Năm Thánh Phaolô: Từ Quang Lâm tới Thần Học Thân Xác (tiếp)
Con Thiên Chúa, sinh bởi một người đàn bà
Thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Galát có lẽ là trước tác gây tranh luận hơn cả của ngài. Sau lời chào (1:1-5), ngài bỏ qua lời cầu nguyện tạ ơn thường làm để quở mắng các tân tòng đã từ bỏ đức tin, “Tôi lấy làm ngạc nhiên, khi thấy anh em trở mặt mau lẹ như thế với Đấng đã kêu gọi anh em nhờ ân sủng của Đức Kitô, để theo một tin mừng khác” (1:6).
Thánh Phaolô nhắc cho họ nhớ rằng nhờ biết tiếp nhận Phúc Âm và Phép Rửa, họ đã nhận được Chúa Thánh Thần và cảm nghiệm được sự tự do của con cái Thiên Chúa. Giờ đây, họ lại sẵn sàng lắng nghe một thứ sứ điệp khác hẳn sứ điệp ngài đã giảng dạy họ, và do đó quay trở lại với tình trạng nô lệ không xứng đáng chút nào đối với con cái Thiên Chúa.
Thư gửi tín hữu Galát đề cập tới việc liệu các Dân Ngoại mới trở lại đạo có phải tuân giữ Luật Môsê hay không, nghĩa là họ có bắt buộc phải tuân giữ các qui định về nghi lễ hay không. Thánh Phaolô cho rằng họ không bắt buộc như thế. Nhưng sau khi ngài phúc âm hóa họ, thì nhiều “nhà truyền giáo” khác, có lẽ là các tân tòng từ Do Thái giáo trở lại, đã gây bất ổn cho các tín hữu Galát bằng cách giảng ngược lại với Thánh Phaolô. Những người này bảo rằng: họ phải chịu cắt bì và giữ các qui định về nghi lễ.
Thánh Phaolô coi sứ điệp ấy như một phá hoại ngầm đối với sứ điệp Phúc Âm. Vì ngài biết rõ: những người có ý ngay, thí dụ những người vừa mới trở lại đạo chẳng hạn, có khuynh hướng muốn làm điều đúng để sống trong ơn phúc với Chúa. Nói cách khác, họ bị thúc đẩy muốn lãnh nhận ơn cứu rỗi.
Đối với Thánh Phaolô, giữ luật chỉ là một hành vi sa lầy (“nếu anh em chịu cắt bì, thì Chúa Kitô sẽ không có ích gì cho anh em” (5:2). Vì nếu các tín hữu gốc Dân Ngoại chấp nhận tập tục cắt bì, thì từ nay trở đi “họ buộc phải vâng theo trọn bộ lề luật’ (5:3), một việc quá nặng nề, gần như không thể làm được.
Do đó, Thánh Phaolô đề nghị một phương thức khác hẳn. Ngài viết: “điều duy nhất đáng kể là đức tin hành động nhờ đức ái”. Đối với những người sẽ trở thành môn đệ, con đường duy nhất dẫn tới mối liên hệ đúng đắn với Thiên Chúa là tin vào công trình cứu rỗi của Thiên Chúa, Đấng đã để Chúa Giêsu chết trên thập giá cho kẻ có tội và sau đó cho Người sống lại từ cõi chết. Thánh Phaolô dạy rằng tự do theo nghĩa Kitô giáo không phải chỉ là thự tự do thoát khỏi nô lệ, nhưng là một thứ tự do để phục vụ người khác. Ngài cô đọng cho rằng cuộc sống Kitô hữu hệ ở một “đức tin biết tự diễn đạt qua đức ái” (5:6).
Đối với những người muốn giữ các qui định của Lề Luật hòng được ơn nghĩa với Chúa, Thánh Phaolô cho họ hay “trọn Lề Luật đều tóm lại trong giới luật duy nhất này: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình” (5:14). Ngài bảo đảm với tín hữu Galát, là những người đang bị rù quyến từ bỏ cam kết đức tin vào Phúc Âm thập giá, rằng: nhờ Phép Rửa, họ đã trở nên tạo vật mới. Do đó, không còn phân biệt nào đáng kể nữa (Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, nam hay nữ), “vì tất cả anh em chỉ là một trong Chúa Kitô” (3:28).
Thánh Phaolô vắn tắt nhắc tới việc Nhập Thể của Con Thiên Chúa “khi thời gian tới hồi viên mãn” để chứng tỏ rằng Thiên Chúa có một thời khóa biểu có tính vũ trụ theo đó, Người sẽ phá tan nỗi thống khổ của con người và đem tới ơn cứu chuộc từng được hứa hẹn thời xưa qua các tiên tri. Khi Thánh Phaolô viết rằng Chúa Giêsu “sinh ra từ một người đàn bà, sống dưới Lề Luật” (4:4), là ngài muốn chứng tỏ sự liên đới của Chúa Kitô với dân Do Thái. Nhưng ngay lúc ấy, tâm trí Thánh Nhân đã nghĩ tới cái chết của chính Chúa Giêu trên thập giá, một cái chết sẽ bẻ gẫy ách giam hãm của Lề Luật từng đặt nặng lên nhân loại tội lỗi “hầu chúng ta (cả Do Thái lẫn dân ngoại) nhận được ơn làm nghĩa tử” (4:5). Chúa Giêsu sống lại sẽ đổ tràn Chúa Thánh Thần của Người trên những kẻ được Người cứu chuộc. Chúa Thánh Thần mà họ được ban cho cách nhưng không này sẽ giúp tín hữu thực hiện được điều tự họ không thể thực hiện được, là sống cuộc sống mới trong ơn nghĩa với Chúa. Với cái nhìn đổi mới về Thiên Chúa, như là Đấng tự ý hiến tặng ơn cứu chuộc cho những ai biết tin, các môn đệ không cần phải loay hoay đi kiếm lợi điểm bản thân hay tôn giáo nữa, nhưng đúng hơn họ chỉ đi kiếm lợi điểm cho người thân cận của họ mà thôi. Thánh Phaolô bảo tín hữu Galát rằng: nếu các bạn “sống bằng Chúa Thánh Thần” (nghĩa là bước theo cách Chúa Thánh Thần hướng dẫn đời các bạn), các bạn sẽ không còn theo đuổi các ý muốn của xác thịt nữa (5:16). Trong Gl 5:19-23, Thánh Phaolô kể ra các công việc của xác thịt và sau đó là các hoa trái của Thần Khí. Ngài hiểu rất rõ: trong sinh hoạt cộng đoàn của Giáo Hội, “xác thịt” sẽ sản sinh ra bè phái và tranh chấp. Ngược lại, Thần Khí đem lại cho cộng đoàn đức tin, bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ. “Xác thịt” tượng trưng cho bất cứ thèm muốn nhân bản tự tìm kiếm mình nào đi ngược lại ý muốn Thiên Chúa và tính trọn vẹn của cuộc sống cộng đoàn. Các địch thủ của Thánh Phaolô có lẽ đã nhấn mạnh tới sức mạnh đáng sợ của lực đẩy xấu xa này của xác thịt nên đã đề nghị lấy việc “vâng theo lề luật” làm phương thế vượt qua nó. Thánh Phaolô cực lực bác bỏ đề nghị ấy, bằng cách tuyên bố rằng Thánh Thần Thiên Chúa là tác nhân duy nhất đủ sức mạnh để đập ta xiềng xích của xác thịt: “Nếu anh em để cho Thần Khí hướng dẫn, thì anh em không còn lệ thuộc Lề Luật nữa” (5:18).
Việc trở lại của Thánh Phaolô
Đầu thập niên 1960, Krister Stendahl, một học giả uyên thâm về Thánh Kinh, đã góp tay phát động điều được biết đến như là “Cái Nhìn Mới về Thánh Phaolô”. Thực ra, bài báo của ông có tựa đề là: “Thánh Phaolô và Lương Tâm Nội Quan của Phương Tây” (công bố lần đầu bằng tiếng Anh năm 1963).
Học giả người Thụy Điển này khởi đầu bằng cách cho rằng các độc giả Phương Tây mắc sai lầm trong việc đọc Thánh Phaolô, chủ yếu qua con mắt của Thánh Augustinô và Martin Luther, coi việc ngài trở lại như là việc biến đổi một lương tâm bất an, bị Lề Luật kết án thành một lương tâm an ổn, được Chúa Kitô và hồng ân tha thứ của Người an ủi.
Thay vào đó, nhà chú giải của Havard cho rằng ta nên hiểu Thánh Phaolô luôn luôn có một lương tâm “khỏe khoắn” đến nỗi ngài có thể tự hào mà nói rằng ngài “không hề thiếu sót” trong việc chu toàn Lề Luật và không hề nói tới nói lui về các thiếu sót của mình trong việc tuân giữ Lề Luật ấy (Pl 3:6).
Còn về biến cố quan trọng xẩy ra trên Đường Đa-mát, như đã được thuật lại trong Công Vụ Tông Đồ (các chương 9, 22, 26), ta biết rằng điều Thánh Phaolô từng coi là các thành quả hiển hách trong tư cách một người Do Thái công chính, thì nhìn lại, ngài cho đó chỉ là “thiệt thòi” khi so sánh với niềm tin vừa mới tìm được nơi Chúa Giêsu, Đấng Được Xức Dầu.
Bởi thế, Stendahl đã đọc lại các khẳng định của Thánh Phaolô dưới một lăng kính mới, tức lăng kính về một người Biệt Phái tự tin. Do đó, câu tuyên bố của Thánh Phaolô rằng “Chúa Kitô đến trần gian để cứu vớt kẻ tội lỗi, trong đó tôi là người đứng hàng đầu” (1 Tm 1:15) phải được giải thích như một biểu thức không phải ăn năn tội mà là nói lên ý thức của Thánh Nhân về việc mình dốt nát cho tới khi Thiên Chúa, vì lòng nhân từ, đã mạc khải cho ngài biết Đấng Được Xức Dầu thực sự.
Khi Thánh Phaolô nhắc tới hướng đi mới trong đời của mình, ngài muốn ám chỉ tới sự mạc khải của Thiên Chúa về Chúa Giêsu ở trong ngài, bằng cách nhận định rằng “Thiên Chúa, Đấng đã đặt tôi riêng ra ngay trước cả lúc tôi sinh ra và đã vì ơn thánh của Người mà kêu gọi tôi, quả đã vui lòng mạc khải Con của Người cho tôi” (Gl 1:15-16). Đây là một việc tái định hướng lối sống một cách toàn diện đến nỗi Thánh Phaolô cho rằng ngài không còn sống cuộc sống của mình nữa mà là sống cuộc sống của Chúa Kitô. “Không phải tôi sống mà là Chúa Kitô sống trong tôi. Hiện nay, tôi sống kiếp phàm nhân trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi” (Gl 2:20).
Quan tâm của Stendahl muốn hiểu Thánh Phaolô đã dẫn ông tới việc nhấn mạnh với độc giả của ông rằng các thư của Thánh Phaolô mới là nguồn đệ nhất đẳng nếu họ muốn hiểu chủ thể nghiên cứu của mình, chứ các bản văn khác như Công Vụ Tông Đồ, chẳng hạn, chỉ là các nguồn đệ nhị đẳng. Trong các công trình sau này công bố lại bài báo độc đáo trên, Stendahl tiếp tục đưa ra nhiều cách trái ngược khác để tái giải thích Thánh Phaolô. Ông nhận định rằng Thánh Tông Đồ không phải chỉ sống với dân ngoại, mà ngài còn sống với người Do Thái nữa, và có lẽ ta nên nói tới “ơn gọi” của Thánh Phaolô, hơn là “ơn trở lại” của ngài, nói tới ơn công chính hóa hơn là ơn tha thứ, nói tới sự yếu đuối hơn là tội lỗi, nói tới tình yêu hơn là chính trực (integrity) và tới tính độc đáo hơn là tính đại đồng của Thánh Nhân (Paul among Jews and Gentiles, Fortress 1976).
Tháng này, chúng ta có diễm phúc độc nhất vô nhị được cử hành vào Lễ Thánh Phaolô Trở Lại vào Chúa Nhật. Bộ Thờ Phượng Thánh và Kỷ Luật Bí Tích đã ban phép được giữ thực hành trên trong một Thánh Lễ tại mỗi giáo xứ vào ngày 25 tháng Giêng năm 2009 để nhìn nhận việc nó xẩy ra trong dịp kỷ niệm 2,000 năm ngày sinh của Thánh Phaolô.
Bài đọc thứ nhất trong Thánh Lễ này là bài tường thuật về kinh nghiệm mạnh mẽ mà Thánh Phaolô đã trải qua trên đường tới Đa-mát để bách hại giáo hội mới khai sinh. Trình thuật này có thể trích từ Công Vụ Tông Đồ 9:1-22, trong đó Thánh Luca mô tả lại điều xẩy ra cho Thánh Phaolô, hay từ Công Vụ Tông Đồ 22:3-16, là chính mô tả của Thánh Phaolô, dù do Thánh Luca lên khuôn, một trình thuật mãi mấy năm sau được ngỏ với một cử tọa Do Thái.
Thánh Luca còn đưa ra một trình thuật thứ ba liên quan tới những gì xẩy ra trên đường tới Đa-mát trong Công Vụ Tông Đồ 26: 2-23, trong đó, Thánh Phaolô kể lại ơn gọi ngài ra đi đem ánh sáng tới cho các dân nước đang sống trong bóng tối, trước sự hiện diện của vua dân ngoại là Agrippa và hoàng hậu Bernice của ông ta.
Như vậy, ta phải hiểu như thế nào về những gì xẩy ra cho Thánh Phaolô lúc ngài diện kiến Chúa Sống Lại? Stendahl muốn ta tránh không dùng chữ “trở lại” vì chữ này vốn được Thánh Phaolô dùng để chỉ việc dân ngoại “quay lưng” khỏi việc thờ phượng các thần ngoại giáo để phụng sự “Thiên Chúa hằng sống và chân thật”, là Cha Chúa Giêsu Kitô.
Ngược lại, việc Thánh Phaolô giáp mặt với Chúa Giêsu, Đấng Được Xức Dầu, hiện đang hiện hữu trong các chi thể của Nhiệm Thể Người, đã không khiến ngài phải từ bỏ việc thờ phượng và phụng sự Thiên Chúa trước đây mà chỉ coi nó như chỉ đi hướng mới mà thôi, hướng đó dẫn ngài tới với Chúa Giêsu, Đấng chịu đóng đinh nhưng nay đang sống mãi mãi trong Giáo Hội của Người.
Thiển nghĩ những ai muốn đi theo cái nhìn của Stendahl mà nói tới “ơn gọi” của Thánh Phaolô chứ không phải việc ngài “trở lại”, thì có thể tự do làm như thế. Tuy nhiên, Giáo Hội rất khôn ngoan nhìn thấy rằng việc đổi hướng tiếp theo việc Thánh Phaolô giáp mặt với Chúa Kitô trên Đường Đa-mát sâu sắc và gây chấn động đối với lịch sử Kitô giáo đến nỗi đáng gọi nó là “ơn trở lại” của Thánh Phaolô dù với nghĩa dè dặt hiện nay.
Cũng thế, các môn đệ Chúa Kitô nào được mời gọi để cho Sự Sống Phục Sinh của Chúa Kitô tiếp tục biến cải cuộc sống họ vì lý do tốt lành, vẫn có thể chính đáng gọi việc ấy như một ơn “trở lại” liên tục, theo một nghĩa canh cải ngày nay.
Nền thần học về thân xác
Trong Công Vụ Tông Đồ, khi Thánh Phaolô gặp gỡ Chúa Giêsu Sống Lại, Chúa tự đồng hóa mình với các Kitô hữu đang bị Thánh Phaolô đe dọa đánh đập, giam cầm, và sát hại. Chúa Kitô nói rằng: “Ta là Giêsu mà con đang bách hại” (9:5), như thế là Người tự đồng hóa mình với Giáo Hội. Thánh Phaolô sẽ khai triển chủ đề ấy trong giáo huấn của ngài về Giáo Hội như là Thân Thể Chúa Kitô.
Học lý của Thánh Phaolô về chủ đề trên tìm thấy rõ ràng nhất trong các thư gửi tín hữu Côrintô. Trong các tuần lễ đầu của tất cả ba chu kỳ Mùa Thường Niên, ta thấy các thư trên được trích dẫn một cách rời rạc, như trong các Chúa Nhật dẫn vào Mùa Chay năm nay.
Không may, các độc giả thích suy tư không nghe được cả hai thư trên môt cách đủ dài để có thể nắm được các luận điểm cũng như các cái nhìn thông sáng về mục vụ của Thánh Phaolô. Đáng tiếc hơn cả là cuốn thủ bản về mục vụ của ngài (thư thứ nhất), là phần đề cập tới những vấn đề mục vụ nóng bỏng thuộc thế kỷ thứ nhất, nhưng ngày nay vẫn còn liên hệ.
Thí dụ ở các chương 5-7, Thánh Phaolô trả lời câu hỏi của các tân tòng và đưa ra các giải đáp của ngài đối với các vụ kiện cáo giữa các Kitô hữu với nhau (6:1-11); các vấn đề tính dục như loạn luân và dâm loàn (5:1-13) hay đĩ điếm (6:12-20); đời sống độc thân, việc tiết dục trong hôn nhân, việc kết hôn của Kitô hữu với người không tin, trong đó có khả thể ly dị trong trường hợp người không phải là Kitô hữu không muốn sống bình an với tín hữu (điều được gọi là “đặc ân Thánh Phaolô”), và ngay cả việc có nên kết hôn hay không (7:1-40), vì “bộ mặt thế gian này đang biến đi” (7:31).
Các vấn đề khác, được bàn trong các chương 8-15, bao gồm việc các Kitô hữu phải hành xử ra sao khi thấy tác phong họ ảnh hưởng tới cuộc sống người khác (8:1-13; 10:1-33); các chia rẽ tại Côrintô giữa giầu và nghèo, nô lệ và tự do, đã phạm đến Phép Thánh Thể như thế nào (11:17-34); các ơn phúc thiêng liêng phải được các chi thể Giáo Hội hiểu ra sao (11:2-16; 12:1-31; 14:1-40); việc sống lại của Chúa Kitô là mầu nhiệm trung tâm ra sao đối với trọn bộ niềm tin Kitô giáo và sự mù mờ về nó cũng như việc sống lại của các tín hữu dẫn tới các hiểu lầm khác như thế nào về cuộc sống trên trần gian hay cuộc sống đời sau mà các Kitô hữu một ngày kia sẽ chia sẻ với Chúa (15:1-58).
Bên dưới các vấn đề được tín hữu Côrintô hay Thánh Phaolô nêu ra trên đây là một số nguyên tắc chủ yếu sau đây: trước hết, là tầm quan trọng của thân xác con người; bản chất của tự do (9:1-26); và tình yêu tự hiến theo gương Chúa Kitô cần thiết như thế nào (“Bài Ca Tình Yêu” nổi tiếng trong 12:31-13:13).
Vì Thánh Phaolô cố gắng hết sức bước theo con đường của Chúa Giêsu, nên ngài dám mạnh bạo thúc giục các tân tòng của ngài tại Côrintô “hãy bắt chước tôi như tôi đã bắt chước Chúa Kitô” (11:1).
Cách nay mấy năm, một cuốn sách mỏng đã làm nhiều người chú ý. Đó là cuốn “Các Người Côrintô Tồi Tệ Các Anh!” của Hans Fror. Học giả người Đức này giải thích giáo huấn của Thánh Phaolô bằng cách gợi ý điều mà tín hữu Côrintô rất có thể đã viết cho Thánh Phaolô để ngài trả lời. Khi dẫn khởi cuộc thảo luận về phục sinh, Fror tưởng tượng ra một người tên Melas, tượng trưng cho sự khôn ngoan Ai Cập. Ông ta đưa ra lý luận như sau “Ngài phải phân biệt… giữa Chúa Giêsu trần thế và Chúa Kitô đang gần gũi chúng ta trong tinh thần. Chúa Giêsu, con người có xác thân, là thành phần, là hiện thân của thế giới đã trở thành nạn nhân sa phạm của sự chết. Làm thế nào sự sống thần linh lại có thể có được chút gì chung với sự hư nát ấy?
“Tinh thần là sự sống, là Chúa Kitô trong chúng ta, vô cùng xa cách đối với vực thẳm của thân xác hư thối và những tai họa vô nghĩa.Chúa Kitô, Thánh Thần, chính là sự sống đời đời. Thiên Chúa là Đấng hằng sống, nghĩa là đã hiện hữu trước thế gian từ rất lâu, không thể bị hư thối. Ta có thể cảm nghiệm được điều đó. Nó đầy rẫy trong ta! Ngài không thể cảm thấy nó hay sao?”
Một thành viên khác trong Giáo Hội Côrintô là Deborah vật lộn với luận điểm của Melas, nên khẩn khoản yêu cầu ông ta “Xin ông cho chúng tôi biết điều gì xẩy ra cho thân xác người chết nếu sự sống Thiên Chúa và số phận trần thế không có gì chung với nhau? Như vậy điều gì xẩy ra cho sự sống lại?”. Melas mạnh dạn trả lời: “Sống lại từ cõi chết? Làm gì có việc ấy” (tr.74).
Trong thế kỷ thứ hai, Nhà hộ giáo Justin Tử Vì Đạo nhìn nhận với Trypho, người Do Thái, rằng “có một số người tự xưng là Kitô hữu nhưng lại nói là không có việc phục sinh từ cõi chết, và rằng linh hồn họ, khi họ qua đời, sẽ được đưa về thiên đàng”. Justin không thèm chải chuốt lời mình nói, mà tấn công thẳng những “tên lạc giáo vô thần và vô đạo” ấy rằng: “Bạn đừng tưởng rằng họ là Kitô hữu”.
Câu mà Thánh Phaolô trả lời cho một số người ở Côrintô từng bác bỏ việc các tín hữu được sống lại sau này đã có căn rễ ngay trong nền tảng của niềm tin Kitô giáo. Ngài bảo rằng Chúa Kitô chết và sống lại “theo Thánh Kinh”. Thánh Phaolô cũng cho rằng bên dưới vấn đề này là vấn nạn về chính Thiên Chúa: “nếu người chết không sống lại…” (nghĩa là nếu Thiên Chúa không thể phục sinh người chết), thì Chúa Kitô đã không sống lại và toàn bộ các kết luận khác cũng sẽ xẩy ra. Trong đó có kết luận này: “đức tin của anh em là vô ích và anh em vẫn sống trong tội lỗi”
Đối với Kitô hữu, mọi sự xoay quanh sự sống lại trong thân xác của Chúa Giêsu. Bác bỏ sự sống lại của Chúa Giêsu (hay sự sống lại trong tương lai của tín hữu) là làm sai lạc Thiên Chúa (“chúng tôi làm chứng cho Thiên Chúa là Người đã phục sinh Chúa Giêsu”), là bác bỏ Phúc Âm và sau cùng tước hết sức mạnh của Phúc Âm.
Con Thiên Chúa, sinh bởi một người đàn bà
Thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Galát có lẽ là trước tác gây tranh luận hơn cả của ngài. Sau lời chào (1:1-5), ngài bỏ qua lời cầu nguyện tạ ơn thường làm để quở mắng các tân tòng đã từ bỏ đức tin, “Tôi lấy làm ngạc nhiên, khi thấy anh em trở mặt mau lẹ như thế với Đấng đã kêu gọi anh em nhờ ân sủng của Đức Kitô, để theo một tin mừng khác” (1:6).
Thánh Phaolô nhắc cho họ nhớ rằng nhờ biết tiếp nhận Phúc Âm và Phép Rửa, họ đã nhận được Chúa Thánh Thần và cảm nghiệm được sự tự do của con cái Thiên Chúa. Giờ đây, họ lại sẵn sàng lắng nghe một thứ sứ điệp khác hẳn sứ điệp ngài đã giảng dạy họ, và do đó quay trở lại với tình trạng nô lệ không xứng đáng chút nào đối với con cái Thiên Chúa.
Thư gửi tín hữu Galát đề cập tới việc liệu các Dân Ngoại mới trở lại đạo có phải tuân giữ Luật Môsê hay không, nghĩa là họ có bắt buộc phải tuân giữ các qui định về nghi lễ hay không. Thánh Phaolô cho rằng họ không bắt buộc như thế. Nhưng sau khi ngài phúc âm hóa họ, thì nhiều “nhà truyền giáo” khác, có lẽ là các tân tòng từ Do Thái giáo trở lại, đã gây bất ổn cho các tín hữu Galát bằng cách giảng ngược lại với Thánh Phaolô. Những người này bảo rằng: họ phải chịu cắt bì và giữ các qui định về nghi lễ.
Thánh Phaolô coi sứ điệp ấy như một phá hoại ngầm đối với sứ điệp Phúc Âm. Vì ngài biết rõ: những người có ý ngay, thí dụ những người vừa mới trở lại đạo chẳng hạn, có khuynh hướng muốn làm điều đúng để sống trong ơn phúc với Chúa. Nói cách khác, họ bị thúc đẩy muốn lãnh nhận ơn cứu rỗi.
Đối với Thánh Phaolô, giữ luật chỉ là một hành vi sa lầy (“nếu anh em chịu cắt bì, thì Chúa Kitô sẽ không có ích gì cho anh em” (5:2). Vì nếu các tín hữu gốc Dân Ngoại chấp nhận tập tục cắt bì, thì từ nay trở đi “họ buộc phải vâng theo trọn bộ lề luật’ (5:3), một việc quá nặng nề, gần như không thể làm được.
Do đó, Thánh Phaolô đề nghị một phương thức khác hẳn. Ngài viết: “điều duy nhất đáng kể là đức tin hành động nhờ đức ái”. Đối với những người sẽ trở thành môn đệ, con đường duy nhất dẫn tới mối liên hệ đúng đắn với Thiên Chúa là tin vào công trình cứu rỗi của Thiên Chúa, Đấng đã để Chúa Giêsu chết trên thập giá cho kẻ có tội và sau đó cho Người sống lại từ cõi chết. Thánh Phaolô dạy rằng tự do theo nghĩa Kitô giáo không phải chỉ là thự tự do thoát khỏi nô lệ, nhưng là một thứ tự do để phục vụ người khác. Ngài cô đọng cho rằng cuộc sống Kitô hữu hệ ở một “đức tin biết tự diễn đạt qua đức ái” (5:6).
Đối với những người muốn giữ các qui định của Lề Luật hòng được ơn nghĩa với Chúa, Thánh Phaolô cho họ hay “trọn Lề Luật đều tóm lại trong giới luật duy nhất này: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình” (5:14). Ngài bảo đảm với tín hữu Galát, là những người đang bị rù quyến từ bỏ cam kết đức tin vào Phúc Âm thập giá, rằng: nhờ Phép Rửa, họ đã trở nên tạo vật mới. Do đó, không còn phân biệt nào đáng kể nữa (Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, nam hay nữ), “vì tất cả anh em chỉ là một trong Chúa Kitô” (3:28).
Thánh Phaolô vắn tắt nhắc tới việc Nhập Thể của Con Thiên Chúa “khi thời gian tới hồi viên mãn” để chứng tỏ rằng Thiên Chúa có một thời khóa biểu có tính vũ trụ theo đó, Người sẽ phá tan nỗi thống khổ của con người và đem tới ơn cứu chuộc từng được hứa hẹn thời xưa qua các tiên tri. Khi Thánh Phaolô viết rằng Chúa Giêsu “sinh ra từ một người đàn bà, sống dưới Lề Luật” (4:4), là ngài muốn chứng tỏ sự liên đới của Chúa Kitô với dân Do Thái. Nhưng ngay lúc ấy, tâm trí Thánh Nhân đã nghĩ tới cái chết của chính Chúa Giêu trên thập giá, một cái chết sẽ bẻ gẫy ách giam hãm của Lề Luật từng đặt nặng lên nhân loại tội lỗi “hầu chúng ta (cả Do Thái lẫn dân ngoại) nhận được ơn làm nghĩa tử” (4:5). Chúa Giêsu sống lại sẽ đổ tràn Chúa Thánh Thần của Người trên những kẻ được Người cứu chuộc. Chúa Thánh Thần mà họ được ban cho cách nhưng không này sẽ giúp tín hữu thực hiện được điều tự họ không thể thực hiện được, là sống cuộc sống mới trong ơn nghĩa với Chúa. Với cái nhìn đổi mới về Thiên Chúa, như là Đấng tự ý hiến tặng ơn cứu chuộc cho những ai biết tin, các môn đệ không cần phải loay hoay đi kiếm lợi điểm bản thân hay tôn giáo nữa, nhưng đúng hơn họ chỉ đi kiếm lợi điểm cho người thân cận của họ mà thôi. Thánh Phaolô bảo tín hữu Galát rằng: nếu các bạn “sống bằng Chúa Thánh Thần” (nghĩa là bước theo cách Chúa Thánh Thần hướng dẫn đời các bạn), các bạn sẽ không còn theo đuổi các ý muốn của xác thịt nữa (5:16). Trong Gl 5:19-23, Thánh Phaolô kể ra các công việc của xác thịt và sau đó là các hoa trái của Thần Khí. Ngài hiểu rất rõ: trong sinh hoạt cộng đoàn của Giáo Hội, “xác thịt” sẽ sản sinh ra bè phái và tranh chấp. Ngược lại, Thần Khí đem lại cho cộng đoàn đức tin, bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ. “Xác thịt” tượng trưng cho bất cứ thèm muốn nhân bản tự tìm kiếm mình nào đi ngược lại ý muốn Thiên Chúa và tính trọn vẹn của cuộc sống cộng đoàn. Các địch thủ của Thánh Phaolô có lẽ đã nhấn mạnh tới sức mạnh đáng sợ của lực đẩy xấu xa này của xác thịt nên đã đề nghị lấy việc “vâng theo lề luật” làm phương thế vượt qua nó. Thánh Phaolô cực lực bác bỏ đề nghị ấy, bằng cách tuyên bố rằng Thánh Thần Thiên Chúa là tác nhân duy nhất đủ sức mạnh để đập ta xiềng xích của xác thịt: “Nếu anh em để cho Thần Khí hướng dẫn, thì anh em không còn lệ thuộc Lề Luật nữa” (5:18).
Việc trở lại của Thánh Phaolô
Đầu thập niên 1960, Krister Stendahl, một học giả uyên thâm về Thánh Kinh, đã góp tay phát động điều được biết đến như là “Cái Nhìn Mới về Thánh Phaolô”. Thực ra, bài báo của ông có tựa đề là: “Thánh Phaolô và Lương Tâm Nội Quan của Phương Tây” (công bố lần đầu bằng tiếng Anh năm 1963).
Học giả người Thụy Điển này khởi đầu bằng cách cho rằng các độc giả Phương Tây mắc sai lầm trong việc đọc Thánh Phaolô, chủ yếu qua con mắt của Thánh Augustinô và Martin Luther, coi việc ngài trở lại như là việc biến đổi một lương tâm bất an, bị Lề Luật kết án thành một lương tâm an ổn, được Chúa Kitô và hồng ân tha thứ của Người an ủi.
Thay vào đó, nhà chú giải của Havard cho rằng ta nên hiểu Thánh Phaolô luôn luôn có một lương tâm “khỏe khoắn” đến nỗi ngài có thể tự hào mà nói rằng ngài “không hề thiếu sót” trong việc chu toàn Lề Luật và không hề nói tới nói lui về các thiếu sót của mình trong việc tuân giữ Lề Luật ấy (Pl 3:6).
Còn về biến cố quan trọng xẩy ra trên Đường Đa-mát, như đã được thuật lại trong Công Vụ Tông Đồ (các chương 9, 22, 26), ta biết rằng điều Thánh Phaolô từng coi là các thành quả hiển hách trong tư cách một người Do Thái công chính, thì nhìn lại, ngài cho đó chỉ là “thiệt thòi” khi so sánh với niềm tin vừa mới tìm được nơi Chúa Giêsu, Đấng Được Xức Dầu.
Bởi thế, Stendahl đã đọc lại các khẳng định của Thánh Phaolô dưới một lăng kính mới, tức lăng kính về một người Biệt Phái tự tin. Do đó, câu tuyên bố của Thánh Phaolô rằng “Chúa Kitô đến trần gian để cứu vớt kẻ tội lỗi, trong đó tôi là người đứng hàng đầu” (1 Tm 1:15) phải được giải thích như một biểu thức không phải ăn năn tội mà là nói lên ý thức của Thánh Nhân về việc mình dốt nát cho tới khi Thiên Chúa, vì lòng nhân từ, đã mạc khải cho ngài biết Đấng Được Xức Dầu thực sự.
Khi Thánh Phaolô nhắc tới hướng đi mới trong đời của mình, ngài muốn ám chỉ tới sự mạc khải của Thiên Chúa về Chúa Giêsu ở trong ngài, bằng cách nhận định rằng “Thiên Chúa, Đấng đã đặt tôi riêng ra ngay trước cả lúc tôi sinh ra và đã vì ơn thánh của Người mà kêu gọi tôi, quả đã vui lòng mạc khải Con của Người cho tôi” (Gl 1:15-16). Đây là một việc tái định hướng lối sống một cách toàn diện đến nỗi Thánh Phaolô cho rằng ngài không còn sống cuộc sống của mình nữa mà là sống cuộc sống của Chúa Kitô. “Không phải tôi sống mà là Chúa Kitô sống trong tôi. Hiện nay, tôi sống kiếp phàm nhân trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi” (Gl 2:20).
Quan tâm của Stendahl muốn hiểu Thánh Phaolô đã dẫn ông tới việc nhấn mạnh với độc giả của ông rằng các thư của Thánh Phaolô mới là nguồn đệ nhất đẳng nếu họ muốn hiểu chủ thể nghiên cứu của mình, chứ các bản văn khác như Công Vụ Tông Đồ, chẳng hạn, chỉ là các nguồn đệ nhị đẳng. Trong các công trình sau này công bố lại bài báo độc đáo trên, Stendahl tiếp tục đưa ra nhiều cách trái ngược khác để tái giải thích Thánh Phaolô. Ông nhận định rằng Thánh Tông Đồ không phải chỉ sống với dân ngoại, mà ngài còn sống với người Do Thái nữa, và có lẽ ta nên nói tới “ơn gọi” của Thánh Phaolô, hơn là “ơn trở lại” của ngài, nói tới ơn công chính hóa hơn là ơn tha thứ, nói tới sự yếu đuối hơn là tội lỗi, nói tới tình yêu hơn là chính trực (integrity) và tới tính độc đáo hơn là tính đại đồng của Thánh Nhân (Paul among Jews and Gentiles, Fortress 1976).
Tháng này, chúng ta có diễm phúc độc nhất vô nhị được cử hành vào Lễ Thánh Phaolô Trở Lại vào Chúa Nhật. Bộ Thờ Phượng Thánh và Kỷ Luật Bí Tích đã ban phép được giữ thực hành trên trong một Thánh Lễ tại mỗi giáo xứ vào ngày 25 tháng Giêng năm 2009 để nhìn nhận việc nó xẩy ra trong dịp kỷ niệm 2,000 năm ngày sinh của Thánh Phaolô.
Bài đọc thứ nhất trong Thánh Lễ này là bài tường thuật về kinh nghiệm mạnh mẽ mà Thánh Phaolô đã trải qua trên đường tới Đa-mát để bách hại giáo hội mới khai sinh. Trình thuật này có thể trích từ Công Vụ Tông Đồ 9:1-22, trong đó Thánh Luca mô tả lại điều xẩy ra cho Thánh Phaolô, hay từ Công Vụ Tông Đồ 22:3-16, là chính mô tả của Thánh Phaolô, dù do Thánh Luca lên khuôn, một trình thuật mãi mấy năm sau được ngỏ với một cử tọa Do Thái.
Thánh Luca còn đưa ra một trình thuật thứ ba liên quan tới những gì xẩy ra trên đường tới Đa-mát trong Công Vụ Tông Đồ 26: 2-23, trong đó, Thánh Phaolô kể lại ơn gọi ngài ra đi đem ánh sáng tới cho các dân nước đang sống trong bóng tối, trước sự hiện diện của vua dân ngoại là Agrippa và hoàng hậu Bernice của ông ta.
Như vậy, ta phải hiểu như thế nào về những gì xẩy ra cho Thánh Phaolô lúc ngài diện kiến Chúa Sống Lại? Stendahl muốn ta tránh không dùng chữ “trở lại” vì chữ này vốn được Thánh Phaolô dùng để chỉ việc dân ngoại “quay lưng” khỏi việc thờ phượng các thần ngoại giáo để phụng sự “Thiên Chúa hằng sống và chân thật”, là Cha Chúa Giêsu Kitô.
Ngược lại, việc Thánh Phaolô giáp mặt với Chúa Giêsu, Đấng Được Xức Dầu, hiện đang hiện hữu trong các chi thể của Nhiệm Thể Người, đã không khiến ngài phải từ bỏ việc thờ phượng và phụng sự Thiên Chúa trước đây mà chỉ coi nó như chỉ đi hướng mới mà thôi, hướng đó dẫn ngài tới với Chúa Giêsu, Đấng chịu đóng đinh nhưng nay đang sống mãi mãi trong Giáo Hội của Người.
Thiển nghĩ những ai muốn đi theo cái nhìn của Stendahl mà nói tới “ơn gọi” của Thánh Phaolô chứ không phải việc ngài “trở lại”, thì có thể tự do làm như thế. Tuy nhiên, Giáo Hội rất khôn ngoan nhìn thấy rằng việc đổi hướng tiếp theo việc Thánh Phaolô giáp mặt với Chúa Kitô trên Đường Đa-mát sâu sắc và gây chấn động đối với lịch sử Kitô giáo đến nỗi đáng gọi nó là “ơn trở lại” của Thánh Phaolô dù với nghĩa dè dặt hiện nay.
Cũng thế, các môn đệ Chúa Kitô nào được mời gọi để cho Sự Sống Phục Sinh của Chúa Kitô tiếp tục biến cải cuộc sống họ vì lý do tốt lành, vẫn có thể chính đáng gọi việc ấy như một ơn “trở lại” liên tục, theo một nghĩa canh cải ngày nay.
Nền thần học về thân xác
Trong Công Vụ Tông Đồ, khi Thánh Phaolô gặp gỡ Chúa Giêsu Sống Lại, Chúa tự đồng hóa mình với các Kitô hữu đang bị Thánh Phaolô đe dọa đánh đập, giam cầm, và sát hại. Chúa Kitô nói rằng: “Ta là Giêsu mà con đang bách hại” (9:5), như thế là Người tự đồng hóa mình với Giáo Hội. Thánh Phaolô sẽ khai triển chủ đề ấy trong giáo huấn của ngài về Giáo Hội như là Thân Thể Chúa Kitô.
Học lý của Thánh Phaolô về chủ đề trên tìm thấy rõ ràng nhất trong các thư gửi tín hữu Côrintô. Trong các tuần lễ đầu của tất cả ba chu kỳ Mùa Thường Niên, ta thấy các thư trên được trích dẫn một cách rời rạc, như trong các Chúa Nhật dẫn vào Mùa Chay năm nay.
Không may, các độc giả thích suy tư không nghe được cả hai thư trên môt cách đủ dài để có thể nắm được các luận điểm cũng như các cái nhìn thông sáng về mục vụ của Thánh Phaolô. Đáng tiếc hơn cả là cuốn thủ bản về mục vụ của ngài (thư thứ nhất), là phần đề cập tới những vấn đề mục vụ nóng bỏng thuộc thế kỷ thứ nhất, nhưng ngày nay vẫn còn liên hệ.
Thí dụ ở các chương 5-7, Thánh Phaolô trả lời câu hỏi của các tân tòng và đưa ra các giải đáp của ngài đối với các vụ kiện cáo giữa các Kitô hữu với nhau (6:1-11); các vấn đề tính dục như loạn luân và dâm loàn (5:1-13) hay đĩ điếm (6:12-20); đời sống độc thân, việc tiết dục trong hôn nhân, việc kết hôn của Kitô hữu với người không tin, trong đó có khả thể ly dị trong trường hợp người không phải là Kitô hữu không muốn sống bình an với tín hữu (điều được gọi là “đặc ân Thánh Phaolô”), và ngay cả việc có nên kết hôn hay không (7:1-40), vì “bộ mặt thế gian này đang biến đi” (7:31).
Các vấn đề khác, được bàn trong các chương 8-15, bao gồm việc các Kitô hữu phải hành xử ra sao khi thấy tác phong họ ảnh hưởng tới cuộc sống người khác (8:1-13; 10:1-33); các chia rẽ tại Côrintô giữa giầu và nghèo, nô lệ và tự do, đã phạm đến Phép Thánh Thể như thế nào (11:17-34); các ơn phúc thiêng liêng phải được các chi thể Giáo Hội hiểu ra sao (11:2-16; 12:1-31; 14:1-40); việc sống lại của Chúa Kitô là mầu nhiệm trung tâm ra sao đối với trọn bộ niềm tin Kitô giáo và sự mù mờ về nó cũng như việc sống lại của các tín hữu dẫn tới các hiểu lầm khác như thế nào về cuộc sống trên trần gian hay cuộc sống đời sau mà các Kitô hữu một ngày kia sẽ chia sẻ với Chúa (15:1-58).
Bên dưới các vấn đề được tín hữu Côrintô hay Thánh Phaolô nêu ra trên đây là một số nguyên tắc chủ yếu sau đây: trước hết, là tầm quan trọng của thân xác con người; bản chất của tự do (9:1-26); và tình yêu tự hiến theo gương Chúa Kitô cần thiết như thế nào (“Bài Ca Tình Yêu” nổi tiếng trong 12:31-13:13).
Vì Thánh Phaolô cố gắng hết sức bước theo con đường của Chúa Giêsu, nên ngài dám mạnh bạo thúc giục các tân tòng của ngài tại Côrintô “hãy bắt chước tôi như tôi đã bắt chước Chúa Kitô” (11:1).
Cách nay mấy năm, một cuốn sách mỏng đã làm nhiều người chú ý. Đó là cuốn “Các Người Côrintô Tồi Tệ Các Anh!” của Hans Fror. Học giả người Đức này giải thích giáo huấn của Thánh Phaolô bằng cách gợi ý điều mà tín hữu Côrintô rất có thể đã viết cho Thánh Phaolô để ngài trả lời. Khi dẫn khởi cuộc thảo luận về phục sinh, Fror tưởng tượng ra một người tên Melas, tượng trưng cho sự khôn ngoan Ai Cập. Ông ta đưa ra lý luận như sau “Ngài phải phân biệt… giữa Chúa Giêsu trần thế và Chúa Kitô đang gần gũi chúng ta trong tinh thần. Chúa Giêsu, con người có xác thân, là thành phần, là hiện thân của thế giới đã trở thành nạn nhân sa phạm của sự chết. Làm thế nào sự sống thần linh lại có thể có được chút gì chung với sự hư nát ấy?
“Tinh thần là sự sống, là Chúa Kitô trong chúng ta, vô cùng xa cách đối với vực thẳm của thân xác hư thối và những tai họa vô nghĩa.Chúa Kitô, Thánh Thần, chính là sự sống đời đời. Thiên Chúa là Đấng hằng sống, nghĩa là đã hiện hữu trước thế gian từ rất lâu, không thể bị hư thối. Ta có thể cảm nghiệm được điều đó. Nó đầy rẫy trong ta! Ngài không thể cảm thấy nó hay sao?”
Một thành viên khác trong Giáo Hội Côrintô là Deborah vật lộn với luận điểm của Melas, nên khẩn khoản yêu cầu ông ta “Xin ông cho chúng tôi biết điều gì xẩy ra cho thân xác người chết nếu sự sống Thiên Chúa và số phận trần thế không có gì chung với nhau? Như vậy điều gì xẩy ra cho sự sống lại?”. Melas mạnh dạn trả lời: “Sống lại từ cõi chết? Làm gì có việc ấy” (tr.74).
Trong thế kỷ thứ hai, Nhà hộ giáo Justin Tử Vì Đạo nhìn nhận với Trypho, người Do Thái, rằng “có một số người tự xưng là Kitô hữu nhưng lại nói là không có việc phục sinh từ cõi chết, và rằng linh hồn họ, khi họ qua đời, sẽ được đưa về thiên đàng”. Justin không thèm chải chuốt lời mình nói, mà tấn công thẳng những “tên lạc giáo vô thần và vô đạo” ấy rằng: “Bạn đừng tưởng rằng họ là Kitô hữu”.
Câu mà Thánh Phaolô trả lời cho một số người ở Côrintô từng bác bỏ việc các tín hữu được sống lại sau này đã có căn rễ ngay trong nền tảng của niềm tin Kitô giáo. Ngài bảo rằng Chúa Kitô chết và sống lại “theo Thánh Kinh”. Thánh Phaolô cũng cho rằng bên dưới vấn đề này là vấn nạn về chính Thiên Chúa: “nếu người chết không sống lại…” (nghĩa là nếu Thiên Chúa không thể phục sinh người chết), thì Chúa Kitô đã không sống lại và toàn bộ các kết luận khác cũng sẽ xẩy ra. Trong đó có kết luận này: “đức tin của anh em là vô ích và anh em vẫn sống trong tội lỗi”
Đối với Kitô hữu, mọi sự xoay quanh sự sống lại trong thân xác của Chúa Giêsu. Bác bỏ sự sống lại của Chúa Giêsu (hay sự sống lại trong tương lai của tín hữu) là làm sai lạc Thiên Chúa (“chúng tôi làm chứng cho Thiên Chúa là Người đã phục sinh Chúa Giêsu”), là bác bỏ Phúc Âm và sau cùng tước hết sức mạnh của Phúc Âm.