochoa Giám Mục đã chọn cho mình tên Việt Nam là Đức Cha Vinh, Thánh Jeronimo Hermosilla đã mang một tên Việt là Đức Cha Liêm, Thánh Phero Almato đã chọn cho mình tên Việt là Cha Bình. Những cái tên đó rất ý nghĩa, đã gắn bó các Ngài với quê hương Việt Nam, với công cuộc truyền giáo tại đây, cũng như đã gắn bó lý tưởng mà các Ngài đã chọn lựa. Chúng ta còn thấy các Thánh Tử Đạo, các vị thừa sai Ngoại Quốc mang y phục Việt Nam, để phát huy theo kiểu Việt Nam, nói theo ngôn ngữ Việt Nam, để gần gũi hòa đồng với nền văn hóa Việt Nam, yêu mến quê hương Việt Nam đó là sứ điệp mà các Ngài muốn nói với chúng ta, và các Ngài đang muốn mời gọi chúng ta hãy noi gương các Ngài để yêu mến Giáo Hội là Đức Giêsu cụ thể là Giáo Hội Việt Nam vì yêu mến Giáo Hội các Ngài chấp nhận mọi gian lao, các Ngài luôn tìm cách để cho cộng đoàn đức tin nhỏ bé được phát triển, và đối với các thừa sai đến từ Ngoại Quốc, các Ngài đến với chúng ta từ một miền đất xa xôi, từ một nền văn minh khác lạ, đến với dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam, vào một thời đại, một thời kỳ mà nền văn hóa còn chưa tới hồi phát triền, các Ngài đã lo lắng thiết lập bằng chính tiếng bản xứ, xây dựng cộng đoàn tín hữu, và chính lòng yêu mến giáo hội đã gắn bó các Thánh Tử Đạo người Việt cũng như người Ngoại Quốc đến từ nhiều nước khác nhau trở nên một trong đức tin và trong nhiệt thành Tông Đồ.
Một sứ điệp quan trọng các Thánh Tử Đạo muốn nhắn gởi với chúng ta qua cuộc đời của các Ngài đó là những thao thức là nhân chứng cho Chúa. Đức Giesu chính là người chứng thứ nhất, Đức Giesu đến trần gian để làm chứng tình thương của Chúa Cha. Đức Giesu đến trần gian để kêu gọi mọi người sống với nhau trong tình huynh đệ, hãy đoạn tuyệt với chiến tranh, hãy bỏ mọi thứ tà thần, hãy bò mọi thứ chia rẽ và mê muội. Đức Giesu để nói tiếng nói của chân lý nên Ngài đã phải chấp nhận thập giá. Và noi gương Đức Giesu các Thánh Tử Đạo là những người đã minh chứng Thiên Chúa là Cha, là Đấng yêu thương mọi người, mà các Ngài đã thể hiện đức tin trung kiên vào Thiên Chúa và vào Giáo Hội, các Ngài đã chiến thắng bạo lực bằng tình yêu, chiến thắng hận thù bằng tha thứ, chiến thắng những người nguyền rủa bằng lời cầu nguyện, mặc dù phải chết dưới đòn roi và mọi thứ nhục hình, các Ngài đã chiến thắng trong vinh quang, các Ngài đã lãnh nhận ngành Thiên Tuế như phần thưởng của Chúa cho những tôi tớ trung thành.
Và khi chúng ta nhìn lên đức tin diễn tả các Thánh Tử Đạo, từ đủ mọi thành phần xã hội khác nhau, chúng ta hãy rút ra một bài học, là ai trong chúng ta cũng có thể làm minh chứng cho Chúa được, mặc dù là người học thức hay người bình dân, mặc dù người ở thôn quê hay thành phố, mặc dù những người giầu có và những người nghèo nàn, ai ai chúng ta cũng có thể làm nhân chứng cho Chúa trong đời sống gia đình, trong đời sống cộng đoàn và trong đời sống xã hội. Các Thánh Tử Đạo đang mời gọi chúng ta hãy có cuộc đời nhân chứng, hãy dùng lời nói và việc làm để giới thiệu Đức Giesu cho những người xung quanh.
Nhân chứng là một danh từ, một từ mà chúng ta thường nói, nhưng đôi khi có nguy cơ trở thành một khái niệm trống rỗng vô hồn. Trong cuộc đời hôm nay, có nhiều người dửng dưng với Thiên Chúa, dửng dưng với những giá trị tâm linh, chúng ta yêu mến Chúa và nhiệt thành sống lời Chúa đó là chúng ta làm chứng cho Người.
Trong một xã hội mà có nhiều người coi thường những giá trị nhân bản, như đức công bình, sự chung thủy, mỗi tín hữu Kito, chúng ta hãy tôn trọng sự thật, tôn trọng nhau, đó là chúng ta làm chứng cho Tin Mừng. Và hiện nay có nhiều phong trào trái ngược với luật công giáo về đời sống gia đình, như ly dị, như sống thử, chúng ta là những người tín hữu công giáo, chúng ta hãy cố gắng sống chung thủy yêu thương, có trách nhiệm đối với nhau trong đời sống gia đình, đó là chúng ta làm chứng cho Chúa.
Trên các phương tiện thông tin, chúng ta thấy có những vụ bê bối, những vụ lừa đảo; là Kito hữu chúng ta hãy sống với một lương tâm ngay thẳng, đó là chúng ta làm chứng cho Đức Giêsu.
Và trong cuộc đời này xung quanh chúng ta còn biết bao anh chị em đang đói khát nghèo nàn, họ đang đói vật chất, đang đói tình người, đang đói chân lý, chúng ta chia sẻ với họ trong khả năng có thể được, đó là chúng ta làm chứng cho Tin Mừng.
Ơn gọi tử đạo là ơn gọi gắn liền với mỗi tín hữu chúng ta, cũng như những ai muốn theo Chúa Giesu mà khước từ thập giá, thì không thể nào mà theo Đức Giesu được. Ai muốn làm người Kito hữu chân chính mà khước từ ơn gọi tử đạo, thì không thể nào trở lên người Kito hữu chân chính được. Tử đạo với chúng ta hôm nay, không phải là đi ra pháp trường, không phải là phải chịu nhiều roi vọt; Nhưng tử đạo với chúng ta chính là một cuộc sống chứng nhân, khởi đi từ cuộc sống gia đình tới đời sống cộng đoàn rồi đến xã hội, môi trường chúng ta đang sống, mỗi người chúng ta đều có thể làm được nếu chúng ta có thiện chí ! và đặc biệt, chúng ta biết cậy dựa nơi Thiên Chúa là Cha quyền năng, là Cha yêu thương.
Chúng ta có thể làm được, với lời cầu bầu của các Thánh Tử Đạo Hải Dương và các Thánh Tử Đạo Việt Nam mà hôm nay chúng ta long trọng tôn vinh, xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta trong hành trình đức tin và trong hành trinh nhân chứng Amen.