Lòng tin trước hết là cuộc gặp gỡ cá nhân, thân tình với Chúa Giêsu, là sống kinh nghiệm sự gần gũi của Chúa, tình bạn và tình yêu của Chúa. Chỉ như thế chúng ta mới ngày càng học biết Chúa hơn, yêu mến Chúa hơn và theo Chúa luôn mãi.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trước hơn 30.000 tín hữu và du khách năm châu tham dự buổi găp gỡ chung hàng tuần sáng thứ tư 21-10-2009 tại quảng trường thánh Phêrô.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giới thiệu gương mặt của thánh Bernardo thành Chiaravalle, giáo phụ cuối cùng của Giáo Hội, vì người canh tân và trình bầy thần học của các Giáo Phụ. Đề cập tới tiểu sử của thánh nhân Đức Thánh Cha nói: Chúng ta không biết chi tiết thời thơ ấu của người, nhưng biết rằng người sinh năm 1090 tại Fontaines bên Pháp, trong một gia đình đông con và có cuộc sống dễ thở. Ngay từ khi còn bé người đã học các nghê thuật tự do đặc biệt là văn phạm, hùng biện và biện chứng tại trường các Kinh sĩ của nhà thờ Saint Vorles ở Châtillon-sur-Seine và từ từ chín mùi trong ơn gọi tu sĩ. Vào năm 20 tuổi người gia nhập dòng Citeaux, là một đan viện mới dễ sống hơn các đan viện khác thời bấy giờ, nhưng cũng nghiêm ngặt hơn trong việc thực thi các lời khấn phúc âm. Vài năm sau năm 1115 Bernardo được gửi tới với thánh Stefano Harding, là viện phụ thứ ba của dòng Citeaux để thành lập đan viện Chiaravalle. Năm đó viện phụ Bernardo mới 25 tuổi, và tại Chiaravalle người đã đào sâu ý niệm đời đan tu và đem ra thực hành. Người mời gọi sống đơn sơ và điều độ trong cách ăn mặc và nhà ở, khuyến khích các đan sĩ lo lắng cho người nghèo. Cộng đoàn Chiaravalle ngày càng đông các đan sĩ và sau đó đã thành lập nhiều đan viện mới.
Trong các năm trước 1130 thánh Bernardo đã liên lạc thư tín với nhiều nhân vật quan trọng cũng như những người có điều kiện xã hội khiêm tốn. Bên cạnh các Thư là các Bài Giảng cũng như các Tư tưởng và các Khảo luận. Cũng trong thời gian này Bernardo kết bạn với Gugliemo viện phụ Saitn Thierry và Gugliemo Champeaux, là hai gương mặt nổi bật của thế kỷ XII. Cũng từ năm 1130 thánh nhân bắt đầu lo cho các công việc của Tòa Thánh và Giáo Hội và thường phải đi đó đây, có khi ra khỏi nước Pháp. Người cũng thành lập các các đan viện nữ và liên lạc thư tín với viện phụ Cluny là Pietro Vị Đáng Kính. Người cũng viết chống lại ông Abelardo là tư tưởng gia áp dụng phương pháp triết lý biện chứng cho tư tưởng thần học, cũng như chống lại lạc thuyết của người Catari, khinh rẻ vật chất, thân xác, và Thiên Chúa Tạo Hóa. Thánh nhân cũng kín đáo bênh vực người do thái, và sau này được rabbi Efraim của cộng đoàn Bonn ca ngợi.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói trong thời gian này thánh Bernardo viết các tác phẩm chính nổi tiếng nhất của mình như ”Các bài giảng về sách Diễm Ca”. Trong các năm trước khi qua đời năm 1153 người không du hành nữa, nhưng để giờ duyệt lại Các Thư, các Bài Giảng và các Khảo Luận. Năm 1145 khi một môn sinh là Bernardo Pignatelli được bầu làm Giáo Hoàng với tên gọi là Đức Eugenio III, như là cha linh hướng thánh Bernardo đã viết một cuốn sách chứa đựng các giáo huấn liên quan tới một vị Giáo Hoàng tốt; và đây là cuốn sách thích hợp cho các Giáo Hoàng thuộc mọi thời đại. Ngoài ra cuốn sách cũng trinh bầy một cái nhìn sâu đậm về mầu nhiệm của Thiên Chúa Ba Ngôi và mầu nhiệm của Chúa Kitô nữa.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã nêu bật hai khía cạnh chính trong giáo lý của thánh Bernardo như sau: Giờ đây tôi chỉ muốn dừng lại trên hai khía cạnh chính trong giáo huấn phong phú của thánh Bernardo liên quan tới Chúa Giêsu Kitô và Đức Maria chí thánh, Mẹ Người. Nỗi lo lắng của thánh nhân cho sự tham dự mật thiết và sống động của kitô hữu vào tình yêu của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu Kitô không đem lại các đường nét mới vào cho nền thần học. Nhưng viện phụ Clairveaux coi thần học gia đồng hình dạng với người chiêm niệm và nhà thần bí. Người nhấn mạnh rằng chỉ có Chúa Giêsu là ”mật ngọt trong miệng, là thánh thi trong tai, là niềm vui trong con tim” Vì thế người được tặng cho danh hiệu là ”Tiến Sĩ chảy mật ong”, Thật thế vì lời người ca tụng Chúa Giêsu Kitô ”chảy như mật ong”. Trong các tranh luận chống lại phái danh gia và thực tế thời đó viện phụ Bernardo không mệt mỏi lập đi lập lại rằng chỉ có danh của Chúa Giêsu thành Nagiarét là đáng kể mà thôi. ”Mọi thức ăn của linh hồn đều nhạt nhẽo, nếu không được tưới với dầu này, đều không mùi vị nếu không được tra với muối này. Điều bạn viết ra không có mùi vị đối với tôi, nếu tôi không đọc thấy tên Giêsu trong đó... Khi bạn thảo luận hay nói, chẳng có gì có mùi vị đối với tôi, nếu tôi không nghe vang lên tên Chúa Giêsu” (Sermones in Cantica Canticorum XV, 6; PL 183,847).
Thật thế đối với thánh Bernardo việc hiểu biết Thiên Chúa hệ tại chỗ sống kinh nghiệm cá nhân sâu xa với Chúa Giêsu Kitô và tình yêu Ngài. Và điều này có giá trị đối với mọi kitô hữu: lòng tin trước hết là cuộc găp gỡ cá nhân, thân tình với Chúa Giêsu, là sống kinh nghiệm của sự gần gũi Chúa, của tình bạn và tình yêu của Chúa, và chỉ như thé chúng ta mới ngày càng học biết Chúa hơn, yêu mến Chúa và theo Chúa luôn mãi.
Trong một bài giảng khác ngày Chúa Nhật bát nhật lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời thánh Bernardo say mê nói về việc tham dự mật thiết của Mẹ Maria vào hiến tế cứu chhộc của Con Mẹ: ”Ôi lậy Mẹ rất thánh, qủa thật một lưỡi gươm đã đâm thâu lòng mẹ... Đến độ bạo lưc đớn đau đã đâm thấu linh hồn mẹ, và chúng con có lý khi gọi mẹ còn hơn là một vị tử đạo nữa, vì nơi mẹ việc tham dự vào cuộc khổ nạn của Con đã vượt sức mạnh các khổ đau vật lý của việc tử đạo” (14; PL 183,437-438).
Thánh Bernardo không nghi ngờ sự kiện chúng ta được dẫn đến với Chúa Giêsu qua Mẹ Maria. Thánh nhân xác nhận sự tùy thuộc của Mẹ nơi Chúa Giêsu theo các nền tảng của nền thánh mẫu học truyền thống. Các Bài giảng của thánh nhân cũng nêu bật thế đứng của Mẹ Maria trong chương trình cứu độ, tiếp theo việc tham dự vào hiến tế của Chúa Con.
Các suy tư trên đây là các đặc thái của một người say mê Chúa Giêsu và Mẹ Maria như thánh Bernardo, ngày nay cũng khiêu khích các thần học gia và mọi tin hữu một cách ích lợi. Đôi khi người ta yêu sách giải quyết các vấn đề nền tảng liên quan tới Thiên Chúa, con người và thế giới với các sức mạnh của lý trí. Thánh Bernardo trái lại dựa trên Kinh Thánh và các Giáo Phụ nhắc nhớ cho chúng ta biết rằng một lòng tin sâu xa nơi Thiên Chúa nếu không được dưỡng nuôi bằng lời cầu nguyện và sự chiêm niệm, bằng tương quan thân tình với Chúa, thì các suy tư về các mầu nhiệm của Chúa, có nguy cơ trở thành một loại thực tại trí thức và mất đi tính chất đáng tin cậy của chúng. Thần học quy hướng về khoa học của các thánh, về trực giác của các vị liên quan tới các mầu nhiệm của Thiên Chúa hằng sống, về sự khôn ngoan ơn của Chúa Thánh Thần, là điểm tham chiếu của tư tưởng thần học.
Đức Thánh Cha đã kết thúc bài huấn dụ với lời cầu thánh Bernardo dâng lên Đức Mẹ như sau: ”Trong các nguy khốn, trong các lo âu, trong các nghi nan, hãy nghĩ tới Mẹ Maria. Ước chi Mẹ đừng rời xa môi bạn, đừng rơi xa tim bạn, và để bạn có được sự trợ giúp của Mẹ đừng bao giờ quên gương sáng cuộc sống của mẹ. Nếu bạn theo Mẹ, bạn khnog thể lạc đường; nếu bạn cầu nguyện với Mẹ, bạn không thể thất vọng; nếu bạn nghĩ tới Mẹ, bạn không thể sai lầm. Nếu Mẹ nâng đỡ bạn, bạn không ngã, và nếu mẹ chở che bạn, bạn không có gì phải sợ; nếu Mẹ hướng dẫn bạn, bạn không mệt nhọc; nếu Mẹ lắng nghe bạn, bạn sẽ tới đích... (Hom. Il suer ”Missus est”, 17; PL 183, 70-71).
Sau khi chào các nhóm bằng nhiều thứ tiếng khác nhau Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trước hơn 30.000 tín hữu và du khách năm châu tham dự buổi găp gỡ chung hàng tuần sáng thứ tư 21-10-2009 tại quảng trường thánh Phêrô.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giới thiệu gương mặt của thánh Bernardo thành Chiaravalle, giáo phụ cuối cùng của Giáo Hội, vì người canh tân và trình bầy thần học của các Giáo Phụ. Đề cập tới tiểu sử của thánh nhân Đức Thánh Cha nói: Chúng ta không biết chi tiết thời thơ ấu của người, nhưng biết rằng người sinh năm 1090 tại Fontaines bên Pháp, trong một gia đình đông con và có cuộc sống dễ thở. Ngay từ khi còn bé người đã học các nghê thuật tự do đặc biệt là văn phạm, hùng biện và biện chứng tại trường các Kinh sĩ của nhà thờ Saint Vorles ở Châtillon-sur-Seine và từ từ chín mùi trong ơn gọi tu sĩ. Vào năm 20 tuổi người gia nhập dòng Citeaux, là một đan viện mới dễ sống hơn các đan viện khác thời bấy giờ, nhưng cũng nghiêm ngặt hơn trong việc thực thi các lời khấn phúc âm. Vài năm sau năm 1115 Bernardo được gửi tới với thánh Stefano Harding, là viện phụ thứ ba của dòng Citeaux để thành lập đan viện Chiaravalle. Năm đó viện phụ Bernardo mới 25 tuổi, và tại Chiaravalle người đã đào sâu ý niệm đời đan tu và đem ra thực hành. Người mời gọi sống đơn sơ và điều độ trong cách ăn mặc và nhà ở, khuyến khích các đan sĩ lo lắng cho người nghèo. Cộng đoàn Chiaravalle ngày càng đông các đan sĩ và sau đó đã thành lập nhiều đan viện mới.
Trong các năm trước 1130 thánh Bernardo đã liên lạc thư tín với nhiều nhân vật quan trọng cũng như những người có điều kiện xã hội khiêm tốn. Bên cạnh các Thư là các Bài Giảng cũng như các Tư tưởng và các Khảo luận. Cũng trong thời gian này Bernardo kết bạn với Gugliemo viện phụ Saitn Thierry và Gugliemo Champeaux, là hai gương mặt nổi bật của thế kỷ XII. Cũng từ năm 1130 thánh nhân bắt đầu lo cho các công việc của Tòa Thánh và Giáo Hội và thường phải đi đó đây, có khi ra khỏi nước Pháp. Người cũng thành lập các các đan viện nữ và liên lạc thư tín với viện phụ Cluny là Pietro Vị Đáng Kính. Người cũng viết chống lại ông Abelardo là tư tưởng gia áp dụng phương pháp triết lý biện chứng cho tư tưởng thần học, cũng như chống lại lạc thuyết của người Catari, khinh rẻ vật chất, thân xác, và Thiên Chúa Tạo Hóa. Thánh nhân cũng kín đáo bênh vực người do thái, và sau này được rabbi Efraim của cộng đoàn Bonn ca ngợi.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói trong thời gian này thánh Bernardo viết các tác phẩm chính nổi tiếng nhất của mình như ”Các bài giảng về sách Diễm Ca”. Trong các năm trước khi qua đời năm 1153 người không du hành nữa, nhưng để giờ duyệt lại Các Thư, các Bài Giảng và các Khảo Luận. Năm 1145 khi một môn sinh là Bernardo Pignatelli được bầu làm Giáo Hoàng với tên gọi là Đức Eugenio III, như là cha linh hướng thánh Bernardo đã viết một cuốn sách chứa đựng các giáo huấn liên quan tới một vị Giáo Hoàng tốt; và đây là cuốn sách thích hợp cho các Giáo Hoàng thuộc mọi thời đại. Ngoài ra cuốn sách cũng trinh bầy một cái nhìn sâu đậm về mầu nhiệm của Thiên Chúa Ba Ngôi và mầu nhiệm của Chúa Kitô nữa.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã nêu bật hai khía cạnh chính trong giáo lý của thánh Bernardo như sau: Giờ đây tôi chỉ muốn dừng lại trên hai khía cạnh chính trong giáo huấn phong phú của thánh Bernardo liên quan tới Chúa Giêsu Kitô và Đức Maria chí thánh, Mẹ Người. Nỗi lo lắng của thánh nhân cho sự tham dự mật thiết và sống động của kitô hữu vào tình yêu của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu Kitô không đem lại các đường nét mới vào cho nền thần học. Nhưng viện phụ Clairveaux coi thần học gia đồng hình dạng với người chiêm niệm và nhà thần bí. Người nhấn mạnh rằng chỉ có Chúa Giêsu là ”mật ngọt trong miệng, là thánh thi trong tai, là niềm vui trong con tim” Vì thế người được tặng cho danh hiệu là ”Tiến Sĩ chảy mật ong”, Thật thế vì lời người ca tụng Chúa Giêsu Kitô ”chảy như mật ong”. Trong các tranh luận chống lại phái danh gia và thực tế thời đó viện phụ Bernardo không mệt mỏi lập đi lập lại rằng chỉ có danh của Chúa Giêsu thành Nagiarét là đáng kể mà thôi. ”Mọi thức ăn của linh hồn đều nhạt nhẽo, nếu không được tưới với dầu này, đều không mùi vị nếu không được tra với muối này. Điều bạn viết ra không có mùi vị đối với tôi, nếu tôi không đọc thấy tên Giêsu trong đó... Khi bạn thảo luận hay nói, chẳng có gì có mùi vị đối với tôi, nếu tôi không nghe vang lên tên Chúa Giêsu” (Sermones in Cantica Canticorum XV, 6; PL 183,847).
Thật thế đối với thánh Bernardo việc hiểu biết Thiên Chúa hệ tại chỗ sống kinh nghiệm cá nhân sâu xa với Chúa Giêsu Kitô và tình yêu Ngài. Và điều này có giá trị đối với mọi kitô hữu: lòng tin trước hết là cuộc găp gỡ cá nhân, thân tình với Chúa Giêsu, là sống kinh nghiệm của sự gần gũi Chúa, của tình bạn và tình yêu của Chúa, và chỉ như thé chúng ta mới ngày càng học biết Chúa hơn, yêu mến Chúa và theo Chúa luôn mãi.
Trong một bài giảng khác ngày Chúa Nhật bát nhật lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời thánh Bernardo say mê nói về việc tham dự mật thiết của Mẹ Maria vào hiến tế cứu chhộc của Con Mẹ: ”Ôi lậy Mẹ rất thánh, qủa thật một lưỡi gươm đã đâm thâu lòng mẹ... Đến độ bạo lưc đớn đau đã đâm thấu linh hồn mẹ, và chúng con có lý khi gọi mẹ còn hơn là một vị tử đạo nữa, vì nơi mẹ việc tham dự vào cuộc khổ nạn của Con đã vượt sức mạnh các khổ đau vật lý của việc tử đạo” (14; PL 183,437-438).
Thánh Bernardo không nghi ngờ sự kiện chúng ta được dẫn đến với Chúa Giêsu qua Mẹ Maria. Thánh nhân xác nhận sự tùy thuộc của Mẹ nơi Chúa Giêsu theo các nền tảng của nền thánh mẫu học truyền thống. Các Bài giảng của thánh nhân cũng nêu bật thế đứng của Mẹ Maria trong chương trình cứu độ, tiếp theo việc tham dự vào hiến tế của Chúa Con.
Các suy tư trên đây là các đặc thái của một người say mê Chúa Giêsu và Mẹ Maria như thánh Bernardo, ngày nay cũng khiêu khích các thần học gia và mọi tin hữu một cách ích lợi. Đôi khi người ta yêu sách giải quyết các vấn đề nền tảng liên quan tới Thiên Chúa, con người và thế giới với các sức mạnh của lý trí. Thánh Bernardo trái lại dựa trên Kinh Thánh và các Giáo Phụ nhắc nhớ cho chúng ta biết rằng một lòng tin sâu xa nơi Thiên Chúa nếu không được dưỡng nuôi bằng lời cầu nguyện và sự chiêm niệm, bằng tương quan thân tình với Chúa, thì các suy tư về các mầu nhiệm của Chúa, có nguy cơ trở thành một loại thực tại trí thức và mất đi tính chất đáng tin cậy của chúng. Thần học quy hướng về khoa học của các thánh, về trực giác của các vị liên quan tới các mầu nhiệm của Thiên Chúa hằng sống, về sự khôn ngoan ơn của Chúa Thánh Thần, là điểm tham chiếu của tư tưởng thần học.
Đức Thánh Cha đã kết thúc bài huấn dụ với lời cầu thánh Bernardo dâng lên Đức Mẹ như sau: ”Trong các nguy khốn, trong các lo âu, trong các nghi nan, hãy nghĩ tới Mẹ Maria. Ước chi Mẹ đừng rời xa môi bạn, đừng rơi xa tim bạn, và để bạn có được sự trợ giúp của Mẹ đừng bao giờ quên gương sáng cuộc sống của mẹ. Nếu bạn theo Mẹ, bạn khnog thể lạc đường; nếu bạn cầu nguyện với Mẹ, bạn không thể thất vọng; nếu bạn nghĩ tới Mẹ, bạn không thể sai lầm. Nếu Mẹ nâng đỡ bạn, bạn không ngã, và nếu mẹ chở che bạn, bạn không có gì phải sợ; nếu Mẹ hướng dẫn bạn, bạn không mệt nhọc; nếu Mẹ lắng nghe bạn, bạn sẽ tới đích... (Hom. Il suer ”Missus est”, 17; PL 183, 70-71).
Sau khi chào các nhóm bằng nhiều thứ tiếng khác nhau Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.