Quan điểm của Đức Giáo Hoàng và Nữ Thủ Tướng Đức về Nạn Diệt Chủng
Sau cuộc điện đàm ngày 8 tháng 2, Đức Bênêđíctô XVI và Nữ Thủ Tướng Đưứ cho hay các vị có chung một quan điểm về thảm kịch Diệt Chủng.
Nữ Thủ Tướng Angela Merkel của Đức đã yêu cầu được nói truyện với Đức Giáo Hoàng về Nạn Diệt Chủng. Cuộc đàm đạo này được coi là khai triển mới nhất liên quan đến vụ xôn xao do giám mục Richard William, một chức sắc thuộc Hội Thánh Piô X, gây ra. Vị này lên truyền hình bác bỏ Nạn Diệt Chủng gần như cùng lúc với việc ông được rút lại vạ tuyệt thông với ba giám mục khác thuộc cùng một Hội với mình.
Đức Giáo Hoàng không hay biết gì về quan điểm của vị giám mục này đối với Nạn Diệt Chủng khi ngài ra lệnh ban hành sắc lệnh rút lại vạ tuyệt thông từng áp dụng cho họ trước đây. Và việc rút lại vạ tuyệt thông này không ảnh hưởng gì tới tư thế của Hội Thánh Piô X, một nhóm đang hoạt động dù không được nhìn nhận về phương diện giáo luật trong lòng Giáo Hội.
Theo một thông cáo của Tòa Thánh, cuộc điện đàm giữa Đức Giáo Hoàng và Bà Merkel đã diễn ra trong “một bầu khí rất tôn trọng nhau” trong đó cả Đức Thánh Cha lẫn Nữ Thủ Tướng “đã nói lên quan điểm riêng của mình”
Theo tuyên bố chung của cả hai phát ngôn viên, Ulrich Wilhem và Linh Mục Dòng Tên Federico Lombardi, cuộc điện đàm này rất “thân thiện và xây dựng” và “được đánh dấu bằng việc cả hai vị đều có quan điểm chung và sâu sắc rằng Nạn Diệt Chủng là một cảnh cáo có giá trị đối với nhân loại”.
Theo thông cáo chung này, hai nhà lãnh đạo đã đề cập tới các lời tuyên bố của Đức Bênêđíctô XVI vào ngày 28 tháng 1 vừa qua tại buổi triều yết chung, và chính lời tuyên bố của Bà Merkel vào tuần trước. Trong buổi triều yết trên, Đức Giáo Hoàng quả quyết rằng Nạn Diệt Chủng “đối với mọi người phải là một lời cảnh báo để họ đừng quên, đừng bác bỏ và đừng theo chủ nghĩa giảm thiểu, vì bạo hành dù chỉ chống lại một con người cũng là chống lại toàn thể nhân loại”. Đức Thánh Cha cũng tuyên bố rằng: “Khi âu yếm nhắc lại lời bày tỏ tình liên đới hoàn toàn và không chút tranh luận của tôi với các anh em của chúng ta, những người đã tiếp nhận Giao Ước Đầu Tiên, tôi hy vọng rằng ký ức về Nạn Diệt Chủng sẽ thúc đẩy nhân loại suy nghĩ về sức mạnh khôn lường của sự ác khi nó thống trị được trái tim con người”. Ngài nói thêm: “Chớ chi Nạn Diệt Chủng đặc biệt dạy chúng ta, các thế hệ cũ cũng như các thế hệ mới, rằng chỉ có con đường liên lỉ của lắng nghe và đối thoại, của yêu thương và tha thứ, mới dẫn các dân tộc, các nền văn hóa và tôn giáo của thế giới tới cuộc gặp gỡ hằng mong đợi của tình anh em và sự bình an trên thế giới mà thôi”.
Phản ứng
Căn cứ vào lời tuyên bố của Bà Merkel vào Thứ Ba vừa qua, các lời tuyên bố trên bị coi là “không đủ”. Bà quả quyết rằng: “Về phía Vatican và Đức Giáo Hoàng, cần phải dứt khoát hiểu rõ điều này: chủ nghĩa bác bỏ là điều không được phép và ta nên đối xử tích cực với Do Thái Giáo”.
Cùng ngày trên, Cha Lombardi nhắc lại một lần nữa trên Đài Phát Thanh Vatican rằng Đức Giáo Hoàng “hoàn toàn rõ ràng nhận biết và lên án Nạn Diệt Chủng đối với Dân Tộc Do Thái thời Quốc Xã”. Và vào ngày hôm sau, Phủ Quốc Vụ Khanh của Vatican đã công bố một bản văn quả quyết rằng “các quan điểm của giám mục Williamson về nạn Diệt Chủng hoàn toàn không thể chấp nhận được và bị Đức Thánh Cha cực lực bác bỏ”.
Bản văn trên cũng minh xác rằng bốn giám mục, dù được tha khỏi vạ tuyệt thông, vẫn chưa có “chức năng giáo luật trong Giáo Hội và không được thi hành hợp lệ một thừa tác vụ nào trong Giáo Hội”. Còn hội Thánh Piô X thì vẫn tiếp tục ở trong “tình huống tài phán” hiện hành và “không được hưởng bất cứ sự nhìn nhận nào về giáo luật trong Giáo Hội Công Giáo”. Bản văn này nói rằng giám mục William nếu muốn “được chấp nhận thi hành các chức năng giám mục trong Giáo Hội, phải tách mình một cách tuyệt đối rõ ràng và công khai ra khỏi chủ trương hiện nay của mình về Nạn Diệt Chủng”.
Thứ Năm vừa qua, Bà Merkel đưa ra một quan điểm tích cực hơn về các lời tuyên bố của Vatican: “Thái độ của Vatican cho thấy rõ ràng rằng ta không thể cho phép việc bác bỏ thảm họa này mà hòng thoát được hậu quả”
Dai dẳng
Trong khi đó, theo báo chí Đức hôm Thứ Bẩy, giám mục Williamson khước từ không chịu rút lại quan điểm của mình dù ông “không tìm được chứng cớ lịch sử” để chi tiết hóa luận điểm của mình về những điều xẩy ra tại các trại tập trung của Đức Quốc Xã.
Theo lời tuyên bố của ông, được đăng tải trên nhật báo Đức Der Spiegel, giám mục này còn tái lặp lại lời ông chỉ trích Công Đồng Chung Vatican II.
Trái với thái độ ấy, vào Thứ Sáu vừa qua, Hội Thánh Piô X cho công bố việc một bề trên bên Ý, là linh mục Davide Pagliarani, đã trục xuất một trong các hội viên của mình là linh mục Floriano Abrahamowicz, vì “các lý do nghiêm trọng về kỷ luật”. Tại Ý, linh mục Abrahamowicz được nhiều người biết đến do các lời tuyên bố của ông chống lại Công Đồng Vatican II cũng như quả quyết rằng các phòng hơi ngạt của Quốc Xã thựa ra chỉ “dùng để tẩy uế”. Một thông cáo của Hội nói rằng: “việc trục xuất này, dầu đáng buồn, nhưng cần thiết để tránh việc một lần nữa hình ảnh về Hội Thánh Piô X bị bóp méo, và do đó, việc phục vụ Giáo Hội của mình bị thương tổn”.
Giám mục Williamson bị giải nhiệm
Tin từ Buenos Aires ngày 9 tháng 2 năm 2009 của hãng tin Zenit cho hay: vị giám mục của Hội Thánh Piô X là Richard Williamson, người từng bác bỏ sự kiện 6 triệu người Do Thái bị giết vì hơi ngạt trong các trại tập trung của Quốc Xã, đã bị bãi nhiệm khỏi chức vụ giám đốc chủng viện của tổ chức này tại Á Căn Đình.
Vị giám mục người Anh 68 tuổi này không còn là giám đốc chủng viện La Reja nữa. Nhật báo La Nacion tại Á Căn Đình tường trình như thế. Tờ báo cho hay họ nhận được tin này qua một điện thư của cha Christian Bouchacourt, hiện là giám đốc vùng Nam Mỹ của Hội Thánh Piô X.
Cha Bouchacourt nói rằng vị giám mục này vốn đã bị bãi nhiệm từ mấy hôm nay rồi. Và vị giám đốc Nam Mỹ này nhắc lại lời tuyên bố mới đây của đức cha Bernard Fellay, bề trên cả của Hội, nói rằng các quan điểm của đức cha Williamson “không phản ảnh chút nào quan điểm của hội chúng tôi”. Đức cha Fellay cũng quả quyết rằng: “một giám mục Công Giáo không thể dùng thẩm quyền Giáo Hội để lên tiếng nếu đó không phải là vấn đề thuộc đức tin và luân lý”.
Vấn đề tổ chức nội bộ
Bất kể chủ trương trước đây và hiện nay của ông trong Hội Thánh Piô X có ra sao, giám mục Williamson và ba giám mục từng được rút vạ tuyệt thông cũng không được thực thi hợp lệ bất cứ thừa tác vụ nào trong Giáo Hội Công Giáo.
Như Phủ Quốc Vụ Khanh của Vatican mới đây đã minh xác trong một tuyên bố vào Thứ Tư tuần trước, “Việc rút lại vạ tuyệt thông chỉ giải thoát bốn giám mục khỏi hình phạt giáo luật nặng nhất, nhưng không thay đổi chút nào tình huống tài phán của Huynh ĐoànThánh Piô X, một huynh đoàn vào lúc này không được hưởng bất cứ sự thừa nhận nào về giáo luật trong Giáo Hội Công Giáo. Cả bốn giám mục cũng thế, dù được giải khỏi vạ tuyệt thông, họ vẫn không có chức năng giáo luật nào trong Giáo Hội và không được thi hành hợp lệ bất cứ thừa tác vụ vào trong Giáo Hội”.
Sau cuộc điện đàm ngày 8 tháng 2, Đức Bênêđíctô XVI và Nữ Thủ Tướng Đưứ cho hay các vị có chung một quan điểm về thảm kịch Diệt Chủng.
Nữ Thủ Tướng Angela Merkel của Đức đã yêu cầu được nói truyện với Đức Giáo Hoàng về Nạn Diệt Chủng. Cuộc đàm đạo này được coi là khai triển mới nhất liên quan đến vụ xôn xao do giám mục Richard William, một chức sắc thuộc Hội Thánh Piô X, gây ra. Vị này lên truyền hình bác bỏ Nạn Diệt Chủng gần như cùng lúc với việc ông được rút lại vạ tuyệt thông với ba giám mục khác thuộc cùng một Hội với mình.
Đức Giáo Hoàng không hay biết gì về quan điểm của vị giám mục này đối với Nạn Diệt Chủng khi ngài ra lệnh ban hành sắc lệnh rút lại vạ tuyệt thông từng áp dụng cho họ trước đây. Và việc rút lại vạ tuyệt thông này không ảnh hưởng gì tới tư thế của Hội Thánh Piô X, một nhóm đang hoạt động dù không được nhìn nhận về phương diện giáo luật trong lòng Giáo Hội.
Theo một thông cáo của Tòa Thánh, cuộc điện đàm giữa Đức Giáo Hoàng và Bà Merkel đã diễn ra trong “một bầu khí rất tôn trọng nhau” trong đó cả Đức Thánh Cha lẫn Nữ Thủ Tướng “đã nói lên quan điểm riêng của mình”
Theo tuyên bố chung của cả hai phát ngôn viên, Ulrich Wilhem và Linh Mục Dòng Tên Federico Lombardi, cuộc điện đàm này rất “thân thiện và xây dựng” và “được đánh dấu bằng việc cả hai vị đều có quan điểm chung và sâu sắc rằng Nạn Diệt Chủng là một cảnh cáo có giá trị đối với nhân loại”.
Theo thông cáo chung này, hai nhà lãnh đạo đã đề cập tới các lời tuyên bố của Đức Bênêđíctô XVI vào ngày 28 tháng 1 vừa qua tại buổi triều yết chung, và chính lời tuyên bố của Bà Merkel vào tuần trước. Trong buổi triều yết trên, Đức Giáo Hoàng quả quyết rằng Nạn Diệt Chủng “đối với mọi người phải là một lời cảnh báo để họ đừng quên, đừng bác bỏ và đừng theo chủ nghĩa giảm thiểu, vì bạo hành dù chỉ chống lại một con người cũng là chống lại toàn thể nhân loại”. Đức Thánh Cha cũng tuyên bố rằng: “Khi âu yếm nhắc lại lời bày tỏ tình liên đới hoàn toàn và không chút tranh luận của tôi với các anh em của chúng ta, những người đã tiếp nhận Giao Ước Đầu Tiên, tôi hy vọng rằng ký ức về Nạn Diệt Chủng sẽ thúc đẩy nhân loại suy nghĩ về sức mạnh khôn lường của sự ác khi nó thống trị được trái tim con người”. Ngài nói thêm: “Chớ chi Nạn Diệt Chủng đặc biệt dạy chúng ta, các thế hệ cũ cũng như các thế hệ mới, rằng chỉ có con đường liên lỉ của lắng nghe và đối thoại, của yêu thương và tha thứ, mới dẫn các dân tộc, các nền văn hóa và tôn giáo của thế giới tới cuộc gặp gỡ hằng mong đợi của tình anh em và sự bình an trên thế giới mà thôi”.
Phản ứng
Căn cứ vào lời tuyên bố của Bà Merkel vào Thứ Ba vừa qua, các lời tuyên bố trên bị coi là “không đủ”. Bà quả quyết rằng: “Về phía Vatican và Đức Giáo Hoàng, cần phải dứt khoát hiểu rõ điều này: chủ nghĩa bác bỏ là điều không được phép và ta nên đối xử tích cực với Do Thái Giáo”.
Cùng ngày trên, Cha Lombardi nhắc lại một lần nữa trên Đài Phát Thanh Vatican rằng Đức Giáo Hoàng “hoàn toàn rõ ràng nhận biết và lên án Nạn Diệt Chủng đối với Dân Tộc Do Thái thời Quốc Xã”. Và vào ngày hôm sau, Phủ Quốc Vụ Khanh của Vatican đã công bố một bản văn quả quyết rằng “các quan điểm của giám mục Williamson về nạn Diệt Chủng hoàn toàn không thể chấp nhận được và bị Đức Thánh Cha cực lực bác bỏ”.
Bản văn trên cũng minh xác rằng bốn giám mục, dù được tha khỏi vạ tuyệt thông, vẫn chưa có “chức năng giáo luật trong Giáo Hội và không được thi hành hợp lệ một thừa tác vụ nào trong Giáo Hội”. Còn hội Thánh Piô X thì vẫn tiếp tục ở trong “tình huống tài phán” hiện hành và “không được hưởng bất cứ sự nhìn nhận nào về giáo luật trong Giáo Hội Công Giáo”. Bản văn này nói rằng giám mục William nếu muốn “được chấp nhận thi hành các chức năng giám mục trong Giáo Hội, phải tách mình một cách tuyệt đối rõ ràng và công khai ra khỏi chủ trương hiện nay của mình về Nạn Diệt Chủng”.
Thứ Năm vừa qua, Bà Merkel đưa ra một quan điểm tích cực hơn về các lời tuyên bố của Vatican: “Thái độ của Vatican cho thấy rõ ràng rằng ta không thể cho phép việc bác bỏ thảm họa này mà hòng thoát được hậu quả”
Dai dẳng
Trong khi đó, theo báo chí Đức hôm Thứ Bẩy, giám mục Williamson khước từ không chịu rút lại quan điểm của mình dù ông “không tìm được chứng cớ lịch sử” để chi tiết hóa luận điểm của mình về những điều xẩy ra tại các trại tập trung của Đức Quốc Xã.
Theo lời tuyên bố của ông, được đăng tải trên nhật báo Đức Der Spiegel, giám mục này còn tái lặp lại lời ông chỉ trích Công Đồng Chung Vatican II.
Trái với thái độ ấy, vào Thứ Sáu vừa qua, Hội Thánh Piô X cho công bố việc một bề trên bên Ý, là linh mục Davide Pagliarani, đã trục xuất một trong các hội viên của mình là linh mục Floriano Abrahamowicz, vì “các lý do nghiêm trọng về kỷ luật”. Tại Ý, linh mục Abrahamowicz được nhiều người biết đến do các lời tuyên bố của ông chống lại Công Đồng Vatican II cũng như quả quyết rằng các phòng hơi ngạt của Quốc Xã thựa ra chỉ “dùng để tẩy uế”. Một thông cáo của Hội nói rằng: “việc trục xuất này, dầu đáng buồn, nhưng cần thiết để tránh việc một lần nữa hình ảnh về Hội Thánh Piô X bị bóp méo, và do đó, việc phục vụ Giáo Hội của mình bị thương tổn”.
Giám mục Williamson bị giải nhiệm
Tin từ Buenos Aires ngày 9 tháng 2 năm 2009 của hãng tin Zenit cho hay: vị giám mục của Hội Thánh Piô X là Richard Williamson, người từng bác bỏ sự kiện 6 triệu người Do Thái bị giết vì hơi ngạt trong các trại tập trung của Quốc Xã, đã bị bãi nhiệm khỏi chức vụ giám đốc chủng viện của tổ chức này tại Á Căn Đình.
Vị giám mục người Anh 68 tuổi này không còn là giám đốc chủng viện La Reja nữa. Nhật báo La Nacion tại Á Căn Đình tường trình như thế. Tờ báo cho hay họ nhận được tin này qua một điện thư của cha Christian Bouchacourt, hiện là giám đốc vùng Nam Mỹ của Hội Thánh Piô X.
Cha Bouchacourt nói rằng vị giám mục này vốn đã bị bãi nhiệm từ mấy hôm nay rồi. Và vị giám đốc Nam Mỹ này nhắc lại lời tuyên bố mới đây của đức cha Bernard Fellay, bề trên cả của Hội, nói rằng các quan điểm của đức cha Williamson “không phản ảnh chút nào quan điểm của hội chúng tôi”. Đức cha Fellay cũng quả quyết rằng: “một giám mục Công Giáo không thể dùng thẩm quyền Giáo Hội để lên tiếng nếu đó không phải là vấn đề thuộc đức tin và luân lý”.
Vấn đề tổ chức nội bộ
Bất kể chủ trương trước đây và hiện nay của ông trong Hội Thánh Piô X có ra sao, giám mục Williamson và ba giám mục từng được rút vạ tuyệt thông cũng không được thực thi hợp lệ bất cứ thừa tác vụ nào trong Giáo Hội Công Giáo.
Như Phủ Quốc Vụ Khanh của Vatican mới đây đã minh xác trong một tuyên bố vào Thứ Tư tuần trước, “Việc rút lại vạ tuyệt thông chỉ giải thoát bốn giám mục khỏi hình phạt giáo luật nặng nhất, nhưng không thay đổi chút nào tình huống tài phán của Huynh ĐoànThánh Piô X, một huynh đoàn vào lúc này không được hưởng bất cứ sự thừa nhận nào về giáo luật trong Giáo Hội Công Giáo. Cả bốn giám mục cũng thế, dù được giải khỏi vạ tuyệt thông, họ vẫn không có chức năng giáo luật nào trong Giáo Hội và không được thi hành hợp lệ bất cứ thừa tác vụ vào trong Giáo Hội”.