Phỏng vấn mục sư John Milbank về tông hiến của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI cho phép thành lập Giáo hạt tòng nhân để đón nhận các tín hữu Anh giáo gia nhập Công Giáo
Ngày 20-10-2009, Đức Hồng Y William Levada, Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin đã chủ sự một cuộc họp báo và cho biết Đức Thánh Cha Biển Đức XVI sắp công bố Tông Hiến cho phép thành lập các Giáo Hạt tòng nhân (Ordinariato personale) dành cho các giáo sĩ và giáo dân cựu Anh giáo trở về hiệp nhất với Công Giáo. Giáo Hạt tòng nhân là một loại giáo phận không lãnh thổ, dành cho các giáo sĩ và giáo dân Anh giáo trở về hiệp nhất với Giáo Hội Công Giáo.
Đức Hồng Y William Levada cũng cho biết rằng từ lâu nhiều tín hữu Anh giáo đã ngỏ ý xin hiệp nhất trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo, đồng thời vẫn duy trì một số yếu tố thuộc gia sản tinh thần và phụng vụ Anh giáo. Đức Thánh Cha đáp ứng nguyện vọng trên đây và cho phép thành lập Giáo hạt tòng nhân.
Tông hiến của Đức Thánh Cha sẽ được công bố trong vòng vài tuần lễ tới đây, qua đó ngài cho phép truyền chức Linh Mục Công Giáo cho các giáo sĩ cựu Anh giáo đã lập gia đình, nhưng không cho phép truyền chức Giám Mục cho những người đã lập gia đình. Vị Bản quyền của Giáo hạt tòng nhân có thể là một Linh Mục hoặc một Giám Mục không lập gia đình. Các chủng sinh của Giáo hạt được huấn luyện cùng với các chủng sinh Công Giáo, tuy Giáo hạt có thể mở nhà đào tạo riêng để đáp ứng nhu cầu huấn luyện trong gia sản Anh giáo.
Đức Hồng Y Levada cũng nói rằng các Giáo hạt tòng nhân sẽ được thiết lập theo nhu cầu, sau khi tham khảo ý kiến các Hội Đồng Giám Mục địa phương và cơ cấu của Giáo hạt tòng nhân cũng phần nào tương tự như các Giáo hạt quân đội.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI hy vọng rằng các giáo sĩ và giáo dân Anh giáo sẽ tìm được trong cơ cấu giáo luật này cơ hội bảo tồn các truyền thống Anh giáo quí giá đối với họ và phù hợp với đức tin Công Giáo. Sự hiệp nhất với Giáo Hội không đòi hỏi sự đồng nhất, không biết tới những khác biệt văn hóa, như lịch sử Kitô giáo đã chứng tỏ.
Trong cùng ngày 20-10-2009 Đức Cha Vincent Nichols, Tổng Giám Mục giáo phận Westminster, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Anh quốc, và Tiến Sĩ Rowan Williams, Giáo Chủ Liên hiệp Anh giáo, đã công bố tuyên ngôn chung về việc Đức Thánh Cha sắp công bố Tông Hiến nhắm đáp ứng yêu cầu từ vài năm nay của các nhóm Anh giáo muốn được hiệp nhất trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo.
Hai vị khẳng định rằng việc loan báo Tông Hiến này chấm dứt một giai đoạn bấp bênh đối với các nhóm tín hữu Anh giáo ấy và nay họ có nhiệm vụ đáp ứng Tông Hiến. Văn kiện này nhìn nhận những điểm chung trong đức tin, đạo lý và linh đạo giữa Giáo Hội Công Giáo và truyền thống Anh giáo. Nếu không có những cuộc đối thoại trong 40 năm qua, thì sự nhìn nhận này chắc chắn không thể xảy ra được và cũng không có viễn tượng hiệp nhất hữu hình trọn vẹn.
Theo nghĩa đó, Tông Hiến là một kết quả của việc đối thoại đại kết giữa GIáo Hội Công Giáo và Liên Hiệp Anh giáo. Sự tiếp tục đối thoại chính thức sẽ tạo căn bản cho việc tiếp tục cộng tác giữa hai bên.
Trong những năm gần đây, nhất là từ sau khi Anh giáo cho phép truyền chức Linh Mục cho phụ nữ, rồi một số giáo tỉnh cho phép truyền chức Giám Mục cho người đồng tính luyến ái và chúc hôn cho những cặp đồng phái, có nhiều tín hữu Anh giáo tuyên bố ly khai với Liên hiệp Anh giáo, một số khác muốn hiệp nhất với Công Giáo.
Anh giáo hiện có khoảng 80 triệu tín hữu hơn phân nửa bên Phi châu: đông nhất là tại Anh quốc 26 triệu, tiếp đến là bên Nigeria 17,5 triệu, Uganda 8 triệu, Sudan 5 triệu, Úc 3,8 triệu, Hoa Kỳ 2, triệu, Kenya 2,5 triệu, Tanzania 2 triệu, miền Nam Phi châu 2 triệu miền Tây Phi châu 1 triệu, các đảo thuộc Anh quốc 777.000, miền Trung Phi châu 600.000 và Niu Dilen 584.000.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của mục sư John Milbank về quyết định này của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI. Mục sư John Milbank là một trong các thần học giả nổi tiếng nhất của thế giới Anh giáo và tin lành. Hiện nay mục sư dậy môn tôn giáo, chính trị và luân lý tại đại học Nottingham bên Anh quốc.
Hỏi: Thưa mục sư, hồi Đức Ratzinger được bầu làm Giáo Hoàng người ta kể là mục sư đã kêu lên: ”Tôi hy vọng rằng vị Giáo Hoàng này có thể tái áp đặt sự hiệp nhất các tín hữu Kitô”, có đúng thế không?
Đáp: Tôi không nhớ rõ là mình có nói như thế không, nhưng chắc chắn là tôi đã nói rằng với vị Giáo Hoàng này Kitô hữu có thể bắt đầu tìm lại sự hiệp nhất. Tôi tin thế bởi vì nền thần học của ngài khai triển truyền thống thần học mới hướng tới chỗ sát nhập lý trí và đức tin là điều rất hấp dẫn đối với các tín hữu chính thống và anh giáo.
Hỏi: Thế mục sư nghĩ gì về quyết định của Đức Thánh Cha ban bố Tông hiến tiếp đón các tín hữu anh giáo muốn gia nhập công giáo?
Đáp: Tôi tin rằng đây là điều rất đáng kể. Trước hết vì nó thừa nhận một gía trị nào đó của truyền thống anh giáo. Tiếp đến nó cho thấy Đức Thánh Cha thừa nhận rằng Giáo hội Công Giáo có thể được diễn tả trong nhiều văn hóa khác biệt. Và thứ ba vì nó tạo ra một cơ may cho phép một nhóm tín hữu công giáo có hàng giáo sĩ lập gia đình, như trong Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp sự kiện hàng giáo sĩ có gia đình là một gia tài của qúa khứ. Sau cùng theo tôi Đức Thánh Cha Biển Đức XVI cho rằng ngày nay có một khả thể mới để tái hiệp nhất các Kitô hữu dưới quyền của Đức Giáo Hoàng.
Hỏi: Như thế theo mục sư đây không phải là một hành động ”hiếu chiến” như có người tưởng nghĩ?
Đáp: Chắc chắn là không rồi. Tôi nghĩ đúng hơn nó là một hành động sáng tạo, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI có trong trí các viễn tượng rộng rãi hơn là việc đem một số tín hữu anh giáo về dưới quyền của Ngài. Cả khi tôi thấy quyết định của Đức Thánh Cha khiến cho Đức Tổng Giám Mục Westminster bối rối, nhưng Đức Tổng Giám Mục đã trả lời một cách tích cực, và về lâu về dài nó sẽ có thể có lợi cho tất cả mọi Kitô hữu.
Hỏi: Có người nói rằng sự kiện này sẽ gây ra cảnh mất máu của các tín hữu anh giáo, mục sư có tin như thế không?
Đáp: Khó mà biết được. Nó có thể sinh ra hậu qủa này tại Bắc Mỹ. Bên Anh quốc Anh giáo được cột buộc chặt chẽ vào các giáo xứ, và trên bình diện pháp luật các giáo xứ này không dễ gì mà được chuyển qua quyền của Giáo Hội Công Giáo Roma. Và có nhiều tín hữu anh giáo sẽ tiếp tục cảm thấy do dự với tư tưởng phải ly dị với một hệ thống giáo xứ đâm rễ trong thực tại sống của họ một cách sâu đậm hơn là hệ thống giáo xứ công giáo tại Anh quốc.
Hỏi: Mục sư có nghĩ rằng quyết định này có thể trợ giúp Anh giáo đang phải trải qua một lúc khó khăn như hiện nay hay không?
Đáp: Chắc chắn là nó sẽ giúp nhiều người một cách cá nhân. Ngoài ra tôi nghĩ nó cũng góp phần tạo ra một khoảng không gian linh động giữa Anh giáo và Công giáo. Có thể là đa số các tín hữu anh giáo gần với Công giáo hơn sẽ bỏ Anh giáo, điều này có thể hướng Anh giáo tới Tin Lành trong chiều kích lớn hơn là đã xảy ra cho tới nay. Tuy nhiên tôi tin rằng nó sẽ không xảy ra đâu, trước hết vì những lý do mà tôi đã nêu trên kia. Thứ hai là bởi vì nhiều tín hữu anh giáo gần gũi với Công giáo, kể cả Đức Tổng Giám Mục Rowan Williams lại chấp nhận việc truyền chức linh mục cho nữ giới.
Tôi tin rằng bên Italia này nhiều người sẽ ngạc nhiên, khi biết rằng nhiều tín hữu anh giáo với Đức Tổng Giám Mục Williams đứng hàng đầu, đồng ý với Đức Giáo Hoàng liên quan tới mọi đề tài thần học và giáo hội học, kể cả một vài lập trường đối với tính dục và vần đề phái tính, nhưng họ vẫn tiếp tục tin rằng phụ nữ có thể được truyền chức linh mục một cách có gía trị, và tôi cũng là người ở trong số những người nghĩ như vậy.
Hỏi: Theo mục sư cuộc đối thoại đại kết có được lợi ích gì từ tình trạng sắp sửa thành hình hay không?
Đáp: Tôi tin là có, chính nhờ khoảng không linh động đó. Các tín hữu anh giáo hiệp nhất này có thể trở thành một cây cầu nối giữa tín hữu anh giáo và tín hữu công giáo. Tuy nhiên tôi cũng nghĩ rằng một trong các hậu qủa của tình trạng này có nguy cơ trở thành mâu thuẫn, vì về lâu về dài nó có thể gia tăng cuộc thảo luận liên quan tới việc truyền chức linh mục cho nữ giới trong Giáo Hội công giáo. Chính tôi đã bị ấn tượng bởi sự kiện một số các người trẻ công giáo thủ cựu rất thích nhận Thánh Thể từ tay các phụ nữ linh mục anh giáo. Nhưng khó mà có thể đoán trước được. Hiện nay thì chúng ta phải tiếp nhận sáng kiến này của Đức Thánh Cha, nó chứng minh cho thấy óc tưởng tượng hơn là thái độ xu thời. Phần lớn phong trào đại kết đa phương đã không dẫn đưa tới đâu hết. Trái lại hành động một chiều này đã thực sự mở ra một khoảng không gian mới của sự hiệp thông liên giáo hội.
(SD 20-10-2009; Avvenire 30-10-2009)
Ngày 20-10-2009, Đức Hồng Y William Levada, Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin đã chủ sự một cuộc họp báo và cho biết Đức Thánh Cha Biển Đức XVI sắp công bố Tông Hiến cho phép thành lập các Giáo Hạt tòng nhân (Ordinariato personale) dành cho các giáo sĩ và giáo dân cựu Anh giáo trở về hiệp nhất với Công Giáo. Giáo Hạt tòng nhân là một loại giáo phận không lãnh thổ, dành cho các giáo sĩ và giáo dân Anh giáo trở về hiệp nhất với Giáo Hội Công Giáo.
Đức Hồng Y William Levada cũng cho biết rằng từ lâu nhiều tín hữu Anh giáo đã ngỏ ý xin hiệp nhất trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo, đồng thời vẫn duy trì một số yếu tố thuộc gia sản tinh thần và phụng vụ Anh giáo. Đức Thánh Cha đáp ứng nguyện vọng trên đây và cho phép thành lập Giáo hạt tòng nhân.
Tông hiến của Đức Thánh Cha sẽ được công bố trong vòng vài tuần lễ tới đây, qua đó ngài cho phép truyền chức Linh Mục Công Giáo cho các giáo sĩ cựu Anh giáo đã lập gia đình, nhưng không cho phép truyền chức Giám Mục cho những người đã lập gia đình. Vị Bản quyền của Giáo hạt tòng nhân có thể là một Linh Mục hoặc một Giám Mục không lập gia đình. Các chủng sinh của Giáo hạt được huấn luyện cùng với các chủng sinh Công Giáo, tuy Giáo hạt có thể mở nhà đào tạo riêng để đáp ứng nhu cầu huấn luyện trong gia sản Anh giáo.
Đức Hồng Y Levada cũng nói rằng các Giáo hạt tòng nhân sẽ được thiết lập theo nhu cầu, sau khi tham khảo ý kiến các Hội Đồng Giám Mục địa phương và cơ cấu của Giáo hạt tòng nhân cũng phần nào tương tự như các Giáo hạt quân đội.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI hy vọng rằng các giáo sĩ và giáo dân Anh giáo sẽ tìm được trong cơ cấu giáo luật này cơ hội bảo tồn các truyền thống Anh giáo quí giá đối với họ và phù hợp với đức tin Công Giáo. Sự hiệp nhất với Giáo Hội không đòi hỏi sự đồng nhất, không biết tới những khác biệt văn hóa, như lịch sử Kitô giáo đã chứng tỏ.
Trong cùng ngày 20-10-2009 Đức Cha Vincent Nichols, Tổng Giám Mục giáo phận Westminster, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Anh quốc, và Tiến Sĩ Rowan Williams, Giáo Chủ Liên hiệp Anh giáo, đã công bố tuyên ngôn chung về việc Đức Thánh Cha sắp công bố Tông Hiến nhắm đáp ứng yêu cầu từ vài năm nay của các nhóm Anh giáo muốn được hiệp nhất trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo.
Hai vị khẳng định rằng việc loan báo Tông Hiến này chấm dứt một giai đoạn bấp bênh đối với các nhóm tín hữu Anh giáo ấy và nay họ có nhiệm vụ đáp ứng Tông Hiến. Văn kiện này nhìn nhận những điểm chung trong đức tin, đạo lý và linh đạo giữa Giáo Hội Công Giáo và truyền thống Anh giáo. Nếu không có những cuộc đối thoại trong 40 năm qua, thì sự nhìn nhận này chắc chắn không thể xảy ra được và cũng không có viễn tượng hiệp nhất hữu hình trọn vẹn.
Theo nghĩa đó, Tông Hiến là một kết quả của việc đối thoại đại kết giữa GIáo Hội Công Giáo và Liên Hiệp Anh giáo. Sự tiếp tục đối thoại chính thức sẽ tạo căn bản cho việc tiếp tục cộng tác giữa hai bên.
Trong những năm gần đây, nhất là từ sau khi Anh giáo cho phép truyền chức Linh Mục cho phụ nữ, rồi một số giáo tỉnh cho phép truyền chức Giám Mục cho người đồng tính luyến ái và chúc hôn cho những cặp đồng phái, có nhiều tín hữu Anh giáo tuyên bố ly khai với Liên hiệp Anh giáo, một số khác muốn hiệp nhất với Công Giáo.
Anh giáo hiện có khoảng 80 triệu tín hữu hơn phân nửa bên Phi châu: đông nhất là tại Anh quốc 26 triệu, tiếp đến là bên Nigeria 17,5 triệu, Uganda 8 triệu, Sudan 5 triệu, Úc 3,8 triệu, Hoa Kỳ 2, triệu, Kenya 2,5 triệu, Tanzania 2 triệu, miền Nam Phi châu 2 triệu miền Tây Phi châu 1 triệu, các đảo thuộc Anh quốc 777.000, miền Trung Phi châu 600.000 và Niu Dilen 584.000.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của mục sư John Milbank về quyết định này của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI. Mục sư John Milbank là một trong các thần học giả nổi tiếng nhất của thế giới Anh giáo và tin lành. Hiện nay mục sư dậy môn tôn giáo, chính trị và luân lý tại đại học Nottingham bên Anh quốc.
Hỏi: Thưa mục sư, hồi Đức Ratzinger được bầu làm Giáo Hoàng người ta kể là mục sư đã kêu lên: ”Tôi hy vọng rằng vị Giáo Hoàng này có thể tái áp đặt sự hiệp nhất các tín hữu Kitô”, có đúng thế không?
Đáp: Tôi không nhớ rõ là mình có nói như thế không, nhưng chắc chắn là tôi đã nói rằng với vị Giáo Hoàng này Kitô hữu có thể bắt đầu tìm lại sự hiệp nhất. Tôi tin thế bởi vì nền thần học của ngài khai triển truyền thống thần học mới hướng tới chỗ sát nhập lý trí và đức tin là điều rất hấp dẫn đối với các tín hữu chính thống và anh giáo.
Hỏi: Thế mục sư nghĩ gì về quyết định của Đức Thánh Cha ban bố Tông hiến tiếp đón các tín hữu anh giáo muốn gia nhập công giáo?
Đáp: Tôi tin rằng đây là điều rất đáng kể. Trước hết vì nó thừa nhận một gía trị nào đó của truyền thống anh giáo. Tiếp đến nó cho thấy Đức Thánh Cha thừa nhận rằng Giáo hội Công Giáo có thể được diễn tả trong nhiều văn hóa khác biệt. Và thứ ba vì nó tạo ra một cơ may cho phép một nhóm tín hữu công giáo có hàng giáo sĩ lập gia đình, như trong Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp sự kiện hàng giáo sĩ có gia đình là một gia tài của qúa khứ. Sau cùng theo tôi Đức Thánh Cha Biển Đức XVI cho rằng ngày nay có một khả thể mới để tái hiệp nhất các Kitô hữu dưới quyền của Đức Giáo Hoàng.
Hỏi: Như thế theo mục sư đây không phải là một hành động ”hiếu chiến” như có người tưởng nghĩ?
Đáp: Chắc chắn là không rồi. Tôi nghĩ đúng hơn nó là một hành động sáng tạo, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI có trong trí các viễn tượng rộng rãi hơn là việc đem một số tín hữu anh giáo về dưới quyền của Ngài. Cả khi tôi thấy quyết định của Đức Thánh Cha khiến cho Đức Tổng Giám Mục Westminster bối rối, nhưng Đức Tổng Giám Mục đã trả lời một cách tích cực, và về lâu về dài nó sẽ có thể có lợi cho tất cả mọi Kitô hữu.
Hỏi: Có người nói rằng sự kiện này sẽ gây ra cảnh mất máu của các tín hữu anh giáo, mục sư có tin như thế không?
Đáp: Khó mà biết được. Nó có thể sinh ra hậu qủa này tại Bắc Mỹ. Bên Anh quốc Anh giáo được cột buộc chặt chẽ vào các giáo xứ, và trên bình diện pháp luật các giáo xứ này không dễ gì mà được chuyển qua quyền của Giáo Hội Công Giáo Roma. Và có nhiều tín hữu anh giáo sẽ tiếp tục cảm thấy do dự với tư tưởng phải ly dị với một hệ thống giáo xứ đâm rễ trong thực tại sống của họ một cách sâu đậm hơn là hệ thống giáo xứ công giáo tại Anh quốc.
Hỏi: Mục sư có nghĩ rằng quyết định này có thể trợ giúp Anh giáo đang phải trải qua một lúc khó khăn như hiện nay hay không?
Đáp: Chắc chắn là nó sẽ giúp nhiều người một cách cá nhân. Ngoài ra tôi nghĩ nó cũng góp phần tạo ra một khoảng không gian linh động giữa Anh giáo và Công giáo. Có thể là đa số các tín hữu anh giáo gần với Công giáo hơn sẽ bỏ Anh giáo, điều này có thể hướng Anh giáo tới Tin Lành trong chiều kích lớn hơn là đã xảy ra cho tới nay. Tuy nhiên tôi tin rằng nó sẽ không xảy ra đâu, trước hết vì những lý do mà tôi đã nêu trên kia. Thứ hai là bởi vì nhiều tín hữu anh giáo gần gũi với Công giáo, kể cả Đức Tổng Giám Mục Rowan Williams lại chấp nhận việc truyền chức linh mục cho nữ giới.
Tôi tin rằng bên Italia này nhiều người sẽ ngạc nhiên, khi biết rằng nhiều tín hữu anh giáo với Đức Tổng Giám Mục Williams đứng hàng đầu, đồng ý với Đức Giáo Hoàng liên quan tới mọi đề tài thần học và giáo hội học, kể cả một vài lập trường đối với tính dục và vần đề phái tính, nhưng họ vẫn tiếp tục tin rằng phụ nữ có thể được truyền chức linh mục một cách có gía trị, và tôi cũng là người ở trong số những người nghĩ như vậy.
Hỏi: Theo mục sư cuộc đối thoại đại kết có được lợi ích gì từ tình trạng sắp sửa thành hình hay không?
Đáp: Tôi tin là có, chính nhờ khoảng không linh động đó. Các tín hữu anh giáo hiệp nhất này có thể trở thành một cây cầu nối giữa tín hữu anh giáo và tín hữu công giáo. Tuy nhiên tôi cũng nghĩ rằng một trong các hậu qủa của tình trạng này có nguy cơ trở thành mâu thuẫn, vì về lâu về dài nó có thể gia tăng cuộc thảo luận liên quan tới việc truyền chức linh mục cho nữ giới trong Giáo Hội công giáo. Chính tôi đã bị ấn tượng bởi sự kiện một số các người trẻ công giáo thủ cựu rất thích nhận Thánh Thể từ tay các phụ nữ linh mục anh giáo. Nhưng khó mà có thể đoán trước được. Hiện nay thì chúng ta phải tiếp nhận sáng kiến này của Đức Thánh Cha, nó chứng minh cho thấy óc tưởng tượng hơn là thái độ xu thời. Phần lớn phong trào đại kết đa phương đã không dẫn đưa tới đâu hết. Trái lại hành động một chiều này đã thực sự mở ra một khoảng không gian mới của sự hiệp thông liên giáo hội.
(SD 20-10-2009; Avvenire 30-10-2009)