BÌNH THUẬN - Khi sự phân cấp xã hội làm chênh lệch quá lớn giữa giàu và nghèo trong một đất nước được coi là còn quá nhỏ bé về mọi mặt, thì trong quần chúng, đã xuất hiện một số từ mới trong tiếng Việt ghép với từ tình thương như gạo tình thương, quần áo tình thương, nồi cháo tình thương, nhà tình thương, nghĩa trang tình thương, phần mộ tình thương, mái ấm tình thương…mà cụ thể là người dân ở Thị Xã Lagi, Bình Thuận, hầu như quá quen thuộc bởi tất cả những tình thương ấy đều có nơi Mái Ấm Tình Thương Đồng Tiến, Thị xã Lagi, Bình Thuận.
Xem hình ảnh
Chiều mùng 5 tết, tôi đến thăm Mái Ấm, thấy xuất hiện mấy “việt kiều tình thương”, anh chị Tân -Ngọc, anh chị Hưởng-Tảo từ Houston, Texas về, chen trong 170 người khuyết tật đang cầm trong tay giấy mời nhận quà tình thương do Sr. Maria Nguyễn Thị Thanh Mai, Giám đốc Mái Ấm, ký mời.
Cha Giuse Nguyễn Hữu An, tuyên úy Mái Ấm, chúc xuân bằng một khẳng định “Thiên Chúa là Tình Thương” và Ngài cầu nguyện cho anh chị em khuyết tật -cả lương lẫn giáo- luôn tin tưởng rằng Tình Thương của Thiên Chúa vẫn tuôn tràn qua những con người có tấm lòng của Thiên Chúa.
Chị Ngọc Nguyễn được mời chia sẻ với những người khuyết tật. Chị cho biết chị là một người tân tòng, được ơn Chúa qua việc bác ái, từ thiện, đã nhận ra Thiên Chúa là Tình Thương, đã được rửa tội và Ngài muốn cho chị sống trong Tình Thương, để cuộc đời chị được hạnh phúc. Chị xin những người khuyết tật “tin tưởng vào Tình Thương của Chúa, vì anh chị em đang là những bạn hữu chí thiết của Ngài. Xin tạ ơn Chúa, không phải cho anh chị em gặp chúng tôi, mà là, cho chúng tôi được gặp anh chị em trong dịp năm mới nầy”.
Cha Linh hướng, các nữ tu, các anh chị chia nhau phát quà cho người khuyết tật. Mỗi phần quà tết gồm có: 5kg gạo, một thùng mì tôm, một chai dầu gió, một túi ba bộ quần áo, một bì thư 200 ngàn đồng việt nam, và đặc biệt, một tờ kinh “lòng thương xót Chúa”.
Những cụ bà, cụ ông sung sướng đến rơi lệ. Những người thân và cả người khuyết tật cũng cảm động trước nghĩa cử của những người trao quà: một lời chào, một lời chúc, kể cả những nụ hôn trên những người kém may mắn. Đúng là “của cho không quí bằng cách cho”.
Mọi người ra về trong niềm vui. Tôi được gặp một người khuyết tật 50%, chưa kịp hỏi anh ta tên gì, chỉ mới nói “chúc anh vui nhé”, anh liền trả lời: “Ngày em chăn hai con bò cho người ta, mỗi con được 3 ngàn. Nay em được nhiều quá. Dzìa Mẹ mừng lắm. Lên bà kia mua cái nệm cũ cho Mẹ nằm”.
Khi mọi người ra về, Cha Linh Hướng, Sr. Giám Đốc và tôi đi viếng Nghĩa Trang Tình Thương. Chiều đang xuống. Hương trầm thơm lan tỏa khắp nghĩa trang cả ngàn ngôi mộ tình thương san sát nhau, đồng phục.
Đến đây, tôi mới khám phá ra bao nhiêu công việc tình thương của các chị em Dòng Mến Thánh Giá Nha Trang, Cộng Đoàn Đồng Tiến Lagi. Và nếu tôi không lầm, thật đáng kể, mà chưa ai kể, hoặc nếu có kể, thì cũng chỉ là phần nào những gì trông thấy được bằng mắt, nghe được bằng tai, phần nhỏ của tình thương Thiên Chúa đặt trong mỗi trái tim yêu thương và phục vụ.
Từ những năm 2000, các chị em đã phát hiện nhiều nấm mộ hoang quanh đồi Hoa Sim, ngoài nghĩa trang Đồng Tiến, ở Hiệp hòa, ở Bảo An và ở một vài nơi quanh thị xã. Những nấm mộ đã bị xói mòn, có chỗ theo con nước chảy đã lộ ra những khúc xương người phơi nắng… Chị em đã đưa những trăn trở vào lời kinh nguyện. Và một quyết định táo bạo đã hình thành, để đến đầu năm 2003 bắt đầu thực hiện việc cải táng các hài cốt về phía tây Nghĩa Trang Giáo Xứ Đồng Tiến. Liên tiếp những đợt cải táng đồng nghĩa với việc liên tục kêu gọi những nhà hảo tâm cho công tác của niềm tin “xác loài người sẽ sống lại”. Cho đến nay, Nghĩa Trang Tình Thương đã có hơn 1000 ngôi mộ. Mỗi phần mộ có hồ sơ riêng. Có thể là một chiếc thẻ bài còn ghi rõ tên tuổi, số quân, cấp bậc, binh chủng; có thể là một tấm poncho còn ghi tên người chung số phận với nó, có thể là một thẻ căn cước, một kỷ vật… nhưng, cũng có thể là không có gì cả ngoài một một bộ xương người. Có những người tìm đến Nghĩa Trang nầy và qua những hồ sơ riêng, đã tìm được hài cốt người thân mất tích trong chiến tranh, nay đã hơn 35-40 năm.
Xem hình ảnh
Chúng tôi đến một phần của Nghĩa Trang Tình Thương để kính viếng phần mộ của các thai nhi do chính các chị xin được, hoặc do những thiện nguyện viên xin về cho các chị an táng. Từ năm 2005 đến nay, mà con số các thai nhi được an táng đã lên đến hơn 5000- hơn 5000 em bé, nếu được sinh ra, đã được 5,6 tuổi. Mỗi phần mộ dành cho các thai nhi có 6 hộc. Mỗi hộc có thể an táng đến 15 hoặc 20 thai nhi. Hầu như ngày nào cũng có các thai nhi bị nạo bỏ! Vì thế, mỗi phần mộ có thể có 60, 80, 100, hoặc120 thai nhi.
Phần mộ tình thương và phần mộ thai nhi có ghi rõ tên ân nhân phụng lập. Tôi thấy có tên những ân nhân ở GX. Thanh Xuân, ở Sài Gòn, Vũng Tàu, Thủ Đức, và có cả các ân nhân ở Anh Quốc, ở USA, ở Úc, ở Pháp, ở Na-uy…. Thật đáng quí những đồng tiền mang giá trị cứu độ. Có hơn 400 phần mộ xây từ sớm, nay đã xuống cấp trầm trọng. Được biết, vì ngày ấy khó khăn quá, tiền xin được thì ít, mà hài cốt tìm được thì quá nhiều, nên các chị đã làm có tính cách tạm thời cho kịp thời vụ. Nay, các chị đang có kế hoạch tân trang kiên cố các phần mộ với giá tiền 1 triệu tư cho mỗi phần mộ. Thật là một kế hoạch vu vơ, nếu các chị không có một niềm tin mãnh liệt rằng các chị đang thực hiện kế hoạch tình thương của Chúa.
Tích cực hơn với sự sống của các thai nhi, các chị em đã ra sức vận động những người lầm lỡ về sống với cộng đoàn các chị để dưỡng thai và để cho con chào đời. Đây là công việc không dễ dàng chút nào trước cơn cám dỗ “giết con cho khỏe mẹ”, nhưng các chị đã thực hiện được nhờ lời cầu nguyện của nhiều người, nhờ sự kiên trì thuyết phục, và phần nào nhờ những điều kiện vật chất các chị chu cấp cho mẹ cho con trong thời gian dưỡng thai và sinh con. Có những bà làm mẹ, chị làm mẹ, em làm mẹ đã sinh con và gửi lại cho các chị nuôi dưỡng, rồi ra đi. Có người trở lại thăm con. Có người biền biệt. Công việc “bảo vệ sự sống” của các chị có thể nói là thành công, dẫn đến việc các chị phải chạy đôn chạy đáo để xin tiền xây dựng một cơ sở gọi là Mái Ấm Tình Thương. Và quả thực, Chúa đã thực hiện việc tốt đẹp này qua tay biết bao ân nhân trong và ngoài nước để Mái Ấm Tình Thương Đồng Tiến hình thành một cơ sở “bảo vệ sự sống” nay đã có 79 cháu bé được chào đời, trong số đó, có 31 cháu được mẹ xin về sum họp gia đình, còn lại 48 cháu đang được nuôi dưỡng.
Trở về Mái Ấm, tôi đến phòng số 1, có 3 chị bảo mẫu lo cho 11 cháu từ 1 đến 6 tháng tuổi, cháu nào cũng sạch đẹp, dễ thương. Ở phòng số 2, có 2 chị bảo mẫu lo cho 10 cháu từ 6 đến 12 tháng tuổi, và ở phòng số 3 và số 4 có mấy sơ và một chị bảo mẫu lo cho 23 cháu từ một đến 5 tuổi. Tôi tính nhẩm, mới có 44 cháu và được một sơ cho biết có 4 cháu lớn học lớp 1 ở phòng riêng bên kia. Ồ, thật tuyệt. Cháu nào cũng tuyệt vời quá. Tạ ơn Chúa vì những công trình sáng tạo của Chúa.
Công việc của chỉ hơn mười con người, 5 sơ và 6 bảo mẫu-cũng có bảo mẫu là chính những chị em đang mang thai- không dừng lại ở việc chăm sóc các trẻ, mà hằng ngày còn phải thức dậy thật sớm từ 3g30 sáng để nấu một thùng nước sôi, một nồi cháo tình thương cho những bệnh nhân ở Bệnh Viện Thị Xã Lagi gần đó. Những bệnh nhân nầy hầu hết từ những vùng sâu, vùng xa đến chữa bệnh tại bệnh viện. Đa số là người nghèo, vì những người có đủ điều kiện thường vẫn thích chữa bệnh tại các bệnh viện lớn hơn. Mỗi ngày có trung bình từ 120 đến 150 phần nước sôi và cháo tình thương cho bệnh nhân, nên tháng nào trung bình các chị cũng phải chi khoảng trên 5 triệu cho nồi cháo tình thương ấy. Hơn thế nữa, các chị được Cha xứ cho phép mang Mình Thánh Chúa đến cho những bệnh nhân công giáo ở Bệnh Viện mỗi thứ bảy, và khi cần.
Trái tim đầy tình thương bao giờ cũng có những sáng kiến độc đáo và có sức cuốn hút nhiều người nhập cuộc vào chương trình tình thương của Chúa. Vì thế, từ con số 15,18 người nông dân làm thiện nguyện viên thời kỳ bốc mộ cải táng, nay đã có đến 62 thiện nguyện viên tích cực góp phần mình cho công việc của tình thương. Họ rất đơn sơ và nhiệt thành, không nề hà việc gì cả, từ việc quét dọn Nghĩa Trang Tình Thương, đến việc thăm viếng, giới thiệu những người khuyết tật, cùng khổ, đến việc tranh thủ xin những thai nhi bị vất vào thùng rác bệnh viện, và đến những việc cực nhọc hơn như bốc mộ cải táng... Các thiện nguyện viên này không nhận tiền thù lao, và phần thưởng cho họ chính là niềm vui họ mang đến cho người khác, được tham dự thánh lễ mỗi khi có Cha Linh Hướng về Mái Ấm và cũng được tĩnh huấn ít nhất một lần trong năm.
Ở Mái Ấm Tình Thương về, tôi không thể làm thinh trước công trình tình thương của Chúa. Tôi thật thán phục niềm tin, sức chịu đựng và nổ lực của những chị em Dòng Mến Thánh Giá Nha Trang tại Đồng Tiến trước những thách đố thật đáng kể về các khoản kinh phí cho công trình bảo vệ sự sống nầy. Tôi thật cảm động vì biết có nhiều ân nhân xa gần đã hổ trợ cho các chị mặc dầu chưa tận mắt thấy một nghĩa trang tình thương thẳng tắp những ngôi mộ, chưa tận tai nghe tiếng trẻ con đỏ hon hỏn khóc đòi sữa mẹ, cũng chưa thực sự tin rằng những đồng tiền chắt chiu của họ lại có giá trị lớn lao như thế. Tôi có nghe người ta nói về Sr. Thanh Mai rằng: “Bà Sơ nầy xin tiền giỏi lắm”. Hôm nay, tôi mới hiểu ra là không phải Bà Sơ xin tiền giỏi, mà là chính Chúa đã gửi đến cho bà những người có trái tim của Chúa và bà giỏi sử dụng đồng tiền người ta cho vào đúng kế hoạch Chúa muốn, để cả giáo lẫn lương nhận ra Thiên Chúa là Tình Thương.
Tôi nhớ sau bữa ăn tối, vợ chồng anh chị Tân-Ngọc, anh chị Hưởng-Tảo, cùng chúng tôi cầu nguyện ngay tại bàn ăn: “Lạy Chúa, chúng con tạ ơn Chúa vì chúng con đang sống nhờ tình thương của Chúa. Xin cho tất cả việc chúng con làm vì tình thương. Và xin cho chúng con xác tín rằng: vì tình thương, chúng con sẽ có tất cả”.
Tất cả vì tình thương. Vì tình thương, có tất cả.
Xem hình ảnh
Chiều mùng 5 tết, tôi đến thăm Mái Ấm, thấy xuất hiện mấy “việt kiều tình thương”, anh chị Tân -Ngọc, anh chị Hưởng-Tảo từ Houston, Texas về, chen trong 170 người khuyết tật đang cầm trong tay giấy mời nhận quà tình thương do Sr. Maria Nguyễn Thị Thanh Mai, Giám đốc Mái Ấm, ký mời.
Cha Giuse Nguyễn Hữu An, tuyên úy Mái Ấm, chúc xuân bằng một khẳng định “Thiên Chúa là Tình Thương” và Ngài cầu nguyện cho anh chị em khuyết tật -cả lương lẫn giáo- luôn tin tưởng rằng Tình Thương của Thiên Chúa vẫn tuôn tràn qua những con người có tấm lòng của Thiên Chúa.
Chị Ngọc Nguyễn được mời chia sẻ với những người khuyết tật. Chị cho biết chị là một người tân tòng, được ơn Chúa qua việc bác ái, từ thiện, đã nhận ra Thiên Chúa là Tình Thương, đã được rửa tội và Ngài muốn cho chị sống trong Tình Thương, để cuộc đời chị được hạnh phúc. Chị xin những người khuyết tật “tin tưởng vào Tình Thương của Chúa, vì anh chị em đang là những bạn hữu chí thiết của Ngài. Xin tạ ơn Chúa, không phải cho anh chị em gặp chúng tôi, mà là, cho chúng tôi được gặp anh chị em trong dịp năm mới nầy”.
Cha Linh hướng, các nữ tu, các anh chị chia nhau phát quà cho người khuyết tật. Mỗi phần quà tết gồm có: 5kg gạo, một thùng mì tôm, một chai dầu gió, một túi ba bộ quần áo, một bì thư 200 ngàn đồng việt nam, và đặc biệt, một tờ kinh “lòng thương xót Chúa”.
Những cụ bà, cụ ông sung sướng đến rơi lệ. Những người thân và cả người khuyết tật cũng cảm động trước nghĩa cử của những người trao quà: một lời chào, một lời chúc, kể cả những nụ hôn trên những người kém may mắn. Đúng là “của cho không quí bằng cách cho”.
Mọi người ra về trong niềm vui. Tôi được gặp một người khuyết tật 50%, chưa kịp hỏi anh ta tên gì, chỉ mới nói “chúc anh vui nhé”, anh liền trả lời: “Ngày em chăn hai con bò cho người ta, mỗi con được 3 ngàn. Nay em được nhiều quá. Dzìa Mẹ mừng lắm. Lên bà kia mua cái nệm cũ cho Mẹ nằm”.
Khi mọi người ra về, Cha Linh Hướng, Sr. Giám Đốc và tôi đi viếng Nghĩa Trang Tình Thương. Chiều đang xuống. Hương trầm thơm lan tỏa khắp nghĩa trang cả ngàn ngôi mộ tình thương san sát nhau, đồng phục.
Đến đây, tôi mới khám phá ra bao nhiêu công việc tình thương của các chị em Dòng Mến Thánh Giá Nha Trang, Cộng Đoàn Đồng Tiến Lagi. Và nếu tôi không lầm, thật đáng kể, mà chưa ai kể, hoặc nếu có kể, thì cũng chỉ là phần nào những gì trông thấy được bằng mắt, nghe được bằng tai, phần nhỏ của tình thương Thiên Chúa đặt trong mỗi trái tim yêu thương và phục vụ.
Từ những năm 2000, các chị em đã phát hiện nhiều nấm mộ hoang quanh đồi Hoa Sim, ngoài nghĩa trang Đồng Tiến, ở Hiệp hòa, ở Bảo An và ở một vài nơi quanh thị xã. Những nấm mộ đã bị xói mòn, có chỗ theo con nước chảy đã lộ ra những khúc xương người phơi nắng… Chị em đã đưa những trăn trở vào lời kinh nguyện. Và một quyết định táo bạo đã hình thành, để đến đầu năm 2003 bắt đầu thực hiện việc cải táng các hài cốt về phía tây Nghĩa Trang Giáo Xứ Đồng Tiến. Liên tiếp những đợt cải táng đồng nghĩa với việc liên tục kêu gọi những nhà hảo tâm cho công tác của niềm tin “xác loài người sẽ sống lại”. Cho đến nay, Nghĩa Trang Tình Thương đã có hơn 1000 ngôi mộ. Mỗi phần mộ có hồ sơ riêng. Có thể là một chiếc thẻ bài còn ghi rõ tên tuổi, số quân, cấp bậc, binh chủng; có thể là một tấm poncho còn ghi tên người chung số phận với nó, có thể là một thẻ căn cước, một kỷ vật… nhưng, cũng có thể là không có gì cả ngoài một một bộ xương người. Có những người tìm đến Nghĩa Trang nầy và qua những hồ sơ riêng, đã tìm được hài cốt người thân mất tích trong chiến tranh, nay đã hơn 35-40 năm.
Xem hình ảnh
Chúng tôi đến một phần của Nghĩa Trang Tình Thương để kính viếng phần mộ của các thai nhi do chính các chị xin được, hoặc do những thiện nguyện viên xin về cho các chị an táng. Từ năm 2005 đến nay, mà con số các thai nhi được an táng đã lên đến hơn 5000- hơn 5000 em bé, nếu được sinh ra, đã được 5,6 tuổi. Mỗi phần mộ dành cho các thai nhi có 6 hộc. Mỗi hộc có thể an táng đến 15 hoặc 20 thai nhi. Hầu như ngày nào cũng có các thai nhi bị nạo bỏ! Vì thế, mỗi phần mộ có thể có 60, 80, 100, hoặc120 thai nhi.
Phần mộ tình thương và phần mộ thai nhi có ghi rõ tên ân nhân phụng lập. Tôi thấy có tên những ân nhân ở GX. Thanh Xuân, ở Sài Gòn, Vũng Tàu, Thủ Đức, và có cả các ân nhân ở Anh Quốc, ở USA, ở Úc, ở Pháp, ở Na-uy…. Thật đáng quí những đồng tiền mang giá trị cứu độ. Có hơn 400 phần mộ xây từ sớm, nay đã xuống cấp trầm trọng. Được biết, vì ngày ấy khó khăn quá, tiền xin được thì ít, mà hài cốt tìm được thì quá nhiều, nên các chị đã làm có tính cách tạm thời cho kịp thời vụ. Nay, các chị đang có kế hoạch tân trang kiên cố các phần mộ với giá tiền 1 triệu tư cho mỗi phần mộ. Thật là một kế hoạch vu vơ, nếu các chị không có một niềm tin mãnh liệt rằng các chị đang thực hiện kế hoạch tình thương của Chúa.
Tích cực hơn với sự sống của các thai nhi, các chị em đã ra sức vận động những người lầm lỡ về sống với cộng đoàn các chị để dưỡng thai và để cho con chào đời. Đây là công việc không dễ dàng chút nào trước cơn cám dỗ “giết con cho khỏe mẹ”, nhưng các chị đã thực hiện được nhờ lời cầu nguyện của nhiều người, nhờ sự kiên trì thuyết phục, và phần nào nhờ những điều kiện vật chất các chị chu cấp cho mẹ cho con trong thời gian dưỡng thai và sinh con. Có những bà làm mẹ, chị làm mẹ, em làm mẹ đã sinh con và gửi lại cho các chị nuôi dưỡng, rồi ra đi. Có người trở lại thăm con. Có người biền biệt. Công việc “bảo vệ sự sống” của các chị có thể nói là thành công, dẫn đến việc các chị phải chạy đôn chạy đáo để xin tiền xây dựng một cơ sở gọi là Mái Ấm Tình Thương. Và quả thực, Chúa đã thực hiện việc tốt đẹp này qua tay biết bao ân nhân trong và ngoài nước để Mái Ấm Tình Thương Đồng Tiến hình thành một cơ sở “bảo vệ sự sống” nay đã có 79 cháu bé được chào đời, trong số đó, có 31 cháu được mẹ xin về sum họp gia đình, còn lại 48 cháu đang được nuôi dưỡng.
Trở về Mái Ấm, tôi đến phòng số 1, có 3 chị bảo mẫu lo cho 11 cháu từ 1 đến 6 tháng tuổi, cháu nào cũng sạch đẹp, dễ thương. Ở phòng số 2, có 2 chị bảo mẫu lo cho 10 cháu từ 6 đến 12 tháng tuổi, và ở phòng số 3 và số 4 có mấy sơ và một chị bảo mẫu lo cho 23 cháu từ một đến 5 tuổi. Tôi tính nhẩm, mới có 44 cháu và được một sơ cho biết có 4 cháu lớn học lớp 1 ở phòng riêng bên kia. Ồ, thật tuyệt. Cháu nào cũng tuyệt vời quá. Tạ ơn Chúa vì những công trình sáng tạo của Chúa.
Công việc của chỉ hơn mười con người, 5 sơ và 6 bảo mẫu-cũng có bảo mẫu là chính những chị em đang mang thai- không dừng lại ở việc chăm sóc các trẻ, mà hằng ngày còn phải thức dậy thật sớm từ 3g30 sáng để nấu một thùng nước sôi, một nồi cháo tình thương cho những bệnh nhân ở Bệnh Viện Thị Xã Lagi gần đó. Những bệnh nhân nầy hầu hết từ những vùng sâu, vùng xa đến chữa bệnh tại bệnh viện. Đa số là người nghèo, vì những người có đủ điều kiện thường vẫn thích chữa bệnh tại các bệnh viện lớn hơn. Mỗi ngày có trung bình từ 120 đến 150 phần nước sôi và cháo tình thương cho bệnh nhân, nên tháng nào trung bình các chị cũng phải chi khoảng trên 5 triệu cho nồi cháo tình thương ấy. Hơn thế nữa, các chị được Cha xứ cho phép mang Mình Thánh Chúa đến cho những bệnh nhân công giáo ở Bệnh Viện mỗi thứ bảy, và khi cần.
Trái tim đầy tình thương bao giờ cũng có những sáng kiến độc đáo và có sức cuốn hút nhiều người nhập cuộc vào chương trình tình thương của Chúa. Vì thế, từ con số 15,18 người nông dân làm thiện nguyện viên thời kỳ bốc mộ cải táng, nay đã có đến 62 thiện nguyện viên tích cực góp phần mình cho công việc của tình thương. Họ rất đơn sơ và nhiệt thành, không nề hà việc gì cả, từ việc quét dọn Nghĩa Trang Tình Thương, đến việc thăm viếng, giới thiệu những người khuyết tật, cùng khổ, đến việc tranh thủ xin những thai nhi bị vất vào thùng rác bệnh viện, và đến những việc cực nhọc hơn như bốc mộ cải táng... Các thiện nguyện viên này không nhận tiền thù lao, và phần thưởng cho họ chính là niềm vui họ mang đến cho người khác, được tham dự thánh lễ mỗi khi có Cha Linh Hướng về Mái Ấm và cũng được tĩnh huấn ít nhất một lần trong năm.
Ở Mái Ấm Tình Thương về, tôi không thể làm thinh trước công trình tình thương của Chúa. Tôi thật thán phục niềm tin, sức chịu đựng và nổ lực của những chị em Dòng Mến Thánh Giá Nha Trang tại Đồng Tiến trước những thách đố thật đáng kể về các khoản kinh phí cho công trình bảo vệ sự sống nầy. Tôi thật cảm động vì biết có nhiều ân nhân xa gần đã hổ trợ cho các chị mặc dầu chưa tận mắt thấy một nghĩa trang tình thương thẳng tắp những ngôi mộ, chưa tận tai nghe tiếng trẻ con đỏ hon hỏn khóc đòi sữa mẹ, cũng chưa thực sự tin rằng những đồng tiền chắt chiu của họ lại có giá trị lớn lao như thế. Tôi có nghe người ta nói về Sr. Thanh Mai rằng: “Bà Sơ nầy xin tiền giỏi lắm”. Hôm nay, tôi mới hiểu ra là không phải Bà Sơ xin tiền giỏi, mà là chính Chúa đã gửi đến cho bà những người có trái tim của Chúa và bà giỏi sử dụng đồng tiền người ta cho vào đúng kế hoạch Chúa muốn, để cả giáo lẫn lương nhận ra Thiên Chúa là Tình Thương.
Tôi nhớ sau bữa ăn tối, vợ chồng anh chị Tân-Ngọc, anh chị Hưởng-Tảo, cùng chúng tôi cầu nguyện ngay tại bàn ăn: “Lạy Chúa, chúng con tạ ơn Chúa vì chúng con đang sống nhờ tình thương của Chúa. Xin cho tất cả việc chúng con làm vì tình thương. Và xin cho chúng con xác tín rằng: vì tình thương, chúng con sẽ có tất cả”.
Tất cả vì tình thương. Vì tình thương, có tất cả.