Ngày 16 tháng 04, năm 2009, Đức giám mục Hồng Kông Gioan Thang, người vừa lên kế vị đức Hồng y Trần Nhật Quân, đã bất ngờ bổ nhiệm 3 Linh mục làm Tổng Đại Diện cho Giáo phận của Ngài. Một trong ba vị đó là Cha Phêrô Lâm Minh - Linh mục thuộc Hội Thừa Sai Ba-Lê (MEP). Ngài là người Hoa sinh trưởng tại Việt Nam, mang quốc tịch Pháp, hiện đang trực tiếp coi sóc cộng đoàn Công giáo Việt Nam tại Hồng Kông, và từ đầu năm 2008 đến nay phải kiêm luôn công việc mục vụ cho anh chị em công nhân Công giáo Việt Nam đang lao động tại Macao. Mặc dầu là người gốc Hoa, và mang quốc tịch Pháp nhưng Ngài luôn tự nhận mình thuộc hàng Linh mục Việt Nam hải ngoại. Quả thật, Ngài là người Cha khả kính, là chỗ dựa tinh thần không chỉ cho anh chị em công giáo người Việt tại Hồng Kông, cho người lao động công giáo người Việt tại Macao, mà còn cho một số nam nữ Tu sĩ Việt Nam đang theo học Thần học và làm việc tại hai thành phố phồn thịnh này. Chúng ta có thể diển tả Cha Lâm Minh một cách ngắn gọn như thế nầy: Ngài luôn giản dị, hiền từ, gần gủi, và sống hết mình vì đoàn chiên.
Ngày 14 tháng Sáu vừa qua, nhân dịp Ngài qua Macao dâng lễ cho anh chị em công nhân, Anh Em tu sĩ Việt Nam chúng tôi có ngỏ ý muốn biết thêm một vài chi tiết trong đời sống ơn gọi của ngài và tình hình người Công giáo Việt tại Hồng Kông và Macao. Chúng tôi xin được chia sẻ với quý vị về những trao đổi này.
Phóng viên: Thưa Cha, Cha có thể cho chúng con biết sơ qua vài nét về cuộc đời và con đường Ơn gọi Linh Mục của cha?
Cha Tổng Đại Diện: Vâng, như anh em đã biết, tôi là người Việt gốc Hoa. Tôi được sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, trong một gia đình mà bố mẹ tôi đều là người Công giáo. Hồi tôi còn nhỏ, Ba tôi thì phải làm việc ở tận Bạc Liêu, trong khi Mẹ và anh chị em tôi lại sống ở Sài Gòn. Tôi vẫn còn nhớ rất rõ hồi đó, tuy rất bận rộn với cơm áo gạo tiền, nhưng mỗi Chúa nhật, mẹ nhất định gác mọi công việc lại để dẫn các con đi đến Nhà thờ dự lễ. Khi mà anh em chúng tôi gần đến tuổi đi học, vì mong cho các con có nếp sống đạo tốt và nhất là được học hành trong trường Công giáo, mẹ tôi ngày đêm cầu nguyện xin Chúa cho gia đình chúng tôi tìm được một nơi ở gần nhà thờ và rồi Chúa đã nhận lời cầu của mẹ. Lúc tôi lên sáu, vừa đến tuổi đi học thì gia đình chúng tôi mướn được một căn nhà nhỏ ở bên cạnh Nhà thờ Thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê (tức Nhà thờ Cha Tam - Chợ Lớn bây giờ). Nhờ vậy, tôi có thể đến học ở trường tiểu học của Giáo xứ, tham dự Thánh lễ hàng ngày. Ở gần nhà thờ, tôi đã được làm chú giúp lễ, tham gia Ca đoàn, Hội đạo binh Đức Mẹ… từ đó, ơn gọi sống đời tu trì dần dần đã hình thành trong tôi, lời mời gọi của Chúa ‘Hãy theo Ta!’ ngày một rõ hơn, thôi thúc hơn. Đặc biệt qua gương các Cha Thừa sai, tôi không những muốn trở thành Linh mục, mà còn muốn làm một Linh mục Thừa sai.
Phóng viên: Dạ thưa, điều gì làm Cha quyết định gia nhập Hội Thừa Sai Ba-lê (Paris), mà không phải là một hội Dòng khác hay là làm Linh mục Giáo phận ạ?
Cha Tổng Đại Diện: Như tôi đã nói ở trên, từ nhỏ tôi đã được sống gần gủi với các Cha Thừa sai. Tôi thường tự hỏi: ‘Tại sao các Cha Thừa sai lại phải đến tận đây (Việt nam)? Các Ngài có thể làm Linh mục tại xứ của các Ngài; tại sao lại phải đến xứ truyền giáo? Càng sống tiếp xúc, làm việc và học tập với các Ngài, tôi càng dần dần tìm ra câu trả lời: “Tình yêu Chúa đã thôi thúc chúng tôi.” (2Cr 5, 14). Thật vậy, chỉ có Tình yêu của Chúa và vì yêu Chúa mà các Ngài có thể bỏ quê hương xứ sở, xa lìa gia đình để đến phục vụ và đem Tin Mừng Chúa Kitô đến cho chúng ta. Bắt đầu từ đó, ý nguyện làm linh mục Thừa sai cũng đã ghi ấn tượng trong tâm hồn tôi, tôi ước ao trở thành một linh mục Thừa sai để đi đến những nơi xa xôi hẻo lánh, tới vùng thôn quê hoặc ngay cả với dân nghèo thành thị để sống chứng nhân Tin Mừng và rao giảng Lời Chúa cho mọi người. Ước nguyện này nhiều khi tưởng chừng xa xôi, nhưng rồi Chúa đã dẫn dắt tôi trải qua biết bao con đường gập ghềnh và khúc quanh cuộc đời, trôi nổi đến Pháp, để rồi cuối cùng đã chọn tôi làm Linh mục Thừa Sai, người tôi tớ Chúa, tôi tớ của Tin Mừng.
Phóng viên Việc Đức Giám Mục Hồng Kông Gioan Thang tin tưởng chọn Cha làm Tổng Đại Diện Địa phận Đặc khu tự trị Hồng Kông là một nguồn vui cho tất cả anh chị em công giáo người Việt tại Hồng Kông - Macao. Sự kiện này có phải là một bất ngờ đối với Cha không ạ?
Cha Tổng Đại Diện: Việc Đức Giám mục Hồng Kông – Đức Cha Gioan Thang chọn tôi làm Tổng Đại Diện, là niềm vui chung đối với những người biết đến tôi và cách riêng đối với anh chị em người Việt Nam tại Hồng Kông-Macao. Phần tôi, thật sự là bất ngờ và cảm thấy nhỏ bé trước trách nhiệm lớn lao này. Nhưng tôi chỉ có thể vâng lời và tin tưởng phó thác vào Thiên Chúa, tôi tin rằng với ơn Chúa sẽ làm được. Đức Cha Thang chọn tôi chắc không phải vì tôi tài giỏi, mà bởi vì trong Giáo phận Hồng Kông chỉ có 67 linh mục triều, trong khi đó có đến 232 linh mục thuộc các Hội Dòng; một trong ba Tổng Đại Diện là một Cha Hội Thừa Sai, đó là tôi. Điều này chứng tỏ Giáo phận coi trọng và khẳng định sự đóng góp của các hội Dòng nói chung, hội Thừa Sai Ba-lê nói riêng và với hy vọng chúng ta tiếp tục phát huy đặc sủng của từng cá nhân và của mỗi hội Dòng, để cùng nhau xây dựng và phục vụ Giáo hội địa phương. Ở đây tôi muốn nói thêm rằng, tôi nhận thấy Đức Cha có sự tín nhiệm và lòng ưu ái cách riêng đối với người Việt nam chúng ta.
Phóng viên Thưa cha, không phải trong hiện tại không thôi mà đã từ mười mấy năm qua cha luôn là người âm thầm lo lắng giúp đỡ cho cộng đoàn người Việt ở Hồng Kông và gần đây là anh chị em lao động người Việt tại Macao. Điều gì khiến cha thương người Việt cách đặc biệt như vậy ạ?
Cha Tổng Đại Diện: Như anh em biết đó, tôi được sai đến Hông Kông từ cuối năm 1991 để phục vụ cho Giáo phận Hồng Kông. Đương nhiên, tôi đã bắt đầu công việc mục vụ với người Hoa. Nhưng ngay từ đầu tôi đã tìm cách mỗi tuần một lần đi thăm các trại tỵ nạn thuyền nhân người Việt mà bà con mình thường gọi là Trại Cấm, một đôi khi còn giúp các Cha Việt Nam phụ trách về người tỵ nạn làm lễ Chúa Nhật tại nhà thờ Thánh Giuse ở Kwun Tong (Quan Đường) hoặc trong Tsuen Mun (Đồn Môn). Hai năm nay không có Cha người Việt nào khác ở Hồng Kông, nên tôi tự nhận lấy trách nhiệm với Cộng đoàn Việt Nam tại Hồng Kông và đặc biệt hơn một năm qua với Cộng đoàn anh chị em lao động Việt Nam tại Macao. Tuy là gốc người Hoa, nhưng tôi đã sinh trưỏng tại Việt Nam, nhất là đức tin của tôi được nuôi dưỡng và lớn lên trên đất nước Việt Nam, Giáo Hội Việt Nam đã dạy dỗ và đào luyện tôi trờ thành một linh mục. Vì thế, tôi luôn luôn cảm tạ ơn Chúa đã cho tôi được sinh ra và lớn lên tại Việt nam, và luôn có tâm tình tri ân đối với Giáo hội Việt Nam. Vậy đấy là điều hiển nhiên khi tôi thương một cách đặc biệt người anh em ruột thịt Việt Nam chúng ta.
Phóng viên Thưa cha, người Việt có câu: “Thấy người sang bắt quàng làm họ.” Dẫu rất muốn nhận Cha làm họ lắm, nhưng chúng con không dám mở lời. Thế nhưng một thực tế có thật là khi chúng con hỏi về Cha thì đa số giáo dân và cả các Linh Mục Hồng Kông đều trả lời: “Ồ, Lâm Thần Phụ, Việt Nam nhân!” nghĩa là “Ồ, Cha Lâm Minh, người Việt Nam!” Cha nghĩ gì về danh xưng có vẻ “hơi gán ghép” này ạ?
Cha Tổng Đại Diện: “Ồ, Cha Lâm Minh, người Việt Nam!” Danh xưng này không “gán ghép” gì cả! Tôi là người gốc địa phận Sài Gòn, học tại Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sài Gòn, tuy chịu chức linh mục tại Bordeaux ( bên Pháp), mang quốc tịch Pháp và hiện nay thuộc hội Thừa Sai Ba-Lê, nhưng tôi luôn luôn thuộc về hàng ngũ Linh mục Việt Nam tại hải ngoại.
Phóng viên Do đặc thù công việc, Cha phải đi đây đó nhiều nơi trên thế giới, gặp gỡ và tiếp xúc nhiều với các cộng đoàn người Việt trong những hoàn cảnh khác nhau. Vậy nếu phải làm một so sánh giữa Cộng đoàn Công giáo Việt nam tại Hồng Kông và Cộng đoàn Công giáo Việt Nam ở những nơi khác thì cha sẽ nói gì ạ?
Cha Tổng Đại Diện: Anh chị em Cộng đoàn ở Hồng Kông đã sống và trải qua biết bao đau khổ và thử thách, ngày hôm nay mới được an định. Những khó khăn đau thương đã đào luyện họ trở nên kiên cường hơn, đức tin vững mạnh hơn, biết yêu chuộng sự sống, biết yêu mến nhau và giúp đỡ lẫn nhau hơn. Chính tôi cũng đã từng là người tỵ nạn, đã từng trải qua những thử thách của cuộc đời và đức tin, tôi rất cảm thông với những đau khổ và mất mát mà anh chị em chúng ta đã trãi qua và phải gánh chịu, đến giờ chúng ta có thể nói được với nhau rằng: “Đau khổ là một phúc lành.” Như vậy, so với các Cộng đoàn Việt Nam ở các nơi khác thì chúng ta, những người Công giáo Việt Nam ở Hồng Kông không thua kém họ về mặt đức tin, nhưng chúng ta chỉ thua về cơ sở vật chất, thiếu thốn về nhân sự làm việc, cả về phía giáo dân cũng như Linh mục. Như anh em biết đấy, cả Hồng Kông và Macao hiện tại chỉ có một mình tôi là Linh mục Việt Nam, trong khi nhu cầu mục vụ thì nhiều. Vì vậy, chúng ta chưa thể tạo ra được một môi trường sống đạo đa sắc màu và đủ sức hấp dẫn mọi người đến với Chúa như các cộng đoàn người Việt khác trên thế giới được. Hy vọng với lời cầu nguyện và trợ giúp của mọi người, cộng đoàn chúng ta sẽ ngày một thăng tiến hơn.
Phóng viên: Thưa Cha, nếu nói phải học tập để phát triển tốt hơn, thì Cộng đoàn Công giáo tại Hồng Kông cần phải học hỏi gì nơi các Cộng đoàn Công giáo Việt Nam ở những nơi khác trên thế giới, nơi các Cộng đoàn thiểu số khác tại Hồng Kông và nơi Các cộng đoàn của người địa phương ạ?
Cha Tổng Đại Diện: Tôi nghĩ đó là tinh thần sống đạo và truyền giáo; học hỏi Lời Chúa, sống Lời Chúa và làm chứng cho Lời Chúa, cầu nguyện chung trong gia đình, sống đoàn kết và yêu thương giúp đỡ nhau hơn.
Phóng viên Thưa cha, cha có nhận thấy cộng đoàn công giáo Việt nam ở Hồng Kông, như nhiều người nhận xét là “âm thịnh, dương suy”? Tại sao lại có hiện tượng này ạ? Cha có nghĩ rằng cần phải có một đợt vận động, kêu gọi quý ông đến với Chúa và tham gia xây dựng cộng đoàn?
Cha Tổng Đại Diện: Thật ra thì không riêng gì cộng đoàn Việt Nam mới “âm thịnh dương suy”, điều đó là một tình trạng chung trong Giáo hội ở mọi nơi, nhất là ở Hồng Kông. Riêng với Cộng đoàn Việt Nam có tình trạng nữ nhiều hơn nam là tại vì đa số chị em trong Cộng đoàn là thuyền dân tỵ nạn và đã lập gia đình với người Hông Kông, mà đa số người Hồng Kông lại không có đạo, nên lẽ thường chúng ta chỉ thấy người vợ và con cái đi lễ mà không thấy người chồng. Hiện tượng này cũng rất phổ biến trong các cộng đoàn của người địa phương. Thế nhưng, mấy năm nay trong công đoàn người Việt bắt đầu có một số đôi hôn nhân đã được hợp thức hóa, và một số người chồng cũng đã gia nhập đạo Công giáo, nhà thờ bây giờ cũng bắt đầu có thêm những khuôn mặt mới. Còn một số đông anh em đàn ông Việt mình mà không đến nhà thờ để đi lễ mỗi Chúa Nhật được, có lẽ vì bận công ăn việc làm, hoặc vì một lý do nào đó. Tôi thiết nghĩ, chúng ta cần phải sắp xếp thời gian để đi thăm hỏi gia đình họ, tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân để động viên, lôi kéo họ, những con chiên lạc trở về với Chúa với cộng đoàn. Một cách khác nữa là phải tổ chức Hội đoàn Thánh Giuse cho cánh đàn ông, cũng như là Hội đoàn Các Bà Mẹ Công Giáo cho chị em phụ nữ. May ra đây cũng là một cách vận động rất thiết thực vậy.
Phóng viên Thưa cha, hai năm gần đây, người Việt nói chung và người Công giáo nói riêng, sang làm việc tại Macao rất đông và Cha là Linh Mục đầu tiên qua Macao để dâng lễ và động viên tinh thần anh chị em công nhân. Nếu phải gộp chung nhu cầu mục vụ cấp bách nhất của cả hai cộng đoàn Hồng Kông và Macao, theo cha đó là nhu cầu gì ạ?
Cha Tổng Đại Diện: Trước mắt, tôi thấy họ là những con chiên không có mục tử chăn dắt; nhất là đối với anh chị em công nhân người Việt tại Macao. Tôi vẫn biết: Người mục tử thì biết chiên của mình, nghĩa là phải đi thăm viếng con chiên và biết từng con chiên một. Người mục tử không chỉ biết các con chiên không thôi, mà còn phải chăn nuôi, lo lắng cho từng con chiên của mình. Chăn nuôi bằng việc rao giảng Tin mừng, bằng các Bí tích, bằng giúp con chiên luôn lướt thắng những khó khăn thử thách của cuộc sống, bênh vực và bảo vệ con chiên, ngay cả hy sinh mạng sống vì đoàn chiên. Dẫu biết vậy nhưng hiện tình, tôi đang phải gánh vác quá nhiều công việc: nào là vừa công việc của Tổng Đại Diện, vừa làm công việc đào tạo trong Chủng Viện, vừa phải lo việc trong hội Thừa Sai, lại còn phải lo mục vụ cho người Hoa cũng như người Việt tại Hồng Kông-Macao. Tôi cảm thấy không thể nào cùng một lúc làm trọn bổn phận trong bấy nhiêu lãnh vực mục vụ được. Thế nên, tôi xin kêu gọi các Hội Dòng quốc tế mà có Linh mục Việt Nam, xin hãy gửi đến Hồng Kông để phục vụ người Việt Nam nói chung và Cộng đoàn Công giáo Việt nam tại Hồng Kông-Macao nói riêng. Đó là một nhu cầu cấp bách nhất.
Phóng viên: Dạ thưa, Cha có nhận xét gì về khả năng hội nhập vào cuộc sống xã hội Hồng Kông của người Việt, trong một cái nhìn so sánh với các nhóm thiểu số khác? Cuối tháng 2 năm nay, Đài truyền hình Hồng Kông đã trình chiếu một phim phóng sự nói về cộng đồng người Việt tại Hồng Kông, trong đó có đề cập nhiều đến sinh hoạt của cộng đoàn công giáo tại đây, cha có nhận xét gì về phim phóng sự này ạ?
Cha Tổng Đại Diện: Người Việt nam chúng ta hiện đang tản mát trên khắp thế giới, nơi nào có lẽ cũng có người Việt! Nét đặc biệt chung là người Việt Nam học hỏi, thích ứng, hội nhập nhanh, tích cực tham gia đóng góp xây dựng xã hội nơi mà chúng ta đang sống. Trong chúng ta không những có linh mục tu sĩ, mà còn có bác sĩ, luật sư, giáo sư đại học… và cả nghị viên nữa. Do đó, gần đây Truyền hình truyền thanh đều lưu ý nhiều đến người Việt Nam tại hải ngoại cũng là điều dễ hiễu. Riêng tại Hồng Kông thì người ta nhìn thấy nơi người Việt Nam chúng ta một sắc thái khác là hiện tại thì mình tuy đang nghèo về vật chất, nhưng giàu có về tinh thần, thích ứng tốt với hoàn cảnh sống mới và hội nhập nhanh vào xã hội mới. Do đó giới truyền thông rất muốn biết căn nguyên nào đã làm cho người Việt Nam thích ứng và hội nhập nhanh như thế. Người ta cũng không ngờ được mới ngày nào còn là những người tỵ nạn, không được chuẩn bị bất cứ một hành trang nào cho cuộc sống tại Hồng Kông, ngay cả điều tối thiểu là được học về ngôn ngữ của người địa phương, ấy vậy mà giờ đây người Việt đã tự đứng được trên đôi chân của mình, sống hòa nhập vào cuộc sống mới khá hoàn hảo. Cái phim phóng sự về người Việt được trình chiếu mấy tháng trước là một cách người ta giới thiệu những nét đặc sắc của các nhóm dân thiểu số tại Hồng Kông, qua đó người ta muốn cổ vũ cho một cuộc sống hài hòa, đoàn kết giữa các sắc dân khác nhau với người bản xử, nhất là nổ lực vươn lên của các nhóm dân thiểu số mà người Việt là một điển hình. Có lẽ phóng sự vừa rồi phần nào đã giải tỏa cái thắc mắc của nhiều người địa phương về khả năng thích ứng và hội nhập nhanh của người Việt tại Hồng Kông, trong đó người Công giáo chúng ta.
Phóng viên Dạ thưa cha, cuối cùng nếu phải có một lời khuyên, hay một bảo ban, Cha sẽ nói gì với Cộng đồng người Việt tại Hồng Kông- Macao nói chung, cách riêng với anh chị em Công giáo của chúng ta ạ?
Cha Tổng Đại Diện: Vâng, tôi muốn nói thế này: Là người Việt Nam nhớ giữ gìn truyền thống ‘Tôn Sư Trọng Đạo’, trọng Lễ, Nghĩa, yêu quý Gia đình, sống cần lao và chịu khó, yêu chuộng Công lý và Hòa bình, đừng vì bất kỳ lý do nào để đánh mất mình, để phải hổ thẹn với chính mình với người và với đời. Chúng ta không nên vịn vào cớ là xã hội tự do rồi để từ bỏ, hay từ chối sống những truyền thống tốt đẹp của cha ông để lại, vì tự do nào cũng phải có chuẩn mực đạo đức của nó. Chúng ta là người Công giáo nhớ cố gắng sống tinh thần sùng đạo và sống đạo như ông bà mình đã sống, mến Chúa yêu người, giữ nếp sống gia đình công giáo, sống đời cầu nguyện, hăng say đọc, học, sống và làm chứng Lời Chúa. Hãy hãnh diện là người Việt Nam và là người Công giáo Việt Nam.
Phóng viên: Chúng con xin chân thành cảm ơn Cha đã giành thời gian chia sẻ với chúng con. Nguyện xin Ơn Trên đổ xuống dồi dào trên Cha để Cha chu toàn mọi công việc mà Chúa, qua Giáo hội, đã tin tưởng trao phó cho Cha. Chúng con cũng mong rằng, Cha luôn luôn là chiếc cầu nối liền yêu thương cho tất cả anh chị em Việt Nam tại Hồng Kông- Macao, cách riêng anh chị em Công giáo.
Cha Tổng Đại Diện: Xin chân thành cảm ơn Anh em.
Cha Phêrô Lâm Minh |
Phóng viên: Thưa Cha, Cha có thể cho chúng con biết sơ qua vài nét về cuộc đời và con đường Ơn gọi Linh Mục của cha?
Cha Tổng Đại Diện: Vâng, như anh em đã biết, tôi là người Việt gốc Hoa. Tôi được sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, trong một gia đình mà bố mẹ tôi đều là người Công giáo. Hồi tôi còn nhỏ, Ba tôi thì phải làm việc ở tận Bạc Liêu, trong khi Mẹ và anh chị em tôi lại sống ở Sài Gòn. Tôi vẫn còn nhớ rất rõ hồi đó, tuy rất bận rộn với cơm áo gạo tiền, nhưng mỗi Chúa nhật, mẹ nhất định gác mọi công việc lại để dẫn các con đi đến Nhà thờ dự lễ. Khi mà anh em chúng tôi gần đến tuổi đi học, vì mong cho các con có nếp sống đạo tốt và nhất là được học hành trong trường Công giáo, mẹ tôi ngày đêm cầu nguyện xin Chúa cho gia đình chúng tôi tìm được một nơi ở gần nhà thờ và rồi Chúa đã nhận lời cầu của mẹ. Lúc tôi lên sáu, vừa đến tuổi đi học thì gia đình chúng tôi mướn được một căn nhà nhỏ ở bên cạnh Nhà thờ Thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê (tức Nhà thờ Cha Tam - Chợ Lớn bây giờ). Nhờ vậy, tôi có thể đến học ở trường tiểu học của Giáo xứ, tham dự Thánh lễ hàng ngày. Ở gần nhà thờ, tôi đã được làm chú giúp lễ, tham gia Ca đoàn, Hội đạo binh Đức Mẹ… từ đó, ơn gọi sống đời tu trì dần dần đã hình thành trong tôi, lời mời gọi của Chúa ‘Hãy theo Ta!’ ngày một rõ hơn, thôi thúc hơn. Đặc biệt qua gương các Cha Thừa sai, tôi không những muốn trở thành Linh mục, mà còn muốn làm một Linh mục Thừa sai.
Phóng viên: Dạ thưa, điều gì làm Cha quyết định gia nhập Hội Thừa Sai Ba-lê (Paris), mà không phải là một hội Dòng khác hay là làm Linh mục Giáo phận ạ?
Cha Tổng Đại Diện: Như tôi đã nói ở trên, từ nhỏ tôi đã được sống gần gủi với các Cha Thừa sai. Tôi thường tự hỏi: ‘Tại sao các Cha Thừa sai lại phải đến tận đây (Việt nam)? Các Ngài có thể làm Linh mục tại xứ của các Ngài; tại sao lại phải đến xứ truyền giáo? Càng sống tiếp xúc, làm việc và học tập với các Ngài, tôi càng dần dần tìm ra câu trả lời: “Tình yêu Chúa đã thôi thúc chúng tôi.” (2Cr 5, 14). Thật vậy, chỉ có Tình yêu của Chúa và vì yêu Chúa mà các Ngài có thể bỏ quê hương xứ sở, xa lìa gia đình để đến phục vụ và đem Tin Mừng Chúa Kitô đến cho chúng ta. Bắt đầu từ đó, ý nguyện làm linh mục Thừa sai cũng đã ghi ấn tượng trong tâm hồn tôi, tôi ước ao trở thành một linh mục Thừa sai để đi đến những nơi xa xôi hẻo lánh, tới vùng thôn quê hoặc ngay cả với dân nghèo thành thị để sống chứng nhân Tin Mừng và rao giảng Lời Chúa cho mọi người. Ước nguyện này nhiều khi tưởng chừng xa xôi, nhưng rồi Chúa đã dẫn dắt tôi trải qua biết bao con đường gập ghềnh và khúc quanh cuộc đời, trôi nổi đến Pháp, để rồi cuối cùng đã chọn tôi làm Linh mục Thừa Sai, người tôi tớ Chúa, tôi tớ của Tin Mừng.
Phóng viên Việc Đức Giám Mục Hồng Kông Gioan Thang tin tưởng chọn Cha làm Tổng Đại Diện Địa phận Đặc khu tự trị Hồng Kông là một nguồn vui cho tất cả anh chị em công giáo người Việt tại Hồng Kông - Macao. Sự kiện này có phải là một bất ngờ đối với Cha không ạ?
Cha Tổng Đại Diện Phêrô Lâm Minh |
Phóng viên Thưa cha, không phải trong hiện tại không thôi mà đã từ mười mấy năm qua cha luôn là người âm thầm lo lắng giúp đỡ cho cộng đoàn người Việt ở Hồng Kông và gần đây là anh chị em lao động người Việt tại Macao. Điều gì khiến cha thương người Việt cách đặc biệt như vậy ạ?
Cha Tổng Đại Diện: Như anh em biết đó, tôi được sai đến Hông Kông từ cuối năm 1991 để phục vụ cho Giáo phận Hồng Kông. Đương nhiên, tôi đã bắt đầu công việc mục vụ với người Hoa. Nhưng ngay từ đầu tôi đã tìm cách mỗi tuần một lần đi thăm các trại tỵ nạn thuyền nhân người Việt mà bà con mình thường gọi là Trại Cấm, một đôi khi còn giúp các Cha Việt Nam phụ trách về người tỵ nạn làm lễ Chúa Nhật tại nhà thờ Thánh Giuse ở Kwun Tong (Quan Đường) hoặc trong Tsuen Mun (Đồn Môn). Hai năm nay không có Cha người Việt nào khác ở Hồng Kông, nên tôi tự nhận lấy trách nhiệm với Cộng đoàn Việt Nam tại Hồng Kông và đặc biệt hơn một năm qua với Cộng đoàn anh chị em lao động Việt Nam tại Macao. Tuy là gốc người Hoa, nhưng tôi đã sinh trưỏng tại Việt Nam, nhất là đức tin của tôi được nuôi dưỡng và lớn lên trên đất nước Việt Nam, Giáo Hội Việt Nam đã dạy dỗ và đào luyện tôi trờ thành một linh mục. Vì thế, tôi luôn luôn cảm tạ ơn Chúa đã cho tôi được sinh ra và lớn lên tại Việt nam, và luôn có tâm tình tri ân đối với Giáo hội Việt Nam. Vậy đấy là điều hiển nhiên khi tôi thương một cách đặc biệt người anh em ruột thịt Việt Nam chúng ta.
Phóng viên Thưa cha, người Việt có câu: “Thấy người sang bắt quàng làm họ.” Dẫu rất muốn nhận Cha làm họ lắm, nhưng chúng con không dám mở lời. Thế nhưng một thực tế có thật là khi chúng con hỏi về Cha thì đa số giáo dân và cả các Linh Mục Hồng Kông đều trả lời: “Ồ, Lâm Thần Phụ, Việt Nam nhân!” nghĩa là “Ồ, Cha Lâm Minh, người Việt Nam!” Cha nghĩ gì về danh xưng có vẻ “hơi gán ghép” này ạ?
Cha Tổng Đại Diện: “Ồ, Cha Lâm Minh, người Việt Nam!” Danh xưng này không “gán ghép” gì cả! Tôi là người gốc địa phận Sài Gòn, học tại Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sài Gòn, tuy chịu chức linh mục tại Bordeaux ( bên Pháp), mang quốc tịch Pháp và hiện nay thuộc hội Thừa Sai Ba-Lê, nhưng tôi luôn luôn thuộc về hàng ngũ Linh mục Việt Nam tại hải ngoại.
Phóng viên Do đặc thù công việc, Cha phải đi đây đó nhiều nơi trên thế giới, gặp gỡ và tiếp xúc nhiều với các cộng đoàn người Việt trong những hoàn cảnh khác nhau. Vậy nếu phải làm một so sánh giữa Cộng đoàn Công giáo Việt nam tại Hồng Kông và Cộng đoàn Công giáo Việt Nam ở những nơi khác thì cha sẽ nói gì ạ?
Cha Tổng Đại Diện: Anh chị em Cộng đoàn ở Hồng Kông đã sống và trải qua biết bao đau khổ và thử thách, ngày hôm nay mới được an định. Những khó khăn đau thương đã đào luyện họ trở nên kiên cường hơn, đức tin vững mạnh hơn, biết yêu chuộng sự sống, biết yêu mến nhau và giúp đỡ lẫn nhau hơn. Chính tôi cũng đã từng là người tỵ nạn, đã từng trải qua những thử thách của cuộc đời và đức tin, tôi rất cảm thông với những đau khổ và mất mát mà anh chị em chúng ta đã trãi qua và phải gánh chịu, đến giờ chúng ta có thể nói được với nhau rằng: “Đau khổ là một phúc lành.” Như vậy, so với các Cộng đoàn Việt Nam ở các nơi khác thì chúng ta, những người Công giáo Việt Nam ở Hồng Kông không thua kém họ về mặt đức tin, nhưng chúng ta chỉ thua về cơ sở vật chất, thiếu thốn về nhân sự làm việc, cả về phía giáo dân cũng như Linh mục. Như anh em biết đấy, cả Hồng Kông và Macao hiện tại chỉ có một mình tôi là Linh mục Việt Nam, trong khi nhu cầu mục vụ thì nhiều. Vì vậy, chúng ta chưa thể tạo ra được một môi trường sống đạo đa sắc màu và đủ sức hấp dẫn mọi người đến với Chúa như các cộng đoàn người Việt khác trên thế giới được. Hy vọng với lời cầu nguyện và trợ giúp của mọi người, cộng đoàn chúng ta sẽ ngày một thăng tiến hơn.
Phóng viên: Thưa Cha, nếu nói phải học tập để phát triển tốt hơn, thì Cộng đoàn Công giáo tại Hồng Kông cần phải học hỏi gì nơi các Cộng đoàn Công giáo Việt Nam ở những nơi khác trên thế giới, nơi các Cộng đoàn thiểu số khác tại Hồng Kông và nơi Các cộng đoàn của người địa phương ạ?
Cha Tổng Đại Diện: Tôi nghĩ đó là tinh thần sống đạo và truyền giáo; học hỏi Lời Chúa, sống Lời Chúa và làm chứng cho Lời Chúa, cầu nguyện chung trong gia đình, sống đoàn kết và yêu thương giúp đỡ nhau hơn.
Phóng viên Thưa cha, cha có nhận thấy cộng đoàn công giáo Việt nam ở Hồng Kông, như nhiều người nhận xét là “âm thịnh, dương suy”? Tại sao lại có hiện tượng này ạ? Cha có nghĩ rằng cần phải có một đợt vận động, kêu gọi quý ông đến với Chúa và tham gia xây dựng cộng đoàn?
Cha Tổng Đại Diện: Thật ra thì không riêng gì cộng đoàn Việt Nam mới “âm thịnh dương suy”, điều đó là một tình trạng chung trong Giáo hội ở mọi nơi, nhất là ở Hồng Kông. Riêng với Cộng đoàn Việt Nam có tình trạng nữ nhiều hơn nam là tại vì đa số chị em trong Cộng đoàn là thuyền dân tỵ nạn và đã lập gia đình với người Hông Kông, mà đa số người Hồng Kông lại không có đạo, nên lẽ thường chúng ta chỉ thấy người vợ và con cái đi lễ mà không thấy người chồng. Hiện tượng này cũng rất phổ biến trong các cộng đoàn của người địa phương. Thế nhưng, mấy năm nay trong công đoàn người Việt bắt đầu có một số đôi hôn nhân đã được hợp thức hóa, và một số người chồng cũng đã gia nhập đạo Công giáo, nhà thờ bây giờ cũng bắt đầu có thêm những khuôn mặt mới. Còn một số đông anh em đàn ông Việt mình mà không đến nhà thờ để đi lễ mỗi Chúa Nhật được, có lẽ vì bận công ăn việc làm, hoặc vì một lý do nào đó. Tôi thiết nghĩ, chúng ta cần phải sắp xếp thời gian để đi thăm hỏi gia đình họ, tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân để động viên, lôi kéo họ, những con chiên lạc trở về với Chúa với cộng đoàn. Một cách khác nữa là phải tổ chức Hội đoàn Thánh Giuse cho cánh đàn ông, cũng như là Hội đoàn Các Bà Mẹ Công Giáo cho chị em phụ nữ. May ra đây cũng là một cách vận động rất thiết thực vậy.
Phóng viên Thưa cha, hai năm gần đây, người Việt nói chung và người Công giáo nói riêng, sang làm việc tại Macao rất đông và Cha là Linh Mục đầu tiên qua Macao để dâng lễ và động viên tinh thần anh chị em công nhân. Nếu phải gộp chung nhu cầu mục vụ cấp bách nhất của cả hai cộng đoàn Hồng Kông và Macao, theo cha đó là nhu cầu gì ạ?
Cha Tổng Đại Diện: Trước mắt, tôi thấy họ là những con chiên không có mục tử chăn dắt; nhất là đối với anh chị em công nhân người Việt tại Macao. Tôi vẫn biết: Người mục tử thì biết chiên của mình, nghĩa là phải đi thăm viếng con chiên và biết từng con chiên một. Người mục tử không chỉ biết các con chiên không thôi, mà còn phải chăn nuôi, lo lắng cho từng con chiên của mình. Chăn nuôi bằng việc rao giảng Tin mừng, bằng các Bí tích, bằng giúp con chiên luôn lướt thắng những khó khăn thử thách của cuộc sống, bênh vực và bảo vệ con chiên, ngay cả hy sinh mạng sống vì đoàn chiên. Dẫu biết vậy nhưng hiện tình, tôi đang phải gánh vác quá nhiều công việc: nào là vừa công việc của Tổng Đại Diện, vừa làm công việc đào tạo trong Chủng Viện, vừa phải lo việc trong hội Thừa Sai, lại còn phải lo mục vụ cho người Hoa cũng như người Việt tại Hồng Kông-Macao. Tôi cảm thấy không thể nào cùng một lúc làm trọn bổn phận trong bấy nhiêu lãnh vực mục vụ được. Thế nên, tôi xin kêu gọi các Hội Dòng quốc tế mà có Linh mục Việt Nam, xin hãy gửi đến Hồng Kông để phục vụ người Việt Nam nói chung và Cộng đoàn Công giáo Việt nam tại Hồng Kông-Macao nói riêng. Đó là một nhu cầu cấp bách nhất.
Phóng viên: Dạ thưa, Cha có nhận xét gì về khả năng hội nhập vào cuộc sống xã hội Hồng Kông của người Việt, trong một cái nhìn so sánh với các nhóm thiểu số khác? Cuối tháng 2 năm nay, Đài truyền hình Hồng Kông đã trình chiếu một phim phóng sự nói về cộng đồng người Việt tại Hồng Kông, trong đó có đề cập nhiều đến sinh hoạt của cộng đoàn công giáo tại đây, cha có nhận xét gì về phim phóng sự này ạ?
Cha Tổng Đại Diện: Người Việt nam chúng ta hiện đang tản mát trên khắp thế giới, nơi nào có lẽ cũng có người Việt! Nét đặc biệt chung là người Việt Nam học hỏi, thích ứng, hội nhập nhanh, tích cực tham gia đóng góp xây dựng xã hội nơi mà chúng ta đang sống. Trong chúng ta không những có linh mục tu sĩ, mà còn có bác sĩ, luật sư, giáo sư đại học… và cả nghị viên nữa. Do đó, gần đây Truyền hình truyền thanh đều lưu ý nhiều đến người Việt Nam tại hải ngoại cũng là điều dễ hiễu. Riêng tại Hồng Kông thì người ta nhìn thấy nơi người Việt Nam chúng ta một sắc thái khác là hiện tại thì mình tuy đang nghèo về vật chất, nhưng giàu có về tinh thần, thích ứng tốt với hoàn cảnh sống mới và hội nhập nhanh vào xã hội mới. Do đó giới truyền thông rất muốn biết căn nguyên nào đã làm cho người Việt Nam thích ứng và hội nhập nhanh như thế. Người ta cũng không ngờ được mới ngày nào còn là những người tỵ nạn, không được chuẩn bị bất cứ một hành trang nào cho cuộc sống tại Hồng Kông, ngay cả điều tối thiểu là được học về ngôn ngữ của người địa phương, ấy vậy mà giờ đây người Việt đã tự đứng được trên đôi chân của mình, sống hòa nhập vào cuộc sống mới khá hoàn hảo. Cái phim phóng sự về người Việt được trình chiếu mấy tháng trước là một cách người ta giới thiệu những nét đặc sắc của các nhóm dân thiểu số tại Hồng Kông, qua đó người ta muốn cổ vũ cho một cuộc sống hài hòa, đoàn kết giữa các sắc dân khác nhau với người bản xử, nhất là nổ lực vươn lên của các nhóm dân thiểu số mà người Việt là một điển hình. Có lẽ phóng sự vừa rồi phần nào đã giải tỏa cái thắc mắc của nhiều người địa phương về khả năng thích ứng và hội nhập nhanh của người Việt tại Hồng Kông, trong đó người Công giáo chúng ta.
Phóng viên Dạ thưa cha, cuối cùng nếu phải có một lời khuyên, hay một bảo ban, Cha sẽ nói gì với Cộng đồng người Việt tại Hồng Kông- Macao nói chung, cách riêng với anh chị em Công giáo của chúng ta ạ?
Cha Tổng Đại Diện: Vâng, tôi muốn nói thế này: Là người Việt Nam nhớ giữ gìn truyền thống ‘Tôn Sư Trọng Đạo’, trọng Lễ, Nghĩa, yêu quý Gia đình, sống cần lao và chịu khó, yêu chuộng Công lý và Hòa bình, đừng vì bất kỳ lý do nào để đánh mất mình, để phải hổ thẹn với chính mình với người và với đời. Chúng ta không nên vịn vào cớ là xã hội tự do rồi để từ bỏ, hay từ chối sống những truyền thống tốt đẹp của cha ông để lại, vì tự do nào cũng phải có chuẩn mực đạo đức của nó. Chúng ta là người Công giáo nhớ cố gắng sống tinh thần sùng đạo và sống đạo như ông bà mình đã sống, mến Chúa yêu người, giữ nếp sống gia đình công giáo, sống đời cầu nguyện, hăng say đọc, học, sống và làm chứng Lời Chúa. Hãy hãnh diện là người Việt Nam và là người Công giáo Việt Nam.
Phóng viên: Chúng con xin chân thành cảm ơn Cha đã giành thời gian chia sẻ với chúng con. Nguyện xin Ơn Trên đổ xuống dồi dào trên Cha để Cha chu toàn mọi công việc mà Chúa, qua Giáo hội, đã tin tưởng trao phó cho Cha. Chúng con cũng mong rằng, Cha luôn luôn là chiếc cầu nối liền yêu thương cho tất cả anh chị em Việt Nam tại Hồng Kông- Macao, cách riêng anh chị em Công giáo.
Cha Tổng Đại Diện: Xin chân thành cảm ơn Anh em.