ĐỊNH QUÁN - Mùa phục sinh, dưới cái nhìn của “nhà đạo” chuyện gì cũng được nói đến một cách hân hoan, vui mừng. Xin được tường thuật lại một chuyến đi La Ngà (Định Quán- Đồng Nai) thăm một giáo họ biệt lập Ngọc Thanh, nơi đây có một nhà nguyện bị bỏ hoang mà giáo dân lại phải dự lễ tại nhà riêng của một giáo dân.
Xem hình ảnh
Đường đến La Ngà
Chúng tôi đi nhờ xe chở thuốc nam của các thầy dòng để đến La Ngà. Đó là một xe cứu thương có hình chữ thập đỏ và còi hụ đoàng hoàng. Nhìn bề ngoài của chiếc xe chúng tôi thấy ơn ớn nhưng khi ngồi vào trong thì êm ái và ngon lành như xe du lịch bảy chỗ bình thường, xe lại bon bon đi rất nhanh vì là xe ưu tiên. Bác tài nói: “Nếu cảnh sát nhìn vào không thấy bệnh nhân thì cứ cho một bạn trẻ nhai miếng xà bông, sẽ sùi bọt mép thì giống y hệt một bệnh nhân đang cần cấp cứu!” Tôi tròn mắt, xe cứu thương mà còn mánh mung như thế thì bao nhiêu chuyện khác ở đời thì sao? May mà Chúa ném vào mỗi con người một luật lương tâm, nếu không thì thế gian này toàn là mưu ma chước quỉ!
Đường đến La Ngà chính là con đường từ Sài Gòn lên Đà Lạt, thường hay xảy ra tai nạn mà chúng tôi cứ hằng ao ước những người có trách nhiệm mở rộng đường cho đẹp và để bớt tai nạn, thế mà đã lâu lắm rồi những vị có trách nhiệm về việc này thì chắc là đang ngủ say!
Cầu La Ngà làm người ta khó quên vì đi ngang qua nơi này thấy ở dưới sông có khá nhiều “nhà bè cá”, tức là bên trên bè cá người ta làm thành cái nhà, còn cái bè bên dưới là để nuôi cá. Thường thì gia đình nào phải sống ở ghe trên sông thì nghèo nhưng nghe nói để làm chủ cái bè cá ấy phải có nhiều vốn. Nhiều người đã khá lên nhờ nuôi cá ở bè; nếu “trúng” nhiều lần thì thành đại gia. Nói đúng hơn, nếu Chúa cho thì chẳng mấy chốc là giàu!
Một họ đạo biệt lập có ngôi nhà nguyện bỏ hoang
Đi qua cầu khoảng 6 km, đến cây số 107 thì rẽ trái, có con đường sạch đẹp dẫn vào một số xã của huyện Định Quán thuộc hạ nguồn sông Đồng Nai. Nhà thờ Ngọc Thanh nằm hiền hòa ngay bên đường. Có ai ngờ rằng cách nhà thờ này 6 km có một ngôi nhà nguyện bị bỏ hoang. Thật ra đây là giáo họ biệt lập Xuân Thanh, với số giáo dân là 2060 nhân khẩu thuộc ấp 1 xã Thanh Sơn,
Dừng chân bên đường nghe lời tâm sự của một giáo dân nhiệt thành chúng tôi mới hiểu rõ ngọn ngành. Nhà nguyện bằng gỗ bị bỏ trống có từ năm 1992 do giáo dân dựng trên đất lâm trường. Hằng năm có cha đến dâng lễ vào các dịp lễ trọng, nhưng từ tháng 6 năm 2003 đến nay nhà nguyện không được cử hành thánh lễ vì Ban Tôn Giáo đến lập biên bản nói rằng trước đây giáo dân cất nhà nguyện mà không xin phép.
Thế là bà con giáo dân tụ tập tại miếng đất rộng của nhà một ông trùm để dự lễ theo sự du di của chính quyền địa phương. Thế là nhà nguyện đóng cửa. Sợ bị mất luôn đất nhà nguyện nên Ban Hành Giáo đã để một số ghế đá trước tòa Đức Mẹ để bà con tụ họp đọc kinh mỗi tối. Có người còn mua thêm đất cạnh nhà nguyện để hiến cho giáo họ với niềm hy vọng nơi đây trở thành ngôi thánh đường, được thuận tiện dâng lễ, kinh kệ … Tôi nghĩ, Giáo hội đã luôn tự hào về lòng nhiệt thành của những người giáo dân chất phác này.
Thật tội nghiệp cho lòng sùng kính và cách giữ đạo của những người giáo dân ở đây: nếu ra nhà thờ Ngọc Thanh dự lễ thì phải đi 6 km và qua một cái phà nhỏ, còn đi sâu vào trong rừng 17 km thì mới gặp nhà thờ Xuân Trường. Cái phà nhỏ cũ kỹ làm cho người ta ao ước có được một cây cầu ở đây đã mười năm qua, thế mà nỗi khát khao ấy vẫn mênh mông, xa xôi quá!. Người già cả, những bà mẹ có con nhỏ, người đau yếu, thiếu nhi … thì có yêu Chúa đến mấy cũng đành chịu thua, trong khi nhà nguyện gần nhà lại bị bỏ hoang.
Ghé mắt nhìn vào ngôi nhà nguyện bằng gỗ ấy tôi thấy tượng chúa Giêsu Phục Sinh còn mới nhưng bụi bám đầy, bàn ghế thì nghiêng ngả đầy màng nhện. Tôi tự hỏi lòng tại sao và tại sao? Ở Sài Gòn, cách độ một đoạn đường là đến nhà thờ, xa lắm là 1km, thế mà ở đây đã khó khăn còn phải chông gai mới đến được dâng lễ, rõ khổ!
Nơi dâng thánh lễ tại nhà giáo dân
Từ nhà nguyện gỗ đi vào khoảng hơn 200m chúng tôi không khỏi xúc động khi đến nhà ông trùm Ba Đô. Chỉ là căn nhà lá nhỏ thôi nhưng bên cạnh nhà ông là mảnh đất lớn, đã được tráng xi-măng và lợp tôn để làm nơi cha xứ dâng lễ. Mảnh đất ấy có chiều ngang khoảng 14 mét chiều dài khoảng 23 mét. Hằng tuần, cha chánh xứ Ngọc Thanh vào đây để dâng lễ vào các ngày thứ 2, thứ 4, thứ 6, thứ 7 và Chúa nhật.
Nhìn tượng chúa trên cây thánh giá, bàn thờ, nơi giải tội và những chồng ghế xếp lại tôi đã hình dung được quang cảnh giáo dân dự lễ ở đây thế nào rồi. Ba bề trống rỗng với cỏ cây. Cách đó dăm bảy bước là chỗ học giáo lý của các em trông rất ngộ. Đó là một cái bệ xi-măng ngang 4m, dài 5m ở giữa lùm cây, có hai cọc tre dựng lên, hai tấm bạt làm hai mái che. Gọi là chòi thì không đúng mà gọi là chuồng cũng không được vì rỗng hốc. Một điểm học giáo lý như thế thì học tập cái nỗi gì! Vậy mà mỗi lần đi lễ, các em thiếu nhi cũng mặc áo cho vào “thùng” đàng hoàng.
Ông trùm Ba Đô hiếu khách, ông mời chúng tôi uống nước trên bàn nhỏ trước nhà và kể đủ thứ chuyện.
“Nhà giáo dân ở đây đa số là người Việt sống ở Campuchia hồi hương về Việt Nam vào những năm 1970, quây quần cùng lập nghiệp tại đây, đa số sống bằng nghề làm ruộng làm rẫy, người ta trồng xoài và điều; lúc trúng mùa lúc thất bát vì thế cuộc sống còn khó khăn nhiều. Hằng năm hai lần vào dịp lễ lớn, những người giáo dân nghèo lại được nhận quà của những vị ân nhân trao tặng”.
Tôi nhắm mắt tưởng tượng, ở nơi đây nếu có ai mời cha đi sức dầu vào buổi tối hay lúc trời mưa to gió lớn thì sao nhỉ! Hoặc có ai phải cấp cứu vào ban đêm thì cũng gian khổ quá!
Chúng tôi rời “điểm dâng lễ du kích” bằng lời nói nửa đùa nửa thật với ông trùm:
“ - Kỳ nghĩ hè này, nếu trong người khỏe khoắn, chúng em sẽ trở lại đây thăm, sẽ “nhậu” thịt chó với quí ông trùm. Thôi thì mình cứ trải chiếu ngay giữa lòng “nhà thờ” này mà liên hoan, có được không ạ?
- Sẵn sàng, cô uống được nữa lít đế không?
- Dạ, chỉ nửa lon bia thôi ạ!
- Thế mà cũng đòi gầy dựng “phong trào!!”
Rong ruỗi vùng xa
Buổi trưa các thầy dòng thánh Gioan Thiên Chúa đãi chúng tôi bữa ăn ngon. Giữa vùng cây trái xanh tươi, phẳng lặng, vang lên tiếng cười của chúng tôi. Một điểm chữa bệnh phát thuốc vùng sâu, với những con đường có cả ổ gà ổ voi, ổ khủng long, mà khách đến “náo động” thì thật là vui, xem ra các thầy chẳng ngại ngùng gì!
Trời chiều đổ mưa, chiếc xe cứu thương chở chúng tôi ra khỏi vùng quê yên tĩnh vẫn chạy theo kiểu ưu tiên, làm tôi sợ hãi đến nỗi không đọc kinh được. Nhưng trên xe chở thêm một chị, tuổi độ trên bốn mươi, xin đi nhờ xe một đoạn đường để về tận nhà; có lẽ nhờ vậy mà chúng tôi cười nắc nẻ. Xin mời nghe mẫu đối thoại sau đây:
“ – Em có ba đứa con, đứa lớn đang học đại học ở Sài Gòn, tạm trú tại khu Chí Hòa, hình như cháu ở gần nhà thờ “Nô-mi-ca”
- Lạy chúa tôi, công việc của mình có liên quan đến các nhà thờ, nhưng “thề” với chị là không có nhà thờ nào là “Nô-mi-ca” cả, chỉ có bánh Biên Hòa Bibica thôi! Chắc là nhà nguyện Ca-mê-lôphải không?
- Đúng rồi ạ! Hôm qua cháu gọi điện về xin đi tu, em ngỡ ngàng quá!
- Đâu, chị quay mặt nhìn thẳng vào mắt mình xem, chị có tướng làm bà cố được không? À à … khuôn mặt tròn, đôi lông mày lá xoài, mũi giống hình quả mận, miệng chúm chím như quả cà chua… Được! Nhưng phải đi đàng thánh giá quanh vườn, một tuần ba lần mới hi vọng được làm bà cố.
- Thế à! Em với nhà em sẽ cố lên chứ biết làm sao!”.
Chúng tôi lại cười đau cả bụng. Tôi lại đùa dai:
- Làm bà cố “lời” lắm, ai cũng gọi con chị bằng cha thì chị có đến mấy ngàn “cháu nội”.
Đôi mắt chị ánh lên niềm vui mừng. Khi tài xế cho xe dừng lại trước căn nhà có vườn cây ăn trái rộng, chị tất tả đi vào hái vội cho chúng tôi mận, đu đủ, với tất cả tâm tình của người nhà quê tốt lành.
Niềm tin sống động của người công giáo Việt Nam, sẽ chẳng bao giờ tắt vì những con người tôi gặp gỡ trong chuyến đi này: càng nhiệt thành chất phác thì càng tràn đầy sắt son là vậy.
Đường vào thành phố Sài Gòn đầy xe tải, ngộp hơi xăng làm chúng tôi càng nhớ làn gió mát nơi vùng xa đầy khó khăn đó và thương thương cho cái nhà nguyện bỏ hoang kia.
Xem hình ảnh
Đường đến La Ngà
Chúng tôi đi nhờ xe chở thuốc nam của các thầy dòng để đến La Ngà. Đó là một xe cứu thương có hình chữ thập đỏ và còi hụ đoàng hoàng. Nhìn bề ngoài của chiếc xe chúng tôi thấy ơn ớn nhưng khi ngồi vào trong thì êm ái và ngon lành như xe du lịch bảy chỗ bình thường, xe lại bon bon đi rất nhanh vì là xe ưu tiên. Bác tài nói: “Nếu cảnh sát nhìn vào không thấy bệnh nhân thì cứ cho một bạn trẻ nhai miếng xà bông, sẽ sùi bọt mép thì giống y hệt một bệnh nhân đang cần cấp cứu!” Tôi tròn mắt, xe cứu thương mà còn mánh mung như thế thì bao nhiêu chuyện khác ở đời thì sao? May mà Chúa ném vào mỗi con người một luật lương tâm, nếu không thì thế gian này toàn là mưu ma chước quỉ!
Đường đến La Ngà chính là con đường từ Sài Gòn lên Đà Lạt, thường hay xảy ra tai nạn mà chúng tôi cứ hằng ao ước những người có trách nhiệm mở rộng đường cho đẹp và để bớt tai nạn, thế mà đã lâu lắm rồi những vị có trách nhiệm về việc này thì chắc là đang ngủ say!
Cầu La Ngà làm người ta khó quên vì đi ngang qua nơi này thấy ở dưới sông có khá nhiều “nhà bè cá”, tức là bên trên bè cá người ta làm thành cái nhà, còn cái bè bên dưới là để nuôi cá. Thường thì gia đình nào phải sống ở ghe trên sông thì nghèo nhưng nghe nói để làm chủ cái bè cá ấy phải có nhiều vốn. Nhiều người đã khá lên nhờ nuôi cá ở bè; nếu “trúng” nhiều lần thì thành đại gia. Nói đúng hơn, nếu Chúa cho thì chẳng mấy chốc là giàu!
Một họ đạo biệt lập có ngôi nhà nguyện bỏ hoang
Đi qua cầu khoảng 6 km, đến cây số 107 thì rẽ trái, có con đường sạch đẹp dẫn vào một số xã của huyện Định Quán thuộc hạ nguồn sông Đồng Nai. Nhà thờ Ngọc Thanh nằm hiền hòa ngay bên đường. Có ai ngờ rằng cách nhà thờ này 6 km có một ngôi nhà nguyện bị bỏ hoang. Thật ra đây là giáo họ biệt lập Xuân Thanh, với số giáo dân là 2060 nhân khẩu thuộc ấp 1 xã Thanh Sơn,
Dừng chân bên đường nghe lời tâm sự của một giáo dân nhiệt thành chúng tôi mới hiểu rõ ngọn ngành. Nhà nguyện bằng gỗ bị bỏ trống có từ năm 1992 do giáo dân dựng trên đất lâm trường. Hằng năm có cha đến dâng lễ vào các dịp lễ trọng, nhưng từ tháng 6 năm 2003 đến nay nhà nguyện không được cử hành thánh lễ vì Ban Tôn Giáo đến lập biên bản nói rằng trước đây giáo dân cất nhà nguyện mà không xin phép.
Thế là bà con giáo dân tụ tập tại miếng đất rộng của nhà một ông trùm để dự lễ theo sự du di của chính quyền địa phương. Thế là nhà nguyện đóng cửa. Sợ bị mất luôn đất nhà nguyện nên Ban Hành Giáo đã để một số ghế đá trước tòa Đức Mẹ để bà con tụ họp đọc kinh mỗi tối. Có người còn mua thêm đất cạnh nhà nguyện để hiến cho giáo họ với niềm hy vọng nơi đây trở thành ngôi thánh đường, được thuận tiện dâng lễ, kinh kệ … Tôi nghĩ, Giáo hội đã luôn tự hào về lòng nhiệt thành của những người giáo dân chất phác này.
Thật tội nghiệp cho lòng sùng kính và cách giữ đạo của những người giáo dân ở đây: nếu ra nhà thờ Ngọc Thanh dự lễ thì phải đi 6 km và qua một cái phà nhỏ, còn đi sâu vào trong rừng 17 km thì mới gặp nhà thờ Xuân Trường. Cái phà nhỏ cũ kỹ làm cho người ta ao ước có được một cây cầu ở đây đã mười năm qua, thế mà nỗi khát khao ấy vẫn mênh mông, xa xôi quá!. Người già cả, những bà mẹ có con nhỏ, người đau yếu, thiếu nhi … thì có yêu Chúa đến mấy cũng đành chịu thua, trong khi nhà nguyện gần nhà lại bị bỏ hoang.
Ghé mắt nhìn vào ngôi nhà nguyện bằng gỗ ấy tôi thấy tượng chúa Giêsu Phục Sinh còn mới nhưng bụi bám đầy, bàn ghế thì nghiêng ngả đầy màng nhện. Tôi tự hỏi lòng tại sao và tại sao? Ở Sài Gòn, cách độ một đoạn đường là đến nhà thờ, xa lắm là 1km, thế mà ở đây đã khó khăn còn phải chông gai mới đến được dâng lễ, rõ khổ!
Nơi dâng thánh lễ tại nhà giáo dân
Từ nhà nguyện gỗ đi vào khoảng hơn 200m chúng tôi không khỏi xúc động khi đến nhà ông trùm Ba Đô. Chỉ là căn nhà lá nhỏ thôi nhưng bên cạnh nhà ông là mảnh đất lớn, đã được tráng xi-măng và lợp tôn để làm nơi cha xứ dâng lễ. Mảnh đất ấy có chiều ngang khoảng 14 mét chiều dài khoảng 23 mét. Hằng tuần, cha chánh xứ Ngọc Thanh vào đây để dâng lễ vào các ngày thứ 2, thứ 4, thứ 6, thứ 7 và Chúa nhật.
Nhìn tượng chúa trên cây thánh giá, bàn thờ, nơi giải tội và những chồng ghế xếp lại tôi đã hình dung được quang cảnh giáo dân dự lễ ở đây thế nào rồi. Ba bề trống rỗng với cỏ cây. Cách đó dăm bảy bước là chỗ học giáo lý của các em trông rất ngộ. Đó là một cái bệ xi-măng ngang 4m, dài 5m ở giữa lùm cây, có hai cọc tre dựng lên, hai tấm bạt làm hai mái che. Gọi là chòi thì không đúng mà gọi là chuồng cũng không được vì rỗng hốc. Một điểm học giáo lý như thế thì học tập cái nỗi gì! Vậy mà mỗi lần đi lễ, các em thiếu nhi cũng mặc áo cho vào “thùng” đàng hoàng.
Ông trùm Ba Đô hiếu khách, ông mời chúng tôi uống nước trên bàn nhỏ trước nhà và kể đủ thứ chuyện.
“Nhà giáo dân ở đây đa số là người Việt sống ở Campuchia hồi hương về Việt Nam vào những năm 1970, quây quần cùng lập nghiệp tại đây, đa số sống bằng nghề làm ruộng làm rẫy, người ta trồng xoài và điều; lúc trúng mùa lúc thất bát vì thế cuộc sống còn khó khăn nhiều. Hằng năm hai lần vào dịp lễ lớn, những người giáo dân nghèo lại được nhận quà của những vị ân nhân trao tặng”.
Tôi nhắm mắt tưởng tượng, ở nơi đây nếu có ai mời cha đi sức dầu vào buổi tối hay lúc trời mưa to gió lớn thì sao nhỉ! Hoặc có ai phải cấp cứu vào ban đêm thì cũng gian khổ quá!
Chúng tôi rời “điểm dâng lễ du kích” bằng lời nói nửa đùa nửa thật với ông trùm:
“ - Kỳ nghĩ hè này, nếu trong người khỏe khoắn, chúng em sẽ trở lại đây thăm, sẽ “nhậu” thịt chó với quí ông trùm. Thôi thì mình cứ trải chiếu ngay giữa lòng “nhà thờ” này mà liên hoan, có được không ạ?
- Sẵn sàng, cô uống được nữa lít đế không?
- Dạ, chỉ nửa lon bia thôi ạ!
- Thế mà cũng đòi gầy dựng “phong trào!!”
Rong ruỗi vùng xa
Buổi trưa các thầy dòng thánh Gioan Thiên Chúa đãi chúng tôi bữa ăn ngon. Giữa vùng cây trái xanh tươi, phẳng lặng, vang lên tiếng cười của chúng tôi. Một điểm chữa bệnh phát thuốc vùng sâu, với những con đường có cả ổ gà ổ voi, ổ khủng long, mà khách đến “náo động” thì thật là vui, xem ra các thầy chẳng ngại ngùng gì!
Trời chiều đổ mưa, chiếc xe cứu thương chở chúng tôi ra khỏi vùng quê yên tĩnh vẫn chạy theo kiểu ưu tiên, làm tôi sợ hãi đến nỗi không đọc kinh được. Nhưng trên xe chở thêm một chị, tuổi độ trên bốn mươi, xin đi nhờ xe một đoạn đường để về tận nhà; có lẽ nhờ vậy mà chúng tôi cười nắc nẻ. Xin mời nghe mẫu đối thoại sau đây:
“ – Em có ba đứa con, đứa lớn đang học đại học ở Sài Gòn, tạm trú tại khu Chí Hòa, hình như cháu ở gần nhà thờ “Nô-mi-ca”
- Lạy chúa tôi, công việc của mình có liên quan đến các nhà thờ, nhưng “thề” với chị là không có nhà thờ nào là “Nô-mi-ca” cả, chỉ có bánh Biên Hòa Bibica thôi! Chắc là nhà nguyện Ca-mê-lôphải không?
- Đúng rồi ạ! Hôm qua cháu gọi điện về xin đi tu, em ngỡ ngàng quá!
- Đâu, chị quay mặt nhìn thẳng vào mắt mình xem, chị có tướng làm bà cố được không? À à … khuôn mặt tròn, đôi lông mày lá xoài, mũi giống hình quả mận, miệng chúm chím như quả cà chua… Được! Nhưng phải đi đàng thánh giá quanh vườn, một tuần ba lần mới hi vọng được làm bà cố.
- Thế à! Em với nhà em sẽ cố lên chứ biết làm sao!”.
Chúng tôi lại cười đau cả bụng. Tôi lại đùa dai:
- Làm bà cố “lời” lắm, ai cũng gọi con chị bằng cha thì chị có đến mấy ngàn “cháu nội”.
Đôi mắt chị ánh lên niềm vui mừng. Khi tài xế cho xe dừng lại trước căn nhà có vườn cây ăn trái rộng, chị tất tả đi vào hái vội cho chúng tôi mận, đu đủ, với tất cả tâm tình của người nhà quê tốt lành.
Niềm tin sống động của người công giáo Việt Nam, sẽ chẳng bao giờ tắt vì những con người tôi gặp gỡ trong chuyến đi này: càng nhiệt thành chất phác thì càng tràn đầy sắt son là vậy.
Đường vào thành phố Sài Gòn đầy xe tải, ngộp hơi xăng làm chúng tôi càng nhớ làn gió mát nơi vùng xa đầy khó khăn đó và thương thương cho cái nhà nguyện bỏ hoang kia.