Kể từ phán quyết Roe v. Wade năm 1973 của Tối cao Pháp viện Hoa kỳ, phong trào phò sinh (pro-life) đã hoạt động tích cực để bác bỏ tệ nạn phá thai theo yêu cầu. Phong trào này đã đạt được một số thắng lợi như: hạn chế các vụ phá thai đã sinh một phần, các luật lệ về việc phải thông báo cho cha mẹ những em vị thành niên muốn phá thai, và một số những vụ bổ nhiệm quan trọng tại tòa án.
Tuy thế, Hoa kỳ vẫn còn có những luật lệ về phá thai dễ dãi nhất thế giới. Phong trào phò sinh đã đạt được một số tiến bộ trong các luận cứ, nhưng đã thất bại chẳng gây được chút gì sứt mẻ cho phán quyết Roe v. Wade và các luật lệ kế tiếp. Ba thập niên rưỡi sau phán quyết Roe, những thương vong vì phá thai gần đạt tới con số gây sửng sốt là 50 triệu.
Có ý kiến đồng thuận của nhiều người cho rằng phong trào phò sinh cần giáo dục cho người Mỹ về thực tế ác nghiệt của hành động phá thai. Một vị đã phát biểu: “Hầu hết những phụ nữ đi phá thai chỉ đơn thuần không nhận thức được rằng những đứa bé chưa sinh cũng là những con người có các quyền lợi.” Tôi không đồng ý như thế. Tôi tin là hầu hết các phụ nữ đó, theo bản năng, đều biết điều ấy. Nhưng cho dù không biết điều đó đi chăng nữa, hoặc còn e dè không chắc chắn, thì họ vẫn còn phải cân nhắc đến chuyện rủi ro của thủ tục phá thai. Và trong một tình huống có tính cách quan trọng như vậy, tình huống liên quan đến sự sống và cái chết, người ta phải cho đưa trẻ chưa ra đời được hưởng chút quyền chưa bị kết tội khi còn hoài nghi. Nếu người đi săn thấy có gì động đậy sau một lùm cây và không biết chắc đó là một con vật hay một con người, mà anh ta cứ bắn đại đi thì chuyện đó có hợp lý hay không?
Nhìn vào yếu tố nơi trường chính trị, càng thấy có nhiều điều bí hiểm hơn. Thật là điều kỳ quặc khi nhiều người cho mình có đức tính nhân hậu trong địa hạt chính trị lại là những kẻ quán quân hô hào bênh vực quyền phá thai. Những người này có thể khóc lóc đến rơi lệ cho mọi nhóm bị thương tổn trên thế giới. Họ cảm thấy nỗi đau của những con hải cẩu, họ thương cảm vì nạn buôn bán tình dục ở châu Á, và họ lo lắng về tình cảnh của trẻ con tại Darfur. Họ phản ứng bằng nỗi bất bình đích thực và vận động để có những những hành động được thực thi. Thế thì tại sao những đứa trẻ chưa sinh ngay trong cộng đồng của họ lại thường không gây ra được một đáp ứng xót thương tương tự?
Khẩu hiệu của người phò chọn lựa (pro-choice) không đưa ra lời giải thích nào, nhưng tính cách chính đáng của “sự chọn lựa” tùy thuộc vào cái được chọn. Một thế kỷ rưỡi trước đây, Abraham Lincoln đã trình bầy luận cứ sau đây. Ông lý luận rằng nếu những người da đen là heo, thì việc người ta có sự lựa chọn được bán hay mua chúng là chuyện không cần bàn cãi. Mặt khác, ông nói, nếu dân da đen là con người, thì làm sao những người chủ nô lệ có thể viện dẫn chuyện “chọn lựa” – như vậy có nghĩa là chối bỏ, ngăn chặn những con người khác không được chọn lựa? Tóm lại, chuyện chọn lựa không thể bào chữa được nếu không liên quan đến nội dung của cái được chọn.
Thế thì tại sao, trước các luận cứ tồi tệ như thế, phong trào phò chọn lựa tiếp tục thắng thế cả về luật pháp lẫn chính trị?
Tôi thiết nghĩ bởi vì nạn phá thai là những mảnh vụn vỡ của cuộc cách mạng tình dục. Chúng ta đã thấy một sự đổi thay lớn nơi tập quán về tình dục của người Mỹ trong nửa thế kỷ vừa qua. Ngày nay vẫn còn tồn tại một sự hiểu biết xã hội phổ biến cho rằng nếu còn tình dục bên ngoài hôn nhân sẽ còn có một số đáng kể những vụ thụ thai ngoài ý muốn. Phá thai được coi như là một giải pháp thu dọn sạch sẽ cần thiết cho thực tại xã hội này.
Để có được một cuộc cách mạng tình dục, phụ nữ phải có cùng một sự độc lập về tình dục như nam giới. Nhưng những định luật về sinh học mâu thuẫn với hệ tư tưởng đó, cho nên các nhà hoạt động nữ quyền đề cao cuộc cách mạng tình dục – như Simone de Beauvoir, Gloria Steinem, Shulamith Firestone, và những người khác - đã cảm thấy cần thiết phải tố cáo việc thụ thai là một sự xâm lăng vào cơ thể phụ nữ. Do đó bào thai trở thành, theo thuật ngữ của Firestone, một “người khách không mời mà đến”. Các nhà hoạt động nữ quyền này lý luận: Khi bào thai còn ở trong bụng mẹ, người mẹ phải có thể giữ bào thai đó hay trừ khử đi tùy theo ý muốn của mình.
Nếu bạn muốn làm món trứng chiên, những nhà cách mạng theo chủ nghĩa Mac thường có thói quen nói thế này, bạn phải đập vỡ mấy cái trứng ra. Và nếu bạn muốn làm một cuộc cách mạng tình dục, bạn phải sẵn sàng dọn dẹp sạch sẽ những mảnh vụn vỡ. Sau 35 năm, đống vụn vỡ đã cao thành núi, và cả xã hội chúng ta còn đang chất thêm những thân xác vào đống rác đó. Dĩ nhiên không ai trong giới phò chọn lựa muốn chấp nhận bất cứ chuyện nào như thế cả. Đó không phải chỉ là một điều gây bối rối về mặt chính trị, mà còn làm đau đớn cho chân dung bản thân của con người khi chấp nhận sẵn sàng bênh vực các giá trị tình dục dễ dãi bằng hành động giết đi những trẻ chưa sinh.
Sự phân tích như thế có thể giải thích lý do tại sao về mặt khác những người từ tâm đã kiên trì chiến đấu chống lại những sinh vật dễ tổn thương và vô vọng nhất, đó là những con người chưa ra đời.
Nếu tôi không đi trật đường, thì những luận cứ của người phò sinh sẽ không thành công nếu chỉ tiếp tục nhấn mạnh đến nhân tính của thai nhi. Nhóm chống đối đã biết rõ điều đó, và có lẽ hầu hết những người phụ nữ đi phá thai cũng biết. Trái lại, phong trào phò sinh phải lưu tâm đến bối cảnh văn hóa rộng lớn hơn của cuộc cách mạng tình dục tuy không nhìn thấy rõ rệt nhưng chắc chắn chống đỡ cho những chủ trương thắng thế của việc phá thai.
Chắc sẽ không dễ dàng, nhưng một cách nào đó, luận cứ chống phá thai phải bao gồm cả luận cứ chống chủ nghĩa tự do phóng đãng về tình dục. Và đã đến lúc phải chuẩn bị một kế hoạch mới.
Nguồn: DINESH D'SOUZA/Catholic Education Resource Center
Tuy thế, Hoa kỳ vẫn còn có những luật lệ về phá thai dễ dãi nhất thế giới. Phong trào phò sinh đã đạt được một số tiến bộ trong các luận cứ, nhưng đã thất bại chẳng gây được chút gì sứt mẻ cho phán quyết Roe v. Wade và các luật lệ kế tiếp. Ba thập niên rưỡi sau phán quyết Roe, những thương vong vì phá thai gần đạt tới con số gây sửng sốt là 50 triệu.
Có ý kiến đồng thuận của nhiều người cho rằng phong trào phò sinh cần giáo dục cho người Mỹ về thực tế ác nghiệt của hành động phá thai. Một vị đã phát biểu: “Hầu hết những phụ nữ đi phá thai chỉ đơn thuần không nhận thức được rằng những đứa bé chưa sinh cũng là những con người có các quyền lợi.” Tôi không đồng ý như thế. Tôi tin là hầu hết các phụ nữ đó, theo bản năng, đều biết điều ấy. Nhưng cho dù không biết điều đó đi chăng nữa, hoặc còn e dè không chắc chắn, thì họ vẫn còn phải cân nhắc đến chuyện rủi ro của thủ tục phá thai. Và trong một tình huống có tính cách quan trọng như vậy, tình huống liên quan đến sự sống và cái chết, người ta phải cho đưa trẻ chưa ra đời được hưởng chút quyền chưa bị kết tội khi còn hoài nghi. Nếu người đi săn thấy có gì động đậy sau một lùm cây và không biết chắc đó là một con vật hay một con người, mà anh ta cứ bắn đại đi thì chuyện đó có hợp lý hay không?
Nhìn vào yếu tố nơi trường chính trị, càng thấy có nhiều điều bí hiểm hơn. Thật là điều kỳ quặc khi nhiều người cho mình có đức tính nhân hậu trong địa hạt chính trị lại là những kẻ quán quân hô hào bênh vực quyền phá thai. Những người này có thể khóc lóc đến rơi lệ cho mọi nhóm bị thương tổn trên thế giới. Họ cảm thấy nỗi đau của những con hải cẩu, họ thương cảm vì nạn buôn bán tình dục ở châu Á, và họ lo lắng về tình cảnh của trẻ con tại Darfur. Họ phản ứng bằng nỗi bất bình đích thực và vận động để có những những hành động được thực thi. Thế thì tại sao những đứa trẻ chưa sinh ngay trong cộng đồng của họ lại thường không gây ra được một đáp ứng xót thương tương tự?
Khẩu hiệu của người phò chọn lựa (pro-choice) không đưa ra lời giải thích nào, nhưng tính cách chính đáng của “sự chọn lựa” tùy thuộc vào cái được chọn. Một thế kỷ rưỡi trước đây, Abraham Lincoln đã trình bầy luận cứ sau đây. Ông lý luận rằng nếu những người da đen là heo, thì việc người ta có sự lựa chọn được bán hay mua chúng là chuyện không cần bàn cãi. Mặt khác, ông nói, nếu dân da đen là con người, thì làm sao những người chủ nô lệ có thể viện dẫn chuyện “chọn lựa” – như vậy có nghĩa là chối bỏ, ngăn chặn những con người khác không được chọn lựa? Tóm lại, chuyện chọn lựa không thể bào chữa được nếu không liên quan đến nội dung của cái được chọn.
Thế thì tại sao, trước các luận cứ tồi tệ như thế, phong trào phò chọn lựa tiếp tục thắng thế cả về luật pháp lẫn chính trị?
Tôi thiết nghĩ bởi vì nạn phá thai là những mảnh vụn vỡ của cuộc cách mạng tình dục. Chúng ta đã thấy một sự đổi thay lớn nơi tập quán về tình dục của người Mỹ trong nửa thế kỷ vừa qua. Ngày nay vẫn còn tồn tại một sự hiểu biết xã hội phổ biến cho rằng nếu còn tình dục bên ngoài hôn nhân sẽ còn có một số đáng kể những vụ thụ thai ngoài ý muốn. Phá thai được coi như là một giải pháp thu dọn sạch sẽ cần thiết cho thực tại xã hội này.
Để có được một cuộc cách mạng tình dục, phụ nữ phải có cùng một sự độc lập về tình dục như nam giới. Nhưng những định luật về sinh học mâu thuẫn với hệ tư tưởng đó, cho nên các nhà hoạt động nữ quyền đề cao cuộc cách mạng tình dục – như Simone de Beauvoir, Gloria Steinem, Shulamith Firestone, và những người khác - đã cảm thấy cần thiết phải tố cáo việc thụ thai là một sự xâm lăng vào cơ thể phụ nữ. Do đó bào thai trở thành, theo thuật ngữ của Firestone, một “người khách không mời mà đến”. Các nhà hoạt động nữ quyền này lý luận: Khi bào thai còn ở trong bụng mẹ, người mẹ phải có thể giữ bào thai đó hay trừ khử đi tùy theo ý muốn của mình.
Nếu bạn muốn làm món trứng chiên, những nhà cách mạng theo chủ nghĩa Mac thường có thói quen nói thế này, bạn phải đập vỡ mấy cái trứng ra. Và nếu bạn muốn làm một cuộc cách mạng tình dục, bạn phải sẵn sàng dọn dẹp sạch sẽ những mảnh vụn vỡ. Sau 35 năm, đống vụn vỡ đã cao thành núi, và cả xã hội chúng ta còn đang chất thêm những thân xác vào đống rác đó. Dĩ nhiên không ai trong giới phò chọn lựa muốn chấp nhận bất cứ chuyện nào như thế cả. Đó không phải chỉ là một điều gây bối rối về mặt chính trị, mà còn làm đau đớn cho chân dung bản thân của con người khi chấp nhận sẵn sàng bênh vực các giá trị tình dục dễ dãi bằng hành động giết đi những trẻ chưa sinh.
Sự phân tích như thế có thể giải thích lý do tại sao về mặt khác những người từ tâm đã kiên trì chiến đấu chống lại những sinh vật dễ tổn thương và vô vọng nhất, đó là những con người chưa ra đời.
Nếu tôi không đi trật đường, thì những luận cứ của người phò sinh sẽ không thành công nếu chỉ tiếp tục nhấn mạnh đến nhân tính của thai nhi. Nhóm chống đối đã biết rõ điều đó, và có lẽ hầu hết những người phụ nữ đi phá thai cũng biết. Trái lại, phong trào phò sinh phải lưu tâm đến bối cảnh văn hóa rộng lớn hơn của cuộc cách mạng tình dục tuy không nhìn thấy rõ rệt nhưng chắc chắn chống đỡ cho những chủ trương thắng thế của việc phá thai.
Chắc sẽ không dễ dàng, nhưng một cách nào đó, luận cứ chống phá thai phải bao gồm cả luận cứ chống chủ nghĩa tự do phóng đãng về tình dục. Và đã đến lúc phải chuẩn bị một kế hoạch mới.
Nguồn: DINESH D'SOUZA/Catholic Education Resource Center