Chúa Nhật 22 TN
Mối Nguy Hiểm của Óc Nệ Luật và Vụ Hình Thức
Đọc lại các Tin mừng Nhất Lãm, chúng ta thấy có ít nhất 3 lần Chúa Giêsu bị các Luật sĩ và Pharisiêu mắng vốn về thái độ và hành vi của các đồ đệ mình, theo nghĩa “Mũi dại thì lái phải đòn”. Lần thứ nhất, khi họ thấy các môn đệ Chúa Giêsu không giữ chay. Lần thứ hai, khi họ chứng kiến các môn đệ vi phạm một trong 39 điều không được phép làm trong ngày Sabát: bứt lúa ăn dọc đường. Và lần này là lần họ bắt quả tang các môn đệ đến dùng bữa tại nhà một người Biệt phái cùng với Chúa Giêsu mà không tuân giữ tập tục của các tiền nhân: rửa tay trước khi ăn. Người Pharisêu cho đây là những xì-căng-đan. Thật vậy, cứ theo mặt chữ mà xét thì các môn đệ đã lỗi luật, đã sai phạm.
Thế nhưng, điều đáng nói là cả 3 lần Chúa Giêsu đều lên tiếng bênh vực cho các môn đệ. Phải chăng làm như thế là Chúa Giêsu đã biện minh, đã dung dưỡng cho những sai lỗi của các học trò của mình ? Thực ra Chúa Giêsu không dung biện, cũng không đồng lõa với các môn đệ mình. Ngài chỉ muốn phê phán thái độ nệ luật, vụ hình thức của các luật sĩ và Biệt phái vì họ quá chi li xét nét từng tiểu tiết, từng chấm từng phẩy trong bộ luật, nhưng lại bỏ qua những điều chính yếu của luật là đức công bình và tình yêu thương. Đây không phải là lần duy nhất Ngài tỏ thái độ gay gắt với họ, mà nhiều lần khác nữa. Đơn giản vì óc nệ luật và vụ hình thức gây ra nhiều mối nguy hiểm lớn:
- Khi quá nệ luật, vụ hình thức, luật sẽ trở thành gánh nặng cho con người. Thậm chí luật sẽ trói buộc con người và biến họ thành những kẻ nô lệ cho chính lề luật. Trong khi luật được lập ra với mục đích là vì con người, cho con người; chứ con người không sống vì lề luật. Luật phải phục vụ con người, chứ không phải con người phục vụ cho lề luật. Thay vì luật giúp giải phóng và thăng tiến con người, thì lại kiềm hãm và làm cho con người không lớn lên được. Cả khi đói, muốn ngắt vài bông lúa ăn cho đỡ đói cũng không dám vì sợ phạm luật (x. Mt 12, 1-2).
- Khi quá nệ luật, vụ hình thức thì những việc làm của con người nhân danh lề luật, sẽ trở nên vô giá trị trước mặt Thiên Chúa. Bởi lẽ điều mà Thiên Chúa cần hơn cả không phải là hình thức bên ngoài mà là tinh thần bên trong, tấm lòng: “Ta chỉ muốn lòng nhân từ, chứ đâu cần hy lễ”. Dĩ nhiên cái bên trong cũng cần được thể hiện ra bằng hình thức bên ngoài; nhưng chỉ săm soi chăm chú cái bên ngoài mà coi nhẹ hay xem thường nội dung bên trong, thì tất cả chỉ là não bạt phèng la rỗng không trước mặt Thiên Chúa. Đức Giêsu đã mạnh mẽ lên án điều này: “Dân này thờ kính Ta bằng môi miệng, còn lòng chúng thì xa Ta. Chúng thờ phượng Ta cũng là vô ích…” (Mc 7,6)
- Khi quá nệ luật, vụ hình thức, luật sẽ biến con người thành những quan tòa khắt khe đối với anh em mình. Chính vì óc vụ luật, nên các Luật sĩ và Biệt phái sẵn sàng lên án người khác khi họ sai lỗi, dù chỉ là một lỗi nhỏ, như trường hợp các môn đệ: chỉ bứt một vài bông lúa ăn cho đỡ cơn đói, hoặc quên không rửa tay trước khi ăn, cũng bị kết tội. Thậm chí họ còn dùng lề luật để lên án tử cho những người không sống như họ đã sống. Họ khắt khe lên án là vì họ chỉ chú trọng đến hình thức mà không chú trọng đến tinh thần của luật, đó là tấm lòng yêu mến. Chúa Giêsu đã cảnh tĩnh họ điều này khi nói: “Nếu các ông hiểu được ý nghĩa câu này: Ta muốn lòng nhân, chứ đâu cần lễ tế, ắt các ông sẽ không lên án người vô tội” (Mt 12, 7).
Biết bao lần tôi đã trở thành nô lệ cho lề luật, chỉ vì thiếu chữ tâm khi giữ luật. Biết bao lần tôi đã đánh mất công phúc đời này lẫn đời sau, chỉ vì giữ luật mà vắng chữ tình - tình mến đích thực đối với Chúa. Và biết bao lần tôi đã làm quan án đoán xét anh em một cách không thương xót khi họ sai phạm một vài điều luật nhỏ, chỉ vì tôi đã sao lãng chữ lòng – lòng cảm thông và bao dung đối với anh em mình.
Xin Chúa giúp mỗi người chúng ta biết tránh xa lối sống nệ luật, vụ hình thức, để cuộc đời chúng ta được thăng tiến mỗi ngày nhờ sống tinh thần của luật đó là tinh thần của tình yêu thương. Amen.
Mối Nguy Hiểm của Óc Nệ Luật và Vụ Hình Thức
Đọc lại các Tin mừng Nhất Lãm, chúng ta thấy có ít nhất 3 lần Chúa Giêsu bị các Luật sĩ và Pharisiêu mắng vốn về thái độ và hành vi của các đồ đệ mình, theo nghĩa “Mũi dại thì lái phải đòn”. Lần thứ nhất, khi họ thấy các môn đệ Chúa Giêsu không giữ chay. Lần thứ hai, khi họ chứng kiến các môn đệ vi phạm một trong 39 điều không được phép làm trong ngày Sabát: bứt lúa ăn dọc đường. Và lần này là lần họ bắt quả tang các môn đệ đến dùng bữa tại nhà một người Biệt phái cùng với Chúa Giêsu mà không tuân giữ tập tục của các tiền nhân: rửa tay trước khi ăn. Người Pharisêu cho đây là những xì-căng-đan. Thật vậy, cứ theo mặt chữ mà xét thì các môn đệ đã lỗi luật, đã sai phạm.
Thế nhưng, điều đáng nói là cả 3 lần Chúa Giêsu đều lên tiếng bênh vực cho các môn đệ. Phải chăng làm như thế là Chúa Giêsu đã biện minh, đã dung dưỡng cho những sai lỗi của các học trò của mình ? Thực ra Chúa Giêsu không dung biện, cũng không đồng lõa với các môn đệ mình. Ngài chỉ muốn phê phán thái độ nệ luật, vụ hình thức của các luật sĩ và Biệt phái vì họ quá chi li xét nét từng tiểu tiết, từng chấm từng phẩy trong bộ luật, nhưng lại bỏ qua những điều chính yếu của luật là đức công bình và tình yêu thương. Đây không phải là lần duy nhất Ngài tỏ thái độ gay gắt với họ, mà nhiều lần khác nữa. Đơn giản vì óc nệ luật và vụ hình thức gây ra nhiều mối nguy hiểm lớn:
- Khi quá nệ luật, vụ hình thức, luật sẽ trở thành gánh nặng cho con người. Thậm chí luật sẽ trói buộc con người và biến họ thành những kẻ nô lệ cho chính lề luật. Trong khi luật được lập ra với mục đích là vì con người, cho con người; chứ con người không sống vì lề luật. Luật phải phục vụ con người, chứ không phải con người phục vụ cho lề luật. Thay vì luật giúp giải phóng và thăng tiến con người, thì lại kiềm hãm và làm cho con người không lớn lên được. Cả khi đói, muốn ngắt vài bông lúa ăn cho đỡ đói cũng không dám vì sợ phạm luật (x. Mt 12, 1-2).
- Khi quá nệ luật, vụ hình thức thì những việc làm của con người nhân danh lề luật, sẽ trở nên vô giá trị trước mặt Thiên Chúa. Bởi lẽ điều mà Thiên Chúa cần hơn cả không phải là hình thức bên ngoài mà là tinh thần bên trong, tấm lòng: “Ta chỉ muốn lòng nhân từ, chứ đâu cần hy lễ”. Dĩ nhiên cái bên trong cũng cần được thể hiện ra bằng hình thức bên ngoài; nhưng chỉ săm soi chăm chú cái bên ngoài mà coi nhẹ hay xem thường nội dung bên trong, thì tất cả chỉ là não bạt phèng la rỗng không trước mặt Thiên Chúa. Đức Giêsu đã mạnh mẽ lên án điều này: “Dân này thờ kính Ta bằng môi miệng, còn lòng chúng thì xa Ta. Chúng thờ phượng Ta cũng là vô ích…” (Mc 7,6)
- Khi quá nệ luật, vụ hình thức, luật sẽ biến con người thành những quan tòa khắt khe đối với anh em mình. Chính vì óc vụ luật, nên các Luật sĩ và Biệt phái sẵn sàng lên án người khác khi họ sai lỗi, dù chỉ là một lỗi nhỏ, như trường hợp các môn đệ: chỉ bứt một vài bông lúa ăn cho đỡ cơn đói, hoặc quên không rửa tay trước khi ăn, cũng bị kết tội. Thậm chí họ còn dùng lề luật để lên án tử cho những người không sống như họ đã sống. Họ khắt khe lên án là vì họ chỉ chú trọng đến hình thức mà không chú trọng đến tinh thần của luật, đó là tấm lòng yêu mến. Chúa Giêsu đã cảnh tĩnh họ điều này khi nói: “Nếu các ông hiểu được ý nghĩa câu này: Ta muốn lòng nhân, chứ đâu cần lễ tế, ắt các ông sẽ không lên án người vô tội” (Mt 12, 7).
Biết bao lần tôi đã trở thành nô lệ cho lề luật, chỉ vì thiếu chữ tâm khi giữ luật. Biết bao lần tôi đã đánh mất công phúc đời này lẫn đời sau, chỉ vì giữ luật mà vắng chữ tình - tình mến đích thực đối với Chúa. Và biết bao lần tôi đã làm quan án đoán xét anh em một cách không thương xót khi họ sai phạm một vài điều luật nhỏ, chỉ vì tôi đã sao lãng chữ lòng – lòng cảm thông và bao dung đối với anh em mình.
Xin Chúa giúp mỗi người chúng ta biết tránh xa lối sống nệ luật, vụ hình thức, để cuộc đời chúng ta được thăng tiến mỗi ngày nhờ sống tinh thần của luật đó là tinh thần của tình yêu thương. Amen.