SAIGÒN - Sau ngày đại lễ mừng kính Thánh Tổ Phụ Anphongsô, các "các cha trẻ" Dòng Chúa Cứu Thế tạm biệt cộng đoàn mà các Cha đang giúp mục vụ để trở về nhà Mẹ. Trở về nhà Mẹ lần này, ngoài chương trình thường huấn chung của toàn Dòng, các “cha trẻ” ngồi lại với nhau để dự khoá III của chương trình Hậu Học Viện.
Nằm trong tiến trình đào tạo chung của Tỉnh Dòng, các “cha trẻ” được các vị hữu trách tổ chức các khoá Hậu Học Viện để bồi dưỡng, nâng cao kiến thức nhằm giúp các “cha trẻ” thêm khả năng để hội nhập với những vùng, những công tác mà các cha được gửi đến. Chương trình Hậu Học Viện này không chỉ nhắm đến những môn chuyên môn như Thánh Kinh, Giáo Luật mà còn có các lãnh vực khác liên quan đến đời sống mục vụ.
Theo dòng chảy của xã hội và đặc biệt đi theo suy tư Công Hội Tỉnh Dòng năm 2009 được tổ chức tháng 6 vừa qua, các “cha trẻ” được bồi dưỡng đặc biệt về truyền thông và quản lý mục vụ. Hơn lúc nào hết, Tỉnh Dòng thấy cần trang bị thêm cho anh em tu sĩ của Dòng, cách riêng các “cha trẻ” về lãnh vực này. Những bất công xã hội, những tệ nạn như tham nhũng, tệ nạn phá thai … đang diễn ra một cách hết sức trầm trọng nên truyền thông cần phải phát triển để kịp gióng lên tiếng nói của Chúa Kitô giữa lòng xã hội, giữa lòng dân tộc.
Khoá bồi dưỡng về truyền thông lần này, Tỉnh Dòng và cách riêng, các “cha trẻ” Dòng Chúa Cứu Thế được sự ưu ái cách đặc biệt của Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài. Đức Ông dù hạn chế về sức khoẻ lẫn không gian và thời gian nhưng vì tình thương với Giáo Hội Việt Nam, đặc biệt với Dòng Chúa Cứu Thế nên Ngài đã “chủ trì” khoá bồi dưỡng về truyền thông này.
Vốn dĩ là một người "miền Nam chính hiệu" cộng thêm một người “nhà quê” chính gốc, nên Đức Ông thật đơn giản và khiêm hạ. Đức Ông đứng trước các cha trẻ trong một bầu khó chia sẻ thật gần gũi, không còn khoảng cách của một bậc thầy mà mà là sự hiện diện của người anh giữa các anh em. Chắc có lẽ nhờ vào sự giản dị, đơn giản mà phần trình bày của Đức Ông phần nào làm cho các “cha trẻ” dễ đón nhận, để tiếp thu hơn.
Buổi đầu tiên, còn lạ lẫm khi gặp nhau, Đức Ông trình bày về truyền thông với tính cách “khoa bảng” một chút nhưng từ buổi thứ hai tính cách “khoa bảng” ấy không còn. Tính cách “khoa bảng” được thay vào đó là tâm tình chia sẻ của một người anh, một người đi trước.
Với gần 40 năm làm việc ở Đài Chân Lý Á Châu cộng với vai trò đứng đầu Đài phát thanh Châu Á này thì quả thật có biết bao nhiêu là kinh nghiệm nơi Đức Ông. Trong những buổi “lên lớp” này, cha “cha trẻ” đã kín múc được quá nhiều kinh nghiệm thực tế về lãnh vực truyền thông của Đức Ông.
Đề tài, lãnh vực mà Đức Ông chia sẻ thoạt đầu với cái tên gọi là “truyền thông xã hội” ấy nhưng thật sự nội dung chính Đức Ông trình bày đó là truyền thông Kitô hay nói khác đi Kitô truyền thông. Với ý hướng như vậy, Đức Ông mời gọi các “cha trẻ” làm sao phải biến mình thành con người truyền thông chứ không chỉ là nghe, nói về truyền thông. Hơn thế nữa, là vai trò ngôn sứ, là mục tử, Đức Ông nhấn tới nhấn lui hình ảnh của Đức Kitô mục tử nơi các “cha trẻ”. Nếu như các cha không sống, không mặc lấy tâm tình như Đức Kitô thì những lời trao giảng, những phần về truyền thông của các cha ra vô ích …
Với một tuần lễ vắn vỏi thì làm sao nói hết được kinh nghiệm của gần 40 năm qua. Cách riêng, Đức Ông còn quá nhiều thao thức nhất là tìm những người tiếp nối công việc của Đức Ông. Với lòng tin, Thiên Chúa đã gìn giữ Đức Ông trong gần 40 năm qua từ ngày qua Roma du học rồi “kẹt lại” Philippin cho đến ngày hôm nay thì Đức Ông vẫn tiếp tục phó thác trong lòng bàn tay của Chúa những ngày còn lại của cuộc đời. Quả thật, nơi Đức Ông, một con người luôn gắn bó mật thiết với Đức Kitô để rồi cả con người Đức Ông toát lên chất truyền thông Kitô giáo thật sự.
Khoá học dần khép lại nhưng các “cha trẻ” vẫn mong một ngày nào đó có thể lại được quây quần bên Đức Ông để học hỏi thêm về những kinh nghiệm của một người đã sống hết mình vì Chúa Kitô, vì giáo hội và vì anh chị em đồng loại. Tạ ơn Chúa đã ban cho Giáo Hội Việt Nam có một người đã dấn thân dâng hiến suốt gần 40 năm để cho Đài Chân Lý Á Châu hoạt động và phát triển không ngừng.
Nguyện xin Chúa tiếp tục gìn giữ Đức Ông trong những ngày còn lại của Đức Ông để Đức Ông tiếp tục trên con đường truyền thông Kitô cho mọi người và cho mọi nơi.
Nằm trong tiến trình đào tạo chung của Tỉnh Dòng, các “cha trẻ” được các vị hữu trách tổ chức các khoá Hậu Học Viện để bồi dưỡng, nâng cao kiến thức nhằm giúp các “cha trẻ” thêm khả năng để hội nhập với những vùng, những công tác mà các cha được gửi đến. Chương trình Hậu Học Viện này không chỉ nhắm đến những môn chuyên môn như Thánh Kinh, Giáo Luật mà còn có các lãnh vực khác liên quan đến đời sống mục vụ.
Theo dòng chảy của xã hội và đặc biệt đi theo suy tư Công Hội Tỉnh Dòng năm 2009 được tổ chức tháng 6 vừa qua, các “cha trẻ” được bồi dưỡng đặc biệt về truyền thông và quản lý mục vụ. Hơn lúc nào hết, Tỉnh Dòng thấy cần trang bị thêm cho anh em tu sĩ của Dòng, cách riêng các “cha trẻ” về lãnh vực này. Những bất công xã hội, những tệ nạn như tham nhũng, tệ nạn phá thai … đang diễn ra một cách hết sức trầm trọng nên truyền thông cần phải phát triển để kịp gióng lên tiếng nói của Chúa Kitô giữa lòng xã hội, giữa lòng dân tộc.
Khoá bồi dưỡng về truyền thông lần này, Tỉnh Dòng và cách riêng, các “cha trẻ” Dòng Chúa Cứu Thế được sự ưu ái cách đặc biệt của Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài. Đức Ông dù hạn chế về sức khoẻ lẫn không gian và thời gian nhưng vì tình thương với Giáo Hội Việt Nam, đặc biệt với Dòng Chúa Cứu Thế nên Ngài đã “chủ trì” khoá bồi dưỡng về truyền thông này.
Vốn dĩ là một người "miền Nam chính hiệu" cộng thêm một người “nhà quê” chính gốc, nên Đức Ông thật đơn giản và khiêm hạ. Đức Ông đứng trước các cha trẻ trong một bầu khó chia sẻ thật gần gũi, không còn khoảng cách của một bậc thầy mà mà là sự hiện diện của người anh giữa các anh em. Chắc có lẽ nhờ vào sự giản dị, đơn giản mà phần trình bày của Đức Ông phần nào làm cho các “cha trẻ” dễ đón nhận, để tiếp thu hơn.
Buổi đầu tiên, còn lạ lẫm khi gặp nhau, Đức Ông trình bày về truyền thông với tính cách “khoa bảng” một chút nhưng từ buổi thứ hai tính cách “khoa bảng” ấy không còn. Tính cách “khoa bảng” được thay vào đó là tâm tình chia sẻ của một người anh, một người đi trước.
Với gần 40 năm làm việc ở Đài Chân Lý Á Châu cộng với vai trò đứng đầu Đài phát thanh Châu Á này thì quả thật có biết bao nhiêu là kinh nghiệm nơi Đức Ông. Trong những buổi “lên lớp” này, cha “cha trẻ” đã kín múc được quá nhiều kinh nghiệm thực tế về lãnh vực truyền thông của Đức Ông.
Đề tài, lãnh vực mà Đức Ông chia sẻ thoạt đầu với cái tên gọi là “truyền thông xã hội” ấy nhưng thật sự nội dung chính Đức Ông trình bày đó là truyền thông Kitô hay nói khác đi Kitô truyền thông. Với ý hướng như vậy, Đức Ông mời gọi các “cha trẻ” làm sao phải biến mình thành con người truyền thông chứ không chỉ là nghe, nói về truyền thông. Hơn thế nữa, là vai trò ngôn sứ, là mục tử, Đức Ông nhấn tới nhấn lui hình ảnh của Đức Kitô mục tử nơi các “cha trẻ”. Nếu như các cha không sống, không mặc lấy tâm tình như Đức Kitô thì những lời trao giảng, những phần về truyền thông của các cha ra vô ích …
Với một tuần lễ vắn vỏi thì làm sao nói hết được kinh nghiệm của gần 40 năm qua. Cách riêng, Đức Ông còn quá nhiều thao thức nhất là tìm những người tiếp nối công việc của Đức Ông. Với lòng tin, Thiên Chúa đã gìn giữ Đức Ông trong gần 40 năm qua từ ngày qua Roma du học rồi “kẹt lại” Philippin cho đến ngày hôm nay thì Đức Ông vẫn tiếp tục phó thác trong lòng bàn tay của Chúa những ngày còn lại của cuộc đời. Quả thật, nơi Đức Ông, một con người luôn gắn bó mật thiết với Đức Kitô để rồi cả con người Đức Ông toát lên chất truyền thông Kitô giáo thật sự.
Khoá học dần khép lại nhưng các “cha trẻ” vẫn mong một ngày nào đó có thể lại được quây quần bên Đức Ông để học hỏi thêm về những kinh nghiệm của một người đã sống hết mình vì Chúa Kitô, vì giáo hội và vì anh chị em đồng loại. Tạ ơn Chúa đã ban cho Giáo Hội Việt Nam có một người đã dấn thân dâng hiến suốt gần 40 năm để cho Đài Chân Lý Á Châu hoạt động và phát triển không ngừng.
Nguyện xin Chúa tiếp tục gìn giữ Đức Ông trong những ngày còn lại của Đức Ông để Đức Ông tiếp tục trên con đường truyền thông Kitô cho mọi người và cho mọi nơi.