1. Bà-Nang, ngày 16/11/2009:
Mãi đến bây giờ, chúng tôi mới có thể đến được với anh chị em dân tộc Bà-Nang thuộc huyện Đakrông. Tuy cơn bão và lũ số 9 đã qua, nhưng để đến đó thì chúng tôi phải chờ đợi cho đến tận hôm nay, sau 3 lần hẹn, vì đường xá hiểm trở, khó khăn.
Số anh em dân tộc ở đây thật đông. Chúng tôi phải vựơt qua lộ trình 36 km đường đèo tính từ cầu Đakrông, mới đến được với anh em Bà-Nang. Qua những cua nhỏ hẹp, đoạn đường quanh co, những cây số đường đèo cao, những chiếc cầu bêtông mà mặt cầu cúi sát dòng sông, nước chảy xiết... Khi chúng tôi đến nơi thì anh em dân tộc đã có mặt đầy đủ. Với 500 gia đình. Trời đã tạnh ráo nên mỗi gia đình đến khoảng 2-3 người, đem theo các trẻ em, nên số người đông hẳn lên, nhiều trẻ em không có lấy một mãnh quần hoặc manh áo... thân trần trụi tự nhiên của thời Adong-Eva... anh em ngồi từ đường vào tận nơi để hàng cứu trợ, trên các lối đi, bên lề đường, dọc bờ thành, nơi có bóng cây che mát, khuôn mặt trầm ngâm, nước da đen sậm, họ nói chuyện với nhau bằng ngôn ngữ riêng. ..
Bên cạnh Trụ sở xã Bà- Nang là một khu đất rộng, đẹp, người ta đã dành ưu tiên để xây dựng ngôi trường Trung học cơ sở cho con em dân tộc trong xã miền núi nầy. Chúng tôi đem theo hơn 200 bộ áo quần đồng phục cho các em của trường, vì cơn lũ dữ đã mang đi rất nhiều quần áo, sách vở, đồ đạc và cả hoa màu của vùng nầy, người dân đang phải đối mặt với những ngày tháng lạnh giá sắp tới. Trong khi trò chuyện với bà mẹ bên cạnh những đứa con của họ, thân trần truồng, chẳng còn mãnh vải che thân, chúng tôi hỏi: Sao không mặc quần áo cho cháu? - người mẹ trả lời gọn với nụ cười rất ư là đơn sơ: - không có. - Vậy ban đêm ngủ thì sao? " Mế" ấy trả lời: thì đắp lại mà ngủ (thật sự thì chúng tôi cũng không thể tưởng tượng được họ đắp cho các cháu bé nầy cái gì cho đủ ấm: - chăn ư? hay cũng chỉ là những tấm vải sơ sài, những tấm nilông lạnh ngắt vô cảm ???)
Hôm nay có thể là một ngày vui của họ, vì chúng tôi còn nhận thấy anh em còn được nhận thêm mỗi gia đình một ít dầu thắp, (dầu "zoan"), chứng tỏ rằng, ở đây những ngày vừa qua thiếu cả ánh sáng, vì dây điện đứt, hoặc ở xa quá, đường dây điện chưa có thể tải ánh sáng đến cho căn nhà thiếu thốn của họ. Nhiều thôn trong xã tập trung đến nhận quà (vì đã lâu, sau cơn bảo số 9, có nhiều đường vẫn chưa lưu thông được!. Họ nhận thêm một ít áo quần cứu trợ, ít thực phẩm, cũng như những bao mì tôm mà giấy gói đã ngã màu ...)
Việc phân phối gạo, muối, bột ngọt cũng gần xong, chúng tôi trở lại thăm các cô thầy trường THCS Bà-Nang, những người vất vả đem con chữ lên cho vùng cao nầy. Sau cơn bão lũ, các cô thầy trụ đây với các học sinh, muốn cho các em không bỏ học, các thầy cô phải đi tìm trò, vì các em không còn muốn đến trường sau khi đã bị trôi sách vở và áo quần. Vả lại, việc học Tiếng Việt đối với các em thật khó khăn, các em phải vượt qua từ 3-12km đồi núi để đến trường, là một nỗ lực lớn cần được khích lệ luôn...
Các cô thầy đem ánh sáng văn minh cho vùng nầy, sự nhiệt tình, hy sinh ngày đêm; cái khó cho thầy cô là thiếu cả những nhu cầu vật chất để sinh sống, vì quá xa chợ và phương tiện đi lại thì rất khó khăn và nhiêu khê. Thầy Hiệu Trưởng Song tâm sự: "Con tim của người thầy thì nhiệt tình, nhưng lâu không về xuôi thì nhớ nhà chịu không nỗi, bởi chiều chiều lúc hoàng hôn buông xuống, núi đồi phủ dày một màn sương mờ đục, không khí phả lạnh, yên lặng bao phủ tứ bề, chim rừng thi thoảng vọng lên đâu đó... thì buồn lắm, và nỗi nhớ nhà da diết không diễn tả được!!! Các thầy cô khác đồng tình: "chấp nhận gian nan và kiên nhẫn thì mới có thể ở đây lâu bền được!" Chúng tôi cảm phục những thầy cô còn rất trẻ đầy nghị lực trong việc dấn thân cho đời như thế !
Chúng tôi từ giả các thầy cô và số người về muộn, thấu cảm phần nào những gian khổ, tâm tình những cô thầy đang phục vụ ở đây...Rồi chúng tôi cũng phải vội vàng xuống núi thôi, vì nếu gặp trời mưa, xe chúng tôi có thể bị kẹt phía bên nầy những cây cầu mà dòng nước vẫn vô tình chảy qua... có thể gây chết người khi vừa chỉ một cơn mưa lớn!
2. Tân Long, ngày 24.11.2009
Hôm nay, một ngày thật đáng nhớ. Chúng tôi khởi hành từ Huế lúc 6giờ15, sau Thánh lễ trọng thể kính Các Thánh Tử đạo Việt Nam, chúng tôi ra đi với tâm trạng hân hoan, vui mừng hiệp thông với GHVN tại Sở Kiện ngày Khai mạc Năm Thánh trên miền đất lịch sử thắm máu các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Trên đường tới miền đất Lao Bảo nầy, nơi có nhà tù giam Cha Thánh Francois Jaccard Phan, và Cha thừa sai đáng kính Odôricô cũng chết rũ tù ở đây. Chúng tôi ý thức mình đi trên đoạn đường các Ngài đã đi. Hiệp thông cách sâu xa với toàn thể GHVN tại Sở Kiện, chúng tôi sốt sắng cất lên những bài thánh ca như: " Đây bài ca nghìn trùng, Tiếng nhạc oai hùng, Trên quê hương Việt Nam, Đẹp thay những bước chân; rồi đọc truyện Thánh Tử đạo... thật tràn đầy tâm tình yêu kính biết ơn đối với Giáo Hội Mẹ Việt Nam trong ngày nầy, trong Năm Thánh hồng phúc nầy.
Vùng đất Tân Long xe dễ đến, vì điểm tập trung ngay tại Trụ Sở xã Tân Long, ngay trên quốc lộ Đồng Hà - Lao Bảo. Khi chúng tôi đến, anh em đã khá đông, gồm người kinh lẫn người dân tộc. Số người nghèo và người bị bão lũ không ít, 358 gia đình, gồm các thôn vừa kinh vừa dân tộc, như: Làng Vay, Tân Hưng, Tân Thành, Tân Lập, Tân Long, Tân Hợp, Hướng Phùng, Xã Húc, Axing...
Quà anh em nhận được là 10kg gạo, muối, bột ngọt và áo quần, chúng tôi vui với niềm vui của họ trong lúc anh em đang khó khăn với cuộc sống!
Để đến đây, có nhiều anh em dân tộc phải đi từ 5-13 km mới đến nơi. Qua câu chuyện trao đổi, có rất nhiều nhà trong cơn bão số 9 đã phải nhịn đói 2,3 ngày, heo gà trôi theo dòng nước và hoa màu thì mất sạch... có những ông mệ già cô đơn trong cảnh nghèo giữa núi rừng bạt ngàn, thật cheo leo! Có một gia đình, Mẹ của Long (nhà Long cách Tân Long nầy khoảng 40 km đường rừng, khó đi., Bản của Long ở là Ta-ry II, Huyện Hướng Hoá. Long vì khuyết tật, chỉ đi bằng 2 tay, hiện đang ở với chị AnnaTrần thị Hiện MTG, tại Trung Tâm Mái Ấm Tình Thương, thị xã Đồng Hà, Quảng Trị, để đi làm và đi học), mẹ Long goá bụa cô thế cô thân, trong nhà không có con trai, đã cơ cực, đơn chiếc, thế mà lại còn bị người ta lợi dụng cơn mưa bão vừa qua, đến bắt đi con trâu cày, con trâu đi chở củi, làm rẫy... làm cho người đàn bà tội nghiệp nầy bỏ ăn và khóc ròng ba ngày! Có tội nghiệp không cơ chứ! Khi gặp lại người mẹ nầy, chúng tôi không khỏi xúc động khi thấy bà ôm lấy Long mà hôn lấy hôn để vì đã ba năm ròng chưa gặp Long ! Tình mẫu tử luôn tràn trề chan chứa trong trái tim người mẹ dù người ấy là kinh hay dân tộc, hay đang ở tận cùng trái đất! - Tôi phần nào thấm thía trái tim người Cha là Thiên Chúa, và Ngài đã yêu ta bằng trái tim người Mẹ, điều mà ta không thể diễn tả được khi ở trên trần gian nầy !
3. Tại trường Người Mù Đồng Hà, tỉnh Quảng trị, ngày 24.11.2009:
Từ Tân Long về, tuy đường xa, nhưng dễ đi, chúng tôi tranh thủ trở về Đồng Hà dùng cơm trưa lúc 2giờ 30, sau đó, vào lúc 3giờ chúng tôi còn 1 điểm nữa cho người mù tại Phường 5 thị xã Đông Hà. Ngoài những anh chị em đã có trong danh sách, hôm nay có thêm 29 vị là chủ tịch và phó chủ tịch của 14 Hội người mù Tỉnh Quảng Trị (dân tộc và người kinh), các vị ấy đang học vi tính dành cho người mù (sống nội trú 1 tuần) tại ngôi trường dành cho Hội... Chúng tôi đến chia sẻ 60 phần quà cho những anh chị em ở đây... Vì đã nhiều năm thân thiện, tiếp xúc, khám bệnh giúp vốn cho các Hội người mù ở địa bàn tỉnh Quảng Trị, nên chúng tôi dễ dàng tâm sự, chia sẻ những khó khăn tất yếu mà những vị nầy đang gặp và mang lấy trên bản thân của họ. Chúng tôi nói với nhau lời cám ơn rất chân tình và bịn rịn chia tay nhau. Cầu cho họ được ánh sáng chiếu soi trong tâm hồn, để họ có một trái tim sáng ngời khi chính họ cũng đang dùng cái TÂM và TRÍ - ĐỨC để phục vụ anh em cùng cảnh ngộ.
Trên đường trở lại Huế, chúng tôi tranh thủ viếng lăng kỷ niệm cái chết anh dũng của Hai Vị Thánh Tử đạo Jaccard Phan và Tôma Thiện chịu xử giảo taị pháp trường Nhan Biều,QT(năm 1838). Chúng tôi cảm thấy thật là hạnh phúc khi hoàn tất ngày làm việc của mình, được diễm phúc đặt chân lên mãnh đất đã thấm máu các Thánh tử đạo trên quê hương mình. Muôn vàn Tạ ơn Chúa.
Thế nhưng lòng chúng tôi lại vô cùng xót xa vì trước mắt chúng tôi là cả một sự tàn phá kinh khủng của cơn lũ nơi dòng sông Hiếu (sông Quảng Trị), tại thôn TRIỆU THƯỢNG: bải gỗ còn ngổn ngang, số gỗ đã mục nát nên không ai đem về nhà làm gì, cây cối, nhà cửa xiêu vẹo người dân chưa ổn định xong! Quảng trị tôi ơi! Sao quá tiêu điều như thế nầy !
4. Huyện Hướng Hóa, ngày 27.11.2009
Đây là nơi chị em Mến Thánh Giá Huế hay đến hằng tháng để khám bệnh, phát thuốc cho anh em Hội Người Mù, và giúp đỡ những người nghèo. Chúng tôi ưu tiên cho người mù, nhất là anh em dân tộc, vì giữa trăm ngàn nỗi cơ cực, thì nỗi đau của người mù tăng lên gấp bội, khi chung quanh họ chỉ là bóng đen bao phủ cả ngày lẫn đêm, những hố mắt sâu thẳm, những đôi mắt như mở nhưng đó cũng vẫn chỉ là bức tường ngăn cách họ với thế giới của ánh sáng, với màu sắc, và với người thân... Số gạo, áo quần, muối, bột ngọt, chúng tôi trao tận tay 268 phần quà, khám bệnh cấp thuốc cho anh em người mù và người nghèo.
Hôm nay, chúng tôi đến với dân vùng nầy vì số người nghèo ở đây khá đông, được gần gũi anh chị em, chia sẻ chút gì đó làm ấm lòng cho người thiếu thốn, neo đơn, mù loà thì thât hạnh phúc cho chúng tôi; chúng tôi biết ơn những người nghèo, vì qua những thành phần anh em khổ đau nầy, chúng tôi nhận biết thân phận của mình; được may mắn đến gặp gỡ, ân cần thăm hỏi sức khoẻ, điều trị một vài liều thuốc tri bệnh cho anh em, được chan hoà trong tình đồng loại thì thật là hạnh phúc, vì "cho thì phúc hơn là nhận", Thánh Phaolô đã nhắc nhở chúng ta như thế! Các bác sĩ và y tá khám chữa bệnh, phát thuốc đến chiều. Các nữ tu về đến nhà khi phố thị đã lên đèn.... Chúng tôi vui vì cái vui của anh chị em nghèo hôm nay có thêm cái ăn cái mặc trong hoàn cảnh khó khăn sau cơn lũ.
5. A-Ngo, ngày 28.11.2009:
Hy vọng quí vị độc giả và các ân nhân đã có dịp đọc bài về A-Ngo khi chúng tôi đến với Hội Người Mù sớm nhất sau bão lũ, một xã giáp với A-lưới, Thừa Thiên. Vẫn rất trăn trở và cảm thương cho vùng nầy khi chúng tôi nghe gió lạnh về, chúng tôi quyết định lên một lần nữa để có thể mang đến một chút quà cho tất cả dân ở đây.
Toàn xã nầy có 560 gia đình, trong cơn bão lũ vừa qua, có 121 gia đình bị cuối trôi và đổ sập. Xã bao gồm các thôn: La Lay, Adeng, Arong trên và Arong dưới, A La, A-Ngo, ăng-Công, Kỳ-Ne... dân miền núi ở đây sống, làm nhà gần với dòng sông, để dễ đi lại, gần nguồn nước, có một chút đất quanh nhà để trồng vài loại rau, chuối, cây bí rợ, người lên núi được thì phát rừng, tỉa lúa bắp, họ chỉ sống như thế, với đất trời và rừng cây. Củi, nước là thần, là bạn của họ, khi nước giận dữ gây lũ lụt với họ thì họ đành cam chịu, và lại bắt đầu từ số không, vẫn nhẫn nhịn, vẫn siêng năng, vẫn giơ lưng cho trời giữa lưng chừng núi và để cái nắng đốt cháy da của khí hậu miền Trường sơn khắt nghiệt.
Chúng tôi rất vui đã gặp được ở đây nhiều em bé rất ngoan và thông minh, đang theo học cấp I, chúng tôi múa hát và các em đã cùng múa hát với chúng tôi rất tự nhiên. Chúng tôi gặp được một số anh em kinh lên lập nghiệp, lấy chồng ở đây, nhưng xem ra họ cũng còn rất vất vã trong cuộc sống Nhiều khuôn mặt hớn hở vui cười vì nhận được quà, họ nói: "Có quà như thế nầy thì vui lắm, có cái ăn..." Chúng tôi mong cho họ vượt qua cái khó khăn trong hiện tại, để có đủ sức khoẻ, bình tâm vươn lên, vươn đến tương lai hầu mau thoát cái cảnh: "Gánh cực mà đổ lên non, cong lưng mà chạy cực còn chạy theo" (Ca dao VN)
Trời hôm nay nắng vui, nhưng không phải thế mà không thấm mệt... công việc đã xong, chúng tôi lên đường về xuôi... rừng núi bạt ngàn vẫn trước mắt, con đèo Trường Sơn quanh co dẫn lối chúng tôi về còn khoảng hơn 60 km nữa mới ra đến cầu Đakrông... Từ trên đường đèo, ẩn hiện qua khe đá và rừng cây, chúng tôi thấy các anh em dân tộc đang lội xuôi dòng nước trở về bản, mang trên vai một ít quà vừa nhận được, hình ảnh họ thật bé nhỏ giữa mênh mông đất trời...
Nt. Maria Nguyễn thị Tuyệt (MTG/Huế)
LỜI CẢM TẠ: Toàn thể chị em Mến Thánh Giá Huế xin chân thành cám ơn quý Hội bảo Trợ, quý ân nhân xa gần, quý bạn bè thân hữu, đã mở rộng vòng tay yêu thương gởi về những món quà đáng kể, để nhờ đó chúng tôi có đủ phương tiện cần thiết đến với đồng bào mình, đặc biệt ở nơi xa xôi hẻo lánh, vốn đã nghèo khổ, lại càng khó khăn hơn sau cơn lũ lụt vừa qua. Chị em chúng tôi như là chiếc cầu nối giữa quý ân nhân và anh chị em mình, đã đi đến tận nơi, gặp gỡ, thăm hỏi và trao gởi chút quà thân thương do quý vị gởi về, để một chút nào đó xoa dịu nỗi buồn mất mát của anh chị em mình trong lúc thử thách này. Chúng tôi xin chân thành biết ơn quý vị. Nguyện xin Thiên Chúa chúc lành và ban nhiều ơn phúc xuống trên quý ân nhân và trên gia quyến quý vị. Nt. Anna Trần Thị Hồng Túy, TPT HD MTG/Huế
Số anh em dân tộc ở đây thật đông. Chúng tôi phải vựơt qua lộ trình 36 km đường đèo tính từ cầu Đakrông, mới đến được với anh em Bà-Nang. Qua những cua nhỏ hẹp, đoạn đường quanh co, những cây số đường đèo cao, những chiếc cầu bêtông mà mặt cầu cúi sát dòng sông, nước chảy xiết... Khi chúng tôi đến nơi thì anh em dân tộc đã có mặt đầy đủ. Với 500 gia đình. Trời đã tạnh ráo nên mỗi gia đình đến khoảng 2-3 người, đem theo các trẻ em, nên số người đông hẳn lên, nhiều trẻ em không có lấy một mãnh quần hoặc manh áo... thân trần trụi tự nhiên của thời Adong-Eva... anh em ngồi từ đường vào tận nơi để hàng cứu trợ, trên các lối đi, bên lề đường, dọc bờ thành, nơi có bóng cây che mát, khuôn mặt trầm ngâm, nước da đen sậm, họ nói chuyện với nhau bằng ngôn ngữ riêng. ..
Việc phân phối gạo, muối, bột ngọt cũng gần xong, chúng tôi trở lại thăm các cô thầy trường THCS Bà-Nang, những người vất vả đem con chữ lên cho vùng cao nầy. Sau cơn bão lũ, các cô thầy trụ đây với các học sinh, muốn cho các em không bỏ học, các thầy cô phải đi tìm trò, vì các em không còn muốn đến trường sau khi đã bị trôi sách vở và áo quần. Vả lại, việc học Tiếng Việt đối với các em thật khó khăn, các em phải vượt qua từ 3-12km đồi núi để đến trường, là một nỗ lực lớn cần được khích lệ luôn...
Các cô thầy đem ánh sáng văn minh cho vùng nầy, sự nhiệt tình, hy sinh ngày đêm; cái khó cho thầy cô là thiếu cả những nhu cầu vật chất để sinh sống, vì quá xa chợ và phương tiện đi lại thì rất khó khăn và nhiêu khê. Thầy Hiệu Trưởng Song tâm sự: "Con tim của người thầy thì nhiệt tình, nhưng lâu không về xuôi thì nhớ nhà chịu không nỗi, bởi chiều chiều lúc hoàng hôn buông xuống, núi đồi phủ dày một màn sương mờ đục, không khí phả lạnh, yên lặng bao phủ tứ bề, chim rừng thi thoảng vọng lên đâu đó... thì buồn lắm, và nỗi nhớ nhà da diết không diễn tả được!!! Các thầy cô khác đồng tình: "chấp nhận gian nan và kiên nhẫn thì mới có thể ở đây lâu bền được!" Chúng tôi cảm phục những thầy cô còn rất trẻ đầy nghị lực trong việc dấn thân cho đời như thế !
Chúng tôi từ giả các thầy cô và số người về muộn, thấu cảm phần nào những gian khổ, tâm tình những cô thầy đang phục vụ ở đây...Rồi chúng tôi cũng phải vội vàng xuống núi thôi, vì nếu gặp trời mưa, xe chúng tôi có thể bị kẹt phía bên nầy những cây cầu mà dòng nước vẫn vô tình chảy qua... có thể gây chết người khi vừa chỉ một cơn mưa lớn!
2. Tân Long, ngày 24.11.2009
Hôm nay, một ngày thật đáng nhớ. Chúng tôi khởi hành từ Huế lúc 6giờ15, sau Thánh lễ trọng thể kính Các Thánh Tử đạo Việt Nam, chúng tôi ra đi với tâm trạng hân hoan, vui mừng hiệp thông với GHVN tại Sở Kiện ngày Khai mạc Năm Thánh trên miền đất lịch sử thắm máu các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Trên đường tới miền đất Lao Bảo nầy, nơi có nhà tù giam Cha Thánh Francois Jaccard Phan, và Cha thừa sai đáng kính Odôricô cũng chết rũ tù ở đây. Chúng tôi ý thức mình đi trên đoạn đường các Ngài đã đi. Hiệp thông cách sâu xa với toàn thể GHVN tại Sở Kiện, chúng tôi sốt sắng cất lên những bài thánh ca như: " Đây bài ca nghìn trùng, Tiếng nhạc oai hùng, Trên quê hương Việt Nam, Đẹp thay những bước chân; rồi đọc truyện Thánh Tử đạo... thật tràn đầy tâm tình yêu kính biết ơn đối với Giáo Hội Mẹ Việt Nam trong ngày nầy, trong Năm Thánh hồng phúc nầy.
Vùng đất Tân Long xe dễ đến, vì điểm tập trung ngay tại Trụ Sở xã Tân Long, ngay trên quốc lộ Đồng Hà - Lao Bảo. Khi chúng tôi đến, anh em đã khá đông, gồm người kinh lẫn người dân tộc. Số người nghèo và người bị bão lũ không ít, 358 gia đình, gồm các thôn vừa kinh vừa dân tộc, như: Làng Vay, Tân Hưng, Tân Thành, Tân Lập, Tân Long, Tân Hợp, Hướng Phùng, Xã Húc, Axing...
Quà anh em nhận được là 10kg gạo, muối, bột ngọt và áo quần, chúng tôi vui với niềm vui của họ trong lúc anh em đang khó khăn với cuộc sống!
3. Tại trường Người Mù Đồng Hà, tỉnh Quảng trị, ngày 24.11.2009:
Thế nhưng lòng chúng tôi lại vô cùng xót xa vì trước mắt chúng tôi là cả một sự tàn phá kinh khủng của cơn lũ nơi dòng sông Hiếu (sông Quảng Trị), tại thôn TRIỆU THƯỢNG: bải gỗ còn ngổn ngang, số gỗ đã mục nát nên không ai đem về nhà làm gì, cây cối, nhà cửa xiêu vẹo người dân chưa ổn định xong! Quảng trị tôi ơi! Sao quá tiêu điều như thế nầy !
4. Huyện Hướng Hóa, ngày 27.11.2009
Đây là nơi chị em Mến Thánh Giá Huế hay đến hằng tháng để khám bệnh, phát thuốc cho anh em Hội Người Mù, và giúp đỡ những người nghèo. Chúng tôi ưu tiên cho người mù, nhất là anh em dân tộc, vì giữa trăm ngàn nỗi cơ cực, thì nỗi đau của người mù tăng lên gấp bội, khi chung quanh họ chỉ là bóng đen bao phủ cả ngày lẫn đêm, những hố mắt sâu thẳm, những đôi mắt như mở nhưng đó cũng vẫn chỉ là bức tường ngăn cách họ với thế giới của ánh sáng, với màu sắc, và với người thân... Số gạo, áo quần, muối, bột ngọt, chúng tôi trao tận tay 268 phần quà, khám bệnh cấp thuốc cho anh em người mù và người nghèo.
Hôm nay, chúng tôi đến với dân vùng nầy vì số người nghèo ở đây khá đông, được gần gũi anh chị em, chia sẻ chút gì đó làm ấm lòng cho người thiếu thốn, neo đơn, mù loà thì thât hạnh phúc cho chúng tôi; chúng tôi biết ơn những người nghèo, vì qua những thành phần anh em khổ đau nầy, chúng tôi nhận biết thân phận của mình; được may mắn đến gặp gỡ, ân cần thăm hỏi sức khoẻ, điều trị một vài liều thuốc tri bệnh cho anh em, được chan hoà trong tình đồng loại thì thật là hạnh phúc, vì "cho thì phúc hơn là nhận", Thánh Phaolô đã nhắc nhở chúng ta như thế! Các bác sĩ và y tá khám chữa bệnh, phát thuốc đến chiều. Các nữ tu về đến nhà khi phố thị đã lên đèn.... Chúng tôi vui vì cái vui của anh chị em nghèo hôm nay có thêm cái ăn cái mặc trong hoàn cảnh khó khăn sau cơn lũ.
5. A-Ngo, ngày 28.11.2009:
Toàn xã nầy có 560 gia đình, trong cơn bão lũ vừa qua, có 121 gia đình bị cuối trôi và đổ sập. Xã bao gồm các thôn: La Lay, Adeng, Arong trên và Arong dưới, A La, A-Ngo, ăng-Công, Kỳ-Ne... dân miền núi ở đây sống, làm nhà gần với dòng sông, để dễ đi lại, gần nguồn nước, có một chút đất quanh nhà để trồng vài loại rau, chuối, cây bí rợ, người lên núi được thì phát rừng, tỉa lúa bắp, họ chỉ sống như thế, với đất trời và rừng cây. Củi, nước là thần, là bạn của họ, khi nước giận dữ gây lũ lụt với họ thì họ đành cam chịu, và lại bắt đầu từ số không, vẫn nhẫn nhịn, vẫn siêng năng, vẫn giơ lưng cho trời giữa lưng chừng núi và để cái nắng đốt cháy da của khí hậu miền Trường sơn khắt nghiệt.
Trời hôm nay nắng vui, nhưng không phải thế mà không thấm mệt... công việc đã xong, chúng tôi lên đường về xuôi... rừng núi bạt ngàn vẫn trước mắt, con đèo Trường Sơn quanh co dẫn lối chúng tôi về còn khoảng hơn 60 km nữa mới ra đến cầu Đakrông... Từ trên đường đèo, ẩn hiện qua khe đá và rừng cây, chúng tôi thấy các anh em dân tộc đang lội xuôi dòng nước trở về bản, mang trên vai một ít quà vừa nhận được, hình ảnh họ thật bé nhỏ giữa mênh mông đất trời...
Nt. Maria Nguyễn thị Tuyệt (MTG/Huế)
LỜI CẢM TẠ: Toàn thể chị em Mến Thánh Giá Huế xin chân thành cám ơn quý Hội bảo Trợ, quý ân nhân xa gần, quý bạn bè thân hữu, đã mở rộng vòng tay yêu thương gởi về những món quà đáng kể, để nhờ đó chúng tôi có đủ phương tiện cần thiết đến với đồng bào mình, đặc biệt ở nơi xa xôi hẻo lánh, vốn đã nghèo khổ, lại càng khó khăn hơn sau cơn lũ lụt vừa qua. Chị em chúng tôi như là chiếc cầu nối giữa quý ân nhân và anh chị em mình, đã đi đến tận nơi, gặp gỡ, thăm hỏi và trao gởi chút quà thân thương do quý vị gởi về, để một chút nào đó xoa dịu nỗi buồn mất mát của anh chị em mình trong lúc thử thách này. Chúng tôi xin chân thành biết ơn quý vị. Nguyện xin Thiên Chúa chúc lành và ban nhiều ơn phúc xuống trên quý ân nhân và trên gia quyến quý vị. Nt. Anna Trần Thị Hồng Túy, TPT HD MTG/Huế