Mười truyện đơn sơ về Giáo lý và Giáo dục (77)
771. Thân Xác của Chúa Giêsu, chính là Đền Thờ
Chúa Giêsu nói với những người Do Thái rằng Ngài sẽ phá hủy Đền Thờ và sẽ xây lại trong ba ngày (x. Ga 2,13-25)
Các học giả phỏng chừng Chúa Giêsu thốt ra những lời nầy trong năm 29 công nguyên. Lúc đó, đền thờ mà Chúa Giêsu nói tới, đang được xây dựng trong khoảng thời gian bốn mươi sáu năm. Thật ra, đền thờ nầy chỉ được hoàn thành không lâu trước khi bị người La Mã triệt hạ năm 70.
Những người Do Thái đang nghe Chúa Giêsu nói, thì nghĩ đến đền thờ nầy cũng giống như bao đền thờ khác.
Nhờ giáo huấn của thánh Gioan trong bài Phúc Âm, chúng ta biết Chúa Giêsu đang nói tới ĐỀN THỜ là Thân Thể của Người, bao gồm cả chúng ta. (Giảng Lễ Chúa Nhựt – Charles E.Miller, C.M.)
772. Chúa Giêsu là người thật
Là người, Chúa Giêsu mang trong mình bản tính nhân loại như bất cứ ai trong chúng ta: một con người thật, một con người thật với tất cả ý nghĩa của nó, ngoại trừ tội lỗi.
Là người, Chúa Giêsu trước hết là một bào thai nằm trong bụng mẹ chín tháng mười ngày. Mẹ Ngài, Đức Mẹ Maria, mang Ngài nặng và đẻ Ngài đau. Ngài được sinh ra trong lúc Mẹ Ngài phải đi xa, đi về quê Bêlem khai sổ kiểm tra dân số.
Là người, Chúa Giêsu lúc còn bé, lo học tập và thường vui đùa với các bạn đồng lứa trong những giờ giải trí.
Là người, Chúa Giêsu lúc lớn lên, học một nghề để sinh sống, là nghề thợ mộc. Thánh Giuse là cha, dạy cho trò Giêsu là con, học nghề thợ mộc, và người học trò đặc biệt nầy đã sớm trở thành một tay thợ mộc lành nghề. Và từ đó, thanh niên Giêsu thường đổ những giọt mồ hôi trên nhiều miếng gỗ trong khi hành nghề thợ mộc. ...
773. Sức khoẻ của Chúa Giêsu
Chúa Giêsu là một người có sức khỏe thật bền bỉ.
Chúa Giêsu là một con người cân đối tâm sinh lý hoàn toàn, không đau ốm tật bệnh gì. Sau nầy, chúng ta thấy Ngài, trong cuộc đời bôn ba truyền giáo, dậy sớm (x. Mc 1,35), thức khuya (x. Mc 1,32-34), luôn luôn có mặt trên mọi nẻo đường khắp nước (x. Mt 4,23; Mc 1,38-39).
Chúa Giêsu chịu đựng được nhiều cơn nhọc mệt lớn lao, nên không chao đảo, không ngã quỵ. Đám đông dân chúng và vô số bệnh nhân bao vây Ngài tư bề, không kể ngày, không kể đêm (x. Mt 4,24-25), nhưng Ngài vẫn luôn hiện diện, vẫn luôn niềm nở, không bao giờ nở bỏ rơi một ai, viện cớ là mệt, là mắc nghỉ, mắc ngủ. ...
Chúa Giêsu nói, Chúa Giêsu dạy, thì dân chúng đông hằng hà sa số, khi trên núi đồi gió trời lồng lộng (x. Mt 5,1), khi giữa đồng bằng trãi rộng mênh mông (x. Mt 14,13), khi trên bãi biển sóng gầm gió thét (x. Mc 4,1), khi trong những thành phố chật ních người ta (x. Mc 2,1-2), tại các hội đường cũng như trong Đền Thờ Giêrusalem đông nghẹt người (x. Mc 11,15-17), thế mà ai ai cũng nghe rõ tiếng Ngài đến tận tai.
Chúa Giêsu không có thời giờ để ăn, để uống cho thong thả (x. Mc 3,20-21). Ngài ngủ ngay được trên mạn thuyền giữa cơn bảo táp gầm thét dữ dội (x. Mt 8,23-24).
774. Chúa Giêsu luôn sống trong lòng dân tộc
Chúa Giêsu mang một tình yêu lớn lao và một mối thiện cảm đậm đà đối với những người đang sống trong xã hội đồng thời với Ngài và đối với tất cả những gì đang diễn ra xung quanh Ngài.
Hơn ai hết, Chúa Giêsu là kẻ biết sống trong lòng dân tộc của mình.
Ngài quan sát rất kỹ mọi người, mọi vật, mọi sự một cách thiện cảm, một cách thích thú.
Trong những bài giảng dạy, Ngài luôn làm sống lại trước mắt mọi người những cảnh sống hằng ngày của dân tộc thân yêu của Ngài: nào là người gieo giống đang vung lên những hạt giống vàng nhuộm màu nắng lạt của hoàng hôn (x. Mt 13,3), nào là người ngư phủ đang vá lưới trên bờ biển (x. Mt 4 21), nào là người đàn bà đang sú bột và trộn men (x. Mt 13,33), nào là cô thợ may từ chối lấy miếng vải mới để vá vào chiếc áo cũ (x. Mt 9,16), nào là người trồng nho sản xuất rượu mới, không chịu đổ rượu mới vào bình củ (x. Mt 9,17), nào là những kẻ đi làm thuê, chưa có công ăn việc làm, đang đứng đợi ngoài công trường (x. Mt 20,7), nào là người thanh niên phung phí của cải, chơi bời điên loạn (x. Lc 15,12), nào là các em bé chạy chơi rộn ràng ngoài đường phố (x. Mt 11,16), nào là đám rước cưới tiến đi trong đêm tối với ánh đèn (x. Mt 25,6-7), nào là những đám tiệc được tổ chức trong khoe khoang, với các chỗ ngồi được quy định sít sao (x. Lc 14,7), nào là bà nội trợ đặt đúng cây đèn ở giữa chỗ chính trong nhà (x. Mt 5,15), nào là người hành khất bất hạnh bị lãng quên trước cửa nhà của ông tỷ phú (x. Lc 16,20), nào là ông quản lý tinh khôn biết lôi kéo bạn bè sau khi bị sa thải (x. Lc 16,4), nào là các công nhân làm việc đòi tăng lương khi chiều đến (x. Mt 20,10), nào là ông biệt phái kiêu căng tự mãn khinh chê ông thuế vụ không đạo đức (x. Lc 18,11), nào là lão sùng đạo huyênh hoang bỏ tiền lẻng kẻng vào hòm cúng Đền Thờ (x. Mc 12,41), nào là bà góa nghèo cúi mặt, không dám nhìn ai, khi trút tất cả gia tài bé xíu của mình vào hòm cúng Đền Thờ (x. Mc 12,42), nào là bà mẹ sinh được đứa con, quên cả đau đớn khi nhìn được mặt con (x. Ga 16,21), nào là quan tòa bị thân chủ quấy rầy trong đêm (x. Lc 18,4), nào là ông chồng tức bực khi người hàng xóm, có bạn đi xa về, đánh thức mình dậy trong khuya khoắt (x. Lc 11,7), nào là ông phú hộ xoa tay khi thấy kho lẫm mình đầy tràn (x. Lc 12,18-19), nào là người chăn chiên đi trước đàn chiên và gọi tên từng con một (x. Ga 10,4), v.v...
775. Trái tim của Chúa Giêsu
Tình cảm của Chúa Giêsu rất cao đẹp, rất nồng nàn, rất mãnh liệt, nhưng Ngài vẫn luôn luôn làm chủ trái tim mình.
Ngài dành cho Mẹ Maria, cho Cha Giuse tất cả những tình cảm quý báu nhất (x. Lc 2,51).
Ngài tận tâm săn sóc các môn đệ của Ngài, không bỏ rơi một ai. Tuy quý chuộng tất cả các tông đồ, nhưng Ngài lại quý chuộng Gioan hơn, và giao Mẹ mình cho Gioan nuôi dưỡng (x. Ga 19,27).
Ngài thích trú ngụ tại nhà ba chị em ở Bêtania (x. Mt 21,17),
Ngài rất hiền lành và hết sức kiên nhẫn đối với các bệnh nhân và những ai bị đời hất hủi. Những người nghèo khổ, bệnh tật, bất hạnh tấp nập đến với Ngài từ bốn phía, và Ngài tiếp đón săn sóc họ không biết mệt (x. Mc 2,10).
Ngài rất động lòng trước nỗi đau khổ của bà góa đi đưa xác đứa con trai độc nhất của mình (x. Lc 7,13).
Ngài xiêu lòng trước những lời van xin của người đàn bà xứ Canaan muốn Ngài thương giúp chữa lành đứa con gái (x. Mt 15,28).
Ngài khóc khi đến mộ Ladarô là người mà Ngài yêu (x. Ga 11,33).
Ngài rơi lệ khi nhìn ngắm kinh đô yêu dấu của tổ quốc mà Ngài biết thế nào cũng bị tàn phá trong một ngày gần đây (x. Lc 21,20).
Ngài nhân từ vô hạn đối với những người tội lỗi, những kẻ yếu đuối lỡ lầm. Ngài tha tội cho họ ngay, tha trong nháy mắt. Ngài công khai bênh vực họ trước những hạng biệt phái đạo đức giả, luôn kiêu căng khinh dễ kẻ khác (x. Ga 8,7).
Ngài độ lượng tha thứ vô điều kiện cho những ai đã hành hạ và giết chết Ngài (x. Lc 23,34).
Trái tim Chúa Giêsu đầy vui vẻ. Ngài vui vẻ tham dự tiệc cưới và sản xuất rượu ngon cho khách tiệc dùng (x. Ga 2,9). Ngài muốn cho các môn đệ vui vẻ trong thời gian Ngài còn tại thế (x. Mc 2,19-20). Ngài hứa ban hạnh phúc cho những ai đeo đuổi lý tưởng Ngài vạch ra (x. Mc 10,30). Ngài hân hoan sung sướng khi nghĩ đến Cha Ngài trên trời và dâng lời cảm tạ (x. Mt 11,25 ).
Nhưng trái tim Chúa Giêsu cũng da diết buồn khi nghĩ đến nhiều kẻ vẫn mù quáng và vong ân. Trái tim đó thắt lại trước sự phản bội của Giudà mà Ngài tin cẩn. Trái tim đó tan nát trong Vườn Cây Dầu.
Và trái tim đó, trước khi ngưng đập, đã bị lưỡi đòng đâm thâu, và từ trái tim yêu thương loài người quá bội, mà loài người vô tình tệ bạc, lại còn khinh mạn dễ duôi nầy, một giọt máu loảng, lợn cợn với nước, chảy ra !
776. Chúa Giêsu: một nhà vô địch đau khổ.
Mọi cực nhọc túng thiếu trong thân xác và mọi đau khổ ê chề trong linh hồn, tất cả đều có mặt trong cuộc đời làm người của Chúa Giêsu khi Ngài còn sống cũng như lúc Ngài chết.
Sống thì không nhà, không cửa; nay đó, mai đây; nhiều ngày không đủ ăn; nhiều đêm phải ngủ ngoài trời, gối đầu trên tảng đá thô (x. Mt 8,20).
Ở Nadarét, lúc làm nghề thợ mộc tại gia, Chúa Giêsu đã từng cảm thấy mệt mõi sau một ngày lao động vất vả; và sau nầy, khi lìa nhà, bôn ba truyền giáo, Ngài kiệt sức sau nhiều giờ đi bộ trên những con đường dài dưới ánh nắng chói chang, đến đổi phải dừng lại nghỉ trên bờ một giếng mát để xin nước uống (x. Ga 4,6).
Vì làm việc quá tải, Ngài rãnh được chút nào thì ngủ chút đó, có khi ngủ ngay trên mạn thuyền giữa cơn bão tố dữ dội (x. Mc 4,38).
Nhiều lần Ngài cảm thấy đói và uể oải trong thân xác. Nhất là nhiều lần, Ngài cảm buồn da diết khi thấy dân chúng vô ơn, khi thấy các tông đồ yêu dấu chạy trốn, khi thấy Giuda trắng trợn phản bội.
Nhất là trong giai đoạn Thương Khó: thân xác nát tan, linh hồn sầu thảm, tràn đầy nhuốc hổ và sĩ nhục, lảo đảo vác thập giá lên Núi Sọ, chịu xử tử bằng hình khổ đóng đinh trần truồng, nhìn Mẹ đứng dưới chân mà bất lực, chết tủi cực và rùng rợn giữa trời và đất, bị treo trên hai miếng gỗ lạnh lùng. Chết không có mồ chôn, phải mượn mồ kẻ khác để chôn thế.
Đó, GIÊSU! Một con người nếm đủ mọi nổi đau khổ của nhân loại: Một Nhà Vô Địch Đau Khổ!
777. Chúa Giêsu là con người can đảm.
Chúa Giêsu là một con người can đảm, có lập trường cao cả và vững vàng, không lay chuyễn, làm cho chúng ta phải cúi đầu khâm phục.
Nếu Chúa Giêsu chấp nhận đến dự tiệc, chấp nhận ngồi ăn uống với đủ mọi hạng người, thì Ngài vẫn luôn lớn tiếng chống lại tội lỗi, lên án công khai những hạng bất chính, những kẻ dâm tà.
Nếu Chúa Giêsu luôn luôn tốt lành và thông cảm đối với những kẻ yếu hèn, cô thế, sa đọa, thì Ngài vẫn chống đối nặng nề những kẻ lạm dụng Đền Thờ, những kẻ làm gương xấu, những hạng đạo đức giả, những kẻ kiêu căng, dù họ là ai và dù họ ở địa vị nào.
Khi dân chúng say mê Chúa Giêsu, muốn tôn Ngài lên chức cao quyền trọng, Ngài không đếm xỉa, không chụp cơ hội: Ngài bỏ đi. Ngài không tìm thành công nhất thời và bên ngoài cho mình.
Người ta xin Chúa Giêsu làm điềm lạ. Ngài có thể làm cho họ sửng sốt, nhưng Ngài không muốn làm thỏa mãn tính tọc mạch của một ai.
Đối với tiền bạc, Chúa Giêsu từ chối điều đình: đối với Ngài, dứt khoát không được làm tôi hai chủ; không thể nào vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của được.
Đối với luật pháp, Chúa Giêsu chủ trương rõ ràng dứt khoát: phải vâng giữ luật thế trần trong những điều chính đáng; phải tuân giữ luật Chúa trong mọi điều Chúa dạy.
Lập trường của Chúa Giêsu, không gì có thể thay đổi được, vì lập trường của Ngài là lập trường chỉ biết làm vinh danh Cha Ngài là Đấng đã sai Ngài đến đem sự thật cho trần gian.
Niềm tin của Chúa Giêsu, không gì có thể làm lung lay nổi: dọa nạt, tra tấn, đối với Ngài, vô ích. Ngài không van xin quan tòa. Ngài không muốn nhận đặc ân.
Chúa Giêsu tuyệt đối trung thành với việc bổn phận. Việc bổn phận phải làm, Ngài thi hành không sai một phẩy, không sẩy một chấm. Ngài nhắm mắt hoàn thành bổn phận của mình trong mọi hoàn cảnh, khi thuận cũng như khi nghịch, khi thành công cũng như lúc thất bại, khi hân hoan cũng như hồi đau khổ. Ngài luôn luôn lặng lẽ làm chứng hùng hồn về sứ mạng của Ngài cho đến hơi thở cuối cùng.
Trước những kẻ nghịch nhạo cười đắc thắng, hả hê chê bai, Chúa Giêsu vẫn bình tĩnh yêu thương và tha thứ. Sự dữ, sự tội, sự tức tối, sự báo thù không ảnh hưởng được gì trên Ngài. Ngài tha cho tất cả mọi kẻ nghịch với Ngài ngay trên thập giá. Và sau khi đã thực hiện từng chấm, từng phẩy, mọi lời tiên phán trong Thánh Kinh về Đấng Cứu Thế, Ngài vui lòng chết: "Mọi sự đã xong!” và Ngài để cho trái tim mình bị đâm thâu qua.
Chúa Giêsu là một con người hoàn toàn như chúng ta, ngoại trừ tội lỗi, nhưng là một con người cao cả và đáng kính phục biết bao !
778. Nói lại, mà nói một cách khác.
Có một lần, diễn viên hề nổi tiếng thế giới, là Hầu Bá, nói trong lúc biễu diễn:
- “Tôi ở một khách sạn. Phòng vừa hẹp vừa thấp, chuột cũng phải gù lưng.”
Chủ khách sạn, nghe nói, vô cùng tức giận, cho là Hầu bá nói xấu khách sạn của ông, dọa đi kiện.
Hầu Bá dùng một biện pháp vừa giữ quan điểm của mình, vừa tránh được phiền phức. Ông thanh minh trên tivi, tỏ ý xin lỗi:
- “Tôi có nói trong phòng nkhách sạn tôi ở, chuột đều gù lưng. Câu nói đó sai. Bây giờ tôi xin trịnh trọng đính chính: “Chuột ở đây, không có con nào gù lưng cả.”
Nói ngay cả chuột cũng gù lưng, là nói khách sạn vừa hẹp vừa thấp.
Nói chuột ở đây, không có con nào gù lưng cả, thì tuy phủ định khách sạn hẹp và thấp, nhưng khẳng định khách sạn có chuột, và hơn nữa, lại nhiều chuột.
Hầu Bá xin lỗi, đính chính, nhưng thực ra là phê bình khách sạn thiếu vệ sinh.
Hầu Bá vẫn giữ được quan điểm cũ, nhưng mức độ châm biếm lại sâu sắc hơn. (Nhân Hoà, Kế Sách Của Người Thành Công – Duy Hinh)
779. Phải hết sức nghiêm túc khi làm việc.
Hãy chọn một chuyên môn hết sức cần thiết đối với công việc, rồi rèn luyện, thực hành và nghiên cứu càng sâu càng tốt. Đó là cách tốt nhất để khẳng định tầm quan trọng của bạn và để những đề nghị của bạn được tôn trọng.
Bill Gates, chủ tịch Microsoft, được mọi người biết đến như một thiên tài về kỹ thuật và một nhà chiến lược trong kinh doanh.
Các nhân viên, khi trình bày các dự án, đều bị ông chất vấn đến cùng, không chỉ về khía cạnh kỹ thuật, mà còn về tiềm năng thị trường và khả năng sinh lợi của dự án.
Các cuộc “truy bức” của Bill Gates khắc nghiệt đến nỗi các nhân viên của ông dặn dò nhau:
- “Hãy chuẩn bị thật kỹ trước khi gặp Bill Gates. Nếu không, ông ta sẽ huỷ diệt bạn.” (Bí Quyết Của Thành Công – David Niven, Ph.D.)
780. Lái xe nhanh là lấy sinh mạng của mình ra đùa giỡn.
Ông Tanaka bình thường rất thích lái xe nhanh.
Có một lần, ông chạy trên đường cao tốc, vượt quá tốc độ cho phép, lại còn tăng tốc vượt các xe chạy phía trước.
Ông nhìn thấy phía trước, có một xe chạy hơi chậm. Khi ông ta đạp ga, định tăng tốc vượt qua, thì một hàng chữ trên cửa sau xe nầy đột nhiên đập vào mắt ông: “Vương quốc âm u mời ông xuống trước!”
Ông vội vàng nhả ga, giảm tốc độ, quên ý định lái xe nhanh.
Từ đó về sau, ông bỏ thói quen xấu lái xe nhanh, cũng như không lấy sinh mạng của mình ra đùa nữa. (200 CácH Hành Xử Trong Cuộc Sống – Phúc Điền Kiến)
771. Thân Xác của Chúa Giêsu, chính là Đền Thờ
Chúa Giêsu nói với những người Do Thái rằng Ngài sẽ phá hủy Đền Thờ và sẽ xây lại trong ba ngày (x. Ga 2,13-25)
Các học giả phỏng chừng Chúa Giêsu thốt ra những lời nầy trong năm 29 công nguyên. Lúc đó, đền thờ mà Chúa Giêsu nói tới, đang được xây dựng trong khoảng thời gian bốn mươi sáu năm. Thật ra, đền thờ nầy chỉ được hoàn thành không lâu trước khi bị người La Mã triệt hạ năm 70.
Những người Do Thái đang nghe Chúa Giêsu nói, thì nghĩ đến đền thờ nầy cũng giống như bao đền thờ khác.
Nhờ giáo huấn của thánh Gioan trong bài Phúc Âm, chúng ta biết Chúa Giêsu đang nói tới ĐỀN THỜ là Thân Thể của Người, bao gồm cả chúng ta. (Giảng Lễ Chúa Nhựt – Charles E.Miller, C.M.)
772. Chúa Giêsu là người thật
Là người, Chúa Giêsu mang trong mình bản tính nhân loại như bất cứ ai trong chúng ta: một con người thật, một con người thật với tất cả ý nghĩa của nó, ngoại trừ tội lỗi.
Là người, Chúa Giêsu trước hết là một bào thai nằm trong bụng mẹ chín tháng mười ngày. Mẹ Ngài, Đức Mẹ Maria, mang Ngài nặng và đẻ Ngài đau. Ngài được sinh ra trong lúc Mẹ Ngài phải đi xa, đi về quê Bêlem khai sổ kiểm tra dân số.
Là người, Chúa Giêsu lúc còn bé, lo học tập và thường vui đùa với các bạn đồng lứa trong những giờ giải trí.
Là người, Chúa Giêsu lúc lớn lên, học một nghề để sinh sống, là nghề thợ mộc. Thánh Giuse là cha, dạy cho trò Giêsu là con, học nghề thợ mộc, và người học trò đặc biệt nầy đã sớm trở thành một tay thợ mộc lành nghề. Và từ đó, thanh niên Giêsu thường đổ những giọt mồ hôi trên nhiều miếng gỗ trong khi hành nghề thợ mộc. ...
773. Sức khoẻ của Chúa Giêsu
Chúa Giêsu là một người có sức khỏe thật bền bỉ.
Chúa Giêsu là một con người cân đối tâm sinh lý hoàn toàn, không đau ốm tật bệnh gì. Sau nầy, chúng ta thấy Ngài, trong cuộc đời bôn ba truyền giáo, dậy sớm (x. Mc 1,35), thức khuya (x. Mc 1,32-34), luôn luôn có mặt trên mọi nẻo đường khắp nước (x. Mt 4,23; Mc 1,38-39).
Chúa Giêsu chịu đựng được nhiều cơn nhọc mệt lớn lao, nên không chao đảo, không ngã quỵ. Đám đông dân chúng và vô số bệnh nhân bao vây Ngài tư bề, không kể ngày, không kể đêm (x. Mt 4,24-25), nhưng Ngài vẫn luôn hiện diện, vẫn luôn niềm nở, không bao giờ nở bỏ rơi một ai, viện cớ là mệt, là mắc nghỉ, mắc ngủ. ...
Chúa Giêsu nói, Chúa Giêsu dạy, thì dân chúng đông hằng hà sa số, khi trên núi đồi gió trời lồng lộng (x. Mt 5,1), khi giữa đồng bằng trãi rộng mênh mông (x. Mt 14,13), khi trên bãi biển sóng gầm gió thét (x. Mc 4,1), khi trong những thành phố chật ních người ta (x. Mc 2,1-2), tại các hội đường cũng như trong Đền Thờ Giêrusalem đông nghẹt người (x. Mc 11,15-17), thế mà ai ai cũng nghe rõ tiếng Ngài đến tận tai.
Chúa Giêsu không có thời giờ để ăn, để uống cho thong thả (x. Mc 3,20-21). Ngài ngủ ngay được trên mạn thuyền giữa cơn bảo táp gầm thét dữ dội (x. Mt 8,23-24).
774. Chúa Giêsu luôn sống trong lòng dân tộc
Chúa Giêsu mang một tình yêu lớn lao và một mối thiện cảm đậm đà đối với những người đang sống trong xã hội đồng thời với Ngài và đối với tất cả những gì đang diễn ra xung quanh Ngài.
Hơn ai hết, Chúa Giêsu là kẻ biết sống trong lòng dân tộc của mình.
Ngài quan sát rất kỹ mọi người, mọi vật, mọi sự một cách thiện cảm, một cách thích thú.
Trong những bài giảng dạy, Ngài luôn làm sống lại trước mắt mọi người những cảnh sống hằng ngày của dân tộc thân yêu của Ngài: nào là người gieo giống đang vung lên những hạt giống vàng nhuộm màu nắng lạt của hoàng hôn (x. Mt 13,3), nào là người ngư phủ đang vá lưới trên bờ biển (x. Mt 4 21), nào là người đàn bà đang sú bột và trộn men (x. Mt 13,33), nào là cô thợ may từ chối lấy miếng vải mới để vá vào chiếc áo cũ (x. Mt 9,16), nào là người trồng nho sản xuất rượu mới, không chịu đổ rượu mới vào bình củ (x. Mt 9,17), nào là những kẻ đi làm thuê, chưa có công ăn việc làm, đang đứng đợi ngoài công trường (x. Mt 20,7), nào là người thanh niên phung phí của cải, chơi bời điên loạn (x. Lc 15,12), nào là các em bé chạy chơi rộn ràng ngoài đường phố (x. Mt 11,16), nào là đám rước cưới tiến đi trong đêm tối với ánh đèn (x. Mt 25,6-7), nào là những đám tiệc được tổ chức trong khoe khoang, với các chỗ ngồi được quy định sít sao (x. Lc 14,7), nào là bà nội trợ đặt đúng cây đèn ở giữa chỗ chính trong nhà (x. Mt 5,15), nào là người hành khất bất hạnh bị lãng quên trước cửa nhà của ông tỷ phú (x. Lc 16,20), nào là ông quản lý tinh khôn biết lôi kéo bạn bè sau khi bị sa thải (x. Lc 16,4), nào là các công nhân làm việc đòi tăng lương khi chiều đến (x. Mt 20,10), nào là ông biệt phái kiêu căng tự mãn khinh chê ông thuế vụ không đạo đức (x. Lc 18,11), nào là lão sùng đạo huyênh hoang bỏ tiền lẻng kẻng vào hòm cúng Đền Thờ (x. Mc 12,41), nào là bà góa nghèo cúi mặt, không dám nhìn ai, khi trút tất cả gia tài bé xíu của mình vào hòm cúng Đền Thờ (x. Mc 12,42), nào là bà mẹ sinh được đứa con, quên cả đau đớn khi nhìn được mặt con (x. Ga 16,21), nào là quan tòa bị thân chủ quấy rầy trong đêm (x. Lc 18,4), nào là ông chồng tức bực khi người hàng xóm, có bạn đi xa về, đánh thức mình dậy trong khuya khoắt (x. Lc 11,7), nào là ông phú hộ xoa tay khi thấy kho lẫm mình đầy tràn (x. Lc 12,18-19), nào là người chăn chiên đi trước đàn chiên và gọi tên từng con một (x. Ga 10,4), v.v...
775. Trái tim của Chúa Giêsu
Tình cảm của Chúa Giêsu rất cao đẹp, rất nồng nàn, rất mãnh liệt, nhưng Ngài vẫn luôn luôn làm chủ trái tim mình.
Ngài dành cho Mẹ Maria, cho Cha Giuse tất cả những tình cảm quý báu nhất (x. Lc 2,51).
Ngài tận tâm săn sóc các môn đệ của Ngài, không bỏ rơi một ai. Tuy quý chuộng tất cả các tông đồ, nhưng Ngài lại quý chuộng Gioan hơn, và giao Mẹ mình cho Gioan nuôi dưỡng (x. Ga 19,27).
Ngài thích trú ngụ tại nhà ba chị em ở Bêtania (x. Mt 21,17),
Ngài rất hiền lành và hết sức kiên nhẫn đối với các bệnh nhân và những ai bị đời hất hủi. Những người nghèo khổ, bệnh tật, bất hạnh tấp nập đến với Ngài từ bốn phía, và Ngài tiếp đón săn sóc họ không biết mệt (x. Mc 2,10).
Ngài rất động lòng trước nỗi đau khổ của bà góa đi đưa xác đứa con trai độc nhất của mình (x. Lc 7,13).
Ngài xiêu lòng trước những lời van xin của người đàn bà xứ Canaan muốn Ngài thương giúp chữa lành đứa con gái (x. Mt 15,28).
Ngài khóc khi đến mộ Ladarô là người mà Ngài yêu (x. Ga 11,33).
Ngài rơi lệ khi nhìn ngắm kinh đô yêu dấu của tổ quốc mà Ngài biết thế nào cũng bị tàn phá trong một ngày gần đây (x. Lc 21,20).
Ngài nhân từ vô hạn đối với những người tội lỗi, những kẻ yếu đuối lỡ lầm. Ngài tha tội cho họ ngay, tha trong nháy mắt. Ngài công khai bênh vực họ trước những hạng biệt phái đạo đức giả, luôn kiêu căng khinh dễ kẻ khác (x. Ga 8,7).
Ngài độ lượng tha thứ vô điều kiện cho những ai đã hành hạ và giết chết Ngài (x. Lc 23,34).
Trái tim Chúa Giêsu đầy vui vẻ. Ngài vui vẻ tham dự tiệc cưới và sản xuất rượu ngon cho khách tiệc dùng (x. Ga 2,9). Ngài muốn cho các môn đệ vui vẻ trong thời gian Ngài còn tại thế (x. Mc 2,19-20). Ngài hứa ban hạnh phúc cho những ai đeo đuổi lý tưởng Ngài vạch ra (x. Mc 10,30). Ngài hân hoan sung sướng khi nghĩ đến Cha Ngài trên trời và dâng lời cảm tạ (x. Mt 11,25 ).
Nhưng trái tim Chúa Giêsu cũng da diết buồn khi nghĩ đến nhiều kẻ vẫn mù quáng và vong ân. Trái tim đó thắt lại trước sự phản bội của Giudà mà Ngài tin cẩn. Trái tim đó tan nát trong Vườn Cây Dầu.
Và trái tim đó, trước khi ngưng đập, đã bị lưỡi đòng đâm thâu, và từ trái tim yêu thương loài người quá bội, mà loài người vô tình tệ bạc, lại còn khinh mạn dễ duôi nầy, một giọt máu loảng, lợn cợn với nước, chảy ra !
776. Chúa Giêsu: một nhà vô địch đau khổ.
Mọi cực nhọc túng thiếu trong thân xác và mọi đau khổ ê chề trong linh hồn, tất cả đều có mặt trong cuộc đời làm người của Chúa Giêsu khi Ngài còn sống cũng như lúc Ngài chết.
Sống thì không nhà, không cửa; nay đó, mai đây; nhiều ngày không đủ ăn; nhiều đêm phải ngủ ngoài trời, gối đầu trên tảng đá thô (x. Mt 8,20).
Ở Nadarét, lúc làm nghề thợ mộc tại gia, Chúa Giêsu đã từng cảm thấy mệt mõi sau một ngày lao động vất vả; và sau nầy, khi lìa nhà, bôn ba truyền giáo, Ngài kiệt sức sau nhiều giờ đi bộ trên những con đường dài dưới ánh nắng chói chang, đến đổi phải dừng lại nghỉ trên bờ một giếng mát để xin nước uống (x. Ga 4,6).
Vì làm việc quá tải, Ngài rãnh được chút nào thì ngủ chút đó, có khi ngủ ngay trên mạn thuyền giữa cơn bão tố dữ dội (x. Mc 4,38).
Nhiều lần Ngài cảm thấy đói và uể oải trong thân xác. Nhất là nhiều lần, Ngài cảm buồn da diết khi thấy dân chúng vô ơn, khi thấy các tông đồ yêu dấu chạy trốn, khi thấy Giuda trắng trợn phản bội.
Nhất là trong giai đoạn Thương Khó: thân xác nát tan, linh hồn sầu thảm, tràn đầy nhuốc hổ và sĩ nhục, lảo đảo vác thập giá lên Núi Sọ, chịu xử tử bằng hình khổ đóng đinh trần truồng, nhìn Mẹ đứng dưới chân mà bất lực, chết tủi cực và rùng rợn giữa trời và đất, bị treo trên hai miếng gỗ lạnh lùng. Chết không có mồ chôn, phải mượn mồ kẻ khác để chôn thế.
Đó, GIÊSU! Một con người nếm đủ mọi nổi đau khổ của nhân loại: Một Nhà Vô Địch Đau Khổ!
777. Chúa Giêsu là con người can đảm.
Chúa Giêsu là một con người can đảm, có lập trường cao cả và vững vàng, không lay chuyễn, làm cho chúng ta phải cúi đầu khâm phục.
Nếu Chúa Giêsu chấp nhận đến dự tiệc, chấp nhận ngồi ăn uống với đủ mọi hạng người, thì Ngài vẫn luôn lớn tiếng chống lại tội lỗi, lên án công khai những hạng bất chính, những kẻ dâm tà.
Nếu Chúa Giêsu luôn luôn tốt lành và thông cảm đối với những kẻ yếu hèn, cô thế, sa đọa, thì Ngài vẫn chống đối nặng nề những kẻ lạm dụng Đền Thờ, những kẻ làm gương xấu, những hạng đạo đức giả, những kẻ kiêu căng, dù họ là ai và dù họ ở địa vị nào.
Khi dân chúng say mê Chúa Giêsu, muốn tôn Ngài lên chức cao quyền trọng, Ngài không đếm xỉa, không chụp cơ hội: Ngài bỏ đi. Ngài không tìm thành công nhất thời và bên ngoài cho mình.
Người ta xin Chúa Giêsu làm điềm lạ. Ngài có thể làm cho họ sửng sốt, nhưng Ngài không muốn làm thỏa mãn tính tọc mạch của một ai.
Đối với tiền bạc, Chúa Giêsu từ chối điều đình: đối với Ngài, dứt khoát không được làm tôi hai chủ; không thể nào vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của được.
Đối với luật pháp, Chúa Giêsu chủ trương rõ ràng dứt khoát: phải vâng giữ luật thế trần trong những điều chính đáng; phải tuân giữ luật Chúa trong mọi điều Chúa dạy.
Lập trường của Chúa Giêsu, không gì có thể thay đổi được, vì lập trường của Ngài là lập trường chỉ biết làm vinh danh Cha Ngài là Đấng đã sai Ngài đến đem sự thật cho trần gian.
Niềm tin của Chúa Giêsu, không gì có thể làm lung lay nổi: dọa nạt, tra tấn, đối với Ngài, vô ích. Ngài không van xin quan tòa. Ngài không muốn nhận đặc ân.
Chúa Giêsu tuyệt đối trung thành với việc bổn phận. Việc bổn phận phải làm, Ngài thi hành không sai một phẩy, không sẩy một chấm. Ngài nhắm mắt hoàn thành bổn phận của mình trong mọi hoàn cảnh, khi thuận cũng như khi nghịch, khi thành công cũng như lúc thất bại, khi hân hoan cũng như hồi đau khổ. Ngài luôn luôn lặng lẽ làm chứng hùng hồn về sứ mạng của Ngài cho đến hơi thở cuối cùng.
Trước những kẻ nghịch nhạo cười đắc thắng, hả hê chê bai, Chúa Giêsu vẫn bình tĩnh yêu thương và tha thứ. Sự dữ, sự tội, sự tức tối, sự báo thù không ảnh hưởng được gì trên Ngài. Ngài tha cho tất cả mọi kẻ nghịch với Ngài ngay trên thập giá. Và sau khi đã thực hiện từng chấm, từng phẩy, mọi lời tiên phán trong Thánh Kinh về Đấng Cứu Thế, Ngài vui lòng chết: "Mọi sự đã xong!” và Ngài để cho trái tim mình bị đâm thâu qua.
Chúa Giêsu là một con người hoàn toàn như chúng ta, ngoại trừ tội lỗi, nhưng là một con người cao cả và đáng kính phục biết bao !
778. Nói lại, mà nói một cách khác.
Có một lần, diễn viên hề nổi tiếng thế giới, là Hầu Bá, nói trong lúc biễu diễn:
- “Tôi ở một khách sạn. Phòng vừa hẹp vừa thấp, chuột cũng phải gù lưng.”
Chủ khách sạn, nghe nói, vô cùng tức giận, cho là Hầu bá nói xấu khách sạn của ông, dọa đi kiện.
Hầu Bá dùng một biện pháp vừa giữ quan điểm của mình, vừa tránh được phiền phức. Ông thanh minh trên tivi, tỏ ý xin lỗi:
- “Tôi có nói trong phòng nkhách sạn tôi ở, chuột đều gù lưng. Câu nói đó sai. Bây giờ tôi xin trịnh trọng đính chính: “Chuột ở đây, không có con nào gù lưng cả.”
Nói ngay cả chuột cũng gù lưng, là nói khách sạn vừa hẹp vừa thấp.
Nói chuột ở đây, không có con nào gù lưng cả, thì tuy phủ định khách sạn hẹp và thấp, nhưng khẳng định khách sạn có chuột, và hơn nữa, lại nhiều chuột.
Hầu Bá xin lỗi, đính chính, nhưng thực ra là phê bình khách sạn thiếu vệ sinh.
Hầu Bá vẫn giữ được quan điểm cũ, nhưng mức độ châm biếm lại sâu sắc hơn. (Nhân Hoà, Kế Sách Của Người Thành Công – Duy Hinh)
779. Phải hết sức nghiêm túc khi làm việc.
Hãy chọn một chuyên môn hết sức cần thiết đối với công việc, rồi rèn luyện, thực hành và nghiên cứu càng sâu càng tốt. Đó là cách tốt nhất để khẳng định tầm quan trọng của bạn và để những đề nghị của bạn được tôn trọng.
Bill Gates, chủ tịch Microsoft, được mọi người biết đến như một thiên tài về kỹ thuật và một nhà chiến lược trong kinh doanh.
Các nhân viên, khi trình bày các dự án, đều bị ông chất vấn đến cùng, không chỉ về khía cạnh kỹ thuật, mà còn về tiềm năng thị trường và khả năng sinh lợi của dự án.
Các cuộc “truy bức” của Bill Gates khắc nghiệt đến nỗi các nhân viên của ông dặn dò nhau:
- “Hãy chuẩn bị thật kỹ trước khi gặp Bill Gates. Nếu không, ông ta sẽ huỷ diệt bạn.” (Bí Quyết Của Thành Công – David Niven, Ph.D.)
780. Lái xe nhanh là lấy sinh mạng của mình ra đùa giỡn.
Ông Tanaka bình thường rất thích lái xe nhanh.
Có một lần, ông chạy trên đường cao tốc, vượt quá tốc độ cho phép, lại còn tăng tốc vượt các xe chạy phía trước.
Ông nhìn thấy phía trước, có một xe chạy hơi chậm. Khi ông ta đạp ga, định tăng tốc vượt qua, thì một hàng chữ trên cửa sau xe nầy đột nhiên đập vào mắt ông: “Vương quốc âm u mời ông xuống trước!”
Ông vội vàng nhả ga, giảm tốc độ, quên ý định lái xe nhanh.
Từ đó về sau, ông bỏ thói quen xấu lái xe nhanh, cũng như không lấy sinh mạng của mình ra đùa nữa. (200 CácH Hành Xử Trong Cuộc Sống – Phúc Điền Kiến)