Giáo hội mừng lễ thánh Phaolô Tông đồ trở lại đạo. Một biến cố quan trọng trong lịch sử cá nhân của thánh Phaolô nhưng cũng là biến cố quan trọng của toàn thể Giáo hội. Bởi vì từ đây, Phaolo chính thức trở thành Tông đồ dân ngoại. Ngài không ngần ngại nói với Timothy rằng: “Ta đã được Thiên Chúa chọn để làm thầy dạy dân ngoại”.
Đối với thánh Phaolô thì sứ mệnh của ngài đã được Thiên Chúa dành cách rất trọn vẹn. Không chỉ là vì lời của Thiên Chúa báo cho Annanias rằng “người này đã được Ta tuyển chọn làm khí cụ mang danh của Ta đến các dân ngoại, mà vì chính Phaolô đã cảm nghiệm thấy rất rõ sứ mệnh đó. Ngài đã xác tín sâu sắc trong suốt cả cuộc đời của ngài. Những gì mà chúng ta thấy ở nơi thánh Phaolô xứng đáng là cột trụ của Giáo hội. Một tòa nhà đứng vững được nhờ nền móng chắc chắn và những cột chịu lực, thì Phêrô là nền tảng của Giáo hội, Phaolô là cột trụ của Giáo hội. Chúng ta nhìn vào đời sống của thánh Phaolo: Một con người chia làm hai mảnh đời rất rõ rệt, một mảnh đời hiên ngang hùng dũng và khí chất khi đem ngựa truy nã các Kitô hữu, đạo mạo trên yên ngựa, tay cầm gươm sáng và hăng hái đi khắp các Kitô hữu; còn mảnh đời thứ hai là một vị Tông đồ nhiệt thành, loan truyền chính Đấng của mình đi khắp nơi. Giữa hai mảnh đời đó, được chia ra bằng sự kiện Damas hôm nay. Từ khi Phaolô ngã ngựa, nhận ra Đấng mà mình tôn thờ trong ánh sáng chói lòa chiếu đến, Phaolô xin cho mình khi bị ngã:
- Lạy Ngài, Ngài muốn con làm gì?
Từ câu hỏi đó, Phaolô thực sự đã nhận ra sứ mệnh của mình. Khi mà Annanias đặt tay, chữa cho Phaolô khỏi bị tối suốt ba ngày. Ngài cảm thấy như một cái vảy bong rơi ra mắt, cái vảy đó là sự mù quáng đã che mắt Phaolô không nhận ra chân lý; cái vảy đó khiến cho Phaolô đi tìm theo công danh sự nghiệp như bắt bớ, tra tấn Đấng là Chân lý, là Đường. Cho nên sau khi vảy bong rơi, Phaolô sáng mắt để nhận ra chân lý, nhận ra đường, nhận ra Thầy của mình thì ngài đã xác tín tới mức như chúng ta thấy hành trình của ngài là hành trình thập giá. Chính ngài đã tỏ bày sự thật:
... Năm lần đánh rất đớn đau
Bởi mưu Do Thái hiểm sâu
Mỗi lần ba chín roi hầu thịt tan
Ba lần bị ngoại bang đáng đập (ngoại bang thì có luật là không đánh quá 40 roi, Phaolo bị đánh không biết bao nhiêu roi)
... Bị đắm tàu nguy ngập ba lần
Một lần ném đá toàn thân (chúng thấy chết rồi chúng mới bỏ đi nhưng ban đêm Phaolo tiếp tục tỉnh lại và ngày hôm sau lại rao giảng Tin Mừng).
Ngài xác tín trong lời tuyên bố: Khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng và dặn các Giám mục – con thiêng liêng của ngài: “Dù có thuận lợi hay không thuận lợi, cứ xúc tiến, cứ loan báo Tin Mừng”. Rồi bị dạt phong trần biển khơi, rồi chúng ta thấy lại xảy ra vất vả trên đường của ngài
... Bao nguy hiểm vì nơi sông nước
Vì lương dân trộm cướp đồng bào
Trên rừng dưới biển và bao
Anh em phản bội ba đào hiểm nguy
Tôi còn phải thức khuya dạy sớm
Chịu đói ăn khát uống mình trần
Bên ngoài đã vậy tinh thần
Ngày đêm lo lắng giáo dân khắp miền.
Chúng ta đọc thấy ở nơi ngài cả một sứ mệnh bao trùm cuộc đời của một vị thánh không kể ngày đêm, không kể đường bộ hay đường biển; không kể sự sống hay sự chết; không kể bất cứ chướng ngại nào của cuộc đời. Cuộc đời thánh Phaolô là diễn giảng thực sự trọn vẹn cuộc đời của Đức Giêsu Kitô, vì chính ngài đã nói lên điều đó: “Tôi sống nhưng không còn là tôi sống nhưng là Chúa Kitô sống trong tôi”.
Hành trình của Phaolô cũng là hành trình lịch sử, không phải hành trình lịch sử văn hóa xã hội mà là hành trình của lịch sử cứu độ. Dấu chân của ngài in vết trên hoang mạc hay trên chốn đường rừng, hầu hết là đi bộ, đi thuyền. Người ta đi vào thành phố Hồ Chí Minh 1650 cây số, kể ra ngài đã đi vòng đi vòng lại tới ba lần như thế mà hầu hết là bằng phương tiện thô sơ. Để làm gì? Để những bước chân truyền giáo đó thấm đẫm ơn cứu độ của Chúa Giêsu Kitô, để đem đến cho các dân ngoại và để loan báo Tin Mừng của Đức Kitô cho mọi người.
Đối với thánh Phaolô, sống là Đức Kitô, chết là mối lợi, tức là được về trời. Ngài rao giảng Thập giá Đức Kitô là một cớ vấp phạm cho người Do Thái, là một sự điên rồ đối với dân ngoại. Chúng ta không thể nào ca khen hết công trạng của thánh Phao lô, nhưng chúng ta nhìn vào thánh Phao lô để học gương ngài, để đi theo dấu chân của ngài, bởi lẽ dấu chân của ngài khác dấu chân của Đức Kitô. Ngài xưng mình là tông đồ út nhất trong tất cả các tông đồ. Thế nhưng, tất cả các tông đồ làm nền móng của Giáo hội, còn một mình ngài là cột trụ của Giáo hội để chúng ta thấy được những dấu chân truyền giáo của Phaolô cho dân ngoại quan trọng như thế nào. Một sứ mệnh mà phổ câp ơn cứu độ đến cho toàn thể thế giớ nhờ sứ mệnh của một vị xưng mình là thầy dạy của các dân ngoại.
Hôm nay, chúng ta cùng nhau đi theo các dấu chân của Phaolô bằng những việc làm cụ thể, thiết thực trong đời sống của chúng ta giữa thời đại mới. Người ta đặt câu hỏi rằng: Nếu thánh Phaolô sống giữa thế hệ của chúng ta hôm nay thì ngài có lấy làm xấu hổ vì ngày xưa ngài loan báo Tin Mừng bằng phương tiện thô sơ không? Ngài có lung túng với phương tiện ngày nay như Internet, rồi đi máy bay, phát sóng v.v… Nhưng câu trả lời bất ngờ cho chúng ta rằng: Nếu thánh Phaolô ở giữa thời đại của chúng ta, ngài đã là anh cả của tất cả những phương tiện hiện đại ấy. Đó là phương châm một mà ngài đã tinh chất lại: Do Thái cho người Do Thái, Hy Lạp cho người Hy Lạp, vậy thì điện tử cho thời đại điện tử và như thế tinh thần của thánh Phaolô không bao giờ lạc hậu. Ngài là tông đồ của mọi thời đại. Ở thời đại nào chúng ta cũng thấy tinh thần của thánh Phaolô là thích hợp. Ngài là mẫu gương xác tín về lòng tin và lòng mến.
Với các bạn trẻ, lời khuyên đơn giản nhất, ngắn gọn nhất đến với các bạn trẻ là tinh thần của thánh Phaolô: Dù thời thế thuận lợi hay không thuận lợi, cứ xúc tiến, cứ rao giảng Tin Mừng. Anh chị em là những người đang sống giữa thời đại mà có rất nhiều những thông tin bùng nổ và sự kiện bóp nghẹt hạt giống Tin Mừng nhưng hãy xúc tiến và loan báo Tin Mừng – không phải những người chỉ đi mở sách cho người khác nghe nhưng là Tin Mừng được cụ thể hóa trong đời sống của mỗi anh chị em: Một Tin Mừng loan báo cho người nghèo; Một Tin Mừng loan báo chân lý; Một Tin Mừng về sự sống, Tin Mừng về ơn Cứu Độ được biến thể bằng đức công bằng, bằng đức ái và bằng một lối nhìn thực tế chấp nhận những đau khổ thập giá của Đức Kitô, thánh hóa nó để biến thập giá đau thương ấy trở nên chìa khóa nước trời. Chúc anh chị em trở nên giống thánh Phaolô, một tinh thần của mọi thời đại để loan truyền chân lý cho nhân loại một thời đại mới của chúng ta.
Xin cho mỗi người trong chúng ta trong năm kính thánh Phaolô càng thêm yêu mến thánh Phaolô, chúng ta càng nên giống Đức Kitô hơn. Bởi lẽ, thánh Phaolô đã kêu gọi: “Anh em hãy bắt chước tôi vì tôi bắt chước Chúa Kitô”.
Đối với thánh Phaolô thì sứ mệnh của ngài đã được Thiên Chúa dành cách rất trọn vẹn. Không chỉ là vì lời của Thiên Chúa báo cho Annanias rằng “người này đã được Ta tuyển chọn làm khí cụ mang danh của Ta đến các dân ngoại, mà vì chính Phaolô đã cảm nghiệm thấy rất rõ sứ mệnh đó. Ngài đã xác tín sâu sắc trong suốt cả cuộc đời của ngài. Những gì mà chúng ta thấy ở nơi thánh Phaolô xứng đáng là cột trụ của Giáo hội. Một tòa nhà đứng vững được nhờ nền móng chắc chắn và những cột chịu lực, thì Phêrô là nền tảng của Giáo hội, Phaolô là cột trụ của Giáo hội. Chúng ta nhìn vào đời sống của thánh Phaolo: Một con người chia làm hai mảnh đời rất rõ rệt, một mảnh đời hiên ngang hùng dũng và khí chất khi đem ngựa truy nã các Kitô hữu, đạo mạo trên yên ngựa, tay cầm gươm sáng và hăng hái đi khắp các Kitô hữu; còn mảnh đời thứ hai là một vị Tông đồ nhiệt thành, loan truyền chính Đấng của mình đi khắp nơi. Giữa hai mảnh đời đó, được chia ra bằng sự kiện Damas hôm nay. Từ khi Phaolô ngã ngựa, nhận ra Đấng mà mình tôn thờ trong ánh sáng chói lòa chiếu đến, Phaolô xin cho mình khi bị ngã:
- Lạy Ngài, Ngài muốn con làm gì?
Từ câu hỏi đó, Phaolô thực sự đã nhận ra sứ mệnh của mình. Khi mà Annanias đặt tay, chữa cho Phaolô khỏi bị tối suốt ba ngày. Ngài cảm thấy như một cái vảy bong rơi ra mắt, cái vảy đó là sự mù quáng đã che mắt Phaolô không nhận ra chân lý; cái vảy đó khiến cho Phaolô đi tìm theo công danh sự nghiệp như bắt bớ, tra tấn Đấng là Chân lý, là Đường. Cho nên sau khi vảy bong rơi, Phaolô sáng mắt để nhận ra chân lý, nhận ra đường, nhận ra Thầy của mình thì ngài đã xác tín tới mức như chúng ta thấy hành trình của ngài là hành trình thập giá. Chính ngài đã tỏ bày sự thật:
... Năm lần đánh rất đớn đau
Bởi mưu Do Thái hiểm sâu
Mỗi lần ba chín roi hầu thịt tan
Ba lần bị ngoại bang đáng đập (ngoại bang thì có luật là không đánh quá 40 roi, Phaolo bị đánh không biết bao nhiêu roi)
... Bị đắm tàu nguy ngập ba lần
Một lần ném đá toàn thân (chúng thấy chết rồi chúng mới bỏ đi nhưng ban đêm Phaolo tiếp tục tỉnh lại và ngày hôm sau lại rao giảng Tin Mừng).
Ngài xác tín trong lời tuyên bố: Khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng và dặn các Giám mục – con thiêng liêng của ngài: “Dù có thuận lợi hay không thuận lợi, cứ xúc tiến, cứ loan báo Tin Mừng”. Rồi bị dạt phong trần biển khơi, rồi chúng ta thấy lại xảy ra vất vả trên đường của ngài
... Bao nguy hiểm vì nơi sông nước
Vì lương dân trộm cướp đồng bào
Trên rừng dưới biển và bao
Anh em phản bội ba đào hiểm nguy
Tôi còn phải thức khuya dạy sớm
Chịu đói ăn khát uống mình trần
Bên ngoài đã vậy tinh thần
Ngày đêm lo lắng giáo dân khắp miền.
Chúng ta đọc thấy ở nơi ngài cả một sứ mệnh bao trùm cuộc đời của một vị thánh không kể ngày đêm, không kể đường bộ hay đường biển; không kể sự sống hay sự chết; không kể bất cứ chướng ngại nào của cuộc đời. Cuộc đời thánh Phaolô là diễn giảng thực sự trọn vẹn cuộc đời của Đức Giêsu Kitô, vì chính ngài đã nói lên điều đó: “Tôi sống nhưng không còn là tôi sống nhưng là Chúa Kitô sống trong tôi”.
Hành trình của Phaolô cũng là hành trình lịch sử, không phải hành trình lịch sử văn hóa xã hội mà là hành trình của lịch sử cứu độ. Dấu chân của ngài in vết trên hoang mạc hay trên chốn đường rừng, hầu hết là đi bộ, đi thuyền. Người ta đi vào thành phố Hồ Chí Minh 1650 cây số, kể ra ngài đã đi vòng đi vòng lại tới ba lần như thế mà hầu hết là bằng phương tiện thô sơ. Để làm gì? Để những bước chân truyền giáo đó thấm đẫm ơn cứu độ của Chúa Giêsu Kitô, để đem đến cho các dân ngoại và để loan báo Tin Mừng của Đức Kitô cho mọi người.
Đối với thánh Phaolô, sống là Đức Kitô, chết là mối lợi, tức là được về trời. Ngài rao giảng Thập giá Đức Kitô là một cớ vấp phạm cho người Do Thái, là một sự điên rồ đối với dân ngoại. Chúng ta không thể nào ca khen hết công trạng của thánh Phao lô, nhưng chúng ta nhìn vào thánh Phao lô để học gương ngài, để đi theo dấu chân của ngài, bởi lẽ dấu chân của ngài khác dấu chân của Đức Kitô. Ngài xưng mình là tông đồ út nhất trong tất cả các tông đồ. Thế nhưng, tất cả các tông đồ làm nền móng của Giáo hội, còn một mình ngài là cột trụ của Giáo hội để chúng ta thấy được những dấu chân truyền giáo của Phaolô cho dân ngoại quan trọng như thế nào. Một sứ mệnh mà phổ câp ơn cứu độ đến cho toàn thể thế giớ nhờ sứ mệnh của một vị xưng mình là thầy dạy của các dân ngoại.
Hôm nay, chúng ta cùng nhau đi theo các dấu chân của Phaolô bằng những việc làm cụ thể, thiết thực trong đời sống của chúng ta giữa thời đại mới. Người ta đặt câu hỏi rằng: Nếu thánh Phaolô sống giữa thế hệ của chúng ta hôm nay thì ngài có lấy làm xấu hổ vì ngày xưa ngài loan báo Tin Mừng bằng phương tiện thô sơ không? Ngài có lung túng với phương tiện ngày nay như Internet, rồi đi máy bay, phát sóng v.v… Nhưng câu trả lời bất ngờ cho chúng ta rằng: Nếu thánh Phaolô ở giữa thời đại của chúng ta, ngài đã là anh cả của tất cả những phương tiện hiện đại ấy. Đó là phương châm một mà ngài đã tinh chất lại: Do Thái cho người Do Thái, Hy Lạp cho người Hy Lạp, vậy thì điện tử cho thời đại điện tử và như thế tinh thần của thánh Phaolô không bao giờ lạc hậu. Ngài là tông đồ của mọi thời đại. Ở thời đại nào chúng ta cũng thấy tinh thần của thánh Phaolô là thích hợp. Ngài là mẫu gương xác tín về lòng tin và lòng mến.
Với các bạn trẻ, lời khuyên đơn giản nhất, ngắn gọn nhất đến với các bạn trẻ là tinh thần của thánh Phaolô: Dù thời thế thuận lợi hay không thuận lợi, cứ xúc tiến, cứ rao giảng Tin Mừng. Anh chị em là những người đang sống giữa thời đại mà có rất nhiều những thông tin bùng nổ và sự kiện bóp nghẹt hạt giống Tin Mừng nhưng hãy xúc tiến và loan báo Tin Mừng – không phải những người chỉ đi mở sách cho người khác nghe nhưng là Tin Mừng được cụ thể hóa trong đời sống của mỗi anh chị em: Một Tin Mừng loan báo cho người nghèo; Một Tin Mừng loan báo chân lý; Một Tin Mừng về sự sống, Tin Mừng về ơn Cứu Độ được biến thể bằng đức công bằng, bằng đức ái và bằng một lối nhìn thực tế chấp nhận những đau khổ thập giá của Đức Kitô, thánh hóa nó để biến thập giá đau thương ấy trở nên chìa khóa nước trời. Chúc anh chị em trở nên giống thánh Phaolô, một tinh thần của mọi thời đại để loan truyền chân lý cho nhân loại một thời đại mới của chúng ta.
Xin cho mỗi người trong chúng ta trong năm kính thánh Phaolô càng thêm yêu mến thánh Phaolô, chúng ta càng nên giống Đức Kitô hơn. Bởi lẽ, thánh Phaolô đã kêu gọi: “Anh em hãy bắt chước tôi vì tôi bắt chước Chúa Kitô”.