Vatican Và Vấn Đề Tài Liệu(tiếp theo và hết)
Lý do ngưng hoạt động
Tưởng nên nhắc lại các biến cố chung quanh việc Ủy Ban ngưng hoạt động. Ngày 21 tháng 6 năm 2001, Hồng Y Walter Kaspar, Chủ Tịch Ủy Ban Giáo Hoàng về Các Liên Hệ Liên Tôn với Do-Thái Giáo gửi thư cho Ủy Ban yêu cầu các sử gia cho soạn phúc trình sau cùng, sau khi cho các học giả hay các văn khố của Vatican từ 1923 trở về sau chưa có thể mở cho các học giả được vì lý do kỹ thuật. Ngày 20 tháng 7, các thành viên Ủy Ban trả lời bằng cách cho đức hồng y thấy “không đáp ứng tích cực đối với yêu cầu kính cẩn của chúng tôi” được phép nghiên cứu các văn khố này, các kết luận của Ủy Ban không có giá trị gì. Cho nên họ xin đình chỉ nhiệm vụ.
Hãng tin Zenit cho hay Giáo sư Michael Marrus nhân dịp này phát biểu việc đó “không nhất thiết có nghĩa chúng tôi chấm dứt công việc. Tôi tin rằng chúng tôi phải tiếp tục ở một bình diện nào đó”. Eugene Fisher, phối trí viên của ủy Ban và là cố vấn của Hội Ðồng Giám Mục Hoa-Kỳ, cho hay hai thủ văn khố đang làm việc hết sức nhanh để lên danh mục các tài liệu sau 1922. Ông thêm: “vấn đề không phải là liệu các tài liệu có được công bố hay không mà là lúc nào thôi. Ðó chỉ là vấn đề thời gian”. Về phần mình, theo yêu cầu của Phủ Quốc Vụ Khanh, linh mục Peter Gumpel cho công bố một lời phát biểu trong đó ông tố cáo một số thành viên của Ủy Ban đã phản bội lòng tin tưởng đặt nơi họ, gồm cả việc tiết lộ những tin tức không chính xác. Ngài cũng đưa ra một vấn đề khác liên quan đến bộ ADSS: “mỗi thành viên trong nhóm khảo sát hai cuốn, nên mỗi thành viên đáng lẽ nên viết một phúc trình. Khi công việc sơ khởi chấm dứt, sự khác biệt trong phán đoán lớn đến độ Eugene Fisher, phối trí viên của nhóm, phải nói: ‘chúng khác nhau về hình thức cũng như chất lượng đến nỗi một phúc trình tóm lược chung thật rất khó mà viết được’. Chính lúc này, nhóm quyết định đưa ra và chuyển đến Tòa Thánh 47 câu hỏi, trong đó họ yêu cầu được phép khảo sát tất cả các tài liệu hiện lưu giữ tại Vatican và cho đến nay chưa được công bố. Nhóm này tới Rome tháng 10 năm 2000 và gặp Hồng Y Edward I. Cassidy, Hồng Y Pio Laghi, Ðức ông (nay là Hồng Y) Jorge María Mejía và linh mục Gumpel trong tư cách một chuyên viên do Hồng Y Cassidy cử nhiệm. Mục đích của buổi gặp gỡ là trả lời các câu hỏi đã được đặt ra và xác minh các biến cố lịch sử. Cha Gumpel gặp nhóm này ngày 24 tháng 10 năm 2000, sau khi soạn 47 tập hồ sơ (dossiers) để trả lời một cách đặc thù và trong chi tiết từng câu hỏi đã được gửi cho ngài 15 ngày trước cuộc gặp mặt. Với một nỗi thất vọng sắc cạnh, ngài nhận thấy việc đọc các cuốn sách trong bộ tài liệu đã được thực hiện một cách hời hợt, với những giải thích về ngày giờ và sự kiện hoàn toàn bị đảo ngược lại. Ngài cho rằng nếu chịu đọc các giải thích của ngài và các tài liệu đính kèm, các thành viên của nhóm sẽ không còn phản đối điều chi.
Cuối buổi gặp mặt, trong khi mới chỉ có dịp bàn qua 10 trong số 47 câu hỏi, linh mục Gumpel cho hay ý định tuyệt đối sẵn sàng tiếp tục cuộc thảo luận. Không may, đề nghị ấy không được chấp thuận, và cũng vì tiếp theo việc tiết lộ tin tức, thời gian còn lại đã được sử dụng để giải quyết các vấn đề khủng hoảng nội bộ. Vì hoàn cảnh ấy, mà cuộc tham khảo của hai thành viên trong nhóm với sử gia linh mục Blet cũng đã bị hủy bỏ.
Quả không đẹp tí nào khi, trong các tháng kế tiếp, một số thành viên Do-Thái của nhóm nghiên cứu đã phao tin tức một cách có hệ thống cho rằng họ không bao giờ nhận được câu trả lời nào cho các câu hỏi của họ. Hơn nữa, cho đến nay, nhóm chưa bao giờ đệ trình Phúc Trình chung quyết đối với công việc của họ và do đó chưa hoàn tất công việc được trao phó.
Thay vào đó họ quyết định ngưng công việc lấy lý do không được đọc một cách không hạn chế các văn khố của Vatican. Về phương diện này, người ta biết văn khố trưởng là đức hồng y Jorge María Mejía đã giải thích cặn kẽ cho nhóm này hay vì lý do kỹ thuật, không thể coi các tài liệu sau 1922, vì do số lượng tài liệu quá nhiều, hơn 3 triệu trang, không thể nào lên danh mục kịp.
Học giả nào cũng biết rằng không văn khố nào có thể tham khảo nếu các tài liệu chưa lên danh mục và xếp loại. Trong một công kích đáng khiếp mới đây chống lại Tòa Thánh, người ta còn nói rằng Tòa Thánh không có ý định mở các văn khố. Tin này rõ ràng là thất thiệt vì các thành viên của nhóm đã được thông báo rằng tất cả các tài liệu nhắc đến Thời giáo hoàng của Ðức Piô XII sẽ được mở, càng sớm càng tốt, không những cho riêng họ mà cho tất cả mọi học giả khác. Tòa Thánh không đặt để bất cứ giới hạn nào như thể lệ hiện hành của các văn khố khác, thí dụ văn khố Anh, Mỹ... Về phương diện này, một số cộng sự viên của cha Gumpel, vốn là các sử gia tăm tiếng, từng tham khảo các văn khố kia, cho rằng họ thường được các văn khố kia thông báo là các tài liệu họ yêu cầu đã hoặc bị dẹp bỏ hoặc còn đang bị cấm phổ biến (embargo). Chính một thành viên trong nhóm trong một buổi gặp mặt tại Rome đã xác nhận một cách tuyệt đối hoàn cảnh nêu trên qua kinh nghiệm bản thân lúc ông tìm tòi nghiên cứu tại Văn Khố Mỹ.
Theo cha Gumpel, rõ ràng những tin tức thiên kiến phổ biến trong những ngày gần đây là không có cơ sở, mục tiêu rõ ràng là để quảng cáo (publicity) gây hại cho Tòa Thánh… Như thế sáng kiến từng nhằm để cải thiện các liên hệ giữa Giáo Hội Công Giáo và Cộng Ðồng Do-Thái đã thất bại, và đây là trách nhiệm của những người, bất chấp các qui phạm sơ đẳng nhất của khoa bảng và nhân văn, đã phạm cái lỗi vô trách nhiệm.
Qui luật biên soạn bộ ADSS
Trên đây, linh mục Gumpel có nhắc đến linh mục Blet, người duy nhất trong nhóm biên tập bộ ADSS hiện nay còn sống. Chúng tôi không có tài liệu gì về nhận định của Linh Mục Blet đối với công việc của Uỷ Ban. Nhưng năm 1998, ngài có đăng một bài trên tờ La Civilta Cattolica và sau đó trên L’Osservatore Romano tựa là Thần Thoại đối đầu với Sự Kiện Lịch Sử, trong đó ngài diễn tả quá trình hình thành bộ ADSS. Ðiểm quan trọng ngài nêu ngay ở phần đầu bài báo là: “Những người được tín nhiệm trao phó cho nhiệm vụ này bị trói buộc bởi một số quy luật: không được cống bố những tài liệu nhắc đến những người còn đang sống hay những tài liệu, nếu tiết lộ, có thể cản trở các cuộc thương thảo hiện đang tiến hành. Các cuốn trong bộ Các Liên Hệ Ngoại Giao của Hoa Kỳ liên quan đến thập niên 1940 đã được công bố trên căn bản những tiêu chuẩn này, và cũng những tiêu chuẩn ấy đã được sử dụng trong việc công bố các tài liệu của Toà Thánh.
Linh mục Blet cũng cho hay rất tiếc, nhiều người đã không những không đọc bộ tài liệu trong tinh thần khách quan mà còn chỉ trích bộ tài liệu này không đầy đủ và trung thực. Linh mục Blet nhắc đến một bài trên tờ nhật báo Paris ngày 3 tháng 12 năm 1997 cho rằng: “bốn ông Dòng Tên kia đã sản xuất (!) ra các bản văn Actes et Documents để miễn trừ Piô XII khỏi tội quên sót mà ông từng bị tố cáo… Nhưng những tài liệu Actes et Documents kia còn xa mới đầy đủ”. Bài báo có ý cho rằng các nhà biên tập cố ý bỏ qua các tài liệu có hại cho thanh danh của Ðức Piô XII và Toà Thánh.
Linh mục Blet cho hay: trước nhất, người ta không rõ làm thế nào việc bỏ qua một số tài liệu nào đó lại có thể miễn trừ Ðức Piô XII khỏi tội quên sót mà ngài từng bị tố cáo. Mặt khác, độc đoán cho rằng các công bố của Toà Thánh không đầy đủ, là dựa vào đâu mà nói được như thế?. Vì muốn nói được như thế, cần phải so sánh các công bố của ADSS với các văn khố và chứng tỏ tài liệu nào trong văn khố đã không có trong ấn phẩm của ADSS. Nhưng các văn khố đối chiếu hiện chưa tới tay công chúng, thế mà họ vẫn cứ cho rằng mình có bằng chứng có sự thiếu sót trong bộ Actes et Documents. Làm như thế, họ chỉ cho thấy ý nghĩ nghèo nàn của họ về việc khai thác sâu sắc các tài liệu văn khố, mà một số được họ đòi phải mở ngay bây giờ.
Thư từ giữa Đức Piô XII và Hitler?
Nhắc lại nguyên văn tuyên bố của một tờ báo Roma ngày 11 tháng 9 năm 1997, bài báo được trích dẫn ngày 3 tháng 12 kia cho hay thư từ giữa Ðức Piô XII và Hitler đã không được công bố. Cha Blet cho hay: “Chúng tôi xin nói ngay rằng bức thư của Ðức Giáo Hoàng thông báo việc Ngài đắc cử cho người đứng đầu Reich (chính phủ liên bang Ðức) là tài liệu cuối cùng được đăng trong cuốn 2 bộ ADSS. Còn ngoài ra, nếu chúng tôi không công bố các thư từ của Ðức Piô XII với Hitler, thì chỉ là vì các thư từ ấy chỉ có trong trí tưởng tượng của nhà báo. Ông ta nhắc đến các tiếp xúc của Pacelli với Hitler lúc làm sứ thần tại Ðức, nhưng đáng lẽ ông ta nên kiểm soát ngày giờ mới đúng: Hitler lên cầm quyền năm 1933 và chắc chắn có gặp sứ thần Toà Thánh thì phải là sau niên biểu ấy. Nhưng tổng giám mục Pacelli đã trở về Rome từ tháng 12 năm 1929. Pius XI phong ngài làm hồng y ngày 16 tháng 12 và Quốc Vụ Khanh ngày 16 tháng Giêng năm 1930. Hơn thế nữa, nếu việc thư từ kia có thật, thì các thư của Ðức Giáo Hoàng phải còn được lưu giữ trong các văn khố của Ðức chứ và cứ sự thường là phải được ghi chép trong các văn khố của Bộ Ngoại Giao Liên Bang. Các thư của Hitler có thể nằm tại Vatican đã đành, nhưng người ta phải thấy chúng được nhắc đến trong các chỉ thị gửi cho các đại sứ, Bergen rồi Weizsacker, là những người có nhiệm vụ chuyển giao chứ, và trong các phúc trình của họ họ phải ghi chú là họ đã chuyển giao các thư ấy cho Ðức Giáo Hoàng hay Quốc vụ khanh chứ! Ðàng này không hề có một dấu tích chuyện đó. Khi không có những ghi chú như thế, thì phải nói rằng sự nghiêm chỉnh trong các ấn phẩm của chúng tôi đã bị nghi vấn mà không hề có một chút chứng cớ nào”.
Những nhận xét về việc thư từ nói trên giữa Ðức Giáo Hoàng và Fuhrer cũng áp dụng đối với các tài liệu hiện có thực. Các tài liệu của Vatican thường được chứng thực bởi các văn khố khác: thí dụ, các thư từ trao đổi giữa các đại sứ với nhau. Người ta có thể giả thiết rằng nhiều điện tín của Vatican đã bị đọc lén (intercepted) và giải mã bởi các sở tình báo của các bên lâm chiến và do đó các bản sao có thể tìm thấy trong các văn khố của họ. Bởi thế, nếu Toà Thánh cố tình giấu diếm một số tài liệu, người ta vẫn có thể biết được sự hiện diện của chúng và như thế mới có căn bản để nghi vấn tính nghiêm chỉnh trong các ấn phẩm của Toà Thánh.
Vàng Quốc Xã hay vàng Tòa Thánh
Cũng cùng bài của tờ nhật báo Paris kia, sau khi bịa ra các liên lạc giữa Hitler và Sứ Thần Pacelli, đã nhắc đến một bài báo trên tờ Sunday Telegraph số tháng 7 năm 1997 tố cáo Tòa Thánh sử dụng số vàng của Quốc Xã trong việc giúp các tội phạm chiến tranh trốn qua Châu Mỹ Latinh, đặc biệt là Ante Pavelic, một người Croat: ‘Một số nghiên cứu cho thuyết này có giá trị [!]’. Quả là đáng lưu ý khi các nhà báo tự thoả mãn với việc tài liệu hóa chính các xác quyết của mình một cách dễ dàng đến như vậy. Các sử gia, có khi dành hàng giờ để kiểm tra các tham khảo của mình, chắc phải thèm thuồng sự dễ dàng ấy quá. Người ta có thể hiểu sự tin tưởng của một nhà báo đối với một đồng nghiệp của mình, nhất là khi tựa đề tiếng Anh của tờ báo đem lại cho nó một giáng dấp đáng kính nào đó. Tuy nhiên ở đây có hai xác quyết cần phải được khảo sát riêng rẽ: số vàng của Quốc Xã, hay chính xác hơn, số vàng của Do-Thái do Quốc Xã ăn cướp được ký thác vào chương mục Vatican, và sau đó được sử dụng để giúp các tội phạm chiến tranh Quốc Xã trốn qua Châu Mỹ Latinh.
Quả thực, một số báo chí Mỹ có đưa ra một tài liệu của Bộ Ngân Khố trong đó Bộ được thông báo là Vatican đã nhận số vàng của Quốc Xã có gốc gác Do-Thái qua ngả Croatia. Một ‘tài liệu từ Bộ Ngân Khố’ quả là đáng nể! Nhưng người ta đâu có chịu đọc những dòng ghi bên dưới cái tít lớn ấy để thấy rằng nó chỉ là một thư ngắn (note) từ ‘thông tin của một chỉ điểm viên đáng tin tại Rome’. Những ai sẵn sàng tin những khẳng định trên là sự thật, thì nên đọc điều mà Cha Graham đã viết về xảo thuật của Scatolini, một chỉ điểm viên (informer), từng sống nhờ những tin tức anh ta tạo ra và chuyển đến các tòa đại sứ, gồm luôn cả Mỹ, và những tin tức ấy được chuyển nguyên vẹn tới Bộ Ngoại Giao. Trong khi nghiên cứu tại văn khố Phủ Quốc Vụ Khanh, các nhà biên tập bộ ADSS không thấy nhắc gì đến số vàng ăn cướp của người Do-Thái mà người ta cho là được ký thác trong chương mục Vatican. Rõ ràng những người xác quyết điều trên có bổn phận phải đưa ra các chứng cớ có tài liệu, thí dụ một biên nhận chẳng hạn. Một tài liệu như thế chắc chắn phải được lưu giữ tại văn khố Vatican, y như trường hợp các lá thư của Ðức Piô XII gửi cho Hitler. Ðiều thực sự được ghi chép chỉ là việc can thiệp nhanh chóng của Ðức Piô XII khi các cộng đồng Do-Thái tại Rome bị Công An Quốc Xã (SS) tống tiền 50 kí lô vàng. Dịp này, Ðại Ðạo Trưởng Do-Thái đã chạy tới Ðức Giáo Hoàng để yêu cầu giúp đỡ 15 kí lô mà họ còn thiếu, và Ðức Piô XII đã lập tức ra lệnh cho các viên chức của mình lo việc ấy. Các cuộc điều tra mới đây không phát hiện điều gì thêm.
Hơn nữa, phúc trình về việc cho rằng Vatican giúp các tội phạm Quốc Xã trốn qua Châu Mỹ Latinh là điều không mới. Hiển nhiên chúng tôi không loại bỏ sự kiện có những giáo sĩ tại Rome lợi dụng chức vụ của mình giúp đỡ các tội phạm này trốn thoát. Những cảm tình của giám mục Hudal, viện trưởng nhà thờ quốc gia Ðức, dành cho Liên Bang Ðại Ðức, ai cũng biết; nhưng nếu dựa vào đấy để tưởng tượng ra rằng Vatican tổ chức một cuộc chạy trốn quy mô cho các viên chức Quốc Xã qua Châu Mỹ Latinh là đã gán một hành vi bác ái anh hùng cho các giáo sĩ Rome! Tại Rome, các kế hoạch của Quốc Xã đối với Giáo Hội và Tòa Thánh ai cũng biết. Ðức Piô XII nhắc đến các kế hoạch này trong diễn văn trước Mật Nghị Viện (consistory) ngày 2 tháng 6 năm 1945 rằng ‘một khi chiến thắng quân sự đã đạt được, họ sẽ tiêu diệt Giáo Hội mãi mãi’. Ấy thế mà các tác giả mà nhà báo nhắc đến lại có cái ý tưởng cao thượng về lòng tha thứ bởi những người bao quanh Giáo Hoàng, nếu họ tưởng tượng có một số Quốc Xã được Vatican che giấu, dẫn đường qua Argentina, được độc tài Peron che chở, rồi từ đó qua Brazil, Chile và Paraguay, để cứu vãn điều được coi là còn vớt vát được của Ðệ Tam Reich...
Ðộc giả chắc chắn sẽ hiểu rằng Văn Khố Vatican không có những thứ tài liệu như thế, ngay cả khi những chuyện kể có một phần sự thật. Nếu giám mục Hudal đã giúp một nhân vật Quốc Xã nổi tiếng nào đó trốn thoát, chắc chắn ông đã chẳng cần phải xin phép Ðức Giáo Hoàng. Mà nếu ông có thông báo cho Ðức Giáo Hoàng sau khi biến cố đã xẩy ra, chúng ta cũng chả biết gì về chuyện đó. Cha Blet cho hay: “Trong số những điều không bao giờ được các văn khố tiết lộ, ta phải nhớ những cuộc đàm thoại giữa Ðức Giáo Hoàng và các khách thăm viếng, ngoại trừ đối với các đại sứ khi họ phúc trình những cuộc đàm thoại ấy cho chính phủ của họ, hay đối với De Gaulle là người đã đề cập đến chúng trong Nhật Ký của ông ta”.
Nhân vụ đảo chính hụt
Nhân nói đến việc Ủy Ban đòi xem cho bằng được một số tài liệu mà họ cho rằng Vatican hiện giấu kín, Gerald Fogarty, thành viên Công giáo của Ủy Ban, nhận định rằng “Ủy Ban chưa vượt qua được cái huyền thoại phổ biến trong nền văn hóa Anglo-Saxon cứ tin là có những tài liệu quan trọng chưa được công bố trong các Văn Khố Vatican. Nếu những tài liệu ấy có thực, thì các chứng cớ khác về chúng phải được tìm thấy trong các nghiên cứu của tôi qua khắp các Văn Khố Âu Châu mới đúng chứ”. Ông đơn cử một trường hợp cho thấy có những biến cố thật quan trọng mà Văn Khố Vatican không hề có tài liệu nào nói đến. Ðó là vụ mùa Xuân 1940, một số sĩ quan cao cấp của Ðức nhờ đức Piô XII làm trung gian trong mưu toan lật đổ Hitler. Fogarty cho hay tài liệu về vụ này chỉ tìm thấy trong Văn Khố Bộ Ngoại Giao Anh, văn khố Vatican không có! …
Dĩ nhiên khi các sử gia nghiêm chỉnh muốn tự mình khảo sát các văn khố từng cung cấp các tài liệu ấn hành, không ai dám nói ý muốn của họ không chính đáng và đáng khen: dù theo thật chính xác một ấn phẩm bao nhiêu đi chăng nữa, thì việc tham khảo hay trực tiếp tiếp xúc với chính các tài liệu là điều rất hữu ích cho việc hiểu biết về lịch sử. Ở đây, có hai vấn đề khác nhau: nghi vấn về sự nghiêm chỉnh trong các tìm tòi của các nhà biên tập là một chuyện, mà thắc mắc không hiểu liệu họ có bỏ qua điều gì hay không lại là chuyện khác. Cha Blet cho hay: “chúng tôi không cố tình bỏ sót bất cứ tài liệu nào quan trọng hết, bởi chúng tôi coi việc đó gây hại cho hình ảnh của Ðức Giáo Hoàng và thanh danh của Giáo Hội. Nhưng trong khi đảm nhiệm loại công việc này, những người nghiên cứu là những người trước nhất tự hỏi mình là liệu mình có bỏ sót điều gì hay không. Không có Cha Leiber, sự hiện hữu các bức thư Ðức Piô XII gửi hàng giám mục Ðức rất có thể đã không được chúng tôi biết tới và do đó bộ tài liệu mất đi điều có thể được coi như những văn bản giá trị nhất để hiểu tâm tư của Ðức Cố Giáo Hoàng. Tuy nhiên, toàn bộ phần này không hề mâu thuẫn đối với điều các thư ngắn và các trao đổi ngoại giao từng cho ta biết. Trong các thư ấy, ta có ý niệm rõ hơn về sự quan tâm của Ðức Piô XII trong việc sử dụng các lời giảng dậy của các Giám Mục để canh chừng các tín hữu chống lại các phỉnh gạt của chủ nghĩa Quốc Xã, đã trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết trong thời chiến. Các thư từ này được công bố trong cuốn II bộ ADSS, đủ cho thấy Giáo Hội trì chí chống đối chủ nghĩa Quốc Xã; nhưng những cảnh cáo đầu tiên từ các giám mục Ðức như Faulhaber, von Galen, từ nhiều tu sĩ và linh mục và, sau cùng, từ tông thư Mit brenneder Sorge, từng được đọc trong tất cả các nhà thờ tại Ðức trong Chúa Nhật Lễ Lá năm 1937 bất chấp Gestapo, thì mọi người đã biết”.
Như thế ta chỉ có thể coi là hoàn toàn dối trá không hơn không kém lời khẳng định cho rằng Giáo Hội ủng hộ Quốc Xã, như nhật báo tại Milan ngày 6 tháng Giêng năm 1998 đã viết. Thêm vào đấy, các văn bản đăng trong cuốn V bộ ADSS hoàn toàn bác bỏ ý niệm cho rằng Toà Thánh có thể đã ủng hộ Ðệ Tam Reich vì sợ Nga Sô Viết. Khi Roosevelt yêu cầu được Vatican giúp đỡ để vượt qua sự chống đối của người Công Giáo Mỹ đối với kế hoạch bắt tay với Nga của ông ta lúc đó đang lâm chiến chống lại Ðức, ông ta được trả lời là sự giúp đỡ ấy đã được đưa ra đối với Anh Quốc rồi. Phủ Quốc Vụ Khanh sau đó đã ra lệnh cho Sứ Thần Tòa Thánh tại Washington phải làm thế nào để các Giám Mục Mỹ giải thích cho giáo dân Mỹ biết tông thư Divini Redemptoris, một tông thư khuyên người công giáo không được ủng hộ các đảng cộng sản, không áp dụng trong hoàn cảnh hiện nay và do đó không ngăn cấm người công giáo Mỹ giúp đỡ nước Nga trong nỗ lực chiến tranh của họ chống Ðệ Tam Reich. Ðây là những kết luận không thể bác khước được.
Cha Blet kết luận như sau: “Chính vì thế, dù không muốn làm nản lòng những nhà nghiên cứu tương lai, tôi rất hoài nghi việc mở các văn khố Vatican liên quan đến thời chiến sẽ gia tăng sự hiểu biết của chúng ta về thời kỳ này. Như tôi đã giải thích trước đây, trong các văn khố này, các tài liệu ngoại giao và hành chánh được xếp chung với các tài liệu hoàn toàn có tính cách tư riêng; và điều này đòi hỏi một diễn trình dài hơn so với các văn khố của các bộ ngoại giao các nước. Những ai muốn đào sâu hơn lịch sử về giai đoạn nhiễu nhương này mà không muốn chờ đợi thêm nữa, họ có thể làm việc cách hũu hiệu tại các văn khố của Bộ Ngoại Giao Anh, Bộ Ngoại Giao Pháp, Bộ Ngoại Giao Mỹ và các Bộ Ngoại Giao khác vốn có đại diện tại Toà Thánh. Hơn hẳn các văn kiện của Phủ Quốc Vụ Khanh Vatican, các tường trình của Bộ Trưởng Anh Quốc Osborne đã làm sống lại hoàn cảnh của Toà Thánh, bị Phát Xít Rome bao vây, và sau đó sống dưới sự kiểm soát của quân đội và cảnh sát Ðức một cách sống động hơn nhiều. Chỉ khi nào chịu lao mình vào những nghiên cứu như thế thay vì đòi hỏi Văn Khố Vatican phải mở cửa trước thời hạn, họ mới chứng tỏ được là họ thực sự đi tìm sự thật.”
Lý do ngưng hoạt động
Tưởng nên nhắc lại các biến cố chung quanh việc Ủy Ban ngưng hoạt động. Ngày 21 tháng 6 năm 2001, Hồng Y Walter Kaspar, Chủ Tịch Ủy Ban Giáo Hoàng về Các Liên Hệ Liên Tôn với Do-Thái Giáo gửi thư cho Ủy Ban yêu cầu các sử gia cho soạn phúc trình sau cùng, sau khi cho các học giả hay các văn khố của Vatican từ 1923 trở về sau chưa có thể mở cho các học giả được vì lý do kỹ thuật. Ngày 20 tháng 7, các thành viên Ủy Ban trả lời bằng cách cho đức hồng y thấy “không đáp ứng tích cực đối với yêu cầu kính cẩn của chúng tôi” được phép nghiên cứu các văn khố này, các kết luận của Ủy Ban không có giá trị gì. Cho nên họ xin đình chỉ nhiệm vụ.
Hãng tin Zenit cho hay Giáo sư Michael Marrus nhân dịp này phát biểu việc đó “không nhất thiết có nghĩa chúng tôi chấm dứt công việc. Tôi tin rằng chúng tôi phải tiếp tục ở một bình diện nào đó”. Eugene Fisher, phối trí viên của ủy Ban và là cố vấn của Hội Ðồng Giám Mục Hoa-Kỳ, cho hay hai thủ văn khố đang làm việc hết sức nhanh để lên danh mục các tài liệu sau 1922. Ông thêm: “vấn đề không phải là liệu các tài liệu có được công bố hay không mà là lúc nào thôi. Ðó chỉ là vấn đề thời gian”. Về phần mình, theo yêu cầu của Phủ Quốc Vụ Khanh, linh mục Peter Gumpel cho công bố một lời phát biểu trong đó ông tố cáo một số thành viên của Ủy Ban đã phản bội lòng tin tưởng đặt nơi họ, gồm cả việc tiết lộ những tin tức không chính xác. Ngài cũng đưa ra một vấn đề khác liên quan đến bộ ADSS: “mỗi thành viên trong nhóm khảo sát hai cuốn, nên mỗi thành viên đáng lẽ nên viết một phúc trình. Khi công việc sơ khởi chấm dứt, sự khác biệt trong phán đoán lớn đến độ Eugene Fisher, phối trí viên của nhóm, phải nói: ‘chúng khác nhau về hình thức cũng như chất lượng đến nỗi một phúc trình tóm lược chung thật rất khó mà viết được’. Chính lúc này, nhóm quyết định đưa ra và chuyển đến Tòa Thánh 47 câu hỏi, trong đó họ yêu cầu được phép khảo sát tất cả các tài liệu hiện lưu giữ tại Vatican và cho đến nay chưa được công bố. Nhóm này tới Rome tháng 10 năm 2000 và gặp Hồng Y Edward I. Cassidy, Hồng Y Pio Laghi, Ðức ông (nay là Hồng Y) Jorge María Mejía và linh mục Gumpel trong tư cách một chuyên viên do Hồng Y Cassidy cử nhiệm. Mục đích của buổi gặp gỡ là trả lời các câu hỏi đã được đặt ra và xác minh các biến cố lịch sử. Cha Gumpel gặp nhóm này ngày 24 tháng 10 năm 2000, sau khi soạn 47 tập hồ sơ (dossiers) để trả lời một cách đặc thù và trong chi tiết từng câu hỏi đã được gửi cho ngài 15 ngày trước cuộc gặp mặt. Với một nỗi thất vọng sắc cạnh, ngài nhận thấy việc đọc các cuốn sách trong bộ tài liệu đã được thực hiện một cách hời hợt, với những giải thích về ngày giờ và sự kiện hoàn toàn bị đảo ngược lại. Ngài cho rằng nếu chịu đọc các giải thích của ngài và các tài liệu đính kèm, các thành viên của nhóm sẽ không còn phản đối điều chi.
Cuối buổi gặp mặt, trong khi mới chỉ có dịp bàn qua 10 trong số 47 câu hỏi, linh mục Gumpel cho hay ý định tuyệt đối sẵn sàng tiếp tục cuộc thảo luận. Không may, đề nghị ấy không được chấp thuận, và cũng vì tiếp theo việc tiết lộ tin tức, thời gian còn lại đã được sử dụng để giải quyết các vấn đề khủng hoảng nội bộ. Vì hoàn cảnh ấy, mà cuộc tham khảo của hai thành viên trong nhóm với sử gia linh mục Blet cũng đã bị hủy bỏ.
Quả không đẹp tí nào khi, trong các tháng kế tiếp, một số thành viên Do-Thái của nhóm nghiên cứu đã phao tin tức một cách có hệ thống cho rằng họ không bao giờ nhận được câu trả lời nào cho các câu hỏi của họ. Hơn nữa, cho đến nay, nhóm chưa bao giờ đệ trình Phúc Trình chung quyết đối với công việc của họ và do đó chưa hoàn tất công việc được trao phó.
Thay vào đó họ quyết định ngưng công việc lấy lý do không được đọc một cách không hạn chế các văn khố của Vatican. Về phương diện này, người ta biết văn khố trưởng là đức hồng y Jorge María Mejía đã giải thích cặn kẽ cho nhóm này hay vì lý do kỹ thuật, không thể coi các tài liệu sau 1922, vì do số lượng tài liệu quá nhiều, hơn 3 triệu trang, không thể nào lên danh mục kịp.
Học giả nào cũng biết rằng không văn khố nào có thể tham khảo nếu các tài liệu chưa lên danh mục và xếp loại. Trong một công kích đáng khiếp mới đây chống lại Tòa Thánh, người ta còn nói rằng Tòa Thánh không có ý định mở các văn khố. Tin này rõ ràng là thất thiệt vì các thành viên của nhóm đã được thông báo rằng tất cả các tài liệu nhắc đến Thời giáo hoàng của Ðức Piô XII sẽ được mở, càng sớm càng tốt, không những cho riêng họ mà cho tất cả mọi học giả khác. Tòa Thánh không đặt để bất cứ giới hạn nào như thể lệ hiện hành của các văn khố khác, thí dụ văn khố Anh, Mỹ... Về phương diện này, một số cộng sự viên của cha Gumpel, vốn là các sử gia tăm tiếng, từng tham khảo các văn khố kia, cho rằng họ thường được các văn khố kia thông báo là các tài liệu họ yêu cầu đã hoặc bị dẹp bỏ hoặc còn đang bị cấm phổ biến (embargo). Chính một thành viên trong nhóm trong một buổi gặp mặt tại Rome đã xác nhận một cách tuyệt đối hoàn cảnh nêu trên qua kinh nghiệm bản thân lúc ông tìm tòi nghiên cứu tại Văn Khố Mỹ.
Theo cha Gumpel, rõ ràng những tin tức thiên kiến phổ biến trong những ngày gần đây là không có cơ sở, mục tiêu rõ ràng là để quảng cáo (publicity) gây hại cho Tòa Thánh… Như thế sáng kiến từng nhằm để cải thiện các liên hệ giữa Giáo Hội Công Giáo và Cộng Ðồng Do-Thái đã thất bại, và đây là trách nhiệm của những người, bất chấp các qui phạm sơ đẳng nhất của khoa bảng và nhân văn, đã phạm cái lỗi vô trách nhiệm.
Qui luật biên soạn bộ ADSS
Trên đây, linh mục Gumpel có nhắc đến linh mục Blet, người duy nhất trong nhóm biên tập bộ ADSS hiện nay còn sống. Chúng tôi không có tài liệu gì về nhận định của Linh Mục Blet đối với công việc của Uỷ Ban. Nhưng năm 1998, ngài có đăng một bài trên tờ La Civilta Cattolica và sau đó trên L’Osservatore Romano tựa là Thần Thoại đối đầu với Sự Kiện Lịch Sử, trong đó ngài diễn tả quá trình hình thành bộ ADSS. Ðiểm quan trọng ngài nêu ngay ở phần đầu bài báo là: “Những người được tín nhiệm trao phó cho nhiệm vụ này bị trói buộc bởi một số quy luật: không được cống bố những tài liệu nhắc đến những người còn đang sống hay những tài liệu, nếu tiết lộ, có thể cản trở các cuộc thương thảo hiện đang tiến hành. Các cuốn trong bộ Các Liên Hệ Ngoại Giao của Hoa Kỳ liên quan đến thập niên 1940 đã được công bố trên căn bản những tiêu chuẩn này, và cũng những tiêu chuẩn ấy đã được sử dụng trong việc công bố các tài liệu của Toà Thánh.
Linh mục Blet cũng cho hay rất tiếc, nhiều người đã không những không đọc bộ tài liệu trong tinh thần khách quan mà còn chỉ trích bộ tài liệu này không đầy đủ và trung thực. Linh mục Blet nhắc đến một bài trên tờ nhật báo Paris ngày 3 tháng 12 năm 1997 cho rằng: “bốn ông Dòng Tên kia đã sản xuất (!) ra các bản văn Actes et Documents để miễn trừ Piô XII khỏi tội quên sót mà ông từng bị tố cáo… Nhưng những tài liệu Actes et Documents kia còn xa mới đầy đủ”. Bài báo có ý cho rằng các nhà biên tập cố ý bỏ qua các tài liệu có hại cho thanh danh của Ðức Piô XII và Toà Thánh.
Linh mục Blet cho hay: trước nhất, người ta không rõ làm thế nào việc bỏ qua một số tài liệu nào đó lại có thể miễn trừ Ðức Piô XII khỏi tội quên sót mà ngài từng bị tố cáo. Mặt khác, độc đoán cho rằng các công bố của Toà Thánh không đầy đủ, là dựa vào đâu mà nói được như thế?. Vì muốn nói được như thế, cần phải so sánh các công bố của ADSS với các văn khố và chứng tỏ tài liệu nào trong văn khố đã không có trong ấn phẩm của ADSS. Nhưng các văn khố đối chiếu hiện chưa tới tay công chúng, thế mà họ vẫn cứ cho rằng mình có bằng chứng có sự thiếu sót trong bộ Actes et Documents. Làm như thế, họ chỉ cho thấy ý nghĩ nghèo nàn của họ về việc khai thác sâu sắc các tài liệu văn khố, mà một số được họ đòi phải mở ngay bây giờ.
Thư từ giữa Đức Piô XII và Hitler?
Nhắc lại nguyên văn tuyên bố của một tờ báo Roma ngày 11 tháng 9 năm 1997, bài báo được trích dẫn ngày 3 tháng 12 kia cho hay thư từ giữa Ðức Piô XII và Hitler đã không được công bố. Cha Blet cho hay: “Chúng tôi xin nói ngay rằng bức thư của Ðức Giáo Hoàng thông báo việc Ngài đắc cử cho người đứng đầu Reich (chính phủ liên bang Ðức) là tài liệu cuối cùng được đăng trong cuốn 2 bộ ADSS. Còn ngoài ra, nếu chúng tôi không công bố các thư từ của Ðức Piô XII với Hitler, thì chỉ là vì các thư từ ấy chỉ có trong trí tưởng tượng của nhà báo. Ông ta nhắc đến các tiếp xúc của Pacelli với Hitler lúc làm sứ thần tại Ðức, nhưng đáng lẽ ông ta nên kiểm soát ngày giờ mới đúng: Hitler lên cầm quyền năm 1933 và chắc chắn có gặp sứ thần Toà Thánh thì phải là sau niên biểu ấy. Nhưng tổng giám mục Pacelli đã trở về Rome từ tháng 12 năm 1929. Pius XI phong ngài làm hồng y ngày 16 tháng 12 và Quốc Vụ Khanh ngày 16 tháng Giêng năm 1930. Hơn thế nữa, nếu việc thư từ kia có thật, thì các thư của Ðức Giáo Hoàng phải còn được lưu giữ trong các văn khố của Ðức chứ và cứ sự thường là phải được ghi chép trong các văn khố của Bộ Ngoại Giao Liên Bang. Các thư của Hitler có thể nằm tại Vatican đã đành, nhưng người ta phải thấy chúng được nhắc đến trong các chỉ thị gửi cho các đại sứ, Bergen rồi Weizsacker, là những người có nhiệm vụ chuyển giao chứ, và trong các phúc trình của họ họ phải ghi chú là họ đã chuyển giao các thư ấy cho Ðức Giáo Hoàng hay Quốc vụ khanh chứ! Ðàng này không hề có một dấu tích chuyện đó. Khi không có những ghi chú như thế, thì phải nói rằng sự nghiêm chỉnh trong các ấn phẩm của chúng tôi đã bị nghi vấn mà không hề có một chút chứng cớ nào”.
Những nhận xét về việc thư từ nói trên giữa Ðức Giáo Hoàng và Fuhrer cũng áp dụng đối với các tài liệu hiện có thực. Các tài liệu của Vatican thường được chứng thực bởi các văn khố khác: thí dụ, các thư từ trao đổi giữa các đại sứ với nhau. Người ta có thể giả thiết rằng nhiều điện tín của Vatican đã bị đọc lén (intercepted) và giải mã bởi các sở tình báo của các bên lâm chiến và do đó các bản sao có thể tìm thấy trong các văn khố của họ. Bởi thế, nếu Toà Thánh cố tình giấu diếm một số tài liệu, người ta vẫn có thể biết được sự hiện diện của chúng và như thế mới có căn bản để nghi vấn tính nghiêm chỉnh trong các ấn phẩm của Toà Thánh.
Vàng Quốc Xã hay vàng Tòa Thánh
Cũng cùng bài của tờ nhật báo Paris kia, sau khi bịa ra các liên lạc giữa Hitler và Sứ Thần Pacelli, đã nhắc đến một bài báo trên tờ Sunday Telegraph số tháng 7 năm 1997 tố cáo Tòa Thánh sử dụng số vàng của Quốc Xã trong việc giúp các tội phạm chiến tranh trốn qua Châu Mỹ Latinh, đặc biệt là Ante Pavelic, một người Croat: ‘Một số nghiên cứu cho thuyết này có giá trị [!]’. Quả là đáng lưu ý khi các nhà báo tự thoả mãn với việc tài liệu hóa chính các xác quyết của mình một cách dễ dàng đến như vậy. Các sử gia, có khi dành hàng giờ để kiểm tra các tham khảo của mình, chắc phải thèm thuồng sự dễ dàng ấy quá. Người ta có thể hiểu sự tin tưởng của một nhà báo đối với một đồng nghiệp của mình, nhất là khi tựa đề tiếng Anh của tờ báo đem lại cho nó một giáng dấp đáng kính nào đó. Tuy nhiên ở đây có hai xác quyết cần phải được khảo sát riêng rẽ: số vàng của Quốc Xã, hay chính xác hơn, số vàng của Do-Thái do Quốc Xã ăn cướp được ký thác vào chương mục Vatican, và sau đó được sử dụng để giúp các tội phạm chiến tranh Quốc Xã trốn qua Châu Mỹ Latinh.
Quả thực, một số báo chí Mỹ có đưa ra một tài liệu của Bộ Ngân Khố trong đó Bộ được thông báo là Vatican đã nhận số vàng của Quốc Xã có gốc gác Do-Thái qua ngả Croatia. Một ‘tài liệu từ Bộ Ngân Khố’ quả là đáng nể! Nhưng người ta đâu có chịu đọc những dòng ghi bên dưới cái tít lớn ấy để thấy rằng nó chỉ là một thư ngắn (note) từ ‘thông tin của một chỉ điểm viên đáng tin tại Rome’. Những ai sẵn sàng tin những khẳng định trên là sự thật, thì nên đọc điều mà Cha Graham đã viết về xảo thuật của Scatolini, một chỉ điểm viên (informer), từng sống nhờ những tin tức anh ta tạo ra và chuyển đến các tòa đại sứ, gồm luôn cả Mỹ, và những tin tức ấy được chuyển nguyên vẹn tới Bộ Ngoại Giao. Trong khi nghiên cứu tại văn khố Phủ Quốc Vụ Khanh, các nhà biên tập bộ ADSS không thấy nhắc gì đến số vàng ăn cướp của người Do-Thái mà người ta cho là được ký thác trong chương mục Vatican. Rõ ràng những người xác quyết điều trên có bổn phận phải đưa ra các chứng cớ có tài liệu, thí dụ một biên nhận chẳng hạn. Một tài liệu như thế chắc chắn phải được lưu giữ tại văn khố Vatican, y như trường hợp các lá thư của Ðức Piô XII gửi cho Hitler. Ðiều thực sự được ghi chép chỉ là việc can thiệp nhanh chóng của Ðức Piô XII khi các cộng đồng Do-Thái tại Rome bị Công An Quốc Xã (SS) tống tiền 50 kí lô vàng. Dịp này, Ðại Ðạo Trưởng Do-Thái đã chạy tới Ðức Giáo Hoàng để yêu cầu giúp đỡ 15 kí lô mà họ còn thiếu, và Ðức Piô XII đã lập tức ra lệnh cho các viên chức của mình lo việc ấy. Các cuộc điều tra mới đây không phát hiện điều gì thêm.
Hơn nữa, phúc trình về việc cho rằng Vatican giúp các tội phạm Quốc Xã trốn qua Châu Mỹ Latinh là điều không mới. Hiển nhiên chúng tôi không loại bỏ sự kiện có những giáo sĩ tại Rome lợi dụng chức vụ của mình giúp đỡ các tội phạm này trốn thoát. Những cảm tình của giám mục Hudal, viện trưởng nhà thờ quốc gia Ðức, dành cho Liên Bang Ðại Ðức, ai cũng biết; nhưng nếu dựa vào đấy để tưởng tượng ra rằng Vatican tổ chức một cuộc chạy trốn quy mô cho các viên chức Quốc Xã qua Châu Mỹ Latinh là đã gán một hành vi bác ái anh hùng cho các giáo sĩ Rome! Tại Rome, các kế hoạch của Quốc Xã đối với Giáo Hội và Tòa Thánh ai cũng biết. Ðức Piô XII nhắc đến các kế hoạch này trong diễn văn trước Mật Nghị Viện (consistory) ngày 2 tháng 6 năm 1945 rằng ‘một khi chiến thắng quân sự đã đạt được, họ sẽ tiêu diệt Giáo Hội mãi mãi’. Ấy thế mà các tác giả mà nhà báo nhắc đến lại có cái ý tưởng cao thượng về lòng tha thứ bởi những người bao quanh Giáo Hoàng, nếu họ tưởng tượng có một số Quốc Xã được Vatican che giấu, dẫn đường qua Argentina, được độc tài Peron che chở, rồi từ đó qua Brazil, Chile và Paraguay, để cứu vãn điều được coi là còn vớt vát được của Ðệ Tam Reich...
Ðộc giả chắc chắn sẽ hiểu rằng Văn Khố Vatican không có những thứ tài liệu như thế, ngay cả khi những chuyện kể có một phần sự thật. Nếu giám mục Hudal đã giúp một nhân vật Quốc Xã nổi tiếng nào đó trốn thoát, chắc chắn ông đã chẳng cần phải xin phép Ðức Giáo Hoàng. Mà nếu ông có thông báo cho Ðức Giáo Hoàng sau khi biến cố đã xẩy ra, chúng ta cũng chả biết gì về chuyện đó. Cha Blet cho hay: “Trong số những điều không bao giờ được các văn khố tiết lộ, ta phải nhớ những cuộc đàm thoại giữa Ðức Giáo Hoàng và các khách thăm viếng, ngoại trừ đối với các đại sứ khi họ phúc trình những cuộc đàm thoại ấy cho chính phủ của họ, hay đối với De Gaulle là người đã đề cập đến chúng trong Nhật Ký của ông ta”.
Nhân vụ đảo chính hụt
Nhân nói đến việc Ủy Ban đòi xem cho bằng được một số tài liệu mà họ cho rằng Vatican hiện giấu kín, Gerald Fogarty, thành viên Công giáo của Ủy Ban, nhận định rằng “Ủy Ban chưa vượt qua được cái huyền thoại phổ biến trong nền văn hóa Anglo-Saxon cứ tin là có những tài liệu quan trọng chưa được công bố trong các Văn Khố Vatican. Nếu những tài liệu ấy có thực, thì các chứng cớ khác về chúng phải được tìm thấy trong các nghiên cứu của tôi qua khắp các Văn Khố Âu Châu mới đúng chứ”. Ông đơn cử một trường hợp cho thấy có những biến cố thật quan trọng mà Văn Khố Vatican không hề có tài liệu nào nói đến. Ðó là vụ mùa Xuân 1940, một số sĩ quan cao cấp của Ðức nhờ đức Piô XII làm trung gian trong mưu toan lật đổ Hitler. Fogarty cho hay tài liệu về vụ này chỉ tìm thấy trong Văn Khố Bộ Ngoại Giao Anh, văn khố Vatican không có! …
Dĩ nhiên khi các sử gia nghiêm chỉnh muốn tự mình khảo sát các văn khố từng cung cấp các tài liệu ấn hành, không ai dám nói ý muốn của họ không chính đáng và đáng khen: dù theo thật chính xác một ấn phẩm bao nhiêu đi chăng nữa, thì việc tham khảo hay trực tiếp tiếp xúc với chính các tài liệu là điều rất hữu ích cho việc hiểu biết về lịch sử. Ở đây, có hai vấn đề khác nhau: nghi vấn về sự nghiêm chỉnh trong các tìm tòi của các nhà biên tập là một chuyện, mà thắc mắc không hiểu liệu họ có bỏ qua điều gì hay không lại là chuyện khác. Cha Blet cho hay: “chúng tôi không cố tình bỏ sót bất cứ tài liệu nào quan trọng hết, bởi chúng tôi coi việc đó gây hại cho hình ảnh của Ðức Giáo Hoàng và thanh danh của Giáo Hội. Nhưng trong khi đảm nhiệm loại công việc này, những người nghiên cứu là những người trước nhất tự hỏi mình là liệu mình có bỏ sót điều gì hay không. Không có Cha Leiber, sự hiện hữu các bức thư Ðức Piô XII gửi hàng giám mục Ðức rất có thể đã không được chúng tôi biết tới và do đó bộ tài liệu mất đi điều có thể được coi như những văn bản giá trị nhất để hiểu tâm tư của Ðức Cố Giáo Hoàng. Tuy nhiên, toàn bộ phần này không hề mâu thuẫn đối với điều các thư ngắn và các trao đổi ngoại giao từng cho ta biết. Trong các thư ấy, ta có ý niệm rõ hơn về sự quan tâm của Ðức Piô XII trong việc sử dụng các lời giảng dậy của các Giám Mục để canh chừng các tín hữu chống lại các phỉnh gạt của chủ nghĩa Quốc Xã, đã trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết trong thời chiến. Các thư từ này được công bố trong cuốn II bộ ADSS, đủ cho thấy Giáo Hội trì chí chống đối chủ nghĩa Quốc Xã; nhưng những cảnh cáo đầu tiên từ các giám mục Ðức như Faulhaber, von Galen, từ nhiều tu sĩ và linh mục và, sau cùng, từ tông thư Mit brenneder Sorge, từng được đọc trong tất cả các nhà thờ tại Ðức trong Chúa Nhật Lễ Lá năm 1937 bất chấp Gestapo, thì mọi người đã biết”.
Như thế ta chỉ có thể coi là hoàn toàn dối trá không hơn không kém lời khẳng định cho rằng Giáo Hội ủng hộ Quốc Xã, như nhật báo tại Milan ngày 6 tháng Giêng năm 1998 đã viết. Thêm vào đấy, các văn bản đăng trong cuốn V bộ ADSS hoàn toàn bác bỏ ý niệm cho rằng Toà Thánh có thể đã ủng hộ Ðệ Tam Reich vì sợ Nga Sô Viết. Khi Roosevelt yêu cầu được Vatican giúp đỡ để vượt qua sự chống đối của người Công Giáo Mỹ đối với kế hoạch bắt tay với Nga của ông ta lúc đó đang lâm chiến chống lại Ðức, ông ta được trả lời là sự giúp đỡ ấy đã được đưa ra đối với Anh Quốc rồi. Phủ Quốc Vụ Khanh sau đó đã ra lệnh cho Sứ Thần Tòa Thánh tại Washington phải làm thế nào để các Giám Mục Mỹ giải thích cho giáo dân Mỹ biết tông thư Divini Redemptoris, một tông thư khuyên người công giáo không được ủng hộ các đảng cộng sản, không áp dụng trong hoàn cảnh hiện nay và do đó không ngăn cấm người công giáo Mỹ giúp đỡ nước Nga trong nỗ lực chiến tranh của họ chống Ðệ Tam Reich. Ðây là những kết luận không thể bác khước được.
Cha Blet kết luận như sau: “Chính vì thế, dù không muốn làm nản lòng những nhà nghiên cứu tương lai, tôi rất hoài nghi việc mở các văn khố Vatican liên quan đến thời chiến sẽ gia tăng sự hiểu biết của chúng ta về thời kỳ này. Như tôi đã giải thích trước đây, trong các văn khố này, các tài liệu ngoại giao và hành chánh được xếp chung với các tài liệu hoàn toàn có tính cách tư riêng; và điều này đòi hỏi một diễn trình dài hơn so với các văn khố của các bộ ngoại giao các nước. Những ai muốn đào sâu hơn lịch sử về giai đoạn nhiễu nhương này mà không muốn chờ đợi thêm nữa, họ có thể làm việc cách hũu hiệu tại các văn khố của Bộ Ngoại Giao Anh, Bộ Ngoại Giao Pháp, Bộ Ngoại Giao Mỹ và các Bộ Ngoại Giao khác vốn có đại diện tại Toà Thánh. Hơn hẳn các văn kiện của Phủ Quốc Vụ Khanh Vatican, các tường trình của Bộ Trưởng Anh Quốc Osborne đã làm sống lại hoàn cảnh của Toà Thánh, bị Phát Xít Rome bao vây, và sau đó sống dưới sự kiểm soát của quân đội và cảnh sát Ðức một cách sống động hơn nhiều. Chỉ khi nào chịu lao mình vào những nghiên cứu như thế thay vì đòi hỏi Văn Khố Vatican phải mở cửa trước thời hạn, họ mới chứng tỏ được là họ thực sự đi tìm sự thật.”