Từ duy truyền thống tới Truyền Thống
Việc thu hồi vạ tuyệt thông đối với bốn vị giám mục của Hội Thánh Piô X, được tấn phong mà không có phép của Tòa Thánh, đã gây xôn xao trong dư luận Do Thái. Lý do vì trong bốn vị giám mục ấy, có Đức Cha Richard Williamson là người mới đây đã lên đài truyền hình Thụy Điển, tuyên bố nhiều điều bị người Do Thái cho là chống lại họ. Vị giám mục này cho rằng không hề có việc dùng hơi ngạt sát hại người Do Thái trong các trại tập trung và con số nạn nhân Do Thái trong Thế chiến II chỉ là 300,000 người chứ không phải 6 triệu.
Phản ứng dữ dội
Dù Tòa Thánh đã xác nhận ý nghĩa của việc rút lại vạ tuyệt thông chỉ là để phục vụ chính nghĩa hợp nhất của Giáo Hôi, do lòng nhân từ đầy tình cha con giữa Đức Thánh Cha và bốn vị giám mục, chứ không có mục tiêu nào khác. Nhưng phía Do Thái đã có những phản ứng cực đoan. Từ cuối tuần qua, ngay sau lệnh rút lại vạ tuyệt thông được ban ra, đã có nhiều phúc trình cho thấy Giáo Sĩ Đoàn (Rabbinate) của Do Thái sẽ vô thời hạn cắt đứt mọi liên lạc với Vatican, từng được thiết lập năm 2000 khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II qua thăm Israel, và sẽ hủy bỏ cuộc gặp gỡ với Ủy Ban Liên Lạc Tôn Giáo của Tòa Thánh dự trù vào tháng Ba tới.
Khiến phát ngôn viên Tòa Thánh là Cha Lombardi chỉ còn biết hy vọng rằng các khó khăn do Giáo Sĩ Đoàn Do Thái đặt ra sẽ là đối tượng cho những suy tư sâu sắc tiếp theo sau đó, và các mối liên hệ giữa Tòa Thánh và Do Thái sẽ tiếp diễn một cách có hiệu quả và thanh thản.
Chỉ là quan điểm cá nhân
Chính Đức Cha Bernard Fellay, tổng quyền Hội Thánh Piô X, bề trên của Đức Cha Williamson, cũng đã lên tiếng cho rằng vị giám mục này chỉ nói lên quan điểm riêng của ngài, một quan điểm không thể nào dựa vào thẩm quyền giáo hội được. Đức cha Fellay nói rõ rằng: “Hiển nhiên, một giám mục Công Giáo không thể nào lên tiếng nhân danh thẩm quyền giáo hội nếu đó không phải là vấn đề thuộc đức tin và luân lý. Huynh Đoàn chúng tôi không cho là mình có thẩm quyền về các vấn đề khác thế… Chúng tôi đau buồn nhìn nhận quy mô tác hại đến sứ mệnh của chúng tôi do việc xâm phạm đến thiên mệnh kia gây ra. Các lời tuyên bố của Đức Cha Williamson không hề phản ảnh chút nào chủ trương của hội chúng tôi”.
Theo Hãng Tin Zenit, Đức cha Fellay đã ra lệnh cho Đức cha Williamson không được lên tiếng về các vấn đề ấy nữa. Ngài cũng khẩn khoản xin Đức Giáo Hoàng và mọi người thiện chí tha thứ “cho các hậu quả đáng buồn của hành vi không thể nào chấp nhận được này”.
Diệt chủng là việc có thật
Ngày 28 tháng 1, Đức Bênêđíctô XVI đích thân lên tiếng bày tỏ tình liên đới với người Do Thái và cực lực kết án việc sử dụng trại tập trung trong Thế Chiến II.
Trong buổi triều yết hàng tuần, Đức Thánh Cha nhìn nhận tính kinh hoàng của Nạn Diệt Chủng (Holocaust), nhất là các trại tử thần như Auschwitz, những trại tử thần mà theo ngài đã thi hành việc thảm sát dã man hàng triệu người Do Thái, các nạn nhân vô tội của lòng thù hận mù quáng có tính chủng tộc và tôn giáo.
Đức Giáo Hoàng tỏ bày “niềm hy vọng rằng ký ức về Nạn Diệt Chủng sẽ thức đầy nhân loại suy tư về sức mạnh không tài nào đoán biết được của sự ác khi nó thống trị trái tim con người”. Ngài cho hay Nạn Diệt Chủng này “phải là lời cảnh cáo đối với mọi người để “họ đừng quên, đừng triệt tiêu hay dừng giảm thiểu, vì dù bạo lực chống lại một con người đi nữa cũng là bạo lực chống lại mọi người”. Theo Đức Bênêđíctô XVI, “không ai là một hòn đảo” như lời Thi sĩ Anh, John Donne, đã nói trong thế kỷ 17. “Ước chi Nạn Diệt Chủng đặc biệt dạy ta, cả các thế hệ già lẫn các thế hệ trẻ, rằng chỉ có con đường lắng nghe và đối thoại, yêu thương và tha thứ, mới dẫn các dân tộc, các nền văn hóa và các tôn giáo của thế giới tới cuộc gặp gỡ hằng mong đợi đầy tình huynh đệ và bình an trên thế giới mà thôi. Ước mong sao bạo lực đừng bao giờ lăng mạ phẩm giá con người nữa!”
Phản hồi tích cực
Trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình Ý gần đây, sau khi nghe lời tuyên bố của Đức Bênêđíctô XVI, Oded Wiener, tổng giám đốc của Giáo Sĩ Đoàn Do Thái, khẳng nhận tầm quan trọng trong các mối liên hệ với Vatican. Ông nói: “Tôi nghĩ rằng nó là nền tảng đối với cả chúng tôi lẫn Vatican. Về các nhận định của Đức Thánh Cha, Wiener nhấn mạnh rằng: “Trước nhất, tôi tin rằng lời tuyên bố của Đức Giáo Hoàng vào buổi sáng nay là điều cực kỳ quan trọng, đối với chúng tôi và toàn thế giới. Không có chỗ nào cho những người như Williamson để họ bác khước sự hiện hữu của Nạn Diệt Chủng. Tôi nghĩ lời của ngài (ĐGH) là một bước tiến lớn”.
Đại sứ Do Thái cạnh Tòa Thánh, là Mordechay Lewy, cho hay ông rất sung sướng về lời tuyên bố như thế từ cấp cao nhất của Tòa Thánh, lời tuyên bố có tác dụng “soi sáng và giúp vượt qua các hiểu lầm vừa qua” và ông chào đón ý định của Đức Giáo Hoàng qua thăm Do Thái vào tháng Năm này.
Hợp nhất là bổn phận minh nhiên của một mục tử
Nhân dịp này, Đức Bênêđíctô XVI cũng đích thân giải thích quyết định của ngài trong việc rút lại vạ tuyệt thông đối với 4 vị giám mục của nhóm duy truyền thống từng được tấn phong mà không có phép của Đức Giáo Hoàng.
Đức Bênêđíctô XVI minh xác: việc rút lại vạ tuyệt thông này chỉ nhằm một mục tiêu duy nhất là việc hợp nhất của Giáo Hội. Ngài cho hay: “Trong bài giảng nhân dịp long trọng khởi đầu triều giáo hoàng của tôi, tôi từng nói rằng ‘ơn gọi hợp nhất’ là ‘bổn phận minh nhiên của người mục tử’”. Ngài nhắc lại việc ngài đã suy tư ra sao trong bài giảng đầu tiên trong ngôi vị giáo hoàng ấy về câu truyện mẻ cá lạ lùng trước kia, và người Kitô hữu ngày nay buộc phải thưa cùng Chúa: “Than ôi, lạy Chúa qúy yêu, chúng con đau đớn nhìn nhận rằng lưới ấy nay đã rách nát cả rồi”. Tuy nhiên, ngài cho hay, trong bài giảng ấy, ngài cũng thân thưa với Thầy chí ái rằng: “Chúng con chẳng có chi phải buồn! Chúng con hân hoan vì lời Chúa hứa, lời hứa đừng nản lòng, và chúng con sẽ làm những gì chúng con làm được để theo đuổi con đường dẫn tới hợp nhất như lời Chúa hứa…Xin đừng để chúng con xé rách lưới của Chúa, xin giúp chúng con trở thành tôi tớ của hợp nhất”.
Chính “để chu toàn mục vụ đối với sự hợp nhất, một mục vụ đã xác định ra đường lối đặc thù cho thừa tác vụ Kế Thừa Thánh Phêrô của tôi” mà Đức Thánh Cha đã quyết định cho rút lại vạ tuyệt thông.
Ngài minh xác thêm “Tôi thực hiện hành vi nhân từ trong tình cha con này vì các vị giáo phẩm ấy liên tiếp tỏ bày nỗi đau khổ gay gắt lớn lao của trạng huống họ đã gặp phải”. Đức Thánh Cha nói rằng ngài chờ mong các vị giáo phẩm này cũng sẽ thực hiện những bước tương tự để hoàn tất diễn trình sau cùng trong cố gắng hoàn toàn hiệp thông với Giáo Hội, để chứng tỏ lòng trung thành chân thực và lòng chân nhận huấn quyền và thẩm quyền của Đức Giáo Hoàng và của Công Đồng Vatican II.
Giáo huấn về Truyền Thống
Nhân dịp này, khi nói tới hai thư mục vụ của Thánh Phaolô, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã đề cập tới tầm quan trọng của Truyền Thống và thừa tác vụ luôn luôn khai triển của Giáo Hội. Đó chính là hai thư gửi cho Timôtê và Titô, hai thư có vị thứ khá độc đáo trong Tân Ước. Gọi là thư mục vụ, vì chúng được gửi cho các cá nhân hơn là cho các cộng đoàn. Hai vị này vốn là các cộng tác viên của Thánh Phaolô và đều là hai giám mục tiên khởi của Giáo Hội.
Lúc ấy, trong Giáo Hội đã nổi lên nhiều sai lạc, những sai lạc được Đức Thánh Cha cho là tiền thân của Ngộ Đạo Thuyết, tác giả các thư này vì thế nhắc tới ơn gọi hai mặt. Ngài mời gọi Kitô hữu quay trở lại với việc “đọc Sách Thánh một các thiêng liêng”. Về phương diện này, Đức Thánh Cha giải thích: “Đọc Thánh Kinh một cách đúng đắn là để mình đối thoại với Chúa Thánh Thần, là từ nó, nhận được ánh sáng ‘để dạy dỗ, luận bác, sửa chữa và để huấn luyện đường chính trực’”.
Còn về lời mời thứ hai, Đức Bênêđíctô XVI nói rằng: tác giả các thư trên nhắc tới “việc chuyển giao đức tin tông truyền, một việc chuyển giao cần phải được bảo vệ nhờ sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, Đấng hằng ở trong ta. Phải coi thực thể vốn được mệnh danh là kho tàng (deposit) này như tổng hợp Truyền Thống Tông Đồ và là tiêu chuẩn cho lòng trung thành đối với việc công bố Phúc Âm”.
Như thế, các thư của Thánh Phaolô trình bày Truyền Thống như là chìa khóa để hiểu Thánh Kinh: “Việc công bố theo tông truyền, tức Truyền Thống, rất cần thiết để dẫn nhập ta vào việc hiểu Sách Thánh và nghe được giọng nói của chính Chúa Kitô ở trong đó”.
Cấu trúc thừa tác của Giáo Hội
Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI còn nói tới “thành tố đặc trưng” khác của các thư gửi Timôtê và Titô là “suy tư về cấu trúc thừa tác của Giáo Hội”. Trong các thư ấy, Thánh Phaolô cho hay cấu trúc trên luôn khai triển. Trong Giáo Hội của thời thế giới ngoại giáo ấy, khuôn mặt vị tông đồ là khuôn mặt nổi bật, nên Thánh Phaolô đề cập tới các giám mục và phó tế. Nhưng trong thế giới Do Thái và Kitô Giáo, các trưởng giáo sĩ (presbyters) mới là khuôn mặt đáng kể.
Đức Giáo Hoàng giải thích như sau: “Ở cuối các thư mục vụ, hai cấu trúc ấy đã hợp nhất với nhau: và giờ đây ta thấy xuất hiện vị…giám mục… Và cùng với vị giám mục, ta thấy các trưởng giáo sĩ và các phó tế. Tuy nhiên khuôn mặt tông đồ vẫn còn tính cách quyết định, nhưng như tôi đã nói, ba lá thư này đã không được gửi cho các cộng đoàn mà là cho những con người cá thể: Timôtê và Titô, những vị một mặt xuất hiện như là giám mục, và mặt khác, bắt đầu thế chân cho Tông Đồ. Thế là bắt đầu một thực tại sau này được gọi là kế tục tông đồ (apostolic succession)”
Theo Đức Thánh Cha, lời Thánh Phaolô khuyên Timôtê “đừng sao lãng ơn phúc hiện con đang có, ơn phúc đã ban cho con qua lời tiên tri với việc đặt tay của trưởng giáo sỹ đoàn” chính là dáng dấp “của đặc điểm bí tích nơi thừa tác vụ này”. Ngài kêu gọi mọi người cầu nguyện để các Kitô hữu “mỗi ngày một được đặc điểm hóa hơn nữa về phương diện này, trong tương quan với xã hội ta đang sống, với tư cách là thành viên của ‘gia đình Thiên Chúa’. Ta cũng hãy cầu nguyện cho các mục tử của Giáo Hội để các ngài càng ngày càng có nhiều cảm nghĩ cha con, vừa dịu dàng vừa mạnh dạn cùng một lúc, trong việc đào tạo nhà Chúa, cộng đoàn, và Giáo Hội”.
Việc thu hồi vạ tuyệt thông đối với bốn vị giám mục của Hội Thánh Piô X, được tấn phong mà không có phép của Tòa Thánh, đã gây xôn xao trong dư luận Do Thái. Lý do vì trong bốn vị giám mục ấy, có Đức Cha Richard Williamson là người mới đây đã lên đài truyền hình Thụy Điển, tuyên bố nhiều điều bị người Do Thái cho là chống lại họ. Vị giám mục này cho rằng không hề có việc dùng hơi ngạt sát hại người Do Thái trong các trại tập trung và con số nạn nhân Do Thái trong Thế chiến II chỉ là 300,000 người chứ không phải 6 triệu.
Phản ứng dữ dội
Dù Tòa Thánh đã xác nhận ý nghĩa của việc rút lại vạ tuyệt thông chỉ là để phục vụ chính nghĩa hợp nhất của Giáo Hôi, do lòng nhân từ đầy tình cha con giữa Đức Thánh Cha và bốn vị giám mục, chứ không có mục tiêu nào khác. Nhưng phía Do Thái đã có những phản ứng cực đoan. Từ cuối tuần qua, ngay sau lệnh rút lại vạ tuyệt thông được ban ra, đã có nhiều phúc trình cho thấy Giáo Sĩ Đoàn (Rabbinate) của Do Thái sẽ vô thời hạn cắt đứt mọi liên lạc với Vatican, từng được thiết lập năm 2000 khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II qua thăm Israel, và sẽ hủy bỏ cuộc gặp gỡ với Ủy Ban Liên Lạc Tôn Giáo của Tòa Thánh dự trù vào tháng Ba tới.
Khiến phát ngôn viên Tòa Thánh là Cha Lombardi chỉ còn biết hy vọng rằng các khó khăn do Giáo Sĩ Đoàn Do Thái đặt ra sẽ là đối tượng cho những suy tư sâu sắc tiếp theo sau đó, và các mối liên hệ giữa Tòa Thánh và Do Thái sẽ tiếp diễn một cách có hiệu quả và thanh thản.
Chỉ là quan điểm cá nhân
Chính Đức Cha Bernard Fellay, tổng quyền Hội Thánh Piô X, bề trên của Đức Cha Williamson, cũng đã lên tiếng cho rằng vị giám mục này chỉ nói lên quan điểm riêng của ngài, một quan điểm không thể nào dựa vào thẩm quyền giáo hội được. Đức cha Fellay nói rõ rằng: “Hiển nhiên, một giám mục Công Giáo không thể nào lên tiếng nhân danh thẩm quyền giáo hội nếu đó không phải là vấn đề thuộc đức tin và luân lý. Huynh Đoàn chúng tôi không cho là mình có thẩm quyền về các vấn đề khác thế… Chúng tôi đau buồn nhìn nhận quy mô tác hại đến sứ mệnh của chúng tôi do việc xâm phạm đến thiên mệnh kia gây ra. Các lời tuyên bố của Đức Cha Williamson không hề phản ảnh chút nào chủ trương của hội chúng tôi”.
Theo Hãng Tin Zenit, Đức cha Fellay đã ra lệnh cho Đức cha Williamson không được lên tiếng về các vấn đề ấy nữa. Ngài cũng khẩn khoản xin Đức Giáo Hoàng và mọi người thiện chí tha thứ “cho các hậu quả đáng buồn của hành vi không thể nào chấp nhận được này”.
Diệt chủng là việc có thật
Ngày 28 tháng 1, Đức Bênêđíctô XVI đích thân lên tiếng bày tỏ tình liên đới với người Do Thái và cực lực kết án việc sử dụng trại tập trung trong Thế Chiến II.
Trong buổi triều yết hàng tuần, Đức Thánh Cha nhìn nhận tính kinh hoàng của Nạn Diệt Chủng (Holocaust), nhất là các trại tử thần như Auschwitz, những trại tử thần mà theo ngài đã thi hành việc thảm sát dã man hàng triệu người Do Thái, các nạn nhân vô tội của lòng thù hận mù quáng có tính chủng tộc và tôn giáo.
Đức Giáo Hoàng tỏ bày “niềm hy vọng rằng ký ức về Nạn Diệt Chủng sẽ thức đầy nhân loại suy tư về sức mạnh không tài nào đoán biết được của sự ác khi nó thống trị trái tim con người”. Ngài cho hay Nạn Diệt Chủng này “phải là lời cảnh cáo đối với mọi người để “họ đừng quên, đừng triệt tiêu hay dừng giảm thiểu, vì dù bạo lực chống lại một con người đi nữa cũng là bạo lực chống lại mọi người”. Theo Đức Bênêđíctô XVI, “không ai là một hòn đảo” như lời Thi sĩ Anh, John Donne, đã nói trong thế kỷ 17. “Ước chi Nạn Diệt Chủng đặc biệt dạy ta, cả các thế hệ già lẫn các thế hệ trẻ, rằng chỉ có con đường lắng nghe và đối thoại, yêu thương và tha thứ, mới dẫn các dân tộc, các nền văn hóa và các tôn giáo của thế giới tới cuộc gặp gỡ hằng mong đợi đầy tình huynh đệ và bình an trên thế giới mà thôi. Ước mong sao bạo lực đừng bao giờ lăng mạ phẩm giá con người nữa!”
Phản hồi tích cực
Trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình Ý gần đây, sau khi nghe lời tuyên bố của Đức Bênêđíctô XVI, Oded Wiener, tổng giám đốc của Giáo Sĩ Đoàn Do Thái, khẳng nhận tầm quan trọng trong các mối liên hệ với Vatican. Ông nói: “Tôi nghĩ rằng nó là nền tảng đối với cả chúng tôi lẫn Vatican. Về các nhận định của Đức Thánh Cha, Wiener nhấn mạnh rằng: “Trước nhất, tôi tin rằng lời tuyên bố của Đức Giáo Hoàng vào buổi sáng nay là điều cực kỳ quan trọng, đối với chúng tôi và toàn thế giới. Không có chỗ nào cho những người như Williamson để họ bác khước sự hiện hữu của Nạn Diệt Chủng. Tôi nghĩ lời của ngài (ĐGH) là một bước tiến lớn”.
Đại sứ Do Thái cạnh Tòa Thánh, là Mordechay Lewy, cho hay ông rất sung sướng về lời tuyên bố như thế từ cấp cao nhất của Tòa Thánh, lời tuyên bố có tác dụng “soi sáng và giúp vượt qua các hiểu lầm vừa qua” và ông chào đón ý định của Đức Giáo Hoàng qua thăm Do Thái vào tháng Năm này.
Hợp nhất là bổn phận minh nhiên của một mục tử
Nhân dịp này, Đức Bênêđíctô XVI cũng đích thân giải thích quyết định của ngài trong việc rút lại vạ tuyệt thông đối với 4 vị giám mục của nhóm duy truyền thống từng được tấn phong mà không có phép của Đức Giáo Hoàng.
Đức Bênêđíctô XVI minh xác: việc rút lại vạ tuyệt thông này chỉ nhằm một mục tiêu duy nhất là việc hợp nhất của Giáo Hội. Ngài cho hay: “Trong bài giảng nhân dịp long trọng khởi đầu triều giáo hoàng của tôi, tôi từng nói rằng ‘ơn gọi hợp nhất’ là ‘bổn phận minh nhiên của người mục tử’”. Ngài nhắc lại việc ngài đã suy tư ra sao trong bài giảng đầu tiên trong ngôi vị giáo hoàng ấy về câu truyện mẻ cá lạ lùng trước kia, và người Kitô hữu ngày nay buộc phải thưa cùng Chúa: “Than ôi, lạy Chúa qúy yêu, chúng con đau đớn nhìn nhận rằng lưới ấy nay đã rách nát cả rồi”. Tuy nhiên, ngài cho hay, trong bài giảng ấy, ngài cũng thân thưa với Thầy chí ái rằng: “Chúng con chẳng có chi phải buồn! Chúng con hân hoan vì lời Chúa hứa, lời hứa đừng nản lòng, và chúng con sẽ làm những gì chúng con làm được để theo đuổi con đường dẫn tới hợp nhất như lời Chúa hứa…Xin đừng để chúng con xé rách lưới của Chúa, xin giúp chúng con trở thành tôi tớ của hợp nhất”.
Chính “để chu toàn mục vụ đối với sự hợp nhất, một mục vụ đã xác định ra đường lối đặc thù cho thừa tác vụ Kế Thừa Thánh Phêrô của tôi” mà Đức Thánh Cha đã quyết định cho rút lại vạ tuyệt thông.
Ngài minh xác thêm “Tôi thực hiện hành vi nhân từ trong tình cha con này vì các vị giáo phẩm ấy liên tiếp tỏ bày nỗi đau khổ gay gắt lớn lao của trạng huống họ đã gặp phải”. Đức Thánh Cha nói rằng ngài chờ mong các vị giáo phẩm này cũng sẽ thực hiện những bước tương tự để hoàn tất diễn trình sau cùng trong cố gắng hoàn toàn hiệp thông với Giáo Hội, để chứng tỏ lòng trung thành chân thực và lòng chân nhận huấn quyền và thẩm quyền của Đức Giáo Hoàng và của Công Đồng Vatican II.
Giáo huấn về Truyền Thống
Nhân dịp này, khi nói tới hai thư mục vụ của Thánh Phaolô, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã đề cập tới tầm quan trọng của Truyền Thống và thừa tác vụ luôn luôn khai triển của Giáo Hội. Đó chính là hai thư gửi cho Timôtê và Titô, hai thư có vị thứ khá độc đáo trong Tân Ước. Gọi là thư mục vụ, vì chúng được gửi cho các cá nhân hơn là cho các cộng đoàn. Hai vị này vốn là các cộng tác viên của Thánh Phaolô và đều là hai giám mục tiên khởi của Giáo Hội.
Lúc ấy, trong Giáo Hội đã nổi lên nhiều sai lạc, những sai lạc được Đức Thánh Cha cho là tiền thân của Ngộ Đạo Thuyết, tác giả các thư này vì thế nhắc tới ơn gọi hai mặt. Ngài mời gọi Kitô hữu quay trở lại với việc “đọc Sách Thánh một các thiêng liêng”. Về phương diện này, Đức Thánh Cha giải thích: “Đọc Thánh Kinh một cách đúng đắn là để mình đối thoại với Chúa Thánh Thần, là từ nó, nhận được ánh sáng ‘để dạy dỗ, luận bác, sửa chữa và để huấn luyện đường chính trực’”.
Còn về lời mời thứ hai, Đức Bênêđíctô XVI nói rằng: tác giả các thư trên nhắc tới “việc chuyển giao đức tin tông truyền, một việc chuyển giao cần phải được bảo vệ nhờ sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, Đấng hằng ở trong ta. Phải coi thực thể vốn được mệnh danh là kho tàng (deposit) này như tổng hợp Truyền Thống Tông Đồ và là tiêu chuẩn cho lòng trung thành đối với việc công bố Phúc Âm”.
Như thế, các thư của Thánh Phaolô trình bày Truyền Thống như là chìa khóa để hiểu Thánh Kinh: “Việc công bố theo tông truyền, tức Truyền Thống, rất cần thiết để dẫn nhập ta vào việc hiểu Sách Thánh và nghe được giọng nói của chính Chúa Kitô ở trong đó”.
Cấu trúc thừa tác của Giáo Hội
Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI còn nói tới “thành tố đặc trưng” khác của các thư gửi Timôtê và Titô là “suy tư về cấu trúc thừa tác của Giáo Hội”. Trong các thư ấy, Thánh Phaolô cho hay cấu trúc trên luôn khai triển. Trong Giáo Hội của thời thế giới ngoại giáo ấy, khuôn mặt vị tông đồ là khuôn mặt nổi bật, nên Thánh Phaolô đề cập tới các giám mục và phó tế. Nhưng trong thế giới Do Thái và Kitô Giáo, các trưởng giáo sĩ (presbyters) mới là khuôn mặt đáng kể.
Đức Giáo Hoàng giải thích như sau: “Ở cuối các thư mục vụ, hai cấu trúc ấy đã hợp nhất với nhau: và giờ đây ta thấy xuất hiện vị…giám mục… Và cùng với vị giám mục, ta thấy các trưởng giáo sĩ và các phó tế. Tuy nhiên khuôn mặt tông đồ vẫn còn tính cách quyết định, nhưng như tôi đã nói, ba lá thư này đã không được gửi cho các cộng đoàn mà là cho những con người cá thể: Timôtê và Titô, những vị một mặt xuất hiện như là giám mục, và mặt khác, bắt đầu thế chân cho Tông Đồ. Thế là bắt đầu một thực tại sau này được gọi là kế tục tông đồ (apostolic succession)”
Theo Đức Thánh Cha, lời Thánh Phaolô khuyên Timôtê “đừng sao lãng ơn phúc hiện con đang có, ơn phúc đã ban cho con qua lời tiên tri với việc đặt tay của trưởng giáo sỹ đoàn” chính là dáng dấp “của đặc điểm bí tích nơi thừa tác vụ này”. Ngài kêu gọi mọi người cầu nguyện để các Kitô hữu “mỗi ngày một được đặc điểm hóa hơn nữa về phương diện này, trong tương quan với xã hội ta đang sống, với tư cách là thành viên của ‘gia đình Thiên Chúa’. Ta cũng hãy cầu nguyện cho các mục tử của Giáo Hội để các ngài càng ngày càng có nhiều cảm nghĩ cha con, vừa dịu dàng vừa mạnh dạn cùng một lúc, trong việc đào tạo nhà Chúa, cộng đoàn, và Giáo Hội”.