Lễ Các Thánh (Mátthêu 5,1-12)
1.- Ngữ cảnh
Bốn chương đầu của Tin Mừng Mátthêu là phần mở đầu (chính xác là đến 4,16). Với chương 5, chúng ta bắt đầu thấy Đức Giêsu đi hoạt động công khai. Một câu hỏi được nêu lên: Đức Giêsu có gì cống hiến cho nhân loại? Khởi đầu hoạt động công khai là một câu trả lời cho câu hỏi ấy.
“Đức Giêsu đi khắp miền Galilê/các thành thị, làng mạc/ giảng dạy (didaskôn, participle) trong các hội đường của họ, rao giảng (kêryssôn, part.) Tin Mừng Nước Trời, và chữa (therapeuôn, part.) hết các bệnh hoạn tật nguyền của dân” (4,23 và 9,35). Câu này đóng khung khối từ ch. 5 đến ch. 9. Năm chương này làm thành một đơn vị về văn chương và đề tài. Nội dung của đơn vị này sẽ nhắc lại và triển khai ba phân-từ (participle) chứa trong câu tổng hợp này. Giáo huấn của Bài Giảng trên núi (ch. 5–7) và những cuộc chữa bệnh (ch. 8–9: 10 phép lạ) là hai hình thái của Tin Mừng về Nước Trời. Đức Giêsu công bố Nước Trời bằng lời nói (ch. 5–7) và bằng hành động (ch. 8–9). Bài Giảng trên núi minh họa đặc biệt những điều kiện để gia nhập và phát triển trong Nước Trời. Có thể nói Bài Giảng này nối dài câu “Anh em hãy sám hối (hoán cải)”, Bài Giảng này như là lời đáp của con người khi Nước Trời đến (x. 4,23).
Chắc chắn Bài Giảng trên núi cũng diễn tả Tin Mừng về Nước Trời: đề tài Nước Trời là một trong những điểm nhấn mạnh của Bài Giảng. Ngay ở câu đầu của Bài Giảng, ta đã được đặt trong quan hệ với Nước Trời, với Mối Phúc đầu tiên (5,3; về Nước Trời, xem cả 5,10.19 (2 lần); 6,10.33; 7,21). Bài “huấn giáo” này (tức Bài Giảng trên núi) là một phần nối dài của kêrygma về Nước Thiên Chúa.
Bài Giảng trên núi bắt đầu với 8 Mối Phúc (hoặc là 9, nếu đếm các cụm từ “Phúc thay”; nhưng thật ra “Mối thứ 9” chỉ diễn nghĩa thêm cho Mối 8). Các Mối Phúc này xác định chiều hướng hoạt động của Đức Giêsu.
2.- Bố cục
Đoạn văn này chỉ là phần mào đầu đưa vào Bài Giảng trên núi (ch. 5–7). Từ dikaiosynê (“đức công chính”) cắt các Mối Phúc thành hai nhóm (ở c. 6 và c. 10), mỗi nhóm 4 Mối Phúc. Do đó, ta thể phân bố cục cho bản văn hôm nay như sau:
1) Mở (5,1-2);
2) Nhóm thứ nhất các Mối Phúc (5,3-6);
3) Nhóm thứ hai các Mối Phúc (5,7-10);
4) Diễn nghĩa cho Mối Phúc cuối cùng (5,11-12).
3.- Vài điểm chú giải
- Phúc thay (3): Makarios, “có phúc” (blessed) dịch từ ngữ Híp-ri ’ashrê của Kinh Thánh Híp-ri (45 lần). Khác với từ ngữ Híp-ri bơrakhah (“phúc lành”, blessing) là một lời hướng về tương lai để thực hiện điều nó diễn tả, “mối phúc” (beatitude), được diễn tả bởi một câu bắt đầu bằng makarios (hay ’ashrê), là một tuyên bố về hạnh phúc trong hiện tại. Điểm này còn được hỗ trợ bởi ngữ pháp. Trong vế thứ nhất của các Mối Phúc trong Tin Mừng, không có động từ: trong Hy-ngữ, một câu như thế chỉ có thể có một ý nghĩa ở hiện tại mà thôi.
- Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó (ptochoi tô pneumati, 3): Câu này có nghĩa là “nghèo khó về phương diện tinh thần”. Đây là những người nhận biết mình hoàn toàn lệ thuộc vào Thiên Chúa, nên cũng biết phó thác trọn vẹn cho Người (tương tự các ânâwim trong Cựu Ước). Chúng ta có những điển hình là chính Đức Giêsu (x. Mt 11,29) và các trẻ em (x. 18,4). Có thể nói Mt 5 (bài diễn từ đầu tiên của Mt) và Mt 23 (Bài diễn từ cuối cùng) là hai chương ở thế song đối đối nghĩa.
- Phúc thay ai hiền lành (praeis, 4): Câu này có ý nghĩa tương tự Mối Phúc thứ nhất. Trong Tv 37,11, từ ngữ praeis được dùng để dịch từ Híp-ri ânâwim (x. Tv 25,9ab; 34,3; 76,10; 147,6; 149,4). Từ ngữ praušs diễn tả sự hạ mình, sự khiêm nhường của Đấng Mêsia (x. Mt 21,5). Vậy đây vẫn là một cách thức sống trước nhan Thiên Chúa, trước khi là cách thức sống các tương quan với người khác. Mối Phúc này không phải chỉ lặp lại Mối Phúc đầu, nhưng thêm vào một vài sắc thái mới: người hiền lành thì không nổi giận, không gây áp lực với Thiên Chúa, bình thản, chấp nhận thì giờ và cách thức của Thiên Chúa. Đây cũng là một người đầy nghị lực.
- Phúc thay ai sầu khổ (penthountes, 5): Đây là những người đang sống một nỗi buồn sầu lớn lao (penthos, “một nỗi đau buồn rất lớn”) trong thái độ tin tưởng hoàn toàn vào Thiên Chúa. Đặt liên kết với 9,15 (động từ penthein, “chịu phiền sầu”), câu này còn có thể có nghĩa là: họ đau buồn vì thấy trong xã hội, Đức Kitô và Thiên Chúa còn “vắng mặt”; hoặc: họ đau buồn vì thế giới chúng ta quá ít mở ra với những giá trị thiêng liêng, những giá trị của Nước Trời.
- Phúc thay ai khát khao nên người công chính (6): Mối Phúc này được diễn tả dưới hai dạng (cc. 6 và 10) và chia tám Mối Phúc đầu thành hai đoạn, mỗi đoạn bốn câu. Từ ngữ dikaiosynê cũng là một từ ngữ quan trọng trong Bài Giảng. Dựa theo năm chỗ khác trong Mt nói đến “đức công chính (3,15; 5,20; 6,1.33; 21,32), ta thấy rằng đức công chính đây là một cách xử sự của con người phù hợp với những gì Thiên Chúa muốn. Thực thi đức công chính là sống phù hợp với ý muốn của Chúa Cha như Đức Giêsu giảng dạy (Có thể liên kết “làm [poiein] sự công chính” [6,1] với “làm [poiein] ý Cha Thầy [7,21] và “làm [poiein] các lời của Thầy” [7,24]). Và sự công chính phải thực thi vừa liên hệ tới các tương quan với Thiên Chúavà tương quan với kẻ khác.
- Phúc thay ai xót thương người (eleêmones, 7): Trong tiếng Híp-ri, re[k]hem có nghĩa là “dạ mẹ”và “lòng thương xót”. “Có lòng thương xót” là đau “lòng” truớc một hoàn cảnh tiêu cực. Những người có lòng thương xót là những người thực sự mở lòng ra với kẻ khác và làm những cử chỉ để xoa dịu nỗi cùng quẫn của họ. Có hai cách xoa dịu: (1) trợ giúp cảnh túng quẫn (x. 25,31-46: sáu hoàn cảnh khốn cùng cần được trợ giúp theo quan điểm Do-thái giáo, tượng trưng cho mọi cảnh khốn cùng); (2) tha thứ (x. 18,23-35, đặc biệt c. 27: “đau lòng”, “chạnh lòng thương). Xem thêm 9,13; 12,7, và nhất là 23,23 (Mối Phúc “ngược”).
- Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch (katharoi tê kardia, 8): Công thức của Mối Phúc thứ sáu này dường như phát xuất từ Tv 24,4-6 (“Kẻ tay sạch lòng thanh…”. Xem thêm Tv 15,1-2; 51,12; 73,13). Đây là những người trong lòng không có sự xảo trá gian tà, luôn tìm kiến điều thiện hảo, ngay thẳng và chân thật đối với Thiên Chúa và tha nhân. Đây là những người sống một sự hài hòa giữa những gì họ nghĩ, nói và làm, tức những người “trung thực”: Họ vừa “chân thành” vừa ra sức tìm kiếm chân lý và sự ngay thẳng trong các tương quan với Thiên Chúa và với những người khác, vừa tìm cho có sự trong suốt trong lối sống và trong hành động.
- Phúc thay ai xây dựng hoà bình (eirênopoioi, 9): Công thức “làm hòa bình” chỉ xuất hiện một lần trong Cựu Ước (Cn 10,10 LXX), nhưng rất thông dụng trong các tác phẩm của Do-thái giáo. Đây là làm việc để giao hòa những người đang xung đột với nhau. Ngược lại, danh từ shâlôm (“hòa bình”) được sử dụng rộng rãi trong Cựu Ước, không chỉ với ý nghĩa là “sự ổn định chính trị”, mà còn có nghĩa là “sự phát triển toàn diện con người và các tập thể”. Vì thế, từ ngữ này được dùng để diễn tả kỷ nguyên thiên sai, và còn được dịch là “ơn cứu độ” (x. Is 54,10; Đấng Mêsia được gọi là “Hoàng tử hoà bình”: Is 9,5-6; x. Mk 5,4; Dcr 9,10). “Những người xây dựng hòa bình” không có nghĩa là những người có tính khí an hòa, nhưng là những người “tích cực thiết lập hoặc tái lập hòa bình tại những nơi đang có chia rẽ” (J. Dupont). Có hai cách: (1) mời gọi giao hòa (x. Mt 5,23-24); (2) cổ võ nên công lý nhân bản toàn diện (nghĩa xã hội): không chỉ cố gắng kiến tạo một xã hội vắng bóng chiến tranh, chia rẽ, nhưng còn là một xã hội trong đó mỗi người được hưởng những điều kiện thuận lợi mà tăng trưởng về nhân bản và tinh thần.
- Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính (10-11): Mối Phúc cuối cùng này được trình bày dưới hai hình thức (cc. 10 và 11-12), tuyên bố rằng phúc cho những ai chịu bách hại vì dấn thân sống phù hợp với những gì Thiên Chúa muốn. Hình thức thứ nhất áp dụng cho bất cứ người nào đang bị bách hại vì những xác tín tôn giáo của mình. Hình thức thứ hai, dài hơn, dành cho các môn đệ của Đức Giêsu đang bị bách hại nhiều cách (x. 10,17-25; 24,9): họ có phúc không do bị bách hại, nhưng do trung thành với Đức Giêsu khi phải chịu đau khổ vì Người.
4.- Ý nghĩa của bản văn
Mỗi Mối Phúc có ba phần. Phần đầu là lời công bố Mối Phúc. Phần hai nói về người được đón nhận Mối Phúc. Và phần ba là nền tảng của Mối Phúc (= Mối Phúc ấy dựa trên điều gì). Nền tảng này luôn luôn là một hành động của Thiên Chúa, được khẳng định vững vàng và được đoan hứa chắc chắn. Còn người được hưởng Mối Phúc chính là những người thực hiện một cách sống hay một thái độ được quy định trong Mối Phúc. Họ được tuyên bố là “phúc thay”, bởi vì hành động kia của Thiên Chúa chắc chắn được dành cho họ.
Đức Giêsu không diễn tả các Mối Phúc theo kiểu tình cờ. Người trình bày nền tảng cụ thể của mỗi Mối Phúc. Như chúng ta đã nói, phần thứ ba của mỗi Mối Phúc nói về hành động của Thiên Chúa. Mối Phúc đầu tiên và Mối Phúc thứ tám có cùng một nền tảng: “vì Nước Trời là của họ”. Mt nói về Nước Thiên Chúa chỉ trong một vài đoạn; thông thường tác giả dùng thành ngữ “Nước Trời” là kiểu nói của người Do-thái thời đó. “Nước Thiên Chúa” và “Nước Trời” có ý nghĩa như nhau: không có nghĩa là một lãnh thổ hay một nơi chốn, mà là quyền chúa tể của Thiên Chúa được tỏ bày ra trực tiếp rõ ràng. Vậy “Nước Trời là của họ” có nghĩa là Thiên Chúa với quyền chúa tể là của họ; đây không phải là quyền thống trị của một bạo chúa, mà là hành động quan phòng nhân hậu của một vị Mục tử. Người sẽ chứng tỏ rằng Vương quyền của Người vượt trên mọi thế lực hiện đang thống trị. Những ai sống theo lời Đức Giêsu dạy sẽ thuộc về Người, còn Người, đầy quyền năng và nhân ái, Người sẽ là của họ. Mối Phúc hoàn toàn dựa trên sự hiện diện trong uy quyền và nhân ái của Thiên Chúa. Chính vì thế thành ngữ “Nước Trời” được nói đến ở Mối Phúc đầu và Mối Phúc cuối như một lời mở và kết luận, và có giá trị cho tất cả các Mối Phúc khác.
Trong phần thứ ba của các Mối Phúc khác, Đức Giêsu diễn tả cho thấy sự hiện diện ấy của Thiên Chúa được bày tỏ ra thế nào, hành động với chúng ta thế nào để ban hạnh phúc cho chúng ta. “Họ được an ủi” có nghĩa là: Thiên Chúa sẽ an ủi họ. Tiếp theo là một loạt những hành động của Thiên Chúa nhằm ban ân huệ cho chúng ta và thỏa mãn mọi ước muốn của chúng ta: Thiên Chúa, như Người Cha của họ, sẽ ban cho họ đất hứa làm gia nghiệp. Thiên Chúa sẽ cho họ được thỏa lòng. Thiên Chúa sẽ thương xót họ. Thiên Chúa sẽ cho họ được trực tiếp nhìn thấy Người. Thiên Chúa sẽ gọi họ là con cái, sẽ đón tiếp họ vào gia đình của Người. Sứ điệp về các Mối Phúc trước tiên là một sứ điệp về Thiên Chúa. Trên nền tảng là sự hiểu biết của Người về Thiên Chúa, Đức Giêsu loan báo cho chúng ta cách thức Thiên Chúa sẽ hành động với loài người. Chúng ta càng tin và hiểu Thiên Chúa là ai và cách thức Ngài hành động với loài người, chúng ta càng cảm nghiệm được sức mạnh tuyệt vời của Tin Mừng này.
Nhưng Thiên Chúa không muốn chúng ta thụ động; Ngài không muốn rằng đối với chúng ta chuyện gì cũng vậy thôi, hướng theo chiều nào cũng thế cả, sống theo cách nào cũng như nhau! Bởi thế, trong phần thứ hai của mỗi Mối Phúc, Đức Giêsu chỉ cho con người cách sống đúng đắn mà họ cần theo, cách thức họ phải mở ra với hành động của Thiên Chúa để hành động ấy có thể đến được với họ. Từ sự nghèo khó trong tâm hồn đến những bách hại vì sống công chính, Người nói đến những thái độ giúp cho con người sẵn sàng đón lấy hành động cứu độ của Thiên Chúa.
Yếu tố quyết định là ở lại trong hành động của Thiên Chúa. Đây là đối tượng của Tin Mừng mà Đức Giêsu loan báo; mỗi Mối Phúc đều dựa trên nền tảng này. Nhưng để đón tiếp được hành động này của Thiên Chúa, cần phải có những thái độ và phong cách mà Đức Giêsu đã nói đến.
+ Kết luận
Đức Giêsu đã loan báo hạnh phúc trọn vẹn và niềm vui hoàn hảo tám lần liên tục; tám lần không có nghĩa là tám lần lặp đi lặp lại, mà là “sự đầy đủ hoàn toàn”. Như vậy, Đức Giêsu không bắt đầu sứ vụ của Người bằng một giáo huấn hay bằng một lệnh truyền, nhưng đơn giản, bằng sứ điệp về “Hạnh phúc trọn hảo”.
Lời loan báo một hạnh phúc tròn đầy là niềm vui khôn tả và vô biên ùa vào chiếm trọn tâm hồn con người. Đức Giêsu cho các thính giả hiểu rằng niềm vui của họ sẽ trọn vẹn và vô biên, nếu nó phát xuất từ hành động nhân ái của Thiên Chúa. Khi đó con người sẽ cảm thấy mình được đáp ứng đúng bản tính của mình, ngoài mọi ước mơ và toan tính. Khi đó sẽ biến mất mọi chán nản mệt nhọc, sẽ không còn có cuộc sống vô ý nghĩa và thất vọng, sẽ không có tình trạng buông xuôi và cay đắng, đau thương và mất mát, khổ sở và buồn phiền. Khi đó chỉ còn có hạnh phúc, sự hài hòa chan chứa và sự đồng tâm vô điều kiện, niềm hân hoan vô bờ và niềm vui sướng dạt dào. Niềm hạnh phúc này không do con ngươi tạo ra và không chấm dứt trong nỗi chán chường thất vọng. Niềm hạnh phúc này cũng không dựa trên ảo vọng và không biến mất khi phải đối diện với thực tại. Đây là niềm hạnh phúc chân thật, vì phát xuất từ Thiên Chúa.
5.- Gợi ý suy niệm
1. Bất cứ ai sống trên trần gian đều mong ước co hạnh phúc. Đó là điều người ta cũng thường xuyên cầu chúc cho nhau (vào các dịp đại lễ, dịp đầu Năm Mới…). Đức Kitô đã đến để chỉ cho người ta biết hạnh phúc đích thực nằm ở đâu, ai là những người thật sự hạnh phúc ở đời này. Không phải những người giàu có, nổi tiếng, oai phong hiển hách, mà là những người nghèo, khiêm tốn, ngay thẳng, biết thương người, xây dựng hòa bình, chịu bách hại… mới hạnh phúc thật. Chẳng phải là Người muốn phá đổ các tiêu chí quen thuộc của loài người để gây chú ý đâu. Người chỉ muốn khẳng định lại cách sống con người phải theo để trở lại đúng với hình ảnh họ đã đánh mất khi phạm tội, để Thiên Chúa lại trở thành tất cả cho con người.
2. Sứ điệp của các Mối Phúc trước tiên là một sứ điệp về Thiên Chúa. Đây là điều Đức Giêsu nhắm khi loan báo lúc bắt đầu sứ vụ công khai: “Anh em hãy hối cải, vì Nước Trời đã đến gần” (Mt 4,17). Sứ mạng của Đức Giêsu là giúp các thính giả nhận biết vị Thiên Chúa chân thật và quay về với Ngài. Các Mối Phúc cho thấy Thiên Chúa là Đấng nào, Ngài hành động ra sao, Ngài chờ đợi điều gì nơi con cái Ngài.
3. Các Mối Phúc công bố những thái độ và cách xử sự con người phải theo để được thuộc về Nước Trời, tức để được sống dưới quyền lãnh đạo của Thiên Chúa. Dựa theo thứ tự các Mối Phúc, chúng ta nhận ra rằng chúng ta được mời gọi luôn mở ra với Thiên Chúa (Mối Phúc 1,2 và 3) và cương quyết thực hiện thánh ý Ngài (Mối Phúc 4), để có thể sống các Mối Phúc dấn thân phục vụ tha nhân (Mối Phúc 5,6 và 7). Khi chấp nhận chịu bách hại (Mối Phúc 8) vì kiên trì sống theo đường lối của Thiên Chúa, chúng ta nên giống Đức Giêsu, Con Thiên Chúa hằng sống, và Thiên Chúa sẽ hài lòng về chúng ta như vẫn hài lòng về Con yêu dấu của Ngài (x. 3,17). Thật ra, các Mối Phúc chỉ quy về có một Mối: trở nên giống Đức Kitô, bởi vì Người đã sống trọn các Mối Phúc này.
4. Mỗi Mối Phúc có một ý nghĩa và một tầm mức riêng, nhưng kết hợp với nhau như các yếu tố của một bản giao hưởng, làm nên chương trình sống cho người Kitô hữu. Như những ánh đèn tỏa sáng và hướng dẫn trong đêm tối, các Mối Phúc là những nẻo đường hy vọng cho nhân loại.
1.- Ngữ cảnh
Bốn chương đầu của Tin Mừng Mátthêu là phần mở đầu (chính xác là đến 4,16). Với chương 5, chúng ta bắt đầu thấy Đức Giêsu đi hoạt động công khai. Một câu hỏi được nêu lên: Đức Giêsu có gì cống hiến cho nhân loại? Khởi đầu hoạt động công khai là một câu trả lời cho câu hỏi ấy.
“Đức Giêsu đi khắp miền Galilê/các thành thị, làng mạc/ giảng dạy (didaskôn, participle) trong các hội đường của họ, rao giảng (kêryssôn, part.) Tin Mừng Nước Trời, và chữa (therapeuôn, part.) hết các bệnh hoạn tật nguyền của dân” (4,23 và 9,35). Câu này đóng khung khối từ ch. 5 đến ch. 9. Năm chương này làm thành một đơn vị về văn chương và đề tài. Nội dung của đơn vị này sẽ nhắc lại và triển khai ba phân-từ (participle) chứa trong câu tổng hợp này. Giáo huấn của Bài Giảng trên núi (ch. 5–7) và những cuộc chữa bệnh (ch. 8–9: 10 phép lạ) là hai hình thái của Tin Mừng về Nước Trời. Đức Giêsu công bố Nước Trời bằng lời nói (ch. 5–7) và bằng hành động (ch. 8–9). Bài Giảng trên núi minh họa đặc biệt những điều kiện để gia nhập và phát triển trong Nước Trời. Có thể nói Bài Giảng này nối dài câu “Anh em hãy sám hối (hoán cải)”, Bài Giảng này như là lời đáp của con người khi Nước Trời đến (x. 4,23).
Chắc chắn Bài Giảng trên núi cũng diễn tả Tin Mừng về Nước Trời: đề tài Nước Trời là một trong những điểm nhấn mạnh của Bài Giảng. Ngay ở câu đầu của Bài Giảng, ta đã được đặt trong quan hệ với Nước Trời, với Mối Phúc đầu tiên (5,3; về Nước Trời, xem cả 5,10.19 (2 lần); 6,10.33; 7,21). Bài “huấn giáo” này (tức Bài Giảng trên núi) là một phần nối dài của kêrygma về Nước Thiên Chúa.
Bài Giảng trên núi bắt đầu với 8 Mối Phúc (hoặc là 9, nếu đếm các cụm từ “Phúc thay”; nhưng thật ra “Mối thứ 9” chỉ diễn nghĩa thêm cho Mối 8). Các Mối Phúc này xác định chiều hướng hoạt động của Đức Giêsu.
2.- Bố cục
Đoạn văn này chỉ là phần mào đầu đưa vào Bài Giảng trên núi (ch. 5–7). Từ dikaiosynê (“đức công chính”) cắt các Mối Phúc thành hai nhóm (ở c. 6 và c. 10), mỗi nhóm 4 Mối Phúc. Do đó, ta thể phân bố cục cho bản văn hôm nay như sau:
1) Mở (5,1-2);
2) Nhóm thứ nhất các Mối Phúc (5,3-6);
3) Nhóm thứ hai các Mối Phúc (5,7-10);
4) Diễn nghĩa cho Mối Phúc cuối cùng (5,11-12).
3.- Vài điểm chú giải
- Phúc thay (3): Makarios, “có phúc” (blessed) dịch từ ngữ Híp-ri ’ashrê của Kinh Thánh Híp-ri (45 lần). Khác với từ ngữ Híp-ri bơrakhah (“phúc lành”, blessing) là một lời hướng về tương lai để thực hiện điều nó diễn tả, “mối phúc” (beatitude), được diễn tả bởi một câu bắt đầu bằng makarios (hay ’ashrê), là một tuyên bố về hạnh phúc trong hiện tại. Điểm này còn được hỗ trợ bởi ngữ pháp. Trong vế thứ nhất của các Mối Phúc trong Tin Mừng, không có động từ: trong Hy-ngữ, một câu như thế chỉ có thể có một ý nghĩa ở hiện tại mà thôi.
- Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó (ptochoi tô pneumati, 3): Câu này có nghĩa là “nghèo khó về phương diện tinh thần”. Đây là những người nhận biết mình hoàn toàn lệ thuộc vào Thiên Chúa, nên cũng biết phó thác trọn vẹn cho Người (tương tự các ânâwim trong Cựu Ước). Chúng ta có những điển hình là chính Đức Giêsu (x. Mt 11,29) và các trẻ em (x. 18,4). Có thể nói Mt 5 (bài diễn từ đầu tiên của Mt) và Mt 23 (Bài diễn từ cuối cùng) là hai chương ở thế song đối đối nghĩa.
- Phúc thay ai hiền lành (praeis, 4): Câu này có ý nghĩa tương tự Mối Phúc thứ nhất. Trong Tv 37,11, từ ngữ praeis được dùng để dịch từ Híp-ri ânâwim (x. Tv 25,9ab; 34,3; 76,10; 147,6; 149,4). Từ ngữ praušs diễn tả sự hạ mình, sự khiêm nhường của Đấng Mêsia (x. Mt 21,5). Vậy đây vẫn là một cách thức sống trước nhan Thiên Chúa, trước khi là cách thức sống các tương quan với người khác. Mối Phúc này không phải chỉ lặp lại Mối Phúc đầu, nhưng thêm vào một vài sắc thái mới: người hiền lành thì không nổi giận, không gây áp lực với Thiên Chúa, bình thản, chấp nhận thì giờ và cách thức của Thiên Chúa. Đây cũng là một người đầy nghị lực.
- Phúc thay ai sầu khổ (penthountes, 5): Đây là những người đang sống một nỗi buồn sầu lớn lao (penthos, “một nỗi đau buồn rất lớn”) trong thái độ tin tưởng hoàn toàn vào Thiên Chúa. Đặt liên kết với 9,15 (động từ penthein, “chịu phiền sầu”), câu này còn có thể có nghĩa là: họ đau buồn vì thấy trong xã hội, Đức Kitô và Thiên Chúa còn “vắng mặt”; hoặc: họ đau buồn vì thế giới chúng ta quá ít mở ra với những giá trị thiêng liêng, những giá trị của Nước Trời.
- Phúc thay ai khát khao nên người công chính (6): Mối Phúc này được diễn tả dưới hai dạng (cc. 6 và 10) và chia tám Mối Phúc đầu thành hai đoạn, mỗi đoạn bốn câu. Từ ngữ dikaiosynê cũng là một từ ngữ quan trọng trong Bài Giảng. Dựa theo năm chỗ khác trong Mt nói đến “đức công chính (3,15; 5,20; 6,1.33; 21,32), ta thấy rằng đức công chính đây là một cách xử sự của con người phù hợp với những gì Thiên Chúa muốn. Thực thi đức công chính là sống phù hợp với ý muốn của Chúa Cha như Đức Giêsu giảng dạy (Có thể liên kết “làm [poiein] sự công chính” [6,1] với “làm [poiein] ý Cha Thầy [7,21] và “làm [poiein] các lời của Thầy” [7,24]). Và sự công chính phải thực thi vừa liên hệ tới các tương quan với Thiên Chúavà tương quan với kẻ khác.
- Phúc thay ai xót thương người (eleêmones, 7): Trong tiếng Híp-ri, re[k]hem có nghĩa là “dạ mẹ”và “lòng thương xót”. “Có lòng thương xót” là đau “lòng” truớc một hoàn cảnh tiêu cực. Những người có lòng thương xót là những người thực sự mở lòng ra với kẻ khác và làm những cử chỉ để xoa dịu nỗi cùng quẫn của họ. Có hai cách xoa dịu: (1) trợ giúp cảnh túng quẫn (x. 25,31-46: sáu hoàn cảnh khốn cùng cần được trợ giúp theo quan điểm Do-thái giáo, tượng trưng cho mọi cảnh khốn cùng); (2) tha thứ (x. 18,23-35, đặc biệt c. 27: “đau lòng”, “chạnh lòng thương). Xem thêm 9,13; 12,7, và nhất là 23,23 (Mối Phúc “ngược”).
- Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch (katharoi tê kardia, 8): Công thức của Mối Phúc thứ sáu này dường như phát xuất từ Tv 24,4-6 (“Kẻ tay sạch lòng thanh…”. Xem thêm Tv 15,1-2; 51,12; 73,13). Đây là những người trong lòng không có sự xảo trá gian tà, luôn tìm kiến điều thiện hảo, ngay thẳng và chân thật đối với Thiên Chúa và tha nhân. Đây là những người sống một sự hài hòa giữa những gì họ nghĩ, nói và làm, tức những người “trung thực”: Họ vừa “chân thành” vừa ra sức tìm kiếm chân lý và sự ngay thẳng trong các tương quan với Thiên Chúa và với những người khác, vừa tìm cho có sự trong suốt trong lối sống và trong hành động.
- Phúc thay ai xây dựng hoà bình (eirênopoioi, 9): Công thức “làm hòa bình” chỉ xuất hiện một lần trong Cựu Ước (Cn 10,10 LXX), nhưng rất thông dụng trong các tác phẩm của Do-thái giáo. Đây là làm việc để giao hòa những người đang xung đột với nhau. Ngược lại, danh từ shâlôm (“hòa bình”) được sử dụng rộng rãi trong Cựu Ước, không chỉ với ý nghĩa là “sự ổn định chính trị”, mà còn có nghĩa là “sự phát triển toàn diện con người và các tập thể”. Vì thế, từ ngữ này được dùng để diễn tả kỷ nguyên thiên sai, và còn được dịch là “ơn cứu độ” (x. Is 54,10; Đấng Mêsia được gọi là “Hoàng tử hoà bình”: Is 9,5-6; x. Mk 5,4; Dcr 9,10). “Những người xây dựng hòa bình” không có nghĩa là những người có tính khí an hòa, nhưng là những người “tích cực thiết lập hoặc tái lập hòa bình tại những nơi đang có chia rẽ” (J. Dupont). Có hai cách: (1) mời gọi giao hòa (x. Mt 5,23-24); (2) cổ võ nên công lý nhân bản toàn diện (nghĩa xã hội): không chỉ cố gắng kiến tạo một xã hội vắng bóng chiến tranh, chia rẽ, nhưng còn là một xã hội trong đó mỗi người được hưởng những điều kiện thuận lợi mà tăng trưởng về nhân bản và tinh thần.
- Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính (10-11): Mối Phúc cuối cùng này được trình bày dưới hai hình thức (cc. 10 và 11-12), tuyên bố rằng phúc cho những ai chịu bách hại vì dấn thân sống phù hợp với những gì Thiên Chúa muốn. Hình thức thứ nhất áp dụng cho bất cứ người nào đang bị bách hại vì những xác tín tôn giáo của mình. Hình thức thứ hai, dài hơn, dành cho các môn đệ của Đức Giêsu đang bị bách hại nhiều cách (x. 10,17-25; 24,9): họ có phúc không do bị bách hại, nhưng do trung thành với Đức Giêsu khi phải chịu đau khổ vì Người.
4.- Ý nghĩa của bản văn
Mỗi Mối Phúc có ba phần. Phần đầu là lời công bố Mối Phúc. Phần hai nói về người được đón nhận Mối Phúc. Và phần ba là nền tảng của Mối Phúc (= Mối Phúc ấy dựa trên điều gì). Nền tảng này luôn luôn là một hành động của Thiên Chúa, được khẳng định vững vàng và được đoan hứa chắc chắn. Còn người được hưởng Mối Phúc chính là những người thực hiện một cách sống hay một thái độ được quy định trong Mối Phúc. Họ được tuyên bố là “phúc thay”, bởi vì hành động kia của Thiên Chúa chắc chắn được dành cho họ.
Đức Giêsu không diễn tả các Mối Phúc theo kiểu tình cờ. Người trình bày nền tảng cụ thể của mỗi Mối Phúc. Như chúng ta đã nói, phần thứ ba của mỗi Mối Phúc nói về hành động của Thiên Chúa. Mối Phúc đầu tiên và Mối Phúc thứ tám có cùng một nền tảng: “vì Nước Trời là của họ”. Mt nói về Nước Thiên Chúa chỉ trong một vài đoạn; thông thường tác giả dùng thành ngữ “Nước Trời” là kiểu nói của người Do-thái thời đó. “Nước Thiên Chúa” và “Nước Trời” có ý nghĩa như nhau: không có nghĩa là một lãnh thổ hay một nơi chốn, mà là quyền chúa tể của Thiên Chúa được tỏ bày ra trực tiếp rõ ràng. Vậy “Nước Trời là của họ” có nghĩa là Thiên Chúa với quyền chúa tể là của họ; đây không phải là quyền thống trị của một bạo chúa, mà là hành động quan phòng nhân hậu của một vị Mục tử. Người sẽ chứng tỏ rằng Vương quyền của Người vượt trên mọi thế lực hiện đang thống trị. Những ai sống theo lời Đức Giêsu dạy sẽ thuộc về Người, còn Người, đầy quyền năng và nhân ái, Người sẽ là của họ. Mối Phúc hoàn toàn dựa trên sự hiện diện trong uy quyền và nhân ái của Thiên Chúa. Chính vì thế thành ngữ “Nước Trời” được nói đến ở Mối Phúc đầu và Mối Phúc cuối như một lời mở và kết luận, và có giá trị cho tất cả các Mối Phúc khác.
Trong phần thứ ba của các Mối Phúc khác, Đức Giêsu diễn tả cho thấy sự hiện diện ấy của Thiên Chúa được bày tỏ ra thế nào, hành động với chúng ta thế nào để ban hạnh phúc cho chúng ta. “Họ được an ủi” có nghĩa là: Thiên Chúa sẽ an ủi họ. Tiếp theo là một loạt những hành động của Thiên Chúa nhằm ban ân huệ cho chúng ta và thỏa mãn mọi ước muốn của chúng ta: Thiên Chúa, như Người Cha của họ, sẽ ban cho họ đất hứa làm gia nghiệp. Thiên Chúa sẽ cho họ được thỏa lòng. Thiên Chúa sẽ thương xót họ. Thiên Chúa sẽ cho họ được trực tiếp nhìn thấy Người. Thiên Chúa sẽ gọi họ là con cái, sẽ đón tiếp họ vào gia đình của Người. Sứ điệp về các Mối Phúc trước tiên là một sứ điệp về Thiên Chúa. Trên nền tảng là sự hiểu biết của Người về Thiên Chúa, Đức Giêsu loan báo cho chúng ta cách thức Thiên Chúa sẽ hành động với loài người. Chúng ta càng tin và hiểu Thiên Chúa là ai và cách thức Ngài hành động với loài người, chúng ta càng cảm nghiệm được sức mạnh tuyệt vời của Tin Mừng này.
Nhưng Thiên Chúa không muốn chúng ta thụ động; Ngài không muốn rằng đối với chúng ta chuyện gì cũng vậy thôi, hướng theo chiều nào cũng thế cả, sống theo cách nào cũng như nhau! Bởi thế, trong phần thứ hai của mỗi Mối Phúc, Đức Giêsu chỉ cho con người cách sống đúng đắn mà họ cần theo, cách thức họ phải mở ra với hành động của Thiên Chúa để hành động ấy có thể đến được với họ. Từ sự nghèo khó trong tâm hồn đến những bách hại vì sống công chính, Người nói đến những thái độ giúp cho con người sẵn sàng đón lấy hành động cứu độ của Thiên Chúa.
Yếu tố quyết định là ở lại trong hành động của Thiên Chúa. Đây là đối tượng của Tin Mừng mà Đức Giêsu loan báo; mỗi Mối Phúc đều dựa trên nền tảng này. Nhưng để đón tiếp được hành động này của Thiên Chúa, cần phải có những thái độ và phong cách mà Đức Giêsu đã nói đến.
+ Kết luận
Đức Giêsu đã loan báo hạnh phúc trọn vẹn và niềm vui hoàn hảo tám lần liên tục; tám lần không có nghĩa là tám lần lặp đi lặp lại, mà là “sự đầy đủ hoàn toàn”. Như vậy, Đức Giêsu không bắt đầu sứ vụ của Người bằng một giáo huấn hay bằng một lệnh truyền, nhưng đơn giản, bằng sứ điệp về “Hạnh phúc trọn hảo”.
Lời loan báo một hạnh phúc tròn đầy là niềm vui khôn tả và vô biên ùa vào chiếm trọn tâm hồn con người. Đức Giêsu cho các thính giả hiểu rằng niềm vui của họ sẽ trọn vẹn và vô biên, nếu nó phát xuất từ hành động nhân ái của Thiên Chúa. Khi đó con người sẽ cảm thấy mình được đáp ứng đúng bản tính của mình, ngoài mọi ước mơ và toan tính. Khi đó sẽ biến mất mọi chán nản mệt nhọc, sẽ không còn có cuộc sống vô ý nghĩa và thất vọng, sẽ không có tình trạng buông xuôi và cay đắng, đau thương và mất mát, khổ sở và buồn phiền. Khi đó chỉ còn có hạnh phúc, sự hài hòa chan chứa và sự đồng tâm vô điều kiện, niềm hân hoan vô bờ và niềm vui sướng dạt dào. Niềm hạnh phúc này không do con ngươi tạo ra và không chấm dứt trong nỗi chán chường thất vọng. Niềm hạnh phúc này cũng không dựa trên ảo vọng và không biến mất khi phải đối diện với thực tại. Đây là niềm hạnh phúc chân thật, vì phát xuất từ Thiên Chúa.
5.- Gợi ý suy niệm
1. Bất cứ ai sống trên trần gian đều mong ước co hạnh phúc. Đó là điều người ta cũng thường xuyên cầu chúc cho nhau (vào các dịp đại lễ, dịp đầu Năm Mới…). Đức Kitô đã đến để chỉ cho người ta biết hạnh phúc đích thực nằm ở đâu, ai là những người thật sự hạnh phúc ở đời này. Không phải những người giàu có, nổi tiếng, oai phong hiển hách, mà là những người nghèo, khiêm tốn, ngay thẳng, biết thương người, xây dựng hòa bình, chịu bách hại… mới hạnh phúc thật. Chẳng phải là Người muốn phá đổ các tiêu chí quen thuộc của loài người để gây chú ý đâu. Người chỉ muốn khẳng định lại cách sống con người phải theo để trở lại đúng với hình ảnh họ đã đánh mất khi phạm tội, để Thiên Chúa lại trở thành tất cả cho con người.
2. Sứ điệp của các Mối Phúc trước tiên là một sứ điệp về Thiên Chúa. Đây là điều Đức Giêsu nhắm khi loan báo lúc bắt đầu sứ vụ công khai: “Anh em hãy hối cải, vì Nước Trời đã đến gần” (Mt 4,17). Sứ mạng của Đức Giêsu là giúp các thính giả nhận biết vị Thiên Chúa chân thật và quay về với Ngài. Các Mối Phúc cho thấy Thiên Chúa là Đấng nào, Ngài hành động ra sao, Ngài chờ đợi điều gì nơi con cái Ngài.
3. Các Mối Phúc công bố những thái độ và cách xử sự con người phải theo để được thuộc về Nước Trời, tức để được sống dưới quyền lãnh đạo của Thiên Chúa. Dựa theo thứ tự các Mối Phúc, chúng ta nhận ra rằng chúng ta được mời gọi luôn mở ra với Thiên Chúa (Mối Phúc 1,2 và 3) và cương quyết thực hiện thánh ý Ngài (Mối Phúc 4), để có thể sống các Mối Phúc dấn thân phục vụ tha nhân (Mối Phúc 5,6 và 7). Khi chấp nhận chịu bách hại (Mối Phúc 8) vì kiên trì sống theo đường lối của Thiên Chúa, chúng ta nên giống Đức Giêsu, Con Thiên Chúa hằng sống, và Thiên Chúa sẽ hài lòng về chúng ta như vẫn hài lòng về Con yêu dấu của Ngài (x. 3,17). Thật ra, các Mối Phúc chỉ quy về có một Mối: trở nên giống Đức Kitô, bởi vì Người đã sống trọn các Mối Phúc này.
4. Mỗi Mối Phúc có một ý nghĩa và một tầm mức riêng, nhưng kết hợp với nhau như các yếu tố của một bản giao hưởng, làm nên chương trình sống cho người Kitô hữu. Như những ánh đèn tỏa sáng và hướng dẫn trong đêm tối, các Mối Phúc là những nẻo đường hy vọng cho nhân loại.