Chuyến đi cao nguyên của các quan môi trường Phạm Khôi Nguyên, Nguyễn Xuân Cường và Lê Quốc Trung hôm 08/5/2009 tưởng đã có thể vấn an được dân tình đang lúc ‘bối rối’ vì bauxite, nhưng dư luận mấy ngày qua cho thấy thì dường như chỉ khiến họ càng thêm lo.
Nguyên nhân xuất phát từ chính những phát biểu chỉ đạo ‘cố tình’ lạc đề của họ khi xoay sang chuyện lo an cư cho dân nhiều hơn là đưa ra một lời giải đáp cho các vấn đề về quan trọng về kỹ thuật cũng như an ninh quốc phòng.
Nhưng ngay cả các phát biểu về đề tài này liệu đã thật sự nghe ổn?
Bài Dự án bôxit Tân Rai: "Sẽ lập “đội đặc nhiệm” giám sát môi trường" (Tuoitre Online 09/5/2009) lẽ ra phải là chứa đựng những ‘lời vàng ý ngọc’ mới xứng tầm là phát biểu của những hàm vị bộ trưởng, thứ trưởng. Tiếc thay, đó lại là những gì chúng ta lâu nay vẫn thường được nghe sau mỗi trận lụt, bão hay mấy vụ sập cầu bể cống “theo dõi và hỗ trợ…xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh… không gây xáo trộn nhiều đến sản xuất của người dân… tuyệt đối không được chủ quan… bảo đảm phù hợp nhất, an toàn nhất theo điều kiện thực tế của VN… không gây xáo trộn nhiều đến sản xuất của người dân… đơn vị này và đơn vị nọ (ở đây là Lâm Đồng và TKV) phải ngồi lại với nhau để bàn tính cái này cái kia …” v.v… và v.v…
Nói các Ngài đừng buồn, đây đích thị chỉ là những ‘chỉ đại’ chứ chẳng thể gọi là “chỉ đạo” vì chúng còn mang nặng tính phát biểu theo công thức đã có từ thời bao cấp. Thời mà trước các vấn đề lớn của địa phương, các quan lớn bé đều có thừa khả năng phát biểu hùng hồn ra vẻ nắm bắt rõ ruột gan sự việc. Nhưng nếu ai chịu khó ‘suy gẫm’ và có dịp copy lại để so sánh, sẽ thấy chúng không chỉ chính xác về con chữ (như thể được lấy ra từ những form được lập trình sẵn) mà ngay cả nội dung cũng na ná giống nhau, quanh đi quẩn lại chỉ bấy nhiêu hướng chỉ đạo mơ hồ như kiểu nêu trên.
Phải chăng đã có sự hiểu lầm nào đó về quan niệm chỉ đạo trong tiềm thức của các quan ta, rằng “chỉ đạo” có nghĩa là “chỉ ra những cái chung chung” còn khi thực hành cụ thể ra sao thì người nhận được sự chỉ đạo phải tự vắt óc ra mà làm, mà “vận dụng sáng tạo” nhưng “may nhờ rủi ráng mà chịu”?
Nếu không thì vì sao bóc bề mặt cả vài ngàn hécta đất đi mà các quan môi trường cấp bộ kia lại chỉ đạo kiểu đánh đố nhà đầu tư và chính quyền địa phương “tránh không gây xáo trộn đến sản xuất của người dân” , làm sao tránh được chuyện này với cái nghề nông nghiệp vốn đòi hỏi luôn phải gắn liền với đất đai?
Rồi “lỡ” hai tỉnh Đắc Nông và Bảo Lộc tránh không nổi việc gây ra xáo trộn thì liệu ông Phạm Khôi Nguyên có bị liên quan đới trách nhiệm, hay sau 5, 10 năm nữa ông quan môi trường này trở thành cựu quan sẽ lại bảo, “đấy ngày trước tớ đã bảo tránh không gây xáo trộn đến sản xuất của người dân rồi mà chẳng ai chịu nghe!” Và thế là mọi chuyện lại huề cả làng?
Người viết cũng đã có hơn chục năm theo học nghề ‘đầy tớ nhân dân’ ở một quận nội thành sau ngày ra trường, nhờ vậy mà được dịp nghe nhiều quan lớn phát biểu. Có những lời mà sau này mỗi khi nhớ lại bỗng dưng cảm thấy hơi bị… nổi da gà, vì thấy đúng như lời các cụ nhà ta thường hay la mắng con cháu “nói năng cứ linh tinh cả lên!” .
Chẳng biết bây giờ chuyện hội họp đã bớt đi được bao nhiêu, nhưng thời thập niên 80 hằng năm mỗi quận huyện của Tp.HCM chắc cũng có đến gần chục cái hội nghị lớn và thêm hàng tá hội nghị nho nhỏ tại khắp các phường.
Đã gọi là hội nghị thì luôn phải có “tổng kết rút kinh nghiệm”. Ngày khai mạc đơn vị ngành chủ quản có thể tự biên tự diễn nhưng đến lúc bế mạc, thì phát biểu sau cùng bao giờ cũng phải có “đồng chí” chủ tịch hoặc bí thư kính mến lên ban cho vài lời “chỉ đạo”.
Từ chuyện giáo dục cho tới sinh đẻ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, tôn giáo v.v… “kính thưa các kiểu” hội nghị trên trời dưới đất nhưng hai đồng chí bí thư, chủ tịch vẫn “khó khăn nào cũng hoàn thành, trở ngại nào cũng vượt qua” thế mới tài.
Chẳng hiểu các sếp đào đâu ra lắm kiến thức thế để mà chỉ với đạo?
Bởi thế đám ‘đầy tớ’ bé chúng tôi mỗi khi gặp nhau ở căng-tin thường nói đùa các quan ta ai cũng tốt nghiệp “đại học bách khoa” cả. Vì tốt tới những 100 khoa nghiệp nên thứ nào mà các quan ta chẳng thể “chỉ đạo sâu sát”? (sâu sắc = xấu!)
Trở lại với nỗi lo thảm họa do khai thác Bauxite.
Không biết sau chuyến đi của các quan môi trường sẽ còn có chuyến đi an dân của các nào, Bộ Quốc Phòng hay đoàn đại biểu Quốc Hội đây? Còn nhiều quan đi kinh lý ắt sẽ có thêm nhiều “chỉ đạo” tiếp.
Chỉ mong sao chúng thiết thực chứ đừng là những lời “trời ơi đất hỡi” rập khuôn sáo rỗng chỉ tổ khiến dân thêm lo không biết đó là “chỉ đạo” hay “chỉ đại” kiểu như của các quan môi trường hôm 8/5 vừa qua.
Chỉ đạo bằng cách nào đó là toàn quyền của các quí vị có trách nhiệm, tuy nhiên trong tình hình dư luận ‘dầu sôi lửa bỏng’ vì chuyện khai thác Bauxite như hiện nay, cái mà nhiều người đang muốn lắng nghe hơn cả vào lúc này không hẳn chỉ là chuyện chỉ đạo, mà ai đó một khi đã dám chỉ đạo ủng hộ tiếp tục khai thác Bauxite thì cũng xin dám đứng ra dõng dạc tuyên bố như những người đã dám công khai tên tuổi họ khi ký tên vào các bản kiến nghị ngừng khai thác, rằng:
Hôm nay ngày... tháng… năm… Tôi họ tên … Chức vụ… Xin lấy tên tuổi mình ra đảm bảo với toàn dân rằng dự án khai thác Bauxite ở Lâm Đồng và Đắc Nông là vô hại và sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm trước đất nước về mọi hậu quả nếu có từ việc khai thác này đem lại.
Có làm được như thế mới xứng đáng là sự chỉ đạo đầy trách nhiệm.
Mong lắm thay!
Sàigòn, 14/5/2009
Nguyên nhân xuất phát từ chính những phát biểu chỉ đạo ‘cố tình’ lạc đề của họ khi xoay sang chuyện lo an cư cho dân nhiều hơn là đưa ra một lời giải đáp cho các vấn đề về quan trọng về kỹ thuật cũng như an ninh quốc phòng.
Nhưng ngay cả các phát biểu về đề tài này liệu đã thật sự nghe ổn?
Bài Dự án bôxit Tân Rai: "Sẽ lập “đội đặc nhiệm” giám sát môi trường" (Tuoitre Online 09/5/2009) lẽ ra phải là chứa đựng những ‘lời vàng ý ngọc’ mới xứng tầm là phát biểu của những hàm vị bộ trưởng, thứ trưởng. Tiếc thay, đó lại là những gì chúng ta lâu nay vẫn thường được nghe sau mỗi trận lụt, bão hay mấy vụ sập cầu bể cống “theo dõi và hỗ trợ…xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh… không gây xáo trộn nhiều đến sản xuất của người dân… tuyệt đối không được chủ quan… bảo đảm phù hợp nhất, an toàn nhất theo điều kiện thực tế của VN… không gây xáo trộn nhiều đến sản xuất của người dân… đơn vị này và đơn vị nọ (ở đây là Lâm Đồng và TKV) phải ngồi lại với nhau để bàn tính cái này cái kia …” v.v… và v.v…
Nói các Ngài đừng buồn, đây đích thị chỉ là những ‘chỉ đại’ chứ chẳng thể gọi là “chỉ đạo” vì chúng còn mang nặng tính phát biểu theo công thức đã có từ thời bao cấp. Thời mà trước các vấn đề lớn của địa phương, các quan lớn bé đều có thừa khả năng phát biểu hùng hồn ra vẻ nắm bắt rõ ruột gan sự việc. Nhưng nếu ai chịu khó ‘suy gẫm’ và có dịp copy lại để so sánh, sẽ thấy chúng không chỉ chính xác về con chữ (như thể được lấy ra từ những form được lập trình sẵn) mà ngay cả nội dung cũng na ná giống nhau, quanh đi quẩn lại chỉ bấy nhiêu hướng chỉ đạo mơ hồ như kiểu nêu trên.
Phải chăng đã có sự hiểu lầm nào đó về quan niệm chỉ đạo trong tiềm thức của các quan ta, rằng “chỉ đạo” có nghĩa là “chỉ ra những cái chung chung” còn khi thực hành cụ thể ra sao thì người nhận được sự chỉ đạo phải tự vắt óc ra mà làm, mà “vận dụng sáng tạo” nhưng “may nhờ rủi ráng mà chịu”?
Nếu không thì vì sao bóc bề mặt cả vài ngàn hécta đất đi mà các quan môi trường cấp bộ kia lại chỉ đạo kiểu đánh đố nhà đầu tư và chính quyền địa phương “tránh không gây xáo trộn đến sản xuất của người dân” , làm sao tránh được chuyện này với cái nghề nông nghiệp vốn đòi hỏi luôn phải gắn liền với đất đai?
Rồi “lỡ” hai tỉnh Đắc Nông và Bảo Lộc tránh không nổi việc gây ra xáo trộn thì liệu ông Phạm Khôi Nguyên có bị liên quan đới trách nhiệm, hay sau 5, 10 năm nữa ông quan môi trường này trở thành cựu quan sẽ lại bảo, “đấy ngày trước tớ đã bảo tránh không gây xáo trộn đến sản xuất của người dân rồi mà chẳng ai chịu nghe!” Và thế là mọi chuyện lại huề cả làng?
Người viết cũng đã có hơn chục năm theo học nghề ‘đầy tớ nhân dân’ ở một quận nội thành sau ngày ra trường, nhờ vậy mà được dịp nghe nhiều quan lớn phát biểu. Có những lời mà sau này mỗi khi nhớ lại bỗng dưng cảm thấy hơi bị… nổi da gà, vì thấy đúng như lời các cụ nhà ta thường hay la mắng con cháu “nói năng cứ linh tinh cả lên!” .
Chẳng biết bây giờ chuyện hội họp đã bớt đi được bao nhiêu, nhưng thời thập niên 80 hằng năm mỗi quận huyện của Tp.HCM chắc cũng có đến gần chục cái hội nghị lớn và thêm hàng tá hội nghị nho nhỏ tại khắp các phường.
Đã gọi là hội nghị thì luôn phải có “tổng kết rút kinh nghiệm”. Ngày khai mạc đơn vị ngành chủ quản có thể tự biên tự diễn nhưng đến lúc bế mạc, thì phát biểu sau cùng bao giờ cũng phải có “đồng chí” chủ tịch hoặc bí thư kính mến lên ban cho vài lời “chỉ đạo”.
Từ chuyện giáo dục cho tới sinh đẻ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, tôn giáo v.v… “kính thưa các kiểu” hội nghị trên trời dưới đất nhưng hai đồng chí bí thư, chủ tịch vẫn “khó khăn nào cũng hoàn thành, trở ngại nào cũng vượt qua” thế mới tài.
Chẳng hiểu các sếp đào đâu ra lắm kiến thức thế để mà chỉ với đạo?
Bởi thế đám ‘đầy tớ’ bé chúng tôi mỗi khi gặp nhau ở căng-tin thường nói đùa các quan ta ai cũng tốt nghiệp “đại học bách khoa” cả. Vì tốt tới những 100 khoa nghiệp nên thứ nào mà các quan ta chẳng thể “chỉ đạo sâu sát”? (sâu sắc = xấu!)
Trở lại với nỗi lo thảm họa do khai thác Bauxite.
Không biết sau chuyến đi của các quan môi trường sẽ còn có chuyến đi an dân của các nào, Bộ Quốc Phòng hay đoàn đại biểu Quốc Hội đây? Còn nhiều quan đi kinh lý ắt sẽ có thêm nhiều “chỉ đạo” tiếp.
Chỉ mong sao chúng thiết thực chứ đừng là những lời “trời ơi đất hỡi” rập khuôn sáo rỗng chỉ tổ khiến dân thêm lo không biết đó là “chỉ đạo” hay “chỉ đại” kiểu như của các quan môi trường hôm 8/5 vừa qua.
Chỉ đạo bằng cách nào đó là toàn quyền của các quí vị có trách nhiệm, tuy nhiên trong tình hình dư luận ‘dầu sôi lửa bỏng’ vì chuyện khai thác Bauxite như hiện nay, cái mà nhiều người đang muốn lắng nghe hơn cả vào lúc này không hẳn chỉ là chuyện chỉ đạo, mà ai đó một khi đã dám chỉ đạo ủng hộ tiếp tục khai thác Bauxite thì cũng xin dám đứng ra dõng dạc tuyên bố như những người đã dám công khai tên tuổi họ khi ký tên vào các bản kiến nghị ngừng khai thác, rằng:
Hôm nay ngày... tháng… năm… Tôi họ tên … Chức vụ… Xin lấy tên tuổi mình ra đảm bảo với toàn dân rằng dự án khai thác Bauxite ở Lâm Đồng và Đắc Nông là vô hại và sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm trước đất nước về mọi hậu quả nếu có từ việc khai thác này đem lại.
Có làm được như thế mới xứng đáng là sự chỉ đạo đầy trách nhiệm.
Mong lắm thay!
Sàigòn, 14/5/2009