LONG XUYÊN - Năm 1931, Đức Cha Valentin Herrgott (1864-1936), Giám mục Phnom Penh đã cho sáng lập Dòng Các Tu Huynh Giảng Viên Giáo Lý Thánh Gia Banam (Frères de la Sainte Famille de Banam, viết tắt là FSF, quen gọi là các Thày Dòng Banam). Dòng Các Tu huynh Giảng viên Giáo lý Thánh Gia Banam vẫn giữ mục đích của trường Giảng viên giáo lí. Cha Blondet, MEP (1870- 1941) là Bề Trên tiên khởi của Dòng.
Nhưng Dòng thực sự khởi sắc với sự cải tổ của cha Giuse Vulliez (1912- 1975) từ năm 1939. Cha Giuse Vulliez soạn Hiếp pháp, Tập quán pháp, chương trình đào tạo,…Ngài vẫn giữ mục đích của trường Giảng viên Giáo lí: đào tạo các giảng viên giáo lí. Tuy nhiên cha Giuse Vulliez đã mở rộng thêm sứ vụ của Hội dòng: mở các trường dạy học.
Năm 1967: Một Tổng nghị được mở ra trong Hội dòng để canh tân theo tinh thần Vat II với những sửa đổi thích nghi bộ Luật dòng (Cf. Tờ bướm 1971).
Năm 1968, Tu huynh Jean Nguyễn văn E đắc cử Bề trên và là Bề trên tiên khởi người Việt. Từ đó, cha Vulliez rút lui, trao lại toàn bộ Hội dòng cho người Việt Nam điều hành.
Ngay từ năm 1936, các tu huynh đã được gửi đi khắp nơi trong Giáo phận để mở các thí điểm truyền giáo và dạy giáo lí.
Trong suốt thời gian gần 40 năm (1931- 1970) trên đất Chùa Tháp, Dòng Thánh Gia đã cung cấp cho Giáo Hội Campuchia và Việt Nam hàng trăm tu sĩ tích cực góp phần đắc lực với các Linh mục Thừa sai trong việc mở mang Nước Chúa.
Vào đầu năm 1970 xảy ra cơn chính biến tại Campuchia, với chiến dịch “cắp Duôn” (chém giết người Việt) vô cùng dã man và tàn bạo. Tất cả các Tu sĩ Thánh Gia, vì là người Việt nên đã bị trục xuất về Việt Nam.
Sau khi hồi hương, ngày 12/08/1970, Dòng được Tòa Thánh cho phép chính thức sát nhập vào Giáo Phận Long Xuyên.
Tòa Giám Mục đã trao cho Dòng một miếng đất tại địa chỉ: 603/47 Bình Đức 3, Bình Đức, TP. Long Xuyên- An Giang.
Cuối năm 1970, nhà Dòng đã xây dựng cơ sở vật chất tại địa chỉ trên để sinh hoạt và đào tạo tu sĩ cho Dòng. Đến cuối năm 1971 hoàn thành việc xây dựng cơ sở.
Năm 1984, lại một biến cố nữa đã xảy ra, toàn bộ tài sản của Dòng “được” nhà nước quản lý, các tu huynh cũng được nhà nước “nuôi” trong các trại “học tập cải tạo”. Đến cuối năm 1987, nhà nước trả tự do cho các tu sĩ Thánh Gia và trả lại một phần đất đai tài sản cho Dòng nhưng vẫn giữ lại một phần đất và dẫy nhà chính của các tu huynh để làm trường học với lý do “mượn tạm” (?!). Nhà Dòng đã nhiều lần xin lại ngôi nhà này nhưng chưa được giải quyết, phía nhà trường đã tự ý xây thêm 2 gian nhà, một lầu nữa nối với ngôi nhà cũ. Mới đây nhà nước đã đồng ý trả thêm một phần đất nhưng chưa giao lại cho Dòng. Như đã nói trên, từ 1987 ngôi nhà chính này đã được mang tên trường trung học cơ sở Trần Hưng Đạo, trực thuộc sở Giáo dục An Giang trong khi giấy tờ vẫn do nhà Dòng đứng tên! Bỗng dưng không biết vì lý do gì, Ngày 04/06/2009 vừa qua, nhà trường đã cho người vào đập phá (xem hình) mà không nói gì với nhà Dòng? Phải chăng đây là hành động của các nhà giáo dục?
Chúng tôi đang cần các cấp chính quyền làm rõ, giải quyết thỏa đáng cho chúng tôi và trả lại ngôi nhà này vốn là một Tu viện Công giáo chứ không phải là một trường học.
Nhưng Dòng thực sự khởi sắc với sự cải tổ của cha Giuse Vulliez (1912- 1975) từ năm 1939. Cha Giuse Vulliez soạn Hiếp pháp, Tập quán pháp, chương trình đào tạo,…Ngài vẫn giữ mục đích của trường Giảng viên Giáo lí: đào tạo các giảng viên giáo lí. Tuy nhiên cha Giuse Vulliez đã mở rộng thêm sứ vụ của Hội dòng: mở các trường dạy học.
Năm 1967: Một Tổng nghị được mở ra trong Hội dòng để canh tân theo tinh thần Vat II với những sửa đổi thích nghi bộ Luật dòng (Cf. Tờ bướm 1971).
Năm 1968, Tu huynh Jean Nguyễn văn E đắc cử Bề trên và là Bề trên tiên khởi người Việt. Từ đó, cha Vulliez rút lui, trao lại toàn bộ Hội dòng cho người Việt Nam điều hành.
Ngay từ năm 1936, các tu huynh đã được gửi đi khắp nơi trong Giáo phận để mở các thí điểm truyền giáo và dạy giáo lí.
Trong suốt thời gian gần 40 năm (1931- 1970) trên đất Chùa Tháp, Dòng Thánh Gia đã cung cấp cho Giáo Hội Campuchia và Việt Nam hàng trăm tu sĩ tích cực góp phần đắc lực với các Linh mục Thừa sai trong việc mở mang Nước Chúa.
Vào đầu năm 1970 xảy ra cơn chính biến tại Campuchia, với chiến dịch “cắp Duôn” (chém giết người Việt) vô cùng dã man và tàn bạo. Tất cả các Tu sĩ Thánh Gia, vì là người Việt nên đã bị trục xuất về Việt Nam.
Sau khi hồi hương, ngày 12/08/1970, Dòng được Tòa Thánh cho phép chính thức sát nhập vào Giáo Phận Long Xuyên.
Tòa Giám Mục đã trao cho Dòng một miếng đất tại địa chỉ: 603/47 Bình Đức 3, Bình Đức, TP. Long Xuyên- An Giang.
Cuối năm 1970, nhà Dòng đã xây dựng cơ sở vật chất tại địa chỉ trên để sinh hoạt và đào tạo tu sĩ cho Dòng. Đến cuối năm 1971 hoàn thành việc xây dựng cơ sở.
Năm 1984, lại một biến cố nữa đã xảy ra, toàn bộ tài sản của Dòng “được” nhà nước quản lý, các tu huynh cũng được nhà nước “nuôi” trong các trại “học tập cải tạo”. Đến cuối năm 1987, nhà nước trả tự do cho các tu sĩ Thánh Gia và trả lại một phần đất đai tài sản cho Dòng nhưng vẫn giữ lại một phần đất và dẫy nhà chính của các tu huynh để làm trường học với lý do “mượn tạm” (?!). Nhà Dòng đã nhiều lần xin lại ngôi nhà này nhưng chưa được giải quyết, phía nhà trường đã tự ý xây thêm 2 gian nhà, một lầu nữa nối với ngôi nhà cũ. Mới đây nhà nước đã đồng ý trả thêm một phần đất nhưng chưa giao lại cho Dòng. Như đã nói trên, từ 1987 ngôi nhà chính này đã được mang tên trường trung học cơ sở Trần Hưng Đạo, trực thuộc sở Giáo dục An Giang trong khi giấy tờ vẫn do nhà Dòng đứng tên! Bỗng dưng không biết vì lý do gì, Ngày 04/06/2009 vừa qua, nhà trường đã cho người vào đập phá (xem hình) mà không nói gì với nhà Dòng? Phải chăng đây là hành động của các nhà giáo dục?
Chúng tôi đang cần các cấp chính quyền làm rõ, giải quyết thỏa đáng cho chúng tôi và trả lại ngôi nhà này vốn là một Tu viện Công giáo chứ không phải là một trường học.