Ngày 31/5/2009 vừa qua tại giáo xứ Long Điền thuộc xã Bình Sơn, huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước do Lm Phêrô Ngô Anh Tấn quản xứ. Trong niềm hân hoan mừng Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống và cũng là ngày bổn mạng của Gia Đình Trợ Tá Truyền Giáo. Anh Giuse Đỗ Anh Dũng Trưởng Trợ Tá Miền Long Điền và Soeur M. Dominic Đặc Trách Trợ Tá Truyền Giáo Tỉnh Dòng Đức Bà Truyền Giáo đã tổ chức ngày Hội Trại “LÊN ĐƯỜNG” quy tụ hơn 200 Trợ Tá ở các miền như Long Điền, Nha Trang, Đồng Nai, Thủ Đức, Sài Gòn và Củ Chi nhằm cho các Trợ Tá được tiếp thêm “Lửa” để hâm nóng lên tinh thần truyền giáo.
Các Trợ Tá Truyền Giáo đều là các giáo dân làm đủ mọi ngành nghề trong xã hội, luôn ý thức về vai trò truyền giáo trong bổn phận và trách nhiệm của mình, các Trợ Tá là người sẵn sàng đến những nơi mà các giáo sĩ, linh mục, tu sĩ vì một lý do tế nhị nào đó mà không thể đến được, và sẵn sàng chia sẻ, gánh vác trách nhiệm mà các linh mục, tu sĩ thay mặt Giáo Hội giao phó, các Trợ Tá Truyền Giáo là người luôn mang trong lòng ngọn lửa tình ấm áp yêu thương của Chúa Giêsu đến với những người nghèo khổ, bất hạnh trong xã hội, tin tưởng vào sự trợ giúp và đồng hành của Chúa Thánh Thần, người Trợ Tá với một con tim đầy nhiệt huyết, can đảm lên đường, hăng hái ra đi đến mọi hang cùng ngõ hẻm của cuộc đời để đem ánh sáng Tin Mừng Cứu Độ của Chúa Giêsu Kitô đến với mọi người.
Với vai trò là một giáo dân và là một người công dân bình thường trong xã hội, người Trợ Tá dễ dàng đi vào các điểm nóng và nhạy cảm trong xã hội mà có nơi các linh mục và tu sĩ khó bước chân tới như đi dạy văn hóa và giáo lý cho đồng bào sắc tộc, thăm viếng các gia đình nghèo khổ, âm thầm cùng với các linh mục và tu sĩ làm những công tác mục vụ và bác ái nơi các bản làng xa xôi. Có các Trợ Tá thì lặng lẽ đi vào các bệnh viện phụ sản để khuyên bảo các thai phụ từ bỏ ý định phá thai, hoặc đi lấy các thai nhi bị phá đem về lo hậu sự, còn rất nhiều những công việc khác trong cuộc sống hằng ngày mà các Trợ Tá Truyền Giáo tiếp cận trong công việc thường nhật như là buôn bán, làm rẫy, dạy học, tham gia ca đoàn, dạy giáo lý, chia sẻ Lời Chúa hay làm công tác trong các bệnh viện các Trợ Tá luôn ý thức sứ mạng truyền giáo của mình để mong sao ánh sáng Tin Mừng của Chúa được lan tỏa khắp nơi qua những việc làm âm thầm, khiêm nhu, nhỏ bé của mình.
Hội trại lần này tại giáo xứ Long Điền có 13 nhóm mỗi nhóm có từ 15 đến 25 thành viên, gồm đủ mọi lứa tuổi, đủ mọi thành phần như sau:
Nhóm các bà mẹ Công giáo gồm có 5 nhóm: nhóm Anê Thành, nhóm Maria, nhóm Maria Mân Côi, nhóm Têrêsa và nhóm Phaolô 2, các bà các chị là những người mẹ, người bà trong gia đình có những người đã trên 70 tuổi vẫn nhiệt tình tham gia, nhiệm vụ của các bà, các chị là đi thăm những người nghèo, già cả, neo đơn, dạy văn hóa và giáo lý cho bà con trong buôn làng và hằng tuần tham dự đều đặn các buổi sinh hoạt chia sẻ Lời Chúa.
Nhóm các người cha Công giáo gồm có 3 nhóm: Nhóm Phaolô 1, nhóm Gioan Baotixita, nhóm Phanxicô Saviê, các anh, các ông là những người cha, người ông trong gia đình, nhiệm vụ của các anh, các ông là cùng cộng tác với cha xứ đi làm công tác mục vụ và bác ái trong các buôn làng và những công việc trong giáo xứ, các anh và các ông cũng thường xuyên tham dự các buổi chia sẻ Lời Chúa hằng tuần của nhóm.
Nhóm thanh thiếu niên gồm có 2 nhóm: Nhóm Gioan Vianey và nhóm Donbosco Nhiệt Tâm các em ở độ tuổi từ 15 đến 25 tuổi, các em cũng họp nhau chia sẻ Lời Chúa hằng tuần, chia sẻ cho nhau những vấn đề liên quan đến đời sống và công việc của các em, hầu hết các em là học sinh thì vai trò truyền giáo nơi học đường là vấn đề các em rất quan tâm, các em cũng đến đọc kinh tại các gia đình của nhau vào các ngày giỗ của người thân hoặc khi trong gia đình có người thân qua đời.
Nhóm thiếu nhi gồm có 3 nhóm: Nhóm Têrêsa Đơn sơ, nhóm Côrôsa Nhiệt Tình và nhóm Kitô Vua Oai Hùng các em ở lứa tuổi từ 16 trở xuống, có em mới có 9 tuổi, nhiệm vụ của các em là gặp nhau để chia sẻ Lời Chúa hằng tuần và quyết tâm sống xứng đáng là con ngoan trong gia đình, là trò giỏi nơi nhà trường tham dự đều đặn các khóa học giáo lý và các buổi sinh hoạt dành cho thiếu nhi trong giáo xứ.
Các Trợ Tá Truyền Giáo ở các nơi khác về thì được chia nhỏ và sát nhập vào các nhóm để mọi người được hòa đồng, cởi mở chia sẻ tâm tư với nhau. Nhiệm vụ của các Trợ Tá Truyền Giáo Đồng Nai và Sài Gòn là công tác Bảo Vệ Sự Sống, các Trợ Tá Truyền Giáo ở Nha Trang, Thủ Đức và Củ Chi thì quan tâm đến các người nghèo khổ
Buổi hội trại này mang tính giáo dục qua trò chơi đi tìm Mật Thư do anh Đa- Minh Trần Văn Hoàng phụ trách. 13 nhóm lại được chia thành 3 tổ, mỗi tổ khoảng 50 đến 60 người đi tìm mật thư từ điểm xuất phát đến điểm hội trại, điểm xuất phát là sân trước của nhà các Soeur Dòng Đức Bà Truyền Giáo, điểm hội trại thì ở sân sau, nhưng các tổ phải đi các lộ trình khác nhau xuyên qua các khu vườn điều, cà phê khoảng gần 2 km để đến điểm hội trại, điểm thú vị là trên đường đi tìm mật thư, các thành viên cùng nhau đi tìm, có 3 mật thư trên đoạn đường đi.
Mật thư thứ nhất: Đòi buộc các thành viên phải thuộc 7 ơn Chúa Thánh Thần, thế là các thành viên lại cùng nhau đọc lại 7 ơn Chúa Thánh thần thật to giữa đường đi.
Mật thư thứ hai: là một đoạn kinh thánh, nhóm chúng tôi là đoạn 1Cr, 12, anh nhóm trưởng đọc to đoạn kinh thánh trên giữa khu vườn điều mọi người thinh lặng lắng nghe, và trong nhóm cử ra một người để khi về trại sẽ đứng lên thuyết trình về ý nghĩa của đoạn kinh thánh mà nhóm đã tìm được.
Mật thư thứ ba: là địa điểm nấu cơm, các nhóm phải mang theo nồi, gạo, nước, củi, để nấu cơm tại địa điểm của mật thư, khi cơm chín cùng gồng gánh mang về trại.
Còn một quy tắc cuộc chơi thật thú vị: là khi về còn cách trại khoảng 200 mét, các thành viên phải hóa trang thành người rừng, phải đi chân đất, ai đi dép không được vào trại, thế là mọi người bẻ lá cây rừng gắn vào người, lấy nhọ nồi quẹt lên mặt trông thật ngộ nghĩnh, tất cả mọi người đều hóa trang trông thật vui, khi về đến trại, anh trưởng trại còn sát hạch lại vài điều, bắt đọc lại 7 ơn Chúa Thánh Thần và hát một bài tùy chọn trước khi vào trại.
Về đến trại thì lại chia thành 13 nhóm, mỗi nhóm đến phần đất dành cho mình làm vệ sinh và dựng lều và chế biến thức ăn. Có chấm điểm về vệ sinh môi trường và ẩm thực, một ban giám khảo được cử ra do anh Phêrô Phạm Văn Minh Trợ Tá Truyền Giáo Thủ Đức làm trưởng ban giám khảo, có cả cha xứ và các Soeurs Dòng Đức Bà Truyền Giáo cũng tham gia vào nhóm này, ban giám khảo đi từng lều hỏi thăm về các hoạt động thường xuyên của nhóm, và thưởng thức các món ăn do nhóm nấu, anh nhóm trưởng, Soeur M. Dominic và cha xứ lắng nghe và đóng góp những ý kiến xây dựng cho nhóm.
Buổi hội trại “LÊN ĐƯỜNG” này mang chiều kích tính giáo dục Kitô giáo rất cao, mọi người không những kín múc được những ân sủng thiêng liêng từ Chúa Thánh Thần mà còn đón nhận được những tình cảm thân thiết nơi nhau, một tình cảm mà chỉ có Chúa Thánh Thần mới nối kết được và đem lại cho mọi người. Các thành viên tham dự ở mọi lứa tuổi khác nhau là ông bà, là cha mẹ, là con cái trong gia đình, là đủ mọi thành phần trong xã hội và khi trở thành trợ tá truyền giáo của Chúa Thánh Thần mọi người đã trở thành anh chị em của nhau là con cái của một cha chung trên trời. “Một tình bạn Kitô hữu tuyệt vời” đã phát sinh trong các mối tương quan giữa ông bà, cha mẹ và con cháu làm cho các mối tương quan đó trở nên thật gần gũi, thật sống động trong đức tin, đặc biệt nơi các thiếu nhi và các thanh thiếu niên, các bạn trẻ cảm thấy cuộc sống này thật ý nghĩa và giá trị khi biết sống tinh thần truyền giáo nơi môi trường mà mình đang sống và với những người mà ta tương quan. Thật huyền nhiệm thay! Kỳ công của Chúa Thánh Thần.
Để trở thành “men”, thành “muối” thành “ánh sáng” cho đời đòi hỏi mỗi Trợ Tá Truyền Giáo phải là những con người tốt, có tinh thần nhiệt thành trong công việc như thế mới sẽ có ảnh hưởng đến người khác bằng gương sáng, bằng việc lành. Nhờ tác động của Thánh Thần mà mỗi Trợ Tá dám trực diện với những thách đố trong cuộc sống hằng ngày trong một xã hội mà sự phân định các giá trị chân thực ngày càng đen tối.
Chúa Thánh Thần không còn là một nhân vật xa lạ trong tâm tư của các Trợ Tá, không phải là khách quý ghé thăm ta một lần trong ngày chịu Bí tích Thêm Sức rồi thôi, mà Ngài luôn hiện diện và đồng hành với Giáo hội và mỗi người trong chúng ta để giúp ta tiến triển trên con đường tâm linh.
Vì thế mỗi Trợ Tá Truyền Giáo cần phải tiếp xúc với Thánh Thần một cách thật sự và hữu hiệu, chính mình phải thật sự sống tinh thần Tin Mừng trước đã và phải cố gắng làm hết sức mình, phải học hỏi, phải thực hiện hết khả năng của mình, Chúa Thánh Thần sẽ phù trợ nâng đỡ cho chúng ta, Ngài không làm thay cho chúng ta, những tiến bộ về đời sống thiêng liêng không hệ tại bởi những thành quả đạt được nhưng do ở tâm tình của mỗi trợ tá truyền giáo biết phó thác nơi quyền năng của Chúa Thánh Thần.
Lạy Chúa Thánh Thần!
Xin Ngài hãy đến đổi mới mặt đia cầu và đổi mới tâm hồn chúng con. Amen.
Các Trợ Tá Truyền Giáo đều là các giáo dân làm đủ mọi ngành nghề trong xã hội, luôn ý thức về vai trò truyền giáo trong bổn phận và trách nhiệm của mình, các Trợ Tá là người sẵn sàng đến những nơi mà các giáo sĩ, linh mục, tu sĩ vì một lý do tế nhị nào đó mà không thể đến được, và sẵn sàng chia sẻ, gánh vác trách nhiệm mà các linh mục, tu sĩ thay mặt Giáo Hội giao phó, các Trợ Tá Truyền Giáo là người luôn mang trong lòng ngọn lửa tình ấm áp yêu thương của Chúa Giêsu đến với những người nghèo khổ, bất hạnh trong xã hội, tin tưởng vào sự trợ giúp và đồng hành của Chúa Thánh Thần, người Trợ Tá với một con tim đầy nhiệt huyết, can đảm lên đường, hăng hái ra đi đến mọi hang cùng ngõ hẻm của cuộc đời để đem ánh sáng Tin Mừng Cứu Độ của Chúa Giêsu Kitô đến với mọi người.
Với vai trò là một giáo dân và là một người công dân bình thường trong xã hội, người Trợ Tá dễ dàng đi vào các điểm nóng và nhạy cảm trong xã hội mà có nơi các linh mục và tu sĩ khó bước chân tới như đi dạy văn hóa và giáo lý cho đồng bào sắc tộc, thăm viếng các gia đình nghèo khổ, âm thầm cùng với các linh mục và tu sĩ làm những công tác mục vụ và bác ái nơi các bản làng xa xôi. Có các Trợ Tá thì lặng lẽ đi vào các bệnh viện phụ sản để khuyên bảo các thai phụ từ bỏ ý định phá thai, hoặc đi lấy các thai nhi bị phá đem về lo hậu sự, còn rất nhiều những công việc khác trong cuộc sống hằng ngày mà các Trợ Tá Truyền Giáo tiếp cận trong công việc thường nhật như là buôn bán, làm rẫy, dạy học, tham gia ca đoàn, dạy giáo lý, chia sẻ Lời Chúa hay làm công tác trong các bệnh viện các Trợ Tá luôn ý thức sứ mạng truyền giáo của mình để mong sao ánh sáng Tin Mừng của Chúa được lan tỏa khắp nơi qua những việc làm âm thầm, khiêm nhu, nhỏ bé của mình.
Hội trại lần này tại giáo xứ Long Điền có 13 nhóm mỗi nhóm có từ 15 đến 25 thành viên, gồm đủ mọi lứa tuổi, đủ mọi thành phần như sau:
Nhóm các bà mẹ Công giáo gồm có 5 nhóm: nhóm Anê Thành, nhóm Maria, nhóm Maria Mân Côi, nhóm Têrêsa và nhóm Phaolô 2, các bà các chị là những người mẹ, người bà trong gia đình có những người đã trên 70 tuổi vẫn nhiệt tình tham gia, nhiệm vụ của các bà, các chị là đi thăm những người nghèo, già cả, neo đơn, dạy văn hóa và giáo lý cho bà con trong buôn làng và hằng tuần tham dự đều đặn các buổi sinh hoạt chia sẻ Lời Chúa.
Nhóm các người cha Công giáo gồm có 3 nhóm: Nhóm Phaolô 1, nhóm Gioan Baotixita, nhóm Phanxicô Saviê, các anh, các ông là những người cha, người ông trong gia đình, nhiệm vụ của các anh, các ông là cùng cộng tác với cha xứ đi làm công tác mục vụ và bác ái trong các buôn làng và những công việc trong giáo xứ, các anh và các ông cũng thường xuyên tham dự các buổi chia sẻ Lời Chúa hằng tuần của nhóm.
Nhóm thanh thiếu niên gồm có 2 nhóm: Nhóm Gioan Vianey và nhóm Donbosco Nhiệt Tâm các em ở độ tuổi từ 15 đến 25 tuổi, các em cũng họp nhau chia sẻ Lời Chúa hằng tuần, chia sẻ cho nhau những vấn đề liên quan đến đời sống và công việc của các em, hầu hết các em là học sinh thì vai trò truyền giáo nơi học đường là vấn đề các em rất quan tâm, các em cũng đến đọc kinh tại các gia đình của nhau vào các ngày giỗ của người thân hoặc khi trong gia đình có người thân qua đời.
Nhóm thiếu nhi gồm có 3 nhóm: Nhóm Têrêsa Đơn sơ, nhóm Côrôsa Nhiệt Tình và nhóm Kitô Vua Oai Hùng các em ở lứa tuổi từ 16 trở xuống, có em mới có 9 tuổi, nhiệm vụ của các em là gặp nhau để chia sẻ Lời Chúa hằng tuần và quyết tâm sống xứng đáng là con ngoan trong gia đình, là trò giỏi nơi nhà trường tham dự đều đặn các khóa học giáo lý và các buổi sinh hoạt dành cho thiếu nhi trong giáo xứ.
Các Trợ Tá Truyền Giáo ở các nơi khác về thì được chia nhỏ và sát nhập vào các nhóm để mọi người được hòa đồng, cởi mở chia sẻ tâm tư với nhau. Nhiệm vụ của các Trợ Tá Truyền Giáo Đồng Nai và Sài Gòn là công tác Bảo Vệ Sự Sống, các Trợ Tá Truyền Giáo ở Nha Trang, Thủ Đức và Củ Chi thì quan tâm đến các người nghèo khổ
Buổi hội trại này mang tính giáo dục qua trò chơi đi tìm Mật Thư do anh Đa- Minh Trần Văn Hoàng phụ trách. 13 nhóm lại được chia thành 3 tổ, mỗi tổ khoảng 50 đến 60 người đi tìm mật thư từ điểm xuất phát đến điểm hội trại, điểm xuất phát là sân trước của nhà các Soeur Dòng Đức Bà Truyền Giáo, điểm hội trại thì ở sân sau, nhưng các tổ phải đi các lộ trình khác nhau xuyên qua các khu vườn điều, cà phê khoảng gần 2 km để đến điểm hội trại, điểm thú vị là trên đường đi tìm mật thư, các thành viên cùng nhau đi tìm, có 3 mật thư trên đoạn đường đi.
Mật thư thứ nhất: Đòi buộc các thành viên phải thuộc 7 ơn Chúa Thánh Thần, thế là các thành viên lại cùng nhau đọc lại 7 ơn Chúa Thánh thần thật to giữa đường đi.
Mật thư thứ hai: là một đoạn kinh thánh, nhóm chúng tôi là đoạn 1Cr, 12, anh nhóm trưởng đọc to đoạn kinh thánh trên giữa khu vườn điều mọi người thinh lặng lắng nghe, và trong nhóm cử ra một người để khi về trại sẽ đứng lên thuyết trình về ý nghĩa của đoạn kinh thánh mà nhóm đã tìm được.
Mật thư thứ ba: là địa điểm nấu cơm, các nhóm phải mang theo nồi, gạo, nước, củi, để nấu cơm tại địa điểm của mật thư, khi cơm chín cùng gồng gánh mang về trại.
Còn một quy tắc cuộc chơi thật thú vị: là khi về còn cách trại khoảng 200 mét, các thành viên phải hóa trang thành người rừng, phải đi chân đất, ai đi dép không được vào trại, thế là mọi người bẻ lá cây rừng gắn vào người, lấy nhọ nồi quẹt lên mặt trông thật ngộ nghĩnh, tất cả mọi người đều hóa trang trông thật vui, khi về đến trại, anh trưởng trại còn sát hạch lại vài điều, bắt đọc lại 7 ơn Chúa Thánh Thần và hát một bài tùy chọn trước khi vào trại.
Về đến trại thì lại chia thành 13 nhóm, mỗi nhóm đến phần đất dành cho mình làm vệ sinh và dựng lều và chế biến thức ăn. Có chấm điểm về vệ sinh môi trường và ẩm thực, một ban giám khảo được cử ra do anh Phêrô Phạm Văn Minh Trợ Tá Truyền Giáo Thủ Đức làm trưởng ban giám khảo, có cả cha xứ và các Soeurs Dòng Đức Bà Truyền Giáo cũng tham gia vào nhóm này, ban giám khảo đi từng lều hỏi thăm về các hoạt động thường xuyên của nhóm, và thưởng thức các món ăn do nhóm nấu, anh nhóm trưởng, Soeur M. Dominic và cha xứ lắng nghe và đóng góp những ý kiến xây dựng cho nhóm.
Buổi hội trại “LÊN ĐƯỜNG” này mang chiều kích tính giáo dục Kitô giáo rất cao, mọi người không những kín múc được những ân sủng thiêng liêng từ Chúa Thánh Thần mà còn đón nhận được những tình cảm thân thiết nơi nhau, một tình cảm mà chỉ có Chúa Thánh Thần mới nối kết được và đem lại cho mọi người. Các thành viên tham dự ở mọi lứa tuổi khác nhau là ông bà, là cha mẹ, là con cái trong gia đình, là đủ mọi thành phần trong xã hội và khi trở thành trợ tá truyền giáo của Chúa Thánh Thần mọi người đã trở thành anh chị em của nhau là con cái của một cha chung trên trời. “Một tình bạn Kitô hữu tuyệt vời” đã phát sinh trong các mối tương quan giữa ông bà, cha mẹ và con cháu làm cho các mối tương quan đó trở nên thật gần gũi, thật sống động trong đức tin, đặc biệt nơi các thiếu nhi và các thanh thiếu niên, các bạn trẻ cảm thấy cuộc sống này thật ý nghĩa và giá trị khi biết sống tinh thần truyền giáo nơi môi trường mà mình đang sống và với những người mà ta tương quan. Thật huyền nhiệm thay! Kỳ công của Chúa Thánh Thần.
Để trở thành “men”, thành “muối” thành “ánh sáng” cho đời đòi hỏi mỗi Trợ Tá Truyền Giáo phải là những con người tốt, có tinh thần nhiệt thành trong công việc như thế mới sẽ có ảnh hưởng đến người khác bằng gương sáng, bằng việc lành. Nhờ tác động của Thánh Thần mà mỗi Trợ Tá dám trực diện với những thách đố trong cuộc sống hằng ngày trong một xã hội mà sự phân định các giá trị chân thực ngày càng đen tối.
Chúa Thánh Thần không còn là một nhân vật xa lạ trong tâm tư của các Trợ Tá, không phải là khách quý ghé thăm ta một lần trong ngày chịu Bí tích Thêm Sức rồi thôi, mà Ngài luôn hiện diện và đồng hành với Giáo hội và mỗi người trong chúng ta để giúp ta tiến triển trên con đường tâm linh.
Vì thế mỗi Trợ Tá Truyền Giáo cần phải tiếp xúc với Thánh Thần một cách thật sự và hữu hiệu, chính mình phải thật sự sống tinh thần Tin Mừng trước đã và phải cố gắng làm hết sức mình, phải học hỏi, phải thực hiện hết khả năng của mình, Chúa Thánh Thần sẽ phù trợ nâng đỡ cho chúng ta, Ngài không làm thay cho chúng ta, những tiến bộ về đời sống thiêng liêng không hệ tại bởi những thành quả đạt được nhưng do ở tâm tình của mỗi trợ tá truyền giáo biết phó thác nơi quyền năng của Chúa Thánh Thần.
Lạy Chúa Thánh Thần!
Xin Ngài hãy đến đổi mới mặt đia cầu và đổi mới tâm hồn chúng con. Amen.