BẮC KINH - Một cuộc họp năm ngày vừa được tổ chức giữa các quan chức ngành đường sắt của sáu quốc gia thuộc khối Xã hội Chủ nghĩa cũ.
Sáu nước Nga, Trung Quốc, Bắc Hàn, Mông Cổ, Kazakhstan và Việt Nam đã bàn về việc tăng cường vận tải đường sắt giữa các nước này.
Cuộc họp, tổ chức tại Bắc Kinh, đã đề cập tới việc nối lại tuyến đường xuyên Á giữa các nước trong khối, tuyến đường mà trong thời kỳ chiến tranh lạnh đã đóng vai trò khá quan trọng trong nền kinh tế của các nước.
Tuyến đường này cũng là phương thức giao thông chủ yếu nối liền Việt Nam và nước Nga đồng minh trong thời kỳ chiến tranh, được sử dụng để chuyên chở người và đồ viện trợ.
Tuy nhiên, lần này thì độ lạc quan của các nước thành viên Tổ chức hợp tác đường sắt quốc tế có hơi khác nhau. Nga và Trung Quốc tỏ ra rất tự tin về triển vọng phát triển vận tải đường sắt.
Nga dự đoán rằng trong năm 2003 này lượng hàng hóa qua lại giữa Nga và Trung quốc bằng phương tiện đường sắt sẽ tăng tới 20 phần trăm lên 22 triệu tấn.
Thực tế là có rất ít người đi và không có hàng vận chuyển mấy nên việc tồn tại tuyến đường sắt này, đối với Việt Nam chưa có hiệu quả lắm.
Năm ngoái, lượng hàng vận chuyển bằng đường sắt giữa Trung Quốc và Nga là gần 17 triệu tấn. Có tới ba công ty của Nga là công ty đường sắt Viễn Ðông, Ðông Siberi và công ty đường sắt xuyên hồ Baikal tham gia kinh doanh tuyến đường này.
Trong khi đó thì một số nước như Việt Nam lại không tỏ ra hào hứng mấy.
Một quan chức Liên hiệp đường sắt Việt Nam nói rằng tuy tuyến đường cũ vẫn còn hoạt động được thế nhưng thực sự thì Ðường sắt Việt Nam mới chỉ đang vận chuyển hành khách qua Bắc Kinh và Côn Minh ở Trung Quốc chứ còn nhu cầu đi xa hơn thì hầu như không có.
Quan chức này cũng cho biết lượng hàng vận chuyển trên tuyến đường này vẫn còn rất hạn chế. Ông nói
"Hiện nay chúng tôi vẫn có người trong Tổ chức Đường sắt Xã hội Chủ nghĩa, trụ sở của tổ chức này đặt ở Ba Lan và các nước vẫn bàn về kế hoạch vận tải đường sắt".
"Tuy nhiên, chúng tôi không khai thác đường đó vì không có hàng. Chúng tôi chủ yếu bán vé đi Trung Quốc. Vé nối tàu từ Trung Quốc đi Liên Xô hoặc các nước khác cũng có nhưng rất hạn chế vì đi dài ngày thì rất ít khách. Không có người đi và không có hàng vận chuyển thì việc tồn tại đối với Việt Nam chưa có hiệu quả lắm".
Tuy vậy các chuyên gia nhận định rằng đường sắt, với lợi thế về giá cả, vẫn là một phương thức vận tải hàng hóa quan trọng, nhất là khi kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nga sau một thời gian suy giảm đã dần tăng lên.
Năm 2002, hai bên mua bán tới 800 triệu đôla hàng hóa với nhau. Một số hãng lữ hành cũng cho biết họ vẫn nhận được yêu cầu của du khách về tuyến đường xuyên Siberi lịch sử của những năm về trước.(BBC)
Sáu nước Nga, Trung Quốc, Bắc Hàn, Mông Cổ, Kazakhstan và Việt Nam đã bàn về việc tăng cường vận tải đường sắt giữa các nước này.
Cuộc họp, tổ chức tại Bắc Kinh, đã đề cập tới việc nối lại tuyến đường xuyên Á giữa các nước trong khối, tuyến đường mà trong thời kỳ chiến tranh lạnh đã đóng vai trò khá quan trọng trong nền kinh tế của các nước.
Tuyến đường này cũng là phương thức giao thông chủ yếu nối liền Việt Nam và nước Nga đồng minh trong thời kỳ chiến tranh, được sử dụng để chuyên chở người và đồ viện trợ.
Tuy nhiên, lần này thì độ lạc quan của các nước thành viên Tổ chức hợp tác đường sắt quốc tế có hơi khác nhau. Nga và Trung Quốc tỏ ra rất tự tin về triển vọng phát triển vận tải đường sắt.
Nga dự đoán rằng trong năm 2003 này lượng hàng hóa qua lại giữa Nga và Trung quốc bằng phương tiện đường sắt sẽ tăng tới 20 phần trăm lên 22 triệu tấn.
Thực tế là có rất ít người đi và không có hàng vận chuyển mấy nên việc tồn tại tuyến đường sắt này, đối với Việt Nam chưa có hiệu quả lắm.
Năm ngoái, lượng hàng vận chuyển bằng đường sắt giữa Trung Quốc và Nga là gần 17 triệu tấn. Có tới ba công ty của Nga là công ty đường sắt Viễn Ðông, Ðông Siberi và công ty đường sắt xuyên hồ Baikal tham gia kinh doanh tuyến đường này.
Trong khi đó thì một số nước như Việt Nam lại không tỏ ra hào hứng mấy.
Một quan chức Liên hiệp đường sắt Việt Nam nói rằng tuy tuyến đường cũ vẫn còn hoạt động được thế nhưng thực sự thì Ðường sắt Việt Nam mới chỉ đang vận chuyển hành khách qua Bắc Kinh và Côn Minh ở Trung Quốc chứ còn nhu cầu đi xa hơn thì hầu như không có.
Quan chức này cũng cho biết lượng hàng vận chuyển trên tuyến đường này vẫn còn rất hạn chế. Ông nói
"Hiện nay chúng tôi vẫn có người trong Tổ chức Đường sắt Xã hội Chủ nghĩa, trụ sở của tổ chức này đặt ở Ba Lan và các nước vẫn bàn về kế hoạch vận tải đường sắt".
"Tuy nhiên, chúng tôi không khai thác đường đó vì không có hàng. Chúng tôi chủ yếu bán vé đi Trung Quốc. Vé nối tàu từ Trung Quốc đi Liên Xô hoặc các nước khác cũng có nhưng rất hạn chế vì đi dài ngày thì rất ít khách. Không có người đi và không có hàng vận chuyển thì việc tồn tại đối với Việt Nam chưa có hiệu quả lắm".
Tuy vậy các chuyên gia nhận định rằng đường sắt, với lợi thế về giá cả, vẫn là một phương thức vận tải hàng hóa quan trọng, nhất là khi kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nga sau một thời gian suy giảm đã dần tăng lên.
Năm 2002, hai bên mua bán tới 800 triệu đôla hàng hóa với nhau. Một số hãng lữ hành cũng cho biết họ vẫn nhận được yêu cầu của du khách về tuyến đường xuyên Siberi lịch sử của những năm về trước.(BBC)