MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM
« Năm 2010 ghi dấu những sự kiện quan trọng trong lịch sử Giáo Hội Việt Nam: 350 năm thiết lập hai giáo phận tông tòa Ðàng Ngoài và Ðàng Trong (1659-2009), 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm tại Việt Nam (1960-2010). Ðây là thời điểm cho chúng ta nhìn lại quá khứ để tạ ơn Chúa và lắng nghe bài học lịch sử, nhìn vào hiện tại để nhận diện những thuận lợi và thách đố, nhìn tới tương lai để cùng nhau canh tân đời sống và xây dựng Giáo Hội theo đúng thánh ý Thiên Chúa ». (Thư Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi Cộng đồng Dân Chúa công bố Năm Thánh 2010 », ngày 09.10.2009)
Trong chiều hướng nhìn lại quá khứ lịch sử ấy, để MỪNG NĂM THÁNH 2010, mời bạn đọc lùi về dĩ vãng, « XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM », từ năm 1659.
Bài 3:
SẮC CHỈ VENERABILIUM NOSTRORUM NGÀY 24-11-1960
THIẾT LẬP PHẨM TRẬT GIÁO HỘI TẠI VIỆT NAM
300 năm sau ngày thành lập hai Giáo Phận Tông Tòa đầu tiên ở Việt Nam, từ 1659 đến 1960, Giáo Hội Việt Nam đã phát triển và lớn mạnh rõ rệt. Về số tín hữu, từ 100.000 đã tăng lên tới 2.096.540. Về số giáo phận, từ 2 đã tăng lên đến 20.
Sắc chỉ Venerabilium Nostrorum, do Đức Thánh Cha Gioan XXIII ban hành ngày 24 tháng 11 năm 1960 đã là một tiếng nói chính thức và oai nghiêm của Giáo Hội để công nhận sự tăng trưởng và lớn mạnh của Giáo Hội tại Việt Nam.
Sắc chỉ đã nâng 17 giáo phận tông tòa hiện hữu lên hàng giáo phận chính tòa và thành lập thêm 3 giáo phận chính tòa mới. Mỗi Giáo Phận Chính Tòa đều có một Nhà Thờ Chính Tòa.
Tất cả 20 giáo phận chính tòa được tổ chức thành 3 Giáo Tỉnh.
GIÁO TỈNH HÀ NỘI qui tụ 10 giáo phận, là Hà Nội, Lạng Sơn, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hưng Hóa, Thái Bình, Bùi Chu, Phát Diệm, Thanh Hóa, Vinh.
GIÁO TỈNH HUẾ có 4 giáo phận: Huế, Quy Nhơn, Nha Trang, Kon Tum.
GIÁO TỈNH SÀI GÒN gồm 6 giáo phận: Sài Gòn, Vĩnh Long, Cần Thơ, và 3 giáo phận mới lập là Đà Lạt, Mỹ Tho, Long Xuyên.
Mười lăm Giám Mục Đại Diện Tông Tòa hay Giám Quản Tông Tòa được thăng thành Giám Mục Chính Tòa. Bốn Giám Mục Chính Tòa mới được bổ nhiệm. Mỗi Giám Mục Chính Tòa sẽ là Giám Mục Chính Tòa của một Giáo Phận Chính Tòa. Trừ Đức Giám Mục Phêrô Khuất Văn Tạo, Giám quản Hải Phòng với hiệu tòa Caralliensi từ nay là Giám mục Chính tòa Địa phận Hải Phòng đồng thời kiêm Giám quản Địa phận Bắc Ninh. Trên tổng số 19 Giám Mục Chính Tòa, 17 là Giám Mục người việt nam, chỉ có hai là người pháp và thuộc Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris. Đó là Đức cha Marcellô Piquet, Nha Trang và Đức Cha Phaolô Seitz, Kontum.
Ngoài việc thành lập Ba Giáo Tỉnh với 20 Giáo Phận Chính Tòa và việc đặt để 19 Giám Mục Chính Tòa, Sắc Chỉ còn nêu lên 7 điểm liên hệ đến việc điều hành giáo phận của các Giám Mục Chính Tòa:
• Ta cũng ban cho các Địa phận vừa nói và các Địa phận khác đã kể trên, cho các nhà thờ Chính tòa cũng như các Giám mục lãnh đạo được mọi quyền lợi, danh dự, đặc ân thích xứng.
• Đối với các Giám mục lãnh đạo, Ta còn đặt thêm trọng trách và nhiệm vụ.
• Tất cả các Địa phận trên đây sẽ tiếp tục trực thuộc Thánh Bộ Truyền Giáo,
• Trong các Địa phận mới này, thuộc Giám mục Chính tòa cũng như Tổng Giám mục Chính tòa, nếu vì hoàn cảnh sự vụ hay địa phương, chưa thể thành lập Kinh Sĩ Hội, thì phải lựa đặt Ban Cố vấn Địa phận theo Giáo luật, và một khi Kinh Sĩ Hội được thành lập, Ban Cố vấn tức khắc chấm dứt nhiệm vụ.
• Các vị lãnh đạo cũng phải đặc biệt lưu ý việc đào luyện thanh niên có triển vọng lên chức Linh mục: họ là hướng đạo tương lai của giáo dân.
• Ngân quỹ Giám tòa thành bởi của cải Địa phận hiện có, lợi tức Giám tòa, tặng vật người ta tự cúng và tiền Thánh Bộ Truyền Giáo trợ cấp.
• Việc cai quản và điều hành Địa phận, quyền lợi Giáo sĩ và Giáo dân, bổ nhiệm vị đại diện Kinh Sĩ Hội khi trống ngôi và mọi việc khác, thì cứ chiếu Giáo luật mà thi hành
Sắc chỉ đã được viết như sau:
Gioan Giám mục,
Tôi tá các tôi tá Thiên Chúa để ghi nhớ muôn đời.
Chư huynh đáng kính, vị hồng y Giáo hội Roma, phụ trách tại Thánh bộ Truyền giáo, sau khi tham thảo ý kiến hiền tử Mario Brini, Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương, đã nghĩ việc thiết lập phẩm trật Giáo Hội tại Việt Nam là thích thời và tối lợi cho giáo sự. Ta đây cũng đồng ý, lại tự suy xét chín chắn và thêm ý kiến những người liên hệ, Ta lấy quyền Tông Tòa mà quyết định và truyền thi hành như sau: Tại Việt Nam sẽ thành lập ba Giáo Tỉnh, tức là:
GIÁO TỈNH HÀ NỘI: gồm Tổng giám mục Hà nội, tới nay chỉ là đại diện tông tòa, với nhà thờ chính tòa danh hiệu Thánh Giuse, và thêm những giám tòa thuộc hạt từ nay cũng hết là Đại diện Tông tòa, để trở nên địa phận chính tòa, tức là:
• Lạng Sơn với nhà thờ chính tòa danh hiệu Thánh Đa Minh hiển tu;
• Hải Phòng và Bắc Ninh với hai nhà thờ chính tòa danh hiệu Nữ Vương rất thánh Văn côi;
• Hưng Hóa với nhà thờ chính tòa danh hiệu Đức Mẹ Lên Trời;
• Thái Bình với nhà thờ chính tòa danh hiệu Thánh Tâm Chúa Giêsu;
• Bùi Chu với nhà thờ chính tòa danh hiệu Nữ Vương rất thánh Văn côi;
• Phát Diệm với nhà thờ chính tòa danh hiệu Nữ Vương rất thánh Văn côi;
• Thanh Hóa với nhà thờ chính tòa danh hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội;
• Vinh với nhà thờ chính tòa danh hiệu Đức Mẹ Lên Trời;
GIÁO TỈNH HUẾ: gồm Tổng giám mục Huế, trước đây chỉ là đại diện tông tòa, với nhà thờ chính tòa danh hiệu Trái Tim Cực Sạch Đức Mẹ, và thêm các giám tòa thuộc hạt để được trở thành địa phận chính tòa:
• Qui Nhơn với nhà thờ chính tòa danh hiệu Đức Mẹ Lên Trời;
• Nha Trang với nhà thờ chính tòa Chúa Giêsu Vua;
• KonTum với nhà thờ chính tòa danh hiệu Đức Mẹ vô nhiễm Nguyên tội.
Sau cùng,
GIÁO TỈNH SÀIGÒN: gồm Tổng giám mục Sài Gòn, trước đây chỉ là đại diện tông tòa, với nhà thờ chính tòa danh hiệu Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên Tội, và thêm các địa phận thuộc hạt trước kia chỉ là đại diện tông tòa, tức là:
• Vĩnh Long với nhà thờ chính tòa danh hiệu Bà Thánh Anna, thân mẫu Đức Maria;
• Cần Thơ với nhà thờ chính tòa danh hiệu Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Và các địa phận mới được thành lập:
• Đà Lat với nhà thờ chính tòa danh hiệu Thánh Nicola Bari;
• Mỹ Tho với nhà thờ chính tòa danh hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
• Long Xuyên với nhà thờ chính tòa sắp được xây dựng.
Ta cũng lệnh cho các địa phận Lạng Sơn, Hải Phòng, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Thái Bình, Huế, đến nay vẫn do Hội Thừa Sai BaLê và Dòng Đa Minh điều khiển, và các Địa phận mới Đà Lạt, Mỹ Tho, Long Xuyên, tất cả các địa phận kể trên từ nay sẽ trao cho giáo sĩ triều Việt Nam quản nhậm. Ta cũng ban cho các địa phận vừa nói và các địa phận khác đã kể trên, cho các nhà thờ Chính tòa cũng như các Giám mục lãnh đạo được mọi quyền lợi, danh dự, đặc ân thích xứng. Đối với các Giám mục lãnh đạo, Ta còn đặt thêm trọng trách và nhiệm vụ. Tất cả các địa phận trên đây sẽ tiếp tục trực thuộc Thánh bộ Truyền giáo, còn các giám mục lãnh đạo thì ta thuyên chuyển như sau:
• Thân huynh đáng kính Giuse Maria Trịnh Như Khuê, trước đây là Đại diện Tông tòa với hiệu tòa Synaitana, từ nay là Tổng giám mục Hà Nội.
• Thân huynh đáng kính Vicentê Phạm văn Dụ, Giám quản Lạng Sơn với hiệu tòa Bosetana từ nay là Giám mục chính tòa địa phận Lạng Sơn.
• Thân huynh đáng kính Phêrô Khuất Văn Tạo, Giám quản Hải Phòng với hiệu tòa Caralliensi từ nay là Giám mục chính tòa địa phận Hải Phòng đồng thời kiêm Giám quản địa phận Bắc Ninh.
• Thân huynh đáng kính Phêrô Nguyễn Huy Quang, Giám quản Hưng Hóa với hiệu tòa Claudiopolitana xứ Isauria, từ nay là Giám mục chính tòa địa phận Hưng Hóa.
• Thân huynh đáng kính Đaminh Đinh đức Trụ, Giám quản Thái Bình với hiệu tòa Cataquensi, từ nay Giám mục chính tòa Địa phận Thái Bình.
• Thân huynh đáng kính Giuse Phạm Năng Tĩnh, Giám quản Bùi Chu với hiệu tòa Bernicensi, từ nay là Giám mục chính tòa Địa phận Bùi Chu.
• Thân huynh đáng kính Phaolô Bùi Chu Tạo, Giám quản Phát Diệm với hiệu tòa Numida, từ nay là Giám mục chính tòa Địa phận Phát Diệm.
• Thân huynh đáng kính Phêrô Phạm Tần, Giám quản Thanh Hóa với hiệu tòa Justiniapoli bên Galatia, từ nay làm Giám mục chính tòa Địa phận Thanh Hóa.
• Thân huynh đáng kính Gioan Baotixita Trần Hữu Đức, Đại diện Tông Tòa ở Vinh với hiệu tòa Niciotana, từ nay là Giám mục chính tòa Địa phận Vinh.
• Thân huynh đxng kính Phêrô Martinô Ngô Đình Thục, Đại diện Tông Tòa tại Vĩnh Long với hiệu tòa Saesinensi, từ nay là Tổng Giám mục Địa phận Huế.
• Thân huynh đáng kính Phêrô Phạm Ngọc Chi, Đại diện Tông Tòa tại Bùi chu và Giám quản Tông Tòa ở Qui Nhơn với hiệu tòa Sozopolitana bên Haemimonto, từ nay là Giám mục chính tòa Địa phận Qui nhơn.
• Thân huynh đáng kính Marcellô Piquet, Đại diện Tông Tòa tại Nha Trang với hiệu tòa Erizê, từ nay là Giám mục chính tòa Địa phận Nha Trang.
• Thân huynh đáng kính Phaolô Seitz, Đại diện Tông Tòa tại Kontum với hiệu tòa Catulensi, từ nay là Giám mục Chính tòa tại Địa phận Kontum.
• Thân huynh đáng kính Phaolô Nguyễn Văn Bình, Đại diện Tông Tòa tại Cần Thơ với hiệu tòa Agnusiensi, từ nay là Tổng giám mục Địa phận Saigon.
• Thân huynh đáng kính Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền, Đại diện Tông Tòa ở Saigon với hiệu tòa Sagalassê, từ nay là Giám mục Chính tòa Địa phận Đàlạt.
Và Ta đặt các Hiền tử:
• Giuse Trần Văn Thiện làm Giám mục Chính tòa Địa phận Mỹ Tho;
• Antôn Nguyễn VănThiện làm Giám mục Chính tòa Địa phận Vĩnh Long;
• Philippê Nguyễn Kim Điền làm Giám mục Chính tòa Địa phận Cần Thơ;
• Micae Nguyễn Khắc Ngữ làm Giám mục Chính tòa Địa phận Long Xuyên.
Trong các địa phận mới này, thuộc giám mục chính tòa cũng như tổng giám mục chính tòa, nếu vì hoàn cảnh sự vụ hay địa phương, chưa thể thành lập Kinh Sĩ Hội, thì phải lựa đặt Ban Cố vấn Địa phận theo Giáo luật, và một khi Kinh Sĩ Hội được thành lập, Ban Cố vấn tức khắc chấm dứt nhiệm vụ. Các vị lãnh đạo cũng phải đặc biệt lưu ý việc đào luyện thanh niên có triển vọng lên chức linh mục: họ là hướng đạo tương lai của giáo dân. Ngân quỹ Giám tòa thành bởi của cải địa phận hiện có, lợi tức Giám tòa, tặng vật người ta tự cúng và tiền Thánh Bộ Truyền Giáo trợ cấp. Việc cai quản và điều hành địa phận, quyền lợi giáo sĩ và giáo dân, bổ nhiệm vị đại diện Kinh Sĩ Hội khi trống ngôi và mọi việc khác, thì cứ chiếu Giáo luật mà thi hành.
Sắc chỉ của Ta đây sẽ được niêm ấn chì và Ta truyền cho vị Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương Ta đã nói trên, phải đích thân hay ủy nhiệm người khác thi hành, miễn là người ây có chức vị trong Giáo hội. Nếu trong thời gian thi hành, vị khác sẽ nhậm chức vụ Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương, thì vị ấy sẽ thi hành lệnh của Ta. Vị thi hành phải thận trọng lập biên bản đầy đủ khi việc đã hoàn tất và kíp đệ lên Thánh Bộ Truyền Giáo các văn kiện đã ký nhận chắc chắn. Ý Ta là Sắc chỉ này có hiệu lực tức khắc và mãi về sau, cho nên tất cả những gì được ấn định trong Sắc này phải được những người liên hệ tôn trọng thi hành và như thế là có hiệu lực. Không một luật lệ nào nghịch lại có thể ngăn cản hiệu lực của Sắc Chỉ nầy: chính Sắc Chỉ này hủy bỏ các luật lệ ấy. Vì thế bất kỳ ai, ở chức vị nào, hữu ý hay vô tình nghịch lại những sự Ta vừa nói trên, thì Ta luận phi và kể là vô giá trị.
Lại nữa, không ai được phép xé hủy hay giả mạo Sắc Chỉ này của Ta và nếu công bố hoặc là ấn loát hay viết tay thì những bản đó phải được chức vị trong Giáo Hội đóng ấn và đồng thời phải mang chữ ký của một Vị Chính thức coi giữ văn kiện thì mới đáng tin. Nếu ai dám khinh dễ hay khước từ cách nào toàn Sắc Chỉ này thì hãy biết rằng sẽ bị những hình phạt Giáo luật đã ra cho những người không tuân lệnh các Đức Giáo Hoàng.
Làm tại Roma nơi đền thờ Thánh Phêrô, ngày hai mươi bốn tháng mười một, năm một ngàn chín trăm sáu mươi, cũng là năm thứ ba Triều đại của Ta.
Ký tên
Thay Đức Hồng Y Chưởng Ấn Giáo Hội Roma:
Đôminicô Tardini, Hồng Y Quốc vụ Khanh.
Grêgorio P. Agagianian, Hồng Y và Tổng Trưởng T.B.T.G.
Phanxicô Tinello, Nhiếp chính Chưởng Ấn Tông Tòa.
Phanxicô Annibalê Ferretti, Tổng lục sự Tông Tòa.
Albertô Serafini, Tổng Lục sự Tông Tòa.
Gửi đi ngày 24-11-1960, năm thứ ba Triều đại Giáo Hoàng.
D. Rodomon Galligani, thay người ấn chì.
Ghi tại Chưởng Ấn Tông Tòa, cuốn 105, (col CV) số 31.
[nguồn: Văn Phòng Tổng Thư Ký HĐGMVN; Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, Niên giám 2004; Hà Nội: NXB Tôn Giáo, 2004; tr. 235-239]
Ngày 24/11/2009, trong diễn văn khai mạc Năm Thánh 2010 tại Sở Kiện, Tổng Giáo Phận Hà Nội, Đức cha Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch HĐGM VN, đã xác nhận rằng: « năm 1960, vào ngày 24-11, Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII đã ký Tông sắc thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam, đánh dấu sự trưởng thành của Giáo Hội Chúa Kitô trên đất nước chúng ta”.
Kỷ niệm ngày trọng đại ấy, chúng ta cử hành Năm Thánh 2010 “trong niềm tri ân cảm tạ cùng với quyết tâm xây dựng Giáo Hội như lòng Chúa mong muốn và tin tưởng bước tới tương lai. Ngài đề nghị toàn thể Giáo Hội Việt Nam cùng nhau làm bốn việc:
• chúng ta phải cất cao lời cảm tạ: “Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” (Tv 118,1).
• chúng ta đã long trọng cử hành nghi thức tôn vinh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Đồng thời, cũng để bày tỏ niềm tri ân đối với các ân nhân, chúng tôi đã mời các vị hồng y, giám mục – đại diện các Giáo hội đã và đang góp phần xây dựng và phát triển Giáo hội tại Việt Nam – đến tham dự Thánh Lễ khai mạc này.
• Cử hành lễ Khai Mạc Năm Thánh tại Tổng giáo phận Hà Nội nhắc chúng ta nhớ đến cộng đoàn tín hữu đầu tiên trên đất Thăng Long. Các tín hữu thời ấy đã yêu thương gắn bó với nhau đến nỗi người ngoài gọi họ là những người theo “Đạo của Tình yêu”.
• hồng ân đức tin Chúa đã ban cho chúng ta cũng cần được chia sẻ cho người khác, nhất là cho đồng bào của mình, những người cùng sống trong một đất nước, cùng chia sẻ một lịch sử, cùng chung một vận mệnh quê hương.
Paris, ngày 03 tháng 12 năm 2009
Trần Văn Cảnh
« Năm 2010 ghi dấu những sự kiện quan trọng trong lịch sử Giáo Hội Việt Nam: 350 năm thiết lập hai giáo phận tông tòa Ðàng Ngoài và Ðàng Trong (1659-2009), 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm tại Việt Nam (1960-2010). Ðây là thời điểm cho chúng ta nhìn lại quá khứ để tạ ơn Chúa và lắng nghe bài học lịch sử, nhìn vào hiện tại để nhận diện những thuận lợi và thách đố, nhìn tới tương lai để cùng nhau canh tân đời sống và xây dựng Giáo Hội theo đúng thánh ý Thiên Chúa ». (Thư Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi Cộng đồng Dân Chúa công bố Năm Thánh 2010 », ngày 09.10.2009)
Trong chiều hướng nhìn lại quá khứ lịch sử ấy, để MỪNG NĂM THÁNH 2010, mời bạn đọc lùi về dĩ vãng, « XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM », từ năm 1659.
Bài 3:
SẮC CHỈ VENERABILIUM NOSTRORUM NGÀY 24-11-1960
THIẾT LẬP PHẨM TRẬT GIÁO HỘI TẠI VIỆT NAM
Sắc chỉ Venerabilium Nostrorum, do Đức Thánh Cha Gioan XXIII ban hành ngày 24 tháng 11 năm 1960 đã là một tiếng nói chính thức và oai nghiêm của Giáo Hội để công nhận sự tăng trưởng và lớn mạnh của Giáo Hội tại Việt Nam.
Sắc chỉ đã nâng 17 giáo phận tông tòa hiện hữu lên hàng giáo phận chính tòa và thành lập thêm 3 giáo phận chính tòa mới. Mỗi Giáo Phận Chính Tòa đều có một Nhà Thờ Chính Tòa.
Tất cả 20 giáo phận chính tòa được tổ chức thành 3 Giáo Tỉnh.
GIÁO TỈNH HÀ NỘI qui tụ 10 giáo phận, là Hà Nội, Lạng Sơn, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hưng Hóa, Thái Bình, Bùi Chu, Phát Diệm, Thanh Hóa, Vinh.
GIÁO TỈNH HUẾ có 4 giáo phận: Huế, Quy Nhơn, Nha Trang, Kon Tum.
GIÁO TỈNH SÀI GÒN gồm 6 giáo phận: Sài Gòn, Vĩnh Long, Cần Thơ, và 3 giáo phận mới lập là Đà Lạt, Mỹ Tho, Long Xuyên.
Mười lăm Giám Mục Đại Diện Tông Tòa hay Giám Quản Tông Tòa được thăng thành Giám Mục Chính Tòa. Bốn Giám Mục Chính Tòa mới được bổ nhiệm. Mỗi Giám Mục Chính Tòa sẽ là Giám Mục Chính Tòa của một Giáo Phận Chính Tòa. Trừ Đức Giám Mục Phêrô Khuất Văn Tạo, Giám quản Hải Phòng với hiệu tòa Caralliensi từ nay là Giám mục Chính tòa Địa phận Hải Phòng đồng thời kiêm Giám quản Địa phận Bắc Ninh. Trên tổng số 19 Giám Mục Chính Tòa, 17 là Giám Mục người việt nam, chỉ có hai là người pháp và thuộc Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris. Đó là Đức cha Marcellô Piquet, Nha Trang và Đức Cha Phaolô Seitz, Kontum.
• Ta cũng ban cho các Địa phận vừa nói và các Địa phận khác đã kể trên, cho các nhà thờ Chính tòa cũng như các Giám mục lãnh đạo được mọi quyền lợi, danh dự, đặc ân thích xứng.
• Đối với các Giám mục lãnh đạo, Ta còn đặt thêm trọng trách và nhiệm vụ.
• Tất cả các Địa phận trên đây sẽ tiếp tục trực thuộc Thánh Bộ Truyền Giáo,
• Trong các Địa phận mới này, thuộc Giám mục Chính tòa cũng như Tổng Giám mục Chính tòa, nếu vì hoàn cảnh sự vụ hay địa phương, chưa thể thành lập Kinh Sĩ Hội, thì phải lựa đặt Ban Cố vấn Địa phận theo Giáo luật, và một khi Kinh Sĩ Hội được thành lập, Ban Cố vấn tức khắc chấm dứt nhiệm vụ.
• Các vị lãnh đạo cũng phải đặc biệt lưu ý việc đào luyện thanh niên có triển vọng lên chức Linh mục: họ là hướng đạo tương lai của giáo dân.
• Ngân quỹ Giám tòa thành bởi của cải Địa phận hiện có, lợi tức Giám tòa, tặng vật người ta tự cúng và tiền Thánh Bộ Truyền Giáo trợ cấp.
• Việc cai quản và điều hành Địa phận, quyền lợi Giáo sĩ và Giáo dân, bổ nhiệm vị đại diện Kinh Sĩ Hội khi trống ngôi và mọi việc khác, thì cứ chiếu Giáo luật mà thi hành
Sắc chỉ đã được viết như sau:
Gioan Giám mục,
Tôi tá các tôi tá Thiên Chúa để ghi nhớ muôn đời.
Chư huynh đáng kính, vị hồng y Giáo hội Roma, phụ trách tại Thánh bộ Truyền giáo, sau khi tham thảo ý kiến hiền tử Mario Brini, Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương, đã nghĩ việc thiết lập phẩm trật Giáo Hội tại Việt Nam là thích thời và tối lợi cho giáo sự. Ta đây cũng đồng ý, lại tự suy xét chín chắn và thêm ý kiến những người liên hệ, Ta lấy quyền Tông Tòa mà quyết định và truyền thi hành như sau: Tại Việt Nam sẽ thành lập ba Giáo Tỉnh, tức là:
• Lạng Sơn với nhà thờ chính tòa danh hiệu Thánh Đa Minh hiển tu;
• Hải Phòng và Bắc Ninh với hai nhà thờ chính tòa danh hiệu Nữ Vương rất thánh Văn côi;
• Hưng Hóa với nhà thờ chính tòa danh hiệu Đức Mẹ Lên Trời;
• Thái Bình với nhà thờ chính tòa danh hiệu Thánh Tâm Chúa Giêsu;
• Bùi Chu với nhà thờ chính tòa danh hiệu Nữ Vương rất thánh Văn côi;
• Phát Diệm với nhà thờ chính tòa danh hiệu Nữ Vương rất thánh Văn côi;
• Thanh Hóa với nhà thờ chính tòa danh hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội;
• Vinh với nhà thờ chính tòa danh hiệu Đức Mẹ Lên Trời;
GIÁO TỈNH HUẾ: gồm Tổng giám mục Huế, trước đây chỉ là đại diện tông tòa, với nhà thờ chính tòa danh hiệu Trái Tim Cực Sạch Đức Mẹ, và thêm các giám tòa thuộc hạt để được trở thành địa phận chính tòa:
• Qui Nhơn với nhà thờ chính tòa danh hiệu Đức Mẹ Lên Trời;
• Nha Trang với nhà thờ chính tòa Chúa Giêsu Vua;
• KonTum với nhà thờ chính tòa danh hiệu Đức Mẹ vô nhiễm Nguyên tội.
Sau cùng,
GIÁO TỈNH SÀIGÒN: gồm Tổng giám mục Sài Gòn, trước đây chỉ là đại diện tông tòa, với nhà thờ chính tòa danh hiệu Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên Tội, và thêm các địa phận thuộc hạt trước kia chỉ là đại diện tông tòa, tức là:
• Vĩnh Long với nhà thờ chính tòa danh hiệu Bà Thánh Anna, thân mẫu Đức Maria;
• Cần Thơ với nhà thờ chính tòa danh hiệu Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Và các địa phận mới được thành lập:
• Đà Lat với nhà thờ chính tòa danh hiệu Thánh Nicola Bari;
• Mỹ Tho với nhà thờ chính tòa danh hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
• Long Xuyên với nhà thờ chính tòa sắp được xây dựng.
Ta cũng lệnh cho các địa phận Lạng Sơn, Hải Phòng, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Thái Bình, Huế, đến nay vẫn do Hội Thừa Sai BaLê và Dòng Đa Minh điều khiển, và các Địa phận mới Đà Lạt, Mỹ Tho, Long Xuyên, tất cả các địa phận kể trên từ nay sẽ trao cho giáo sĩ triều Việt Nam quản nhậm. Ta cũng ban cho các địa phận vừa nói và các địa phận khác đã kể trên, cho các nhà thờ Chính tòa cũng như các Giám mục lãnh đạo được mọi quyền lợi, danh dự, đặc ân thích xứng. Đối với các Giám mục lãnh đạo, Ta còn đặt thêm trọng trách và nhiệm vụ. Tất cả các địa phận trên đây sẽ tiếp tục trực thuộc Thánh bộ Truyền giáo, còn các giám mục lãnh đạo thì ta thuyên chuyển như sau:
• Thân huynh đáng kính Giuse Maria Trịnh Như Khuê, trước đây là Đại diện Tông tòa với hiệu tòa Synaitana, từ nay là Tổng giám mục Hà Nội.
• Thân huynh đáng kính Vicentê Phạm văn Dụ, Giám quản Lạng Sơn với hiệu tòa Bosetana từ nay là Giám mục chính tòa địa phận Lạng Sơn.
• Thân huynh đáng kính Phêrô Khuất Văn Tạo, Giám quản Hải Phòng với hiệu tòa Caralliensi từ nay là Giám mục chính tòa địa phận Hải Phòng đồng thời kiêm Giám quản địa phận Bắc Ninh.
• Thân huynh đáng kính Phêrô Nguyễn Huy Quang, Giám quản Hưng Hóa với hiệu tòa Claudiopolitana xứ Isauria, từ nay là Giám mục chính tòa địa phận Hưng Hóa.
• Thân huynh đáng kính Đaminh Đinh đức Trụ, Giám quản Thái Bình với hiệu tòa Cataquensi, từ nay Giám mục chính tòa Địa phận Thái Bình.
• Thân huynh đáng kính Giuse Phạm Năng Tĩnh, Giám quản Bùi Chu với hiệu tòa Bernicensi, từ nay là Giám mục chính tòa Địa phận Bùi Chu.
• Thân huynh đáng kính Phaolô Bùi Chu Tạo, Giám quản Phát Diệm với hiệu tòa Numida, từ nay là Giám mục chính tòa Địa phận Phát Diệm.
• Thân huynh đáng kính Phêrô Phạm Tần, Giám quản Thanh Hóa với hiệu tòa Justiniapoli bên Galatia, từ nay làm Giám mục chính tòa Địa phận Thanh Hóa.
• Thân huynh đáng kính Gioan Baotixita Trần Hữu Đức, Đại diện Tông Tòa ở Vinh với hiệu tòa Niciotana, từ nay là Giám mục chính tòa Địa phận Vinh.
• Thân huynh đxng kính Phêrô Martinô Ngô Đình Thục, Đại diện Tông Tòa tại Vĩnh Long với hiệu tòa Saesinensi, từ nay là Tổng Giám mục Địa phận Huế.
• Thân huynh đáng kính Phêrô Phạm Ngọc Chi, Đại diện Tông Tòa tại Bùi chu và Giám quản Tông Tòa ở Qui Nhơn với hiệu tòa Sozopolitana bên Haemimonto, từ nay là Giám mục chính tòa Địa phận Qui nhơn.
• Thân huynh đáng kính Marcellô Piquet, Đại diện Tông Tòa tại Nha Trang với hiệu tòa Erizê, từ nay là Giám mục chính tòa Địa phận Nha Trang.
• Thân huynh đáng kính Phaolô Seitz, Đại diện Tông Tòa tại Kontum với hiệu tòa Catulensi, từ nay là Giám mục Chính tòa tại Địa phận Kontum.
• Thân huynh đáng kính Phaolô Nguyễn Văn Bình, Đại diện Tông Tòa tại Cần Thơ với hiệu tòa Agnusiensi, từ nay là Tổng giám mục Địa phận Saigon.
• Thân huynh đáng kính Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền, Đại diện Tông Tòa ở Saigon với hiệu tòa Sagalassê, từ nay là Giám mục Chính tòa Địa phận Đàlạt.
Và Ta đặt các Hiền tử:
• Giuse Trần Văn Thiện làm Giám mục Chính tòa Địa phận Mỹ Tho;
• Antôn Nguyễn VănThiện làm Giám mục Chính tòa Địa phận Vĩnh Long;
• Philippê Nguyễn Kim Điền làm Giám mục Chính tòa Địa phận Cần Thơ;
• Micae Nguyễn Khắc Ngữ làm Giám mục Chính tòa Địa phận Long Xuyên.
Trong các địa phận mới này, thuộc giám mục chính tòa cũng như tổng giám mục chính tòa, nếu vì hoàn cảnh sự vụ hay địa phương, chưa thể thành lập Kinh Sĩ Hội, thì phải lựa đặt Ban Cố vấn Địa phận theo Giáo luật, và một khi Kinh Sĩ Hội được thành lập, Ban Cố vấn tức khắc chấm dứt nhiệm vụ. Các vị lãnh đạo cũng phải đặc biệt lưu ý việc đào luyện thanh niên có triển vọng lên chức linh mục: họ là hướng đạo tương lai của giáo dân. Ngân quỹ Giám tòa thành bởi của cải địa phận hiện có, lợi tức Giám tòa, tặng vật người ta tự cúng và tiền Thánh Bộ Truyền Giáo trợ cấp. Việc cai quản và điều hành địa phận, quyền lợi giáo sĩ và giáo dân, bổ nhiệm vị đại diện Kinh Sĩ Hội khi trống ngôi và mọi việc khác, thì cứ chiếu Giáo luật mà thi hành.
Sắc chỉ của Ta đây sẽ được niêm ấn chì và Ta truyền cho vị Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương Ta đã nói trên, phải đích thân hay ủy nhiệm người khác thi hành, miễn là người ây có chức vị trong Giáo hội. Nếu trong thời gian thi hành, vị khác sẽ nhậm chức vụ Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương, thì vị ấy sẽ thi hành lệnh của Ta. Vị thi hành phải thận trọng lập biên bản đầy đủ khi việc đã hoàn tất và kíp đệ lên Thánh Bộ Truyền Giáo các văn kiện đã ký nhận chắc chắn. Ý Ta là Sắc chỉ này có hiệu lực tức khắc và mãi về sau, cho nên tất cả những gì được ấn định trong Sắc này phải được những người liên hệ tôn trọng thi hành và như thế là có hiệu lực. Không một luật lệ nào nghịch lại có thể ngăn cản hiệu lực của Sắc Chỉ nầy: chính Sắc Chỉ này hủy bỏ các luật lệ ấy. Vì thế bất kỳ ai, ở chức vị nào, hữu ý hay vô tình nghịch lại những sự Ta vừa nói trên, thì Ta luận phi và kể là vô giá trị.
Lại nữa, không ai được phép xé hủy hay giả mạo Sắc Chỉ này của Ta và nếu công bố hoặc là ấn loát hay viết tay thì những bản đó phải được chức vị trong Giáo Hội đóng ấn và đồng thời phải mang chữ ký của một Vị Chính thức coi giữ văn kiện thì mới đáng tin. Nếu ai dám khinh dễ hay khước từ cách nào toàn Sắc Chỉ này thì hãy biết rằng sẽ bị những hình phạt Giáo luật đã ra cho những người không tuân lệnh các Đức Giáo Hoàng.
Làm tại Roma nơi đền thờ Thánh Phêrô, ngày hai mươi bốn tháng mười một, năm một ngàn chín trăm sáu mươi, cũng là năm thứ ba Triều đại của Ta.
Ký tên
Thay Đức Hồng Y Chưởng Ấn Giáo Hội Roma:
Đôminicô Tardini, Hồng Y Quốc vụ Khanh.
Grêgorio P. Agagianian, Hồng Y và Tổng Trưởng T.B.T.G.
Phanxicô Tinello, Nhiếp chính Chưởng Ấn Tông Tòa.
Phanxicô Annibalê Ferretti, Tổng lục sự Tông Tòa.
Albertô Serafini, Tổng Lục sự Tông Tòa.
Gửi đi ngày 24-11-1960, năm thứ ba Triều đại Giáo Hoàng.
D. Rodomon Galligani, thay người ấn chì.
Ghi tại Chưởng Ấn Tông Tòa, cuốn 105, (col CV) số 31.
[nguồn: Văn Phòng Tổng Thư Ký HĐGMVN; Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, Niên giám 2004; Hà Nội: NXB Tôn Giáo, 2004; tr. 235-239]
Kỷ niệm ngày trọng đại ấy, chúng ta cử hành Năm Thánh 2010 “trong niềm tri ân cảm tạ cùng với quyết tâm xây dựng Giáo Hội như lòng Chúa mong muốn và tin tưởng bước tới tương lai. Ngài đề nghị toàn thể Giáo Hội Việt Nam cùng nhau làm bốn việc:
• chúng ta phải cất cao lời cảm tạ: “Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” (Tv 118,1).
• chúng ta đã long trọng cử hành nghi thức tôn vinh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Đồng thời, cũng để bày tỏ niềm tri ân đối với các ân nhân, chúng tôi đã mời các vị hồng y, giám mục – đại diện các Giáo hội đã và đang góp phần xây dựng và phát triển Giáo hội tại Việt Nam – đến tham dự Thánh Lễ khai mạc này.
• Cử hành lễ Khai Mạc Năm Thánh tại Tổng giáo phận Hà Nội nhắc chúng ta nhớ đến cộng đoàn tín hữu đầu tiên trên đất Thăng Long. Các tín hữu thời ấy đã yêu thương gắn bó với nhau đến nỗi người ngoài gọi họ là những người theo “Đạo của Tình yêu”.
• hồng ân đức tin Chúa đã ban cho chúng ta cũng cần được chia sẻ cho người khác, nhất là cho đồng bào của mình, những người cùng sống trong một đất nước, cùng chia sẻ một lịch sử, cùng chung một vận mệnh quê hương.
Paris, ngày 03 tháng 12 năm 2009
Trần Văn Cảnh