Vào ngày lễ Hiện xuống, chúng ta hân hoan mừngvui vì “Thiên Chúa Đấng không hề nói dối (Thư Titô 1:1-2). Nhưng đối với giới điện ảnh tại Holywood, không thể nói như vậy được.
Năm mươi ngày sau khi Đức Giêsu phục sinh, Thiên Chúa đổ tràn đầy Thánh Thần trên Giáo hội của Người. Chúa Giêsu giữ đúng lời đã hứa: “Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn” (Gioan 16:13). Lễ Hiện xuống là khởi đầu cuộc sống Kitô giáo chứ không phải kết thúc của câu chuyện, cũng không như lời của Churchill nói sau trận chiến El Alamein: “Bây giờ đây không phải là lúc kết thúc. Cũng chẳng phải là khởi đầu của một kết cuộc. Nhưng có lẽ đây là kết cục của một khởi đầu.”
Sức mạnh mà Chúa Thánh Thần ban cho Giáo hội, là sự thật. Sự thật là sức mạnh chung cuộc bởi vì đó là thực tế. “Thiên Chúa nhất định là Đấng chân thật, còn mọi người đều giả dối” (Roma 3:4). Sự thật luôn luôn thắng thế, về lâu về dài. Nhưng trong đoản kỳ, có thể dường như những điều đối trá thắng cuộc. Nhưng sự thật nâng đỡ cuộc sống, trong khi giả trá lại phá hủy đi. Chúa Giêsu đã nói rằng Satan “ngay từ đầu, đã là tên sát nhân. Nó đã không đứng về phía sự thật, vì sự thật không ở trong nó. Khi nó nói dối là nó nói theo bản tính của nó, bởi vì nó là kẻ nói dối, và là cha sự gian dối.” (Gioan 8:44). Dối trá quả thực có sức mạnh đấy, nhưng là một sức mạnh gây tai họa và tự diệt.
Trong xã hội chúng ta có nhiều điều dối trá: như một đứa trẻ chưa ra đời thì chưa phải là con người, như hôn nhân không phải là sự kết hợp tự nhiên giữa một người nam và một người nữ, như chân lý chỉ là một quan niệm. Khi một xã hội chấp nhận những điều dối trá như thế, chung cuộc nó sẽ đụng độ với thật tế không thể tránh được và sẽ sụp đổ. Ngay cả Satan cũng phải nói lên sự thật trước mặt Chúa Kitô: "Tôi biết ông là ai rồi: ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa!” (Marcô 1:24).
Một cuốn phim mới chiếu đây, Angels and Demons (Thiên thần và Ác quỷ) là âm mưu nhơ nhuốc mới nhất nhằm dối trá lừa bịp về Chúa Kitô và Giáo hội của Người. Phim đầy những lỗi lầm kỹ thuật non kém, ấy là chưa kể đến những sai lạc về lịch sử và khảo cổ học. Chuyện phim nói rằng Giáo hội chống lại chân lý khoa học, nhưng trong thực tế, như linh mục Stanley Jaki dòng Biển dức (1924-2009) mới qua đời gần đây đã giải thích trong hàng chục cuốn sách của ngài, Giáo hội đã cung ứng khuôn mẫu triết học cho những động cơ và phương pháp khoa học tự nhiên.
Giáo hội phục vụ những sự thật về Thiên đường, nhưng không xao lãng khoa học tự nhiên, bởi vì Thiên Chúa đã tạo dựng thế giới như một ân phước. Phim nói trên mô tả Galileo là thành phần của một tà phái thế tục huyền bí có tên là “Illuminati” (thực ra tổ chức này được thành lập sau Galileo tới hai thế kỷ), nhưng trong thực tế ông đã trở thành phần lãnh đạo của tổ chức nguyên thủy nay là Học viện Giáo hoàng về Khoa học, được thành lập dưới sự bảo trợ của Giáo hoàng Clement VIII. Những phát kiến chính yếu trong toán học, thiên văn, vật lý, di truyền học, thực vật học, động vật học và y khoa đã được thực hiện trong các trường đại học do Giáo hội thành lập, và những điều khám phá như thế đã tiếp tục là công trình của những người Công giáo, từ John XXI và Sylvester II, qua Hermann of Reichenau, Robert Grosseteste, Bacon, Albertus Magnus, Buridan, Descartes, Copernicus, Schyrleus, Pascal, Lobkowitz, Secchi, Pasteur, Carrel, Marconi, Fleming, cho tới Linh mục Georges Lemaître, người đề xướng ra thuyết Big Bang.
Nguồn: Lm. GEORGE W. RUTLER/CERC (Catholic Education Resource Center)
Năm mươi ngày sau khi Đức Giêsu phục sinh, Thiên Chúa đổ tràn đầy Thánh Thần trên Giáo hội của Người. Chúa Giêsu giữ đúng lời đã hứa: “Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn” (Gioan 16:13). Lễ Hiện xuống là khởi đầu cuộc sống Kitô giáo chứ không phải kết thúc của câu chuyện, cũng không như lời của Churchill nói sau trận chiến El Alamein: “Bây giờ đây không phải là lúc kết thúc. Cũng chẳng phải là khởi đầu của một kết cuộc. Nhưng có lẽ đây là kết cục của một khởi đầu.”
Sức mạnh mà Chúa Thánh Thần ban cho Giáo hội, là sự thật. Sự thật là sức mạnh chung cuộc bởi vì đó là thực tế. “Thiên Chúa nhất định là Đấng chân thật, còn mọi người đều giả dối” (Roma 3:4). Sự thật luôn luôn thắng thế, về lâu về dài. Nhưng trong đoản kỳ, có thể dường như những điều đối trá thắng cuộc. Nhưng sự thật nâng đỡ cuộc sống, trong khi giả trá lại phá hủy đi. Chúa Giêsu đã nói rằng Satan “ngay từ đầu, đã là tên sát nhân. Nó đã không đứng về phía sự thật, vì sự thật không ở trong nó. Khi nó nói dối là nó nói theo bản tính của nó, bởi vì nó là kẻ nói dối, và là cha sự gian dối.” (Gioan 8:44). Dối trá quả thực có sức mạnh đấy, nhưng là một sức mạnh gây tai họa và tự diệt.
Trong xã hội chúng ta có nhiều điều dối trá: như một đứa trẻ chưa ra đời thì chưa phải là con người, như hôn nhân không phải là sự kết hợp tự nhiên giữa một người nam và một người nữ, như chân lý chỉ là một quan niệm. Khi một xã hội chấp nhận những điều dối trá như thế, chung cuộc nó sẽ đụng độ với thật tế không thể tránh được và sẽ sụp đổ. Ngay cả Satan cũng phải nói lên sự thật trước mặt Chúa Kitô: "Tôi biết ông là ai rồi: ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa!” (Marcô 1:24).
Một cuốn phim mới chiếu đây, Angels and Demons (Thiên thần và Ác quỷ) là âm mưu nhơ nhuốc mới nhất nhằm dối trá lừa bịp về Chúa Kitô và Giáo hội của Người. Phim đầy những lỗi lầm kỹ thuật non kém, ấy là chưa kể đến những sai lạc về lịch sử và khảo cổ học. Chuyện phim nói rằng Giáo hội chống lại chân lý khoa học, nhưng trong thực tế, như linh mục Stanley Jaki dòng Biển dức (1924-2009) mới qua đời gần đây đã giải thích trong hàng chục cuốn sách của ngài, Giáo hội đã cung ứng khuôn mẫu triết học cho những động cơ và phương pháp khoa học tự nhiên.
Lm. Stanley L. Jaki (1924-2009) |
Giáo hội phục vụ những sự thật về Thiên đường, nhưng không xao lãng khoa học tự nhiên, bởi vì Thiên Chúa đã tạo dựng thế giới như một ân phước. Phim nói trên mô tả Galileo là thành phần của một tà phái thế tục huyền bí có tên là “Illuminati” (thực ra tổ chức này được thành lập sau Galileo tới hai thế kỷ), nhưng trong thực tế ông đã trở thành phần lãnh đạo của tổ chức nguyên thủy nay là Học viện Giáo hoàng về Khoa học, được thành lập dưới sự bảo trợ của Giáo hoàng Clement VIII. Những phát kiến chính yếu trong toán học, thiên văn, vật lý, di truyền học, thực vật học, động vật học và y khoa đã được thực hiện trong các trường đại học do Giáo hội thành lập, và những điều khám phá như thế đã tiếp tục là công trình của những người Công giáo, từ John XXI và Sylvester II, qua Hermann of Reichenau, Robert Grosseteste, Bacon, Albertus Magnus, Buridan, Descartes, Copernicus, Schyrleus, Pascal, Lobkowitz, Secchi, Pasteur, Carrel, Marconi, Fleming, cho tới Linh mục Georges Lemaître, người đề xướng ra thuyết Big Bang.
Nguồn: Lm. GEORGE W. RUTLER/CERC (Catholic Education Resource Center)